Vi phạm hình sự là gì? Đây là câu hỏi được người dân gửi về nhiều nhất cho Tổng đài pháp luật trong thời gian gần đây. Thực chất vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ. Vậy vi phạm hình sự có mấy loại? Vi phạm hình sự có gì khác so với các loại vi phạm pháp luật? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Vi phạm hình sự là gì?
>> Vi phạm hình sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174 để được giải đáp miễn phí.
Hiện nay pháp luật hình sự không có quy định rõ ràng về vi phạm pháp luật hình sự. Nhưng ta có thể hiểu rằng vi phạm hình sự là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, là hành vi có tính chất xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật Hình sự bảo vệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội.
Các chủ thể vi phạm hình sự phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự do Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 một cách cố ý hoặc vô ý.
Các quan hệ xã hội có thể bị hành vi vi phạm hình sự xâm phạm như: độc lập, chủ quyền, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội…
Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi vi phạm nào cũng bị coi là vi phạm hình sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó để xác định hành vi có phải là vi phạm hình sự hay không cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó.
Hành vi vi phạm hình sự được chia ra thành 4 mức độ khác nhau như:
– Vi phạm có tính ít nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính rất nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đây là phần giải đáp của luật sư cho câu hỏi vi phạm hình sự là gì? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vi phạm hình sự cần được giải đáp, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
Tội phạm hình sự là gì? Đặc điểm của tội phạm hình sự
> Tội phạm vi phạm hình sự là gì và các đặc điểm của tội phạm hình sự. Gọi ngay 1900.6174
Tội vi phạm hình sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 được người sở hữu năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện các hành vi vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý.
Hành vi phạm tội này xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự quy định như sau:
– Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
– Xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cũng như công dân
– Xâm phạm quyền con người
– Xâm phạm lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Lưu ý: các hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm nhưng lại có tính chất nguy hiểm với xã hội không cao thì được coi là tội phạm và chỉ được xử lý với các hình thức răn đe khác.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì tội phạm bắt buộc phải là hành vi của con người được thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
Đương nhiên nếu không có hành vi thì không có tội phạm. Đối với pháp nhân thương mại, việc chịu trách nhiệm hình sự cũng là chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội bởi 1 cá nhân hay tập thể thực hiện dưới danh nghĩa pháp nhân thương mại. Lưu ý pháp nhân thương mại không thể tự thực hiện được hành vi vi phạm nào để có thể trở thành phạm tội.
Những hành vi trong tư tưởng, suy nghĩ, chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thì chưa phải là tội phạm. Bởi chỉ khi thông qua hành vi của con người, mới có thể gây ra tổn thất, thiệt hại và sự nguy hiểm cho xã hội.
Về bản chất pháp lý, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nên nó có đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật nói chung. Ngoài ra, tội phạm còn mang các đặc thù riêng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, các đặc điểm này bao gồm:
– Tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm với xã hội;
– Người phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi;
– Người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự;
– Người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ Luật hình sự
Trên đây là phần giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi tội phạm vi phạm hình sự là gì và đặc điểm của tội phạm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015. Nếu bạn chưa hiểu rõ về tội phạm và các đặc điểm của tội phạm, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ trực tuyến từ luật sư.
>> Xem thêm: Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình thức xử phạt khi tái phạm?
Các yếu tố cấu thành tội phạm (vi phạm hình sự)
> Cấu thành tội phạm bao gồm những yếu tố nào? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư giải đáp
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, một cá nhân hoặc pháp nhân được coi là tội phạm khi hành vi vi phạm của họ có đầy đủ các yếu tố sau:
Về mặt khách thể:
Cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt đến các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ như: tính mạng, tài sản, quan hệ có liên quan đến công dân với đất nước, …
Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm ở thế giới quan bao gồm các đặc điểm sau:
– Hành vi khách quan:
Dấu hiệu bắt buộc phải có ở tất cả tội phạm là phải có hành vi khách quan và hành vi này phải gây nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm không thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và không gây nguy hiểm cho xã hội thì không được coi là tội phạm.
Nếu người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động đó mà gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hầu hết các loại tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015 đều được thực hiện bằng hành vi hành động.
Tuy nhiên, vẫn có một số loại tội phạm được quy định dưới dạng không hành động như: trốn thuế, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước,….Để được xem là tội phạm đối với loại hành vi ở dạng này thì cần xét đến các yếu tố, điều kiện để thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện hành vi thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình nhưng người đó cố tình không làm.
