Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường là vấn đề thắc mắc nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều người dân khi tham gia giao thông. Trong nội dung bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lỗi này. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến luật giao thông cần được giải đáp hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!
Thế nào được coi là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?
Lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường thường hay mắc phải ở những nơi có đường giao nhau. Hướng đi trên mỗi làn đường mà các phương tiện đi trên làn đó phải theo kết hợp với vạch.
+ Vạch kẻ đường phân cách giữa các làn đường theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn trước đó để di chuyển theo đúng hướng định đi trước khi đi vào khu vực đó và sẽ không được đè vạch.
+ Vạch kẻ đường là vạch nét đứt, thì các phương tiện sẽ được chuyển sang các làn khác theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển làn xong trước khi tới vạch dừng xe.
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo đã được quy định trong Nghị định 100/2019 NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP bằng tên gọi đầy đủ là “Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.
>>> Xem thêm: Lỗi đi vào đường 1 chiều xử phạt như thế nào? Cập nhập 2022
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo phạt bao nhiêu tiền?
Anh Hậu (Bắc Ninh) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là Hậu, tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp sau:
Cách đây 2 ngày bạn tôi có di chuyển bằng ô tô từ Bắc Ninh xuống Hà Nội để công tác. Khi gần đến địa phận của Hà Nội, bạn tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe và bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, cụ thể là bạn tôi đã di chuyển vào phần vạch xương cá và bị xử phạt 350.000 đồng.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp này của bạn tôi thì cảnh sát giao thông xử phạt lỗi này và mức phạt này có đúng hay không? Mong luật sư tư vấn!
>>> Tư vấn về mức phạt Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Theo quy định tại Phụ lục QCVN 41:2019/BGTVT cho biết. Vạch xương cá là loại vạch báo hiệu được sử dụng để nhằm giới hạn phần diện tích trên mặt đường không được phép chạy hoặc dừng xe. Như vậy, đối với vạch xương cá thì sẽ được dùng để kênh hóa các dòng xe khi đang lưu thông trên đường.
Trên thực tế, qua các văn bản của pháp luật thì không sử dụng cụm từ “vạch xương cá”. Tên gọi đúng là Vạch kênh hóa. Nhưng để dễ nhớ, mọi người đã đặt tên cho ký hiệu này thành “vạch xương cá” bởi hình dạng có nét tương đồng với chiếc xương cá.
Đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Do đó, mức phạt với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo, vạch kẻ đường được quy định:
– Đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 300 đến 400 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100 đến 200 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100 đến 200 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng.
– Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 80 đến 100 nghìn đồng.
Như vậy, có thể thấy mức phạt đối với hành vi vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường của bạn anh thì theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thì sẽ bị xử phạt từ 300 – 400 nghìn đồng và bạn anh bị xử phạt với mức phạt 350 nghìn đồng thì vẫn nằm trong phạm vi xử phạt đối với lỗi vi phạm này.
Nếu anh Hậu còn thắc mắc nào khác về vấn đề xử phạt đối với các lỗi khi tham gia giao thông, hãy gọi trực tiếp đến đường dây nóng Tổng đài pháp luật số 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật giao thông kịp thời và chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt dưới những hình thức nào?
Cách xác định lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo?
Anh Lợi (Nam Định) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là Lợi, tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp sau:
Cách đây khoảng 1 tháng tôi có di chuyển bằng xe máy từ Nam Định lên Hà Nội để làm việc. Khi đang di chuyển đến gần địa phận Thành phố Hà Nội, tôi bị cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh để dừng xe và sau đó tôi được xác định vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.
Cụ thể, do tôi đang đi trên làn đường có chỉ dẫn đi thẳng nhưng tôi lại rẽ phải nên bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi này với mức phạt là 150.000 đồng. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu nguyên nhân và cách xác định lỗi này như thế nào.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp này của tôi, cách xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định ra sao? Tôi xin cảm ơn Luật sư!
>>> Tư vấn về cách xác định lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Vạch kẻ đường là một loại báo hiệu đặc biệt để hướng dẫn và điều khiển tài xế khi tham giao thông. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại gồm vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ về chấp hành báo hiệu đường bộ có quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 13 luật này cũng quy định về việc sử dụng làn đường:
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thường mắc phải ở những nơi đường giao nhau. Khi có biển báo hướng đi trên mỗi làn đường phải theo, kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Loại biển này sẽ chỉ cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Khi nhìn thấy biển báo, tài xế sẽ phải đi theo hướng đã chỉ dẫn trên làn đó.
Theo quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”.
Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe. Và biển này phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực (nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo).
Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường cũng như lỗi mà anh bị xử phạt được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc những nơi chỉ có vạch kẻ đường sẽ bị xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo.
Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe như muốn rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái. Thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP về Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Do đó với hành vi của anh thì đây được xác định là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Nếu anh còn thắc mắc nào khác liên quan đến Luật giao thông, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Một số câu hỏi thắc mắc về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Việc nộp phạt đối với lỗi sai vạch kẻ đường được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 4 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định việc thu tiền phạt vi đối với hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khi người vi phạm lựa chọn nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm để thực hiện việc thu tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại được ủy nhiệm thu tiền phạt và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.
Ngoài ra, việc nộp tiền phạt do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC. Khi quá thời hạn 10 ngày, tính từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức chưa thực hiện việc nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đó.
Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Thời gian này không tính thời gian chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Như vậy khi người vi phạm nộp tiền phạt ghi theo quyết định xử phạt người vi phạm còn có thể phải nộp cả tiền lãi tính trên số tiền nộp chậm đó mỗi ngày nộp chậm là 0.05 % tiền phạt.
Còn đối với thủ tục nộp phạt về lỗi này thì trước tiên người vi phạm sẽ phải nộp biên bản, quyết định xử phạt của người có thẩm quyền, khi người vi phạm nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm để thực hiện việc thu tiền phạt. Hay hiện nay người vi phạm còn có thể lựa chọn hình thức nộp phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia để có thể giảm thiểu quá trình đi lại và các thủ tục hành chính không cần thiết.
>>> Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Những hình thức nộp phạt
Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường với lỗi đi sai làn đường
Anh Nam (Hải Phòng) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là Nam, tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp sau:
Cách đây khoảng vợ 1 tháng tôi có di chuyển bằng Ô tô từ nhà đến công ty để làm việc. Khi đang di chuyển đến gần trụ sở của công ty, thì vợ tôi có bị cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh để dừng xe và sau đó tôi xử phạt vợ tôi với lỗi đi sai làn đường.
Cụ thể, do khi vợ tôi đang đi trên làn đường dành cho ô tô có chỉ dẫn đi thẳng đối với ô tô nhưng vợ tôi lại rẽ phải trước khi hết vạch liền nên bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi đi sai làn đường với mức phạt là 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian 2 tháng. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu nguyên nhân, cách xác định lỗi này như thế nào và tại sao lại không xử phạt vợ tôi với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, tín hiệu và vạch kẻ đường mà lại xử phạt với lỗi đi sai làn đường.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp này của tôi là đi sai làn đường hay lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường? Rất mong luật sư có thể giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư!
>>> Tư vấn phân biệt lỗi đi sai làn đường và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Theo QCVN 41:2019/BGTVT, làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
Qua những quy định trên, có thể thấy rằng, việc đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường của mình, làn dành cho phương tiện đó trên đoạn đường nhất định mà đoạn đường này được chia thành nhiều làn và nó được phân biệt bằng các vạch kẻ đường, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện lưu thông nhất định.
Không ít người đang bị nhầm lẫn giữa lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường với lỗi sai làn đường, phần đường bởi 2 lỗi này đều có cách nhìn nhận tương đối giống nhau. Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải tuân theo”.
Biển này có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe. Biển báo R.411 là biển hướng đi trên mỗi làn đường phải tuân theo, loại biển báo này sẽ đi cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Như vậy, có thể thấy việc xác định được yếu tố quan trọng để cấu thành hành vi vi phạm về 2 lỗi này thì sẽ phải đáp ứng điều kiện nhất định. Do đó để phân biệt được 2 lỗi này thì cần phải căn cứ vào các quy định về làn đường, phần đường xe chạy so với vạch kẻ đường, biển báo để xác định được chính xác lỗi vi phạm của một người.
Trên đường sẽ có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều, được phân biệt bằng các vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển sẽ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, nếu chuyển làn ở nơi không được phép thì được coi là vi phạm lỗi sai làn đường.
Còn đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường thì đoạn đường này không có phân làn hay việc không quy định cụ thể về làn đường xe chạy đối với một số phương tiện nhất định nào đó mặc dù đoạn đường này vẫn có vạch kẻ đường.
Nên có thể thấy đối với trường hợp mà vợ anh đã gặp phải khi đang trên đường đi làm thì do đoạn đường này có phân làn đối với phương tiện tham gia giao thông là ô tô, mà khi đang đi trên làn dành cho ô tô nếu chưa hết vạch liền mà vợ anh đã chuyển làn để rẽ phải là trái với quy định của pháp luật nên sẽ bị xử phạt với lỗi đi sai làn đường.
