Đất rừng sản xuất là gì? Có được chuyển nhượng không?

 Đất rừng sản xuất là gì chính là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm hiện nay. Thấu hiểu vấn đề này, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả vấn đề thắc mắc liên quan về vấn đề đất rừng sản xuất trong bài viết sau đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp luật giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.

dat-rung-san-xuat-la-gi
Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là gì?

 

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định ở điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013.

Phân loại đất rừng sản xuất

 

Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng, như sau:

1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

2. Rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: Rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư, rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước.

Đối với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ có quy định cụ thể như sau:

“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp dưới đây:

2. Người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;”

Như vậy có nghĩa là đối với loại đất này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giao quyền sử dụng và không thu tiền. Ngoài ra theo quy định tại Điều 135: Đất rừng sản xuất của Luật Đất đai năm 2013 có ghi rõ như sau:

“1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng.

2. Nhà nước cho thuê, giao đất đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

a) Giao đất cho cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản

3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do cá nhân, hộ gia đình, sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

b) Cho thuê đất với tổ chức cá nhân, kinh tế, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng cây lâu năm hoặc trồng rừng.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng, kinh doanh cảnh quan.

4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”

Ngoài ra đất rừng sản xuất này chỉ được giao tối đa cho mỗi hộ gia đình không được vượt quá 30 ha đất.

Trong những trường hợp được Nhà nước giao thêm thì sẽ không vượt quá 25 ha đât rừng. Loại đất rừng sản xuất này thuộc đất giao lại từ nhà nước có thời gian ổn định lâu dài

Trên đây là quy định về phân loại đất rừng sản xuất theo Luật đất đai 2013. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề đất đai, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn đất đai miễn phí, chính xác nhất.

Chế độ sử dụng đất rừng sản xuất là gì?

 

Rừng sản xuất gồm rừng trồng và rừng tự nhiên nên quy định Pháp luật hiện hành về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất sẽ bao gồm như sau:

Đối với rừng tự nhiên căn cứ theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thì đất rừng sản xuất được giao cho tổ chức quản lý là rừng tự nhiên để bảo vệ, quản lý và phát triển.

Tuy nhiên, đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang cư trú sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có các tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ và phát triển rừng đồng thời được kết hợp khai thác các lợi ích khác căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước cho thuê đấy, giao đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định như sau:

– Đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định giao đất là không quá 30 hecta đất rừng để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do cá nhân, hộ gia đình sử dụng vượt quá hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

– Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư trồng rừng;

– Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất, giao đất rừng sản xuất trong những trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng cây lâu năm hoặc trồng rừng.

 

>>>> Luật sư tư vấn chế độ sử dụng đất rừng sản xuất là gì? Gọi ngay 1900.6174

che-do-dat-rung-san-xuat-la-gi

Đất rừng sản xuất được trồng cây là gì?

 

Hiện nay, đất rừng sản xuất được nhiều người biết đến là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất, kinh doanh các lâm sản, các loại cây lấy gỗ, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Dựa vào những thứ mà rừng sản xuất đem lại thì có thế thấy rừng sản xuất mang lại lợi nhuận đầu tư lớn, lợi ích kinh tế cao khi có thể khai thác giá trị trên đất.

Do đó, cá nhân, khi hộ gia đình, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có các tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất để phát triển, bảo vệ rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Không những thế pháp luật còn quy định về việc cho thuê đất hoặc giao đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư trồng rừng. Cá nhân, tổ chức, được Nhà nước cho thuê đất, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bên canh những mặt lợi mà rừng sản xuất đem lại, đối với loại rừng này sẽ được xác định khó khăn trong việc tìm được các đơn vị chủ đầu tư uy tín trong vận hành quản lý đầu tư phát triển kinh tế đất rừng sản xuất và đồng thời có kế hoạch phương án phục hồi và bảo vệ rừng.

Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định rõ ràng và cụ thể về loại cây trồng trên đất rừng sản xuất cụ thể là cây gì, nhưng với quy định được pháp luật hiện hành ở trên thì có thể hiểu rằng đất rừng sản xuất là loại đất được dùng để trồng các loại cây lấy gỗ lâu năm. Cung thị trường gỗ đang thấp hơn so với cầu thị trường. Đây chính là cơ hội để có thể mở rộng, đẩy mạnh kinh tế trong nước và xuất khẩu.

Đồng thời rừng sản xuất chính là nơi cung cấp nguồn gỗ nhiên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp gỗ một cách dồi dào, nếu được đầu tư và khai thác đúng cách. Giá trị gia tăng của đất cao khi thời gian giao đất dài. Có thể tái đầu tư từ giống cây trồng, đồng nghĩa sẽ có thể thu về khoản lợi nhuận kép.

