“Vợ chồng chưa ly hôn có tách khẩu được không?” là câu hỏi được rất nhiều khách hàng gửi đến cho các luật sư của Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí thông qua hotline 1900.6174.
Bởi lẽ, khi cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn và bất đồng, hai người chưa thể tiến hành thủ tục ly hôn thì sẽ nghĩ ngay đến việc sống ly thân hay nói dễ hiểu hơn là không còn sống chung với nhau. Sống ly thân trong thời gian dài, hai bên vợ/ chồng có nhu cầu tách sổ hộ khẩu để dễ dàng thực hiện các công việc/ giao dịch cá nhân mà không cần phụ thuộc vào sổ hộ khẩu chung.
Vậy theo pháp luật hiện hành, vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không? Chưa ly hôn có chuyển khẩu được không? Thủ tục tách khẩu khi chưa ly hôn tiến hành như thế nào? Các luật sư với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn hôn nhân gia đình sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây!
Chưa ly hôn có được chuyển hộ khẩu về nhà bố mẹ đẻ không?
Chị Nga (Thái Bình) có câu hỏi: “Tôi và chồng lấy nhau được 10 năm và có một bé gái 6 tuổi. Gần đây, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn xung quanh vấn đề về tiền bạc do chồng tôi đi làm về không đưa tiền lương để tôi chăm lo cho gia đình. Hai bên gia đình đã có nhiều lần can ngăn, hòa giải nhưng không thành công và việc này vẫn tiếp diễn.
Cách đây 2 tháng tôi và con gái có chuyển về sống với bố mẹ tôi vì ông bà cũng ở một mình. Bây giờ tôi muốn làm thủ tục chuyển hộ khẩu về nhà bố mẹ đẻ để con tôi có thể đi học lớp 1, tách khẩu khi chưa ly hôn. Các thủ tục nhập học có liên quan nhiều đến sổ hộ khẩu mà tôi không muốn mượn chồng tôi.
Vậy chưa ly hôn có chuyển khẩu được không? Vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không? Mong nhận được tư vấn của luật sư ly hôn về thắc mắc chưa ly hôn có tách khẩu được không!”
>>> Chưa ly hôn có được chuyển hộ khẩu về nhà bố mẹ đẻ không? Gọi ngay 19006174
Trả lời: Thủ tục tách khẩu khi chưa ly hôn căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật cư trú năm 2020 như sau:
“Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Trong trường hợp của bạn, bạn và con bạn sẽ được chuyển hộ khẩu về nhà bố mẹ đẻ khi có sự đồng ý của chủ hộ trong sổ hộ khẩu gia đình bên nhà chồng. Tuy nhiên, bạn và con có thể tiến hành việc đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới sau đó xóa đăng ký cư trú tại hộ khẩu nhà chồng theo các điều kiện tại Khoản 1, Điều 24, Luật cư trú 2020:
“Điều 24. Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật”
Như vậy, việc “chưa ly hôn có chuyển khẩu được không?”, “chưa ly hôn có tách khẩu được không” là có tuy nhiên bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các vấn đề pháp lý có liên quan, luật ly hôn cũng như điều kiện để chuyển khẩu, tách khẩu khi chưa ly hôn vì hai vợ chồng bạn chưa tiến hành việc ly hôn.
>>> Xem thêm bài viết: Chưa ly hôn có đăng ký kết hôn được không? – Tư vấn Tổng đài pháp luật
Thủ tục tách khẩu sau khi ly hôn?
Chị Thủy (Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi: “Tôi lấy chồng đã được 2 năm và đang mang thai nhưng gia đình chồng mọi người đối xử với tôi không tốt. Vì một vài chuyện vặt trong nhà mà chồng tôi sẵn sàng ra tay đánh tôi. Bên cạnh đấy, bố mẹ chồng cũng ủng hộ con trai bạo lực gia đình.
Đến khi tôi mang bầu, chồng tôi không còn hành vi bạo lực gia đình nhưng vẫn thường xuyên chửi mắng tôi khiến tôi rất mệt mỏi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thủ tục ly hôn, gia đình chồng cũng không có mong muốn có quyền nuôi con khi ly hôn vì tôi mang thai con gái.