Ví dụ:
Bằng phương thức hành động: Hành vi hiếp dâm, đánh nhau gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản, quan hệ với trẻ dưới 15 tuổi tự nguyện,….
Bằng phương thức không hành động: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng…
– Về mặt hậu quả:
Hậu quả do tội phạm gây ra là thiệt hại về mặt vật chất và thiệt hại tinh thần. Yếu tố hậu quả là yếu tố quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm khi xác định hình phạt đối với loại tội phạm. Hậu quả của hành vi càng lớn thì mức độ nguy hiểm của tội phạm được xác định càng cao.
– Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Hành vi khách quan phải là nguyên nhân làm phát sinh và gây ra hậu quả của tội phạm. Dựa vào mối quan hệ này để xác định giai đoạn hoàn thành tội phạm trong hình sự.
Hành vi vi phạm hình sự phải được xảy ra trước thời điểm phát sinh hậu quả, trong hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế và nó phải là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả thực tế.
– Về thời gian, địa điểm
Khi chứng minh một hành vi là tội phạm thì phải xác định được hành vi phạm tội tồn tại ở địa điểm và thời gian cụ thể nào. Đối với một số loại tội phạm thì dấu hiệu bắt buộc để xác định hành vi tội phạm là dấu hiệu về thời gian và địa điểm.
– Về công cụ, phương tiện, phương pháp thực hiện tội phạm
Các dấu hiệu về công cụ, phương tiện, phương pháp không phải là dấu hiệu bắt buộc có thể có hoặc không có khi xác định tội phạm. Trường hợp một số loại tội phạm quy định về các dấu hiệu là tình tiết định khung thì cơ quan Nhà nước hoặc người tiến hành tố tụng có nghĩa vụ chứng minh để định danh tội phạm.
Về mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là các dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm các dấu hiệu về lỗi, động cơ và mục đích của tội phạm, cụ thể như sau:
– Lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có khi xác định mọi loại tội phạm.
Luật hình sự quy định về lỗi bao gồm các loại như sau:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: là việc người thực hiện tội phạm nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn xảy ra.
Trong cấu thành tội phạm của phần lớn của các loại tội phạm của Bộ luật hình sự đều quy định hình thức lỗi là lỗi cố ý trực tiếp. Đặc biệt, đối với các loại tội phạm hình thức thì cần xác định rõ ràng mức độ hình dung về hậu quả để xác định tội phạm.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là việc người phạm tội có khả năng nhận biết được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội và thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý để mặc cho nó xảy ra.
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cho rằng bản thân có thể ngăn chặn được hậu quả đó.
+ Lỗi vô ý vì cẩu thả: là việc người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù pháp luật quy định cho người này phải biết và đủ điều kiện để biết về hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
– Về động cơ, mục đích
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi thể hiện ra bên ngoài thế giới quan. Mục đích được xác định là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm đó.
Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có thể có động cơ phạm tội hoặc mục đích phạm tội. Đối với những tội phạm có lỗi vô ý thì thường không có động cơ, mục đích rõ ràng trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội biểu hiện ra bên ngoài và đối với hậu quả mình gây ra.
Về mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân thương mại khi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Đối với chủ thể là cá nhân: cần đáp ứng về độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đối với từng loại tội phạm cụ thể. Bên cạnh đó cá nhân thực hiện tội phạm cũng cần đáp điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định.
– Đối với chủ thể là pháp nhân thương mại thì cần đáp ứng các điều kiện như: phải có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Trên đây là những phân tích của Tổng đài pháp luật về các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết.
>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?
Phân loại vi phạm hình sự
>> Luật sư giải đáp chi tiết phân loại vi phạm hình sự là gì? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và mức độ nguy hiểm đối với xã hội của hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự thì tội phạm được chia thành 4 loại sau:
– Tội phạm ít nghiêm trọng: là loại tội phạm có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội không cao. Mức hình phạt cao nhất đối với loại tội phạm này là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.
– Tội phạm nghiêm trọng: được xác định là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội lớn. Mức hình phạt được quy định đối với loại tội phạm là từ 3 – 7 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng: là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn. Mức hình phạt theo quy định cho loại tội phạm này là từ 7 – 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Mức hình phạt đối với loại tội phạm này là từ 15 – 20 năm tù, có khi là tù chung thân hoặc tử hình
Trên đây là giải đáp của luật sư về câu hỏi cách phân loại tội phạm vi phạm hình sự là gì. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các loại hình trên, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải thích kỹ càng hơn.
>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?
Ví dụ về vi phạm hình sự
Anh A (20 tuổi) và anh B (30 tuổi) do nghiện ma túy mà không có tiền mua thuốc nên đã cùng nhau lên kế hoạch là sẽ đứng ở ngã tư đường xem ai qua đường mà có tài sản thì sẽ cướp của để bán lấy tiền mua thuốc.
Ngay sau khi lên kế hoạch, hai anh này đã chở nhau ra ngã tư đường. Anh A chịu trách nhiệm lái xe và anh B thực hiện việc cướp tài sản khi có đối tượng đi qua. Một lát sau, anh B thấy chị Z đi xe máy có đeo một chiếc dây chuyền vàng nên đã bảo anh A phóng xe qua để thực hiện hành vi giật dây chuyền. Hành vi này khiến chị Z bị ngã xe và bất tỉnh phải đưa đi cấp cứu. Sau khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản xong thì hai đối tượng này đã bị cơ quan công an bắt giữ ngay sau đó.
Hành vi của anh A và anh B được xác định là hành vi cấu thành tội phạm, cụ thể như sau:
– Về mặt khách thể: Hành vi của hai anh này đã xâm phạm đến quan hệ tài sản, sức khỏe của cá nhân được pháp luật hình sự bảo vệ.
– Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm này trên là cá nhân, cụ thể ở đây là anh A (20 tuổi) và anh B (30 tuổi), hai đối tượng này đều đã đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định.
– Về mặt chủ quan: hành vi của hai anh này được xác định là thực hiện phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, có chủ đích và tính toán. Anh A và anh B có trách nhiệm là phải biết hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội và bị pháp luật hình sự cấm, tuy nhiên họ vẫn cố ý thực hiện hành vi này vì lợi ích của bản thân mình.
– Về mặt khách quan: anh A và anh B đã bàn bạc với nhau và thực hiện hành vi cướp sợi dây chuyền của chị Z khi chị đi qua ngã tư, làm cho chị Z bị bất tỉnh và phải đưa vào cấp cứu. Hành vi này của anh A và anh B chính là tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là ví dụ về hành vi vi phạm hình sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mức phạt mới nhất 2022
Vi phạm hình sự có gì khác so với các loại vi phạm pháp luật?
>> Luật sư phân biệt vi phạm hình sự với các loại vi phạm pháp luật khác? Gọi ngay 1900.6174.
Để giúp người dân phân biệt hành vi vi phạm hình sự với các loại vi phạm khác theo quy định của pháp luật, Tổng đài pháp luật sẽ so sánh điểm khác biệt giữa vi phạm hình sự với các loại vi phạm khác dựa trên những tiêu chí sau:
– Thứ nhất, về căn cứ pháp lý:
+ Vi phạm hình sự hay còn gọi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
+ Các loại vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản luật như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Thuế,…
– Thứ hai, mức độ vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội:
+ Hành vi phạm tội của tội phạm là những hành vi có tính chất gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
+ Đối với các hành vi phạm tội khác: là những hành vi có tính gây nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kể. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không được coi là tội phạm và được xử phạt bằng các biện pháp khác.
– Thứ ba, về chế tài xử lý:
+ Đối với vi phạm hình sự: sẽ bị xử phạt bằng những chế tài hình sự được quy định trong pháp luật hình sự. Những biện pháp bị áp dụng có tính chất nghiêm khắc nhất so với các loại vi phạm khác như: phạt tù tử hình, chung thân, tù có thời hạn,….
+ Đối với các loại vi phạm khác: sẽ bị áp dụng chế tài xử lý bằng các biện pháp ít nghiêm khắc hơn và không có án tích để lại.
– Thứ tư, về cơ quan có thẩm quyền xử lý:
+ Đối với vi phạm hình sự: Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét xử đối với tội phạm.
+ Đối với các loại vi phạm khác thì tùy từng trường hợp cụ thể thì vụ án, vụ việc sẽ được giao cho từng cơ quan và người có thẩm quyền để xét xử.
Trên đây là phần trả lời của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi sự khác nhau giữa các hành vi vi phạm khác và vi phạm hình sự là gì? Để được luật sư giải thích chi tiết và kỹ càng hơn, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174.
>> Xem thêm: Xóa án tích được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành?
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về về vấn đề vi phạm hình sự là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về vi phạm hình sự, các yếu tố cấu thành tội phạm và sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và các loại vi phạm khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.
Liên hệ với chúng tôi:
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |