Tạm giam là gì? Tạm giam là một biện pháp mang tính cưỡng chế mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo các hoạt động điều tra, xét xử. Vậy khi nào bị can, bị cáo bị tạm giam? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật để hiểu rõ những vấn đề trên. Trường hợp bạn có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp kịp thời, chính xác nhất!
>> Luật sư tư vấn chính xác tạm giam là gì, liên hệ ngay 1900.6174
Tạm giam là gì?
>> Luật sư giải đáp chi tiết nhất tạm giam là gì, gọi ngay 1900.6174
Tạm giam là gì? Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát áp dụng với bị cáo, bị can phạm tội là loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị cáo, bị can phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ Luật hình sự 2015 quy định mức phạt tù trên hai năm.
Cũng có căn cứ chỉ ra rằng tạm giam khi người có hành vi trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc nhất trong những biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Chủ thể bị áp dụng biện pháp tạm giam bị hạn chế một số quyền công dân, bị hạn chế quyền tự do thân thể, bị cách ly với xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.
Căn cứ theo Điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm giam như sau:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam là bị cáo, bị can thuộc một trong những trường hợp sau đây: bị cáo, bị can phạm tội là loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; bị cáo, bị can phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ Luật hình sự quy định mức hình phạt tù trên hai năm và trong trường hợp có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kì nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người già yếu, người đang bị bệnh nặng, có xác định được nơi cư trú rõ ràng thì không bị áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Chỉ trong các trường hợp đặc biệt như phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ chỉ ra rằng nếu không áp dụng biện pháp tạm giam thì người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục hành vi phạm tội thì mới tạm giam họ.
Việc tạm giam cần phải có mệnh lệnh của người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo, bị can để tạm giam. Lệnh tạm giam của các chủ thể: Trưởng công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân cần phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Lệnh tạm giam cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ của người có thẩm quyền ra lệnh; họ, tên, địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp tạm giam; lí do phải tiến hành tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam một bản. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải tiến hành kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và phải thông báo ngay cho gia đình của người bị tạm giam và cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi mà người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc được biết.
Mục đích của tạm giam là gì?
Anh Danh Chính (Hòa Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư! Tôi có thắc mắc này muốn nhờ Luật sư tư vấn:
Con trai tôi vừa bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản của nhà hàng xóm với tổng giá trị tài sản là 520 triệu đồng. Hiện tại, con trai tôi đang bị cơ quan Nhà nước bắt tạm giam. Tôi biết rằng hành vi của con tôi là sai, bị trừng phạt là đúng nhưng tôi không hiểu tại sao lại phải tạm giam.
Vậy xin hỏi Luật sư, mục đích của tạm giam là gì? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư giải đáp chính xác nhất mục đích của tạm giam là gì, liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào anh Chính! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho tổng đài tư vấn luật! Sau khi Luật sư tiếp nhận và phân tích tình huống của anh, Luật sư chuyên tư vấn hình sự của chúng tôi đưa ra câu trả lời về vấn đề tạm giam là gì như sau:
Để biết được mục đích của tạm giam là gì, trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm tạm giam là gì? Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 119 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, tạm giam được áp dụng với bị can, bị cáo trong những giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự.
Vì vậy, ngoài mục đích chung, thống nhất của các biện pháp ngăn chặn là ngăn chặn không để bị cáo, bị can có điều kiện để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, thì ở mỗi giai đoạn của tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn nhằm mục đích riêng là đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan có thẩm quyền áp dụng.
Chẳng hạn như việc tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra để có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất kì thời điểm nào nếu thấy cần thiết mà không cần phải mất thời gian triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng làm cho việc quản lý, giám sát bị can được chặt chẽ hơn; hay việc tạm giam bị cáo sau khi đã tuyên án nhằm đảm bảo cho vấn đề thi hành án sau khi bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật được thuận lợi.
Như vậy, việc cơ quan Nhà nước tạm giam con trai anh là hoàn toàn đúng theo quy định. Việc tạm giam nhằm mục đích ngăn chặn con trai anh tiếp tục có hành vi trộm cắp trước khi vụ án của con trai anh được giải quyết. Đồng thời việc tạm giam này cũng giúp cho các công tác điều tra của cơ quan Chức năng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư về vấn đề mục đích của tạm giam là gì, nếu bạn còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào, hãy gọi ngay đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư dày dặn kinh nghiệm một cách cụ thể, rõ ràng nhất!