Hiện tại, tôi muốn làm thủ tục tách khẩu sau ly hôn để khi con gái sinh ra dễ dàng làm giấy khai sinh hơn. Tôi nghĩ việc tách khẩu sau ly hôn sẽ dễ dàng hơn nhiều việc tách khẩu khi chưa ly hôn. Mong được luật sư tư vấn thủ tục có liên quan! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Tư vấn thủ tục tách khẩu sau ly hôn. Gọi ngay 19006174
Trả lời: Theo Khoản 3, Điều 25, Luật cư trú năm 2020, thủ tục tách hộ được tiến hành như sau:
“3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Bên cạnh đó, bạn có nguyện vọng tách hộ khi đã hoàn thành thủ tục ly hôn nên trong hồ sơ tách hộ không cần có giấy xác nhận đồng ý của chủ hộ mà chỉ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Bạn nộp hồ sơ tách hộ khẩu sau ly hôn đến cơ quan đăng ký cư trú và đợi thẩm định, cập nhật thông tin, xác minh thông tin trong vòng 5 ngày sau đó. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục tách hộ sau ly hôn, chưa ly hôn có chuyển khẩu được không, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài pháp luật để nhận được những tư vấn từ đội ngũ luật sư của chúng tôi.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật còn là nơi hội tụ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được trò chuyện và chia sẻ với những chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Thủ tục chuyển khẩu và đăng ký thường trú cho con?
Chị Hoa (Hải Phòng) có câu hỏi: “Tôi lấy chồng năm 2015 và sinh được một cháu gái vào đầu năm 2016. Đến năm 2018, chồng tôi không may qua đời nhưng tôi và con vẫn sống chung với bố mẹ chồng và chung một sổ hộ khẩu. Nay tôi đi thêm bước nữa và chuyển về sống ở nhà chồng mới (khác địa chỉ cư trú với nhà chồng cũ). Không biết chưa ly hôn có chuyển khẩu được không, thủ tục chuyển khẩu và đăng ký thường trú cho con ở nơi ở mới như thế nào vì tôi muốn nhanh chóng hoàn tất thủ tục để con tôi có thể đi học ở trường mới. Vấn đề này có gì liên quan đến việc chưa ly hôn có tách khẩu được không hay tách khẩu khi chưa ly hôn không? Vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không? Mong luật sư tư vấn!”
>>> Tư vấn thủ tục chuyển khẩu và đăng ký thường trú cho con. Gọi ngay 19006174
Trả lời: Theo Điều 12, Luật cư trú năm 2020 quy định:
“Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Trong trường hợp này, nếu chị và chồng cũ đã tách riêng sổ hộ khẩu với nhà chồng cũ thì lúc này chị hoàn toàn có quyền chuyển khẩu cho chị và con vào sổ hộ khẩu của gia đình nhà chồng hiện tại. Nếu vẫn chung hộ khẩu với cả gia đình chồng cũ thì trong thủ tục chuyển khẩu cần có sự đồng ý của chủ hộ.
Thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu mới như sau:
– Bước 1: Thủ tục chuyển khẩu tại CA quản lý cư trú nơi con đang có hộ khẩu thường trú
+ Sổ hộ khẩu
+ phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
+ giấy chứng minh nhân dân/ giấy khai sinh;
+ CMND của người mẹ;
+ Giấy chứng tử của người chồng
– Bước 2:
+ Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy CMND/ giấy khai sinh của con
+ Văn bản đồng ý của chủ hộ.
Để trả lời cho câu hỏi “ Chưa ly hôn có tách khẩu được không?, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin như sau: Hồ sơ chuyển khẩu và đăng ký thường trú cho con cũng như vợ khi lấy chồng mới khá phức tạp và các loại giấy tờ có liên quan đảm bảo phải chính xác. Ngoài ra, hồ sơ chuyển khẩu cũng cần nêu được lý do hợp lý, có tính thuyết phục cho việc chuyển sổ hộ khẩu. Vì vậy để được tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ và thủ tục tách khẩu khi chưa ly hôn >>> Gọi ngay 19006174.
>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn con phải làm sao, giành quyền nuôi con như thế nào?
Tư vấn tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý
Chị Hoa (Lào Cai) có câu hỏi: “Tôi và chồng kết hôn được 2 năm thì chồng tôi có nhân tình bên ngoài, về nhà thường xuyên chửi bới vợ con. Tôi đã cố gắng nhẫn nhịn vì con còn nhỏ nên vẫn ở lại và chịu đựng. Tuy nhiên cách đây 1 năm chồng tôi đã có hành vi bạo lực gia đình, đánh đập tôi. Không muốn con phải chứng kiến những hành động bạo lực gia đình như vậy nên tôi đưa con về nhà bố mẹ đẻ và sống ở đó đã được 1 năm.
Hiện tại, tôi muốn làm đơn xin ly hôn nhưng chồng không đồng ý và con cũng đã đến tuổi đi học. Tôi muốn nhanh chóng thực hiện thủ tục tách khẩu để con có thể nhập học được. Mong được luật sư tư vấn về vấn đề chưa ly hôn có tách khẩu được không, thủ tục tách khẩu khi chưa ly hôn, vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Chưa ly hôn có tách khẩu được không? Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Vấn đề “Chưa ly hôn có tách khẩu được không?” căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật cư trú năm 2020 như sau:
“Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Như vậy, trong trường hợp muốn tách khẩu khi chưa ly hôn thì phải có sự đồng ý của chủ hộ tuy nhiên nếu chị và con có nơi cư trú hợp pháp thì có thể được xóa khẩu tại sổ hộ khẩu cũ.
“Điều 24. Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra thủ tục cũng như hồ sơ tách khẩu khi chưa ly hôn sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác như giành quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, sự không đồng ý của chủ hộ,… khiến cả 2 bên mất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Vì vậy, chị nên thỏa thuận về các vấn đề liên quan với chồng để cân nhắc vấn đề chưa ly hôn có tách khẩu được không.
>>> Tư vấn tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý. Gọi ngay 19006174
Ly hôn mà không có hộ khẩu của các con liệu có thực hiện được không?
Anh Hải (Nha Trang) có câu hỏi: “Vợ chồng tôi sống ly thân đã được 2 năm và có 1 cháu trai 5 tuổi đang ở cùng mẹ. Khi mới kết hôn, vợ tôi có mâu thuẫn với mẹ tôi nên cô ấy không chuyển khẩu vào gia đình nhà chồng. Con trai tôi sinh ra cũng theo hộ khẩu nhà vợ.
Giờ tôi muốn làm thủ tục ly hôn nhưng Tòa yêu cầu phải có giấy khai sinh (giấy khai sinh của con do vợ tôi giữ). Muốn cấp lại giấy khai sinh thì phải có sổ hộ khẩu có tên con. Giờ các phương án giải quyết đều đi vào bế tắc. Mong được luật sư tư vấn về cách giải quyết trường hợp của tôi cũng như việc ly hôn mà không có sổ hộ khẩu của các con liệu có thực hiện được không? Chân thành cảm ơn luật sư!”
>>> Tư vấn ly hôn không có hộ khẩu của các con. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:
“Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc
1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
3. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.”
Để giải quyết vấn đề trong trường hợp này, khi bạn muốn được cấp giấy khai sinh của con thì bạn phải có bản chính/ bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và giấy tờ chứng minh có quan hệ với con trai của mình. Như vậy, nếu con bạn không chung hộ khẩu với bạn thì bạn có thể dùng giấy tờ khác để chứng minh quan hệ thân nhân như phiếu xét nghiệm ADN. Sau khi đã xác minh các thông tin bạn cung cấp là chính xác thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ cấp bản sao giấy khai sinh cho bạn.
>> Xem thêm: Không có giấy kết hôn có ly hôn được không? [Luật sư tư vấn A – Z]
Ly hôn nhưng vẫn muốn có khẩu tại địa chỉ nhà chồng cũ được không?
Chị Lan (Huế) có câu hỏi: “Tôi và chồng đã ly hôn được 8 tháng và tôi cũng đã về sống cùng bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, tôi chưa thực hiện tách hộ khẩu với gia đình chồng cũ vì khi ở địa chỉ cũ tôi được ưu tiên nhiều hơn trong công việc. Nhà chồng cách công ty xa hơn nhà tôi nên tôi có thêm thời gian đi làm cũng như hỗ trợ thêm tiền xăng. Vậy khi ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu với chồng cũ được không? Mong luật sư tư vấn!”
>>> Ly hôn nhưng vẫn muốn có khẩu tại địa chỉ nhà chồng cũ được không? Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo Điều 20 Luật Cư trú năm 2020, công dân được đăng ký thường trú theo các trường hợp sau đây:
– Tại nhà ở thuộc sở hữu của mình.
– Tại chỗ ở của người khác nếu được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở đó đồng ý.
– Tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu được chủ sở hữu đồng ý cho thường trú vào cùng hộ gia đình với chủ sở hữu, có diện tích sàn nhà tối thiểu không thấp hơn 08m2 sàn/người.
– Tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tại cơ sở trợ giúp xã hội; trên phương tiện đã được đăng ký.
Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 giải thích nơi thường trú như sau:
“Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.”
Vì vậy, nếu đã ly hôn thì chị không thể chung hộ khẩu với gia đình chồng cũ nữa vì chị đã thay đổi nơi thường trú. Chị nên tiến hành thủ tục tách khẩu với gia đình chồng cũ và chuyển hộ khẩu về nhà bố mẹ đẻ.
Trên đây, Tổng đài pháp luật đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về vấn đề “Chưa ly hôn có tách khẩu được không?” cũng như thủ tục tách khẩu sau khi ly hôn, tách khẩu khi chưa ly hôn, vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không trong một số trường hợp cụ thể. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc và muốn nhận được tư vấn từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng đài pháp luật, hãy liên hệ qua số điện thoại 19006174 ngay hôm nay nhé!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174