>>> Xem thêm: Lỗi lấn làn xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật 2022
Lỗi Đè lên vạch kẻ đường khi đang dừng đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Anh Quang (Quảng Trị) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc liên quan đến hành vi này cần giải đáp như sau:
Bố mẹ tôi có đi lên nhà vợ chồng tôi chơi bằng xe máy cách đây 2 ngày. Trong quá trình đi lên nhà vợ chồng tôi thì khi bố tôi có dừng đèn đỏ ở ngã tư và bị các chiến sĩ cảnh sát giao thông thổi phạt với lỗi đè vạch, sau khi lập biên bản xử phạt thì bố tôi bị phạt với số tiền là 150 nghìn đồng. Tuy nhiên, vạch này đã bị mờ và không còn rõ màu sơn.
Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này của tôi có phải lỗi đè vạch hay không và mức xử phạt là bao nhiêu? Mong Luật sư có thể giúp tôi, tôi cảm ơn Luật sư!
>>> Tư vấn về mức phạt khi đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, vạch kẻ đèn đỏ là 1 dải vạch màu trắng nét liền. Vạch kẻ đường này được kẻ trước tín hiệu đèn giao thông nhằm báo hiệu khi đèn đỏ, người điều khiển phương tiện không được phép cho xe lấn qua vạch, chạm đè lên vạch này. Trái quy định trên tức là phương tiện bạn điều khiển đã vi phạm lỗi, cần bị xử lý phạt.
Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải quan sát, chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ, các quy tắc giao thông và vạch sơn kẻ đường. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Đồng thời, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể:
+ Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.
+ Đối với xe mô tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
+ Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
+ Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Để không vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ, người điều khiển phương tiện cần chú ý quan sát từ xa tín hiệu của đèn giao thông, ngoài việc tránh bị xử phạt còn giúp bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Như vậy, đối với trường hợp của bố mẹ anh đang gặp phải trong quá trình đi lên nhà vợ chồng anh và bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi đè vạch khi đang chờ đèn đỏ sẽ, căn cứ vào quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi nghị định 123/2021 và dựa trên Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.
Việc lấn, chạm hoặc đè lên vạch khi chờ đèn đỏ là sai quy định của pháp luật và mức phạt theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Đối với xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nên việc cảnh sát giao thông xử phạt đối với bố mẹ anh là hoàn toàn đúng với quy định của Nghị định này.
Nếu anh Quang còn vướng mắc nào khác về vấn đề xử phạt vi phạm giao thông, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác, kịp thời nhất.
>>> Xem thêm: Lỗi không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu theo quy định?
Vạch kẻ đường là gì? Biển báo giao thông là gì?
– Vạch kẻ đường là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tất nhiên người tham gia giao thông cần phải chấp hành vạch kẻ đường này.
– Vạch kẻ đường có thể dùng kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông; Hoặc dùng độc lập. Lưu ý người lái xe cần phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông nếu trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo giao thông.
Đối với việc phân loại vạch kẻ đường thì đầu tiên chúng ta cần chú ý vào màu sắc của vạch kẻ đường để hiểu được ý nghĩa của nó. Vạch kẻ đường là loại báo hiệu chỉ sự phân chia làn đường cùng với hướng đi. Trong đó vạch kẻ màu vàng để phân biệt làn ngược chiều tức ngắn cách phân biệt rõ ràng giữa 2 chiều đường ngược nhau, vạch đứt được đè lên và không được đè đối với vạch liền. Với vạch kẻ đường màu trắng để nhận biết làn cùng chiều, đây là vạch sử dụng để ngăn cách và phân biệt giữa các làn cùng 1 chiều đường. Tiếp đến là cần nắm được ý nghĩa các loại vạch kẻ đường.
Còn đối với biển báo giao thông thì có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường nó được dùng để biểu thị, truyền đạt các thông tin quan trọng trên tuyến đường đó đến người tham gia giao thông.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 2008, sửa đổi 2018 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hay chính là cảnh sát giao thông, đèn tín hiệu giao thông, các biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn trên đường.
Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ, là các biển báo dùng để biểu thị các thông tin về giao thông, các chỉ dẫn trên đường để thể hiện các thông tin liên quan về giao thông, mục đích cơ bản là giúp cho các phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành luật giao thông một cách chính xác và an toàn nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật đã giải đáp đối với vấn đề mà anh đang quan tâm và thắc mắc về Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, cũng như các vấn đề liên quan. Nếu còn có gì vướng mắc khác ngoài những nội dung trên, hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn trực tuyến giàu kinh nghiệm để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình qua số hotline 1900.6174, hỗ trợ 24/7.