Lỗi không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu theo quy định?

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh bị xử phạt như thế nào? Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông được thể hiện như thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ các luật sư.

 

>> Lỗi không chấp hành hiệu lệnh theo quy định của pháp luật. Luật sư tư vấn 1900.6174

 

loi-khong-chap-hanh-hieu-lenh

 

 

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh có bị phạt không?

 

Anh Duy (Nam Định) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau: Tôi đang tham gia giao thông trên đường Khuất Duy Tiến, do không để ý CSGT ra hiệu cho làn đường của tôi dừng lại nên tôi vẫn tiếp tục di chuyển.

Ngay sau đó, tôi đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông với mức phạt là 800.000 đồng và tước bằng lái xe trong 1 tháng.

Tuy nhiên, do không nắm rõ mức phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh. Vì vậy, tôi muốn hỏi với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của tôi thì có bị phạt không? Mức phạt mà tôi phải chịu có đúng theo quy định của pháp luật không?

Tôi cảm ơn luật sư!

 

>> Lỗi không chấp hành hiệu lệnh có bị phạt không? Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Duy, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn luật giao thông. Sau khi nghiên cứu vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện giao thông trên đường nếu không chấp hành theo hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông sẽ bị xử phạt hành chính.

Thứ hai, về mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

* Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

– Trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh giao thông thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Nếu người điều khiển thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

* Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

– Trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh giao thông thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

– Bên cạnh đó, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

* Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Người nào điều khiển các loại xe như máy kéo, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông mà không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

– Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

* Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

– Người nào điều khiển xe đạp, xe đạp máy, các loại xe thô sơ khác khi tham gia giao thông mà không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

* Đối với người đi bộ

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với trường hợp người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

* Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo khi không chấp hành hiệu lệnh giao thông.

Như vậy, trong trường hợp của anh, do không để ý hiệu lệnh dừng lại của cảnh sát giao thông nên anh vẫn tiếp tục di chuyển. Với hành vi này, anh đã vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh. Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, anh bị xử phạt 800.000 đồng và tước giấy phép lái xe trong vòng 1 tháng với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là đúng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nếu anh còn có thắc mắc khác về lỗi không chấp hành hiệu lệnh giao thông hay nộp phạm vi phạm giao thông ở đâu, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư.

>> Xem thêm: Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông phạt bao nhiêu?

Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông được thể hiện thế nào?

 

Chị Trang (Hà Nội) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Vào sáng nay khi chạy xe máy trên đường Phạm Ngọc Thạch, do không để ý thấy CSGT đang ra hiệu bằng cách dơ thẳng tay nên tôi vẫn tiếp tục di chuyển.

Ngay lúc đó, tôi đã bị cảnh sát giao thông xử phạt về lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Tuy nhiên tôi chưa nắm rõ về những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Vậy nên, tôi muốn hỏi hiệu lệnh của cảnh sát giao thông được thể hiện như thế nào? Tôi có vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh không?

Tôi cảm ơn luật sư!

 

>> Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông được thể hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Trang, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của luật giao thông đường bộ hiện nay thì hiệu lệnh của cảnh sát giao thông cũng được coi là một loại báo hiệu đường bộ cùng với các loại tín hiệu giao thông khác như: đèn giao thông, vạch kẻ đường, …

Theo quy định tại Quy chuẩn 41/2019/BGTVT thì hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng: tay, gậy giao thông, cờ hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Đồng thời, để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông thì người điều khiển giao thông còn sử dụng thêm còi.

Cụ thể thì hiệu lệnh của cảnh sát giao thông được quy định cụ thể như sau:

* Hiệu lệnh bằng tay của CSGT

– Khi tay người điều khiển giao thông giơ thẳng đứng là báo hiệu người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

– Khi hai tay hoặc một tay người điều khiển giao thông dang ngang là báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; đồng thời người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;

– Khi cánh tay trái CSGT gập đi gập lại sau gáy là báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải CSGT gập đi gập lại trước ngực là báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn;

– Khi bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giao thông ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống là báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;

– Khi bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giao thông giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất là báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển giao thông dừng lại;

– Khi tay phải người điều khiển giao thông giơ về phía trước là báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi;

– Khi tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải là báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển giao thông.

* Hiệu lệnh bằng còi của CSGT

– Khi người điều khiển giao thông thổi một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

– Khi người điều khiển giao thông thổi một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

– Khi người điều khiển giao thông thổi một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

– Khi người điều khiển giao thông thổi hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

– Khi người điều khiển giao thông thổi ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

– Người điều khiển giao thông thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

* Các hiệu lệnh khác:

– Khi người điều khiển giao thông cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới là báo hiệu người tham gia giao thông dừng xe;

– Người điều khiển giao thông chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó người tham gia giao thông phải dừng lại.