Để làm rõ hơn vấn đề trên thì căn cứ theo quy định của pháp luật, đất trồng cây ăn quả và đất rừng sản xuất là hai loại đất khác nhau. Bởi lẽ: Đất rừng sản xuất này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Còn đất trồng cây ăn quả thì thuộc nhóm đất trồng cây lâu năm, được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Dựa trên hai định nghĩa nêu trên có thể thấy, không được phép trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất. Như vậy muốn trồng cây ăn quả, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay, giới đầu tư bất động sản thường có xu hướng mua đất đất nông nghiệp, rừng sản xuất, đất ruộng ở các vùng ven đô thị, sau đó sẽ làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng thành đất thổ cư và bán lại. Mua loại bất động sản này mất khá nhiều thời gian để hoàn chỉnh pháp lý, trung bình khoảng 3 – 6 tháng.

Tuy nhiên, lợi nhuận của nhà đầu tư thu được lại khá lớn bởi chính loại đất này được bán ra với giá rất rẻ. Theo quy định pháp luật, đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, người mua và nhà đầu tư khi chọn mua loại đất rừng sản xuất này cần phải hết sức thận trọng, tránh mua phải thửa đất dính lùm xùm pháp lý hoặc đất nằm trong diện quy hoạch.

 

>>> Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến đất rừng sản xuất, miễn phí. Gọi ngay 1900.6174

Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

 

Chị Hồng (Long Biên) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi vấn đề thắc mắc mong được tư vấn như sau:

Bố mẹ tôi kết hôn từ năm 1984, sau đó hai người vào Ninh Thuận sinh sống. Tại Ninh Thuận, bố mẹ tôi có mua một thửa đất rừng sản xuất để trồng cao su. Tuy nhiên, bây giờ bố mẹ tôi lại muốn chuyển nhượng thửa đất này cho một người quen để họ chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.

Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này thì theo quy định pháp luật hiện hành, đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không? Tôi xin cảm ơn Luật sư giải đáp!

 

>>> Điều kiện để chuyển đổi đất rừng sản xuất lên đất ở? Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào bạn Hồng, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật! Dựa theo những thông tin trên mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi thắc mắc của bạn, cụ thể như sau:

Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy thuộc vào căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất này và dựa vào các quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước. Đối với những ai muốn chuyển đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp thì phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tuy nhiên, để chuyển đổi thì bố mẹ chị cần phải liên hệ trực tiếp phòng Tài nguyên môi trường tại địa phương để biết được mảnh đất này có được phép chuyển đổi hay không. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cần căn cứ theo:

Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là chính đáng.

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

– Cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức.

– Cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình. Trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên, thì phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bố mẹ bạn cần phải đáp ứng các quy định nêu trên để cho thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, bố mẹ bạn cần phải nộp các thuế phí chuyển đổi liên quan.

Trong trường hợp, bạn còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan thì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn.

Đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà không?

 

Chị Ngọc (Phú Nhuận) có câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi có một số vấn đề thắc mắc muốn nhận được sự giải đáp:

Tôi có mua mảnh đất lâm nghiệp và đã được làm sổ đỏ. Tuy nhiên, trên sổ lại ghi là mục đích sử dụng đất rừng sản xuất và đất nằm trong quy hoạch đất ở nông thôn. Bây giờ tôi muốn xây nhà ở nhưng sợ bị đình chỉ.

Vì vậy Luật sư cho tôi hỏi đất mua có gặp khó khăn khi xây nhà không? Và nếu phải chuyển đổi sang đất ở thì đất rừng sản xuất có chuyển đổi được không? Tôi cảm ơn Luật sư!

>>>  Đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà không? Gọi ngay 1900.6174

 

Luật sư tư vấn:

Cám ơn chị Ngọc đã gửi câu hỏi của mình đến Tổng đài pháp luật! Với thắc mắc trên của chị, các Luật sư của chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”

Căn cứ theo quy định này, người sử dụng đất có các nghĩa vụ thực hiện đúng kế hoạch, quy hoạch và mục đích sử dụng đất. Hiện tại mảnh đất mà chị mua có mục đích sử dụng đất là đất rừng sản xuất, thế nên chị không thể xây nhà ở trên mảnh đất này được. Nếu muốn thực hiện hiện điều này, trước tiên chị cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định về “chuyển mục đích sử dụng đất” như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đai phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được cơ quan Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất xây dựng công trình sự nghiệp, chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất cần phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Như vậy, căn cư theo điểm c khoản 1 Điều luật này, đất rừng sản xuất chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp và phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trong câu hỏi của chị Ngọc có thêm một thông tin là mảnh đất chị mua là “đất nằm trong quy hoạch đất ở nông thôn”, mà theo Điều 52 luật đất đai năm 2013 thì căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong trường hợp này, chị cần liên hệ trực tiếp với phòng Tài nguyên môi trường Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi mảnh đất tọa lạc để tìm hiểu cụ thể kế hoạch sử dụng đất tại địa phương của chị.
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện cho phép nêu trên, chị Ngọc có thể làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo trình tự của Luật Đất đai năm 2013.

