Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? [QUY ĐỊNH MỚI NHẤT]

Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? Thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế trước sinh như thế nào? Quyền lợi khi mua bảo hiểm trước sinh là gì? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.

mua-bao-hiem-y-te-truoc-khi-sinh-bao-lau

Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu?

 

>>> Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 quy định như sau:

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện.

Căn cứ theo Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, quy định như sau:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí như sau: a, Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và khám thai định kỳ, sinh con;”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 không quy định về khoảng thời gian bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế trước khi sinh con là bao lâu thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Quy định này khác với quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản. Do đó, khi người phụ nữ tham gia Bảo hiểm y tế thì khi sinh con sẽ được thanh toán khoản tiền Bảo hiểm y tế chi trả theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Về mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định căn cứ tại khoản 15 điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi chữa bệnh, khám bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí chữa bệnh, khám bệnh đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí chữa bệnh, khám bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho chữa bệnh, khám bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí chữa bệnh, khám bệnh đối với các trường hợp chi phí cho một lần chữa bệnh, khám bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và chữa bệnh, khám bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí chữa bệnh, khám bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí chữa bệnh, khám bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi chữa bệnh, khám bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí chữa bệnh, khám bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí chữa bệnh, khám bệnh đối với các đối tượng khác.”

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 không quy định về khoảng thời gian bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Nếu bạn đọc còn vấn đề nào chưa rõ, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu? Thủ tục mua BHYT như thế nào?

Thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế trước sinh

 

>>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế trước sinh nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Người mang thai khi tiến hành mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

–  Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS

–  Danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo mẫu số D01 – HGĐ; nhận từ Trưởng thôn, làng, xóm, khu phố, ấp, bản

–  Bản chính hoặc bản sao của sổ tạm trú KT3 hoặc sổ hộ khẩu để tiến hành đối chiếu thông tin

–  Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của những người; đã có thẻ bảo hiểm y tế để nộp kèm theo danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế; để xác định việc giảm trừ mức đóng.

Lưu ý:

Việc kê khai danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế; chỉ cần đại diện hộ gia đình lên tiến hành kê khai thông tin. Người kê khai phải toàn bộ chịu trách nhiệm về nội dung kê khai; nếu kê khai sai thì phải chịu mọi trách nhiệm liên quan trước pháp luật và bồi hoàn; chi phí khám chữa bệnh (nếu có phát sinh);

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn cần tiến hành nộp hồ sơ tại nơi bạn có sổ tạm trú hoặc hộ khẩu.

Thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế trước khi