Chú ý: Người tham gia giao thông luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Như vậy, trong trường hợp của chị, do CSGT ra hiệu bằng cách dơ thẳng tay nghĩa là yêu cầu các phương tiện dừng lại nhưng chị lại vẫn di chuyển trên đường thì chị đã vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Bên cạnh đó, CSGT xử phạt chị về lỗi không chấp hành hiệu lệnh là hoàn toàn đúng với quy định.

Ngoài ra, nếu chị còn thắc mắc về những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn của luật sư.

>> Xem thêm: Đi sai làn đường phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

muc-phat-doi-voi-loi-khong-chap-hanh-hieu-lenh

Một số câu hỏi liên quan đến lỗi không chấp hành hiệu lệnh

Cảnh sát có được quyền bắt lỗi ở ngã tư không?

 

Chị Vân Anh (Phú Thọ) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Hôm trước, tôi đã đi qua ngã tư ở đoạn đường thuộc địa phận Thanh Thủy. Do tôi chỉ quan sát tín hiệu đèn giao thông chuyển xanh mà không để ý có công an đang ra hiệu đi chậm lại, nên tôi vẫn tiếp tục di chuyển với tốc độ khá nhanh.

Ngay lúc đó, tôi đã bị công an phường yêu cầu dừng xe và bắt nộp phạt lỗi Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông với mức phạt là 600.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 1 tháng. Tuy nhiên, theo như những gì tôi biết thì ngoài lực lượng CSGT ra các lực lượng cảnh sát khác sẽ không được xử phạt lỗi này ở khu vực ngã tư đường giao thông. Vậy luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp này tôi có đang hiểu đúng hay không?

Tôi xin cảm ơn!

 

>> Cảnh sát có được quyền bắt lỗi ở ngã tư hay không? Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi của chị thì chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo như quy định tại thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ thì bên cạnh lực lượng CSGT đường bộ còn có một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.

Đồng thời, tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP có quy định về các lực lượng có thể được huy động để phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết bao gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, việc huy động phải có Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.

Đồng thời, khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA có quy định về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ như sau: “Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Theo quy định trên thì khi độc lập làm nhiệm vụ công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công an phường được quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông đối với các lỗi như: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm, chở hàng cồng kềnh, đỗ xe ở lòng đường trái quy định, chở quá số người cho phép, điều khiển phương tiện phóng nhanh vượt ẩu, không có gương chiếu hậu, đi đường ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, chưa đủ tuổi lái xe, các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông, lưu thông đường cấm.

Như vậy, trong trường hợp này, công an phường được quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Bên cạnh đó, về việc xử lý vi phạm giao thông thì công an phường cần có kế hoạch đã được phê duyệt trong trường hợp hoạt động đọc lập không cùng cảnh sát giao thông.

Trong trường hợp của chị, nếu công an phường có kế hoạch được phê duyệt thì việc xử lý lỗi không chấp hành hiệu lệnh đối với hành vi của chị tại ngã  là hoàn toàn đúng với pháp luật. Nếu chị có thắc mắc về vấn đề cảnh sát có được quyền bắt lỗi ở ngã 4 hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.

>> Xem thêm: Lỗi chuyển hướng không xi nhan gây nguy hiểm như thế nào?

Mức xử phạt đối với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe

 

Anh Tùng (Quảng Ninh) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau: Vào sáng nay khi tôi đang di chuyển bằng xe máy trên đường thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, do tâm lý lo sợ nên tôi đã bỏ chạy và bị cảnh sát giao thông bắt lại được ngay sau đó.

Sau khi kiểm tra giấy tờ xong thì họ vẫn xử phạt tôi lỗi không chấp hành hiệu lệnh giao thông với mức phạt là 1.000.000 đồng và tước bằng lái xe 3 tháng. Vậy tôi muốn hỏi, trong trong trường hợp này, tôi bị xử phạt như thế có đúng với quy định không?

Tôi cảm ơn luật sư!

 

>> Mức phạt đối với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Tùng, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng đài pháp luật. Sau khi nghiên cứu vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Đối với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe của anh thì anh đã vi phạm luật giao thông với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Về mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời người điều khiển xe ô tô và các loại xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng; từ 2 – 4 tháng nếu như gây tai nạn (căn cứ điểm b khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng; từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (căn cứ điểm g khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: căn cứ điểm d khoản 5 điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 3 tháng và từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn.

+ Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác thì căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu vi phạm lỗi này sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

+ Đối với người điều khiển súc vật, điều khiển xe xúc vật kéo thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 2 điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Đối với người đi bộ thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Theo những thông tin anh cung cấp, anh đang điều khiển xe máy trên đường thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, chị đã bỏ chạy và bị cảnh sát giao thông bắt lại được ngay sau đó.

Như vậy, trong trường hợp này, việc CSGT xử phạt anh với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông với mức phạt là 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là đúng với quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu anh còn thắc mắc nào liên quan đến mức phạt đối với hành vi bỏ chậy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ luật sư.

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề trong thực tế liên quan đến lỗi không chấp hành hiệu lệnh giao thông. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể cung cấp các thông tin bổ ích và chính xác về các vấn đề liên quan đến giao thông. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ các luật sư.