Các trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam
Chị Đỗ Huyền (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau:
Tôi và đồng nghiệp trong công ty đã xảy ra ẩu đả với nhau vì có mâu thuẫn cá nhân. Vài ngày sau đó, tôi nhận được quyết định tạm giam của viện kiểm sát. Tôi đang rất thắc mắc về việc mình bị tạm giam.
Vậy xin hỏi Luật sư tạm giam là gì? Trong trường hợp nào thì các bị can, bị cáo bị tạm giam? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn cụ thể các trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam? Liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Huyền! Sau khi Tổng Đài Pháp Luật nhận được câu hỏi chị gửi về, các Luật sư chúng tôi đã có những phản hồi đối với câu hỏi tạm giam là gì và các trường hợp bị tạm giam như sau:
Trước hết, về câu hỏi tạm giam là gì? Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát áp dụng với bị cáo, bị can phạm tội là loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị cáo, bị can phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ Luật hình sự quy định mức hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ chỉ ra rằng người đó có thể có hành vi trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, những trường hợp bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm:
Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo về loại tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Đây là trường hợp mà bị can, bị cáo phạm tội theo quy định của Bộ Luật hình sự, có mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc tội mà có mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 15 năm tù (đối với tội phạm rất nghiêm trọng).
Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trong trường hợp này cần đáp ứng được 2 điều kiện:
– Người bị áp dụng biện pháp này phải là bị can hoặc bị cáo;
– Bị can, bị cáo về loại tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
Trường hợp thứ hai: Bị cáo, bị can về loại tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng mà Bộ Luật hình sự 2015 có quy định hình phạt tù là trên 2 năm và có căn cứ để xác định người đó thuộc vào một trong những trường hợp sau:
– Người đó đã bị áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn vi phạm. Đây là trường hợp mà bị cáo, bị can đã được cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác có tính chất ít nghiêm khắc hơn như bảo lĩnh, hay cấm đi khỏi nơi cư trú,….nhưng người đó đã vi phạm vào nghĩa vụ đã cam kết như tiếp tục có hành vi phạm tội, vắng mặt khi được triệu tập mà không có lý do chính đáng…;
– Bị cáo, bị can không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không thể xác định được lý lịch, có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền hoặc có dấu hiệu tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Để xác định điều kiện này, cần phải căn cứ vào các yếu tố như: nhân thân của bị cáo, bị can, thái độ của họ sau khi đã phạm tội hoặc những hành vi vi phạm nghĩa vụ của bị cáo, bị can khi được áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn khác có tính chất ít nghiêm khắc hơn.
– Bị can, bị cáo có những hành vi như mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác thực hiện việc khai báo gian dối, cung cấp những chứng cứ, tài liệu không đúng sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, đồ vật, tài liệu của vụ án; đe dọa, trả thù, khống chế người làm chứng, bị hại, người tiến hành tố giác tội phạm và những người thân thích của những người này.
Ngoài ra, biện pháp tạm giam còn có thể được áp dụng đối với bị cáo, bị can về loại tội ít nghiêm trọng mà Bộ Luật hình sự 2015 có quy định hình phạt tù lên đến 2 năm nếu họ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với bị cáo, bị can là phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, là người đang bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lí lịch rõ ràng thì không bị tạm giam mà áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
– Bị cáo, bị can có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền;
– Bị can, bị cáo có những hành vi như mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác thực hiện việc khai báo gian dối, cung cấp những chứng cứ, tài liệu không đúng sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, đồ vật, tài liệu của vụ án; đe dọa, trả thù, khống chế người làm chứng, bị hại, người tiến hành tố giác tội phạm và những người thân thích của những người này.
– Bị can, bị cáo phạm loại tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đầy đủ căn cứ xác định rằng nếu không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại tới an ninh quốc gia.
Trên đây là những phản hồi của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề tạm giam là gì cũng như các trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam theo quy định của pháp luật. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng, kịp thời nhất!
>> Xem thêm: Tội trốn thuế đi tù bao nhiêu năm? Quy định chính xác nhất
Thẩm quyền ra lệnh tạm giam
Anh Quốc Toản (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư! Theo như tôi tìm hiểu về vấn đề tạm giam là gì thì được biết, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo về một số loại tội và trong một số trường hợp luật định. Đồng thời chỉ có những chủ thể được pháp luật cho phép mới có thẩm quyền ra quyết định tạm giam.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi những chủ thể nào có thẩm quyền ra lệnh tạm giam? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn cụ thể nhất về thẩm quyền ra lệnh tạm giam, liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào anh Toản! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi tiếp nhận và phân tích câu hỏi của anh, Luật sư chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam được quy định tại khoản 5 Điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, theo đó, người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có thẩm quyền ra lệnh, ra quyết định tạm giam.
Lệnh tạm giam của những chủ thể được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 phải được phê chuẩn bởi Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Trong thời hạn là 3 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và những hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát có nghĩa vụ phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi Viện kiểm sát kết thúc việc xét phê chuẩn.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị cáo, bị can để tạm giam bao gồm:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt cần phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Như vậy, có thể thấy, những chủ thể có thẩm quyền ra lệnh, ra quyết định bắt bị cáo, bị can để tạm giam thì cũng có quyền ra lệnh, ra quyết định tạm giam (những chủ thể được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã được nêu ở phía trên). Lệnh tạm giam của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp cần phải được phê chuẩn bởi Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Thời hạn mà Viện kiểm sát xem xét để ra quyết định hoặc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra là 3 ngày kể từ ngày mà Viện kiểm sát nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và những hồ sơ tài liệu liên quan đến việc tạm giam. Viện kiểm sát phải hoàn trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn dù có phê chuẩn hay không.
Trong trường hợp bạn gặp phải bất kỳ khó khăn pháp lý nào cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý hỗ trợ kịp thời nhất!
>> Xem thêm: Tội bắt giữ người trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Thủ tục tạm giam
Anh Văn Trung (Đắk Nông) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau:
Vì thấy mặt hàng túi hiệu đang được săn đón ở thị trường trong nước nên tôi đã nhập lậu một khối lượng hàng hóa lớn từ nước ngoài về để tiêu thụ và bị phát hiện. Hiện nay vụ việc đang ở trong quá trình điều tra. Sau đó, tôi có nhận được quyết định tạm giam của Viện kiểm sát. Tôi cũng có tìm hiểu một chút về việc tạm giam là gì nhưng không được cụ thể và rõ ràng lắm.
Vậy xin hỏi Luật sư thủ tục tạm giam được tiến hành như thế nào? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư hướng dẫn chi tiết về thủ tục tạm giam, liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào anh Trung! Đối với thắc mắc về thủ tục tạm giam của anh, Luật sư của chúng tôi đã có những phản hồi như sau:
Việc tạm giam cần phải được người có thẩm quyền ra lệnh, ra quyết định bằng văn bản. Lệnh và quyết định tạm giam cần phải ghi rõ ràng ngày, tháng, năm; họ tên và chức vụ của người ra lệnh, ra quyết định; họ tên và địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp tạm giam; lý do bị tạm giam, thời hạn bị tạm giam và phải giao cho người bị tạm giam một bản.
Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra căn cước công dân của người bị tạm giam nhằm mục đích xác định đúng đối tượng cần phải tạm giam, tránh trường hợp nhầm lẫn.
Đồng thời, phải thông báo ngay cho gia đình của người bị tạm giam và cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi mà người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc, học tập được biết để gia đình của họ cũng như các cơ quan, tổ chức biết được về sự việc và không phải tiến hành các thủ tục tìm kiếm không cần thiết, gây tốn kém, lãng phí.
Ngoài những vấn đề trên, nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác về vấn đề pháp lý cần được tư vấn khẩn cấp, đừng ngần ngại hãy gọi ngay 1900.6174 để Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề một cách triệt để, hiệu quả nhất!
>> Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự như thế nào theo quy định mới nhất 2022
Thời hạn tạm giam
Chị Phương Uyên (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư! Tôi đang bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì lo sợ bị phạt tù nên tôi có ý định bỏ trốn để trốn tránh việc bị xét xử. Tôi có được cảnh báo rằng nếu tôi bỏ trốn và bị bắt lại thì sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam. Tôi đã dành thời gian để tìm hiểu về vấn đề tạm giam là gì nhưng lại không biết thời gian tjam giam là bao lâu.
Vậy nếu trong trường hợp tôi bị bắt tạm giam thì thời hạn tạm giam sẽ là bao lâu? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn chính xác về thời hạn tạm giam, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Uyên! Phản hồi của Luật sư về thời hạn tạm giam mà chị đang thắc mắc như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:
– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra là không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá thời hạn 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá thời hạn là 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
– Trong trường hợp mà vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xem xét thấy cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không xác định được căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra cần phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thêm thời hạn tạm giam.
Việc gia hạn thời hạn tạm giam được quy định như sau:
+ Đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng thì có thể được gia hạn tạm giam 1 lần không quá 1 tháng;
+ Đối với loại tội phạm nghiêm trọng thì có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
+ Đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng thì có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
+ Đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể được gia hạn tạm giam hai lần và mỗi lần không quá 04 tháng.
Những trường hợp được gia hạn thêm 01 lần hoặc tạm giam cho đến khi kết thúc điều tra
– Trong trường hợp cần thiết đối với loại tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền gia hạn tạm giam thêm một lần không quá 04 tháng.
Trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đã hết mà chưa thể kết thúc điều tra và không xác định được căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 1 tháng đối với loại tội phạm nghiêm trọng, không quá 2 tháng đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 4 tháng đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp đặc biệt đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến an ninh quốc gia mà không tìm được căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định việc tạm giam cho tới khi kết thúc việc điều tra.
– Trong trường hợp cần thiết đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để có thể thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền gia hạn tạm giam thêm một lần nhưng không quá 4 tháng.
Trường hợp đặc biệt mà không có căn cứ để có thể hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định việc tạm giam cho tới khi kết thúc việc điều tra.
Ngoài ra, nếu trong thời hạn tạm giam, xem xét thấy không cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam thì Cơ quan điều tra cần phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát tiến hành hủy bỏ tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xem xét thấy cần thiết thì tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trong trường hợp xem xét thấy cần thiết thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Trên đây là những phản hồi của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật theo quy định về thời hạn tạm giam. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác cần được tư vấn khẩn cấp, hãy nhanh tay gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ, giải đáp kịp thời nhất!
>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?
Khi nào người bị tạm giam được bảo lãnh ra ngoài?
Quy định về bảo lĩnh
Chị Hoàng Yến (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư! Em trai tôi bị bắt khi đang thực hiện hành vi đua xe trái phép và hiện tại đang bị cơ quan Nhà nước tạm giam. Bạn tôi có bảo trong trường hợp này em tôi được phép tự quản lý trong thời gian điều tra và có thể được bảo lĩnh về. Tuy nhiên, tôi lại không biết tạm giam là gì hay bảo lĩnh là như thế nào. Vậy, xin hỏi Luật sư pháp luật hiện nay quy định như thế nào về bảo lĩnh? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn cụ thể nhất các quy định về bảo lĩnh, liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Yến! Đối với thắc mắc của chị về vấn đề tạm giam là gì và các quy định bảo lĩnh, Luật sư đã trả lời như sau:
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát áp dụng với bị cáo, bị can phạm tội là loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị cáo, bị can phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ Luật hình sự 2015 quy định mức hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ chỉ ra rằng người đó có thể có hành vi trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng với bị can đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức làm giấy cam đoan cam kết không để bị can, bị cáo tiếp tục hành vi phạm tội và đảm bảo sự có mặt của bị cáo, bị can theo giấy triệu tập.
Căn cứ theo tính chất và mức độ gây nguy hiểm tới xã hội của hành vi và nhân thân của bị cáo, bị can, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Đối tượng áp dụng của biện pháp bảo lĩnh thường là bị cáo, bị can phạm tội lần đầu tiên, với tính chất ít nghiêm trọng, xác định được nơi cư trú rõ ràng, có thái độ khai báo thành khẩn hoặc bị cáo, bị can bị ốm đau, bệnh tật mà có cá nhân, tổ chức đứng ra để bảo lĩnh. Người được bảo lĩnh sẽ không bị hạn chế các quyền của công dân mà được thực hiện tất cả những quyền này miễn sao việc thực hiện các quyền này không gây cản trở cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Về thẩm quyền bảo lĩnh: Những chủ thể được quy định tại khoản 1 điều 113 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định cho bảo lĩnh.
Bị cáo, bị can được bảo lĩnh cần phải làm giấy cam đoan thực hiện đúng các nghĩa vụ sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập, trừ những trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do có trở ngại khách quan;
– Không có hành vi bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
– Không có những hành vi như mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu không đúng sự thật;
– Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, đồ vật, tài liệu của vụ án;
hông đe dọa, trả thù, khống chế người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân của những người này.
Để được xem xét bảo lĩnh, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào những yếu tố được quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với người nhận bảo lĩnh
– Đối với cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh:
+ Người đang bị tạm giam là người của cơ quan, tổ chức mình.
+ Cần phải có giấy cam đoan và giấy cam đoan phải có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
– Đối với cá nhân nhận bảo lĩnh:
+ Cá nhân phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật;
+ Có nguồn thu nhập ổn định;
+ Có ít nhất 2 người là người thân thích của người bị áp dụng biện pháp tạm giam;
+ Phải làm giấy cam đoan và có xác nhận của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nơi mà người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi mà người đó làm việc, học tập.
Yêu cầu đối với người được bảo lĩnh:
– Người được bảo lĩnh cần phải làm giấy cam đoan thực hiện những nghĩa vụ:
+ Có mặt đúng theo giấy triệu tập, trừ những trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do có trở ngại khách quan;
+ Không có hành vi bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
+ Không có những hành vi như mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu không đúng sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, đồ vật , tài liệu của vụ án; không đe dọa, trả thù, khống chế người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân của những người này.
Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư về tạm giam là gì cũng như các quy định tạm giam của pháp luật hiện hành, nếu bạn còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào, hãy ngay lập tức liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được các Luật sư trao đổi cụ thể, chi tiết nhất!
Quy định về đặt tiền đảm bảo
Anh Nguyễn Thịnh (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc này mong được giải đáp:
Mấy ngày trước tôi bị bắt tạm giam để điều tra về tội đánh bạc. Tôi đã tìm hiểu mục đích của tạm giam là gì, các quy định liên quan đến tạm giam và biết được rằng ngoài biện pháp tạm giam tôi còn có thể được áp dụng những biện pháp khác có tính chất nhẹ hơn. Cụ thể hơn thì tôi muốn được áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo.
Vậy, xin hỏi Luật sư pháp luật quy định như thế nào về biện pháp đặt tiền để đảm bảo? Cảm ơn Luật sư!”
>> Đặt tiền để đảm bảo được quy định như thế nào? Liên hệ 1900.6174
Xin chào anh Thịnh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, câu trả lời của Luật sư như sau:
Đặt tiền để đảm bảo là một trong những biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng với bị cáo, bị can để đảm bảo sự có mặt của họ theo yêu cầu của giấy triệu tập. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị cáo, bị can, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là bị cáo, bị can phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt, có khả năng về tài sản và đủ cơ sở để cho rằng họ không có hành vi bỏ trốn, hoặc gây cản trở cho việc điều tra; người thân thích của bị cáo, bị can cũng có thể tiến hành đặt tiền để đảm bảo cho bị cáo, bị can.
Thẩm quyền áp dụng đặt tiền để đảm bảo: Những chủ thể được quy định tại khoản 1 điều 113 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, theo đó, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định cho đặt tiền để đảm bảo. Quyết định cho đặt tiền để đảm bảo của những người có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra phải được phê chuẩn bởi viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Khi áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo, cơ quan có thẩm quyền áp dụng phải yêu cầu bị cáo, bị can làm giấy cam đoan cam kết không được bỏ trốn hoặc tiếp tục có hành vi phạm tội; có mặt theo đúng yêu cầu của giấy triệu tập; không có những hành vi gây cản trở tới việc giải quyết vụ án như mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu, chứng cứ không đúng sự thật, tiêu hủy chứng cứ,… (Căn cứ tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Trong trường hợp người thân thích của bị cáo, bị can được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận cho đặt tiền để đảm bảo thì họ cũng sẽ phải làm giấy cam đoan không để cho bị cáo, bị can vi phạm vào những nghĩa vụ nói trên.
Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị cáo, bị can để ra quyết định về số tiền mà bị cáo, bị can phải đặt để đảm bảo cho sự có mặt của họ.
Cơ quan ra quyết định cần phải giải thích cho bị cáo, bị can được biết về việc họ vắng mặt mà không có lý do chính đáng theo yêu cầu của giấy triệu tập thì số tiền mà họ đã đặt sẽ bị xung vào quỹ của Nhà nước và trong trường hợp đó, họ sẽ bị áp dụng những biện pháp ngăn chặn khác nghiêm khắc hơn.
Thời hạn đặt tiền để đảm bảo là không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn đặt tiền đối với người đã bị kết án phạt tù là không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho tới thời điểm người đó đi chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp bị cáo, bị can chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải trả lại số tiền mà họ đã đặt.
Bài viết trên đây Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp cụ thể các vấn đề về tạm giam là gì. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp khẩn cấp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.