Nếu chị Ngọc còn thắc mắc hay có câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ chính xác nhất.

dat-rung-san-xuat-la-gi-co-so-do-khong

Đất rừng sản xuất có sổ xanh (sổ đỏ) không?

 

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ xanh (sổ đỏ) đất rừng sản xuất cấp cho công dân sử dụng hợp pháp theo quy định Luật Đất đai năm 2013. Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp sổ xanh (sổ đỏ) thì cần phải đảm bảo điều kiện theo quy định, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đóng các khoản phí và lệ phí:

1. Lệ phí địa chính: Theo từng địa phương phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương đó

2. Tiền sử dụng đất: Tùy trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.

3. Lệ phí trước bạ: Mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (đồng) nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (đối với nhà, đất là 0.5%).

4. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Không quá 1.500 đồng/m².

5. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.

>>> Đất rừng sản xuất có sổ xanh (sổ đỏ) hay không? Luật sư tư vấn 1900.6174

Đất rừng sản xuất có được thế chấp không?

 

Đất rừng sản xuất nếu là tài sản hợp pháp của công dân và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công dân hoàn toàn có thể thế chấp trong điều kiện không vượt quá 300 ha.

Ngoài ra cũng có những trường hợp không đủ điều kiện thế chấp đất rừng sản xuất do luật quy định. Cụ thể theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Theo đó, nếu thiếu một trong những điều kiện trên sẽ không đủ điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất.
Quản lý di sản là về quyền sử dụng đất.
Điểm b Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý về di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do người thừa kế thỏa thuận cử ra như sau:
“Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.”.
Như vậy, người quản lý di sản là quyền sử dụng đất sẽ không được thế chấp quyền sử dụng đất đó nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế bằng văn bản.

>>>>  Đất rừng sản xuất trong trường hợp nào không được thế chấp? Luật sư tư vấn 1900.6174

Một số câu hỏi liên quan đến đất rừng sản xuất là gì

Có nên mua đất rừng sản xuất không?

 

Theo một số thống kê gần đây của Tổng đài pháp luật, đầu tư loại hình bất động sản này có thể mang đến lợi nhuận thụ động và bền vững hằng năm lên đến 42%. Vậy người dân có nên mua đất rừng sản xuất không?

Dựa vào con số lợi nhuận này thì chúng tôi trả lời là có! Tuy nhiên, người dân cũng cần để ý tới một số vấn đề sau đây để mua được một mảnh đất minh bạch, đem lại nhiều lợi nhuận tốt.

+ Kiểm tra kỹ lưỡng sổ đỏ của mảnh đất đó

+ Đảm bảo rừng sản xuất đang không vướng phải các tranh chấp, không bị cầm cố ngân hàng hay vướng phải các vấn đề pháp lý liên quan.

+ Đảm bảo đất rừng sản xuất không nằm trong diện quy hoạch.

+ So sánh giá bán đất rừng sản xuất với những khu rừng sản xuất lân cận liền kề để tránh bị mua hớ.

>>> Mua đất rừng sản xuất cần lưu ý những gì? Luật sư tư vấn 1900.6174

Phân biệt đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm

 

1 Sự thuận lợi và khó khăn

 Đất rừng sản xuất

Thuận lợi :

– Được sử dụng hầu hết diện tích đất để sản xuất, kinh doanh thương mại gỗ, lâm sản, động vật hoang dã rừng, đặc sản nổi tiếng rừng.

– Hộ cá thể, mái ấm gia đình, hội đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có các tổ chức triển khai quản trị rừng mà có nhu yếu, năng lực bảo vệ, tăng trưởng rừng thì được giao đất không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ và tăng trưởng rừng và được tích hợp khai thác những quyền lợi khác theo lao lý của pháp lý .

– Cho thuê đất hoặc giao đất so với tổ chức triển khai kinh tế tài chính, cá thể, hộ mái ấm gia đình, công dân định cư ở quốc tế, doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế để triển khai các dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư trồng rừng .

– Cá thể, tổ chức, được cơ quan Nhà nước cho thuê đất, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục tiêu sử dụng đất, thế chấp ngân hàng theo đúng quy định pháp luật.

– Thuận lợi mang lại lợi nhuận đầu tư lớn, lợi ích kinh tế cao khi có thể khai thác giá trị trên đất.

– Khó khăn trong việc tìm được các đơn vị chức năng chủ góp vốn đầu tư uy tín trong quản lý và vận hành quản trị góp vốn đầu tư tăng trưởng kinh tế tài chính đất rừng sản xuất và đồng thời phải có kế hoạch phục sinh và bảo vệ rừng .

Đất trồng cây lâu năm

Thuận lợi :

– Được cơ quan nhà nước giao cho các cá thể, tổ chức triển khai với mục tiêu sử dụng trồng cây lâu năm, mang lại các quyền lợi thiết thực cho kinh tế tài chính, đời sống cũng như môi trường tự nhiên .

– Có thể quy đổi hoặc chuyển nhượng ủy quyền quyền sử dụng theo lao lý của pháp lý .

Khó khăn :

– Thủ tục khó khăn vất vả trong kinh doanh thương mại nếu muốn kinh doanh thương mại đất trồng câu lâu năm thì phải thực thi quy đổi đất trồng cây lâu năm sang đất kinh doanh thương mại theo đúng pháp luật hiện hành .

– Giá trị kinh tế tài chính mang lại chỉ được một lần trong khoảng chừng thời hạn giao đất trồng cây nhất định

– Chuyển đổi loại đất trồng câu lâu năm sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc đất ở thì phụ thuộc vào vào chủ trương của từng địa phương, nhờ vào vào kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất của địa phương đó .

2 Lợi ích về mặt kinh tế

 Đất rừng sản xuất

Cung thị trường gỗ đang thấp hơn so với nhu yếu thị trường hiện nay. Đây là thời cơ để hoàn toàn có thể lan rộng ra, tăng nhanh kinh tế tài chính trong nước và xuất khẩu. Rừng sản xuất này chính là nơi phân phối nguồn gỗ nguyên vật liệu Giao hàng cho ngành công nghiệp gỗ một cách dồi dào nếu được góp vốn đầu tư và khai thác đúng cách . Giá trị ngày càng tăng của đất cao khi thời hạn giao đất dài. Có thể tái đầu tư từ giống cây xanh, đồng nghĩa với việc tương quan sẽ hoàn toàn có thể thu về doanh thu kép .

Đất Trồng cây lâu năm

Cây trồng lâu năm có đặc thù chính là trồng chỉ một lần và cho thu hoạch nhiều năm, nên nhiều người dân muốn lựa chọn loại cây này để không thay đổi sản xuất. Hơn nữa, những loại cây lâu năm thường mang đến hiệu suất cao kinh tế tài chính cao. Vì vậy, nhiều người dân tìm mua đất trồng cây lâu năm với kỳ vọng làm giàu từ loại cây này .

3.Cơ hội đầu tư

Đất rừng sản xuất

Những quyền lợi thu về được doanh thu cao và vững chắc vĩnh viễn, thuận tiện cho việc góp vốn đầu tư, cụ thể như sau:

– Giá góp vốn đầu tư còn thấp so với tiềm năng và hiệu suất cao góp vốn đầu tư quá lớn .

– Tiềm năng giá trị ngày càng tăng của đất còn lớn khi mà chưa thực sự được nhiều người biết đến .

– Lợi tức trên đất mê hoặc khi mức góp vốn đầu tư khởi đầu còn rất thấp .

– Giá trị gia tài đất : Tăng từ 3 – 8 lần trong vòng 3 – 5 năm .

 Đất Trồng cây lâu năm

Có không ít các nhà đầu tư bất động sản thường săn lùng các mảnh đất nông nghiệp thuộc là đất trồng cây lâu năm có vị trí đẹp, đắc địa để mua, chờ cơ hội chuyển đổi lên thổ cư và bán với giá cao hơn rất nhiều lần so với thị trường. Đây là một cách hay tuy nhiên cũng khá mạo hiểm. Bởi vì không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển lên thổ cư một cách dễ dàng được. Đất trồng cây lâu năm lại thường dính vào dự án quy hoạch đổi khác giật mình. Rủi ro cực kỳ cao .

 

Như vây, trên đây là phần tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề đất rừng sản xuất là gì? và các vấn đề liên quan. Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giải đáp được các thắc mắc cho bạn đọc. Trong trường hợp, bạn có các câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề nêu trên, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật tư vấn cụ thể, chi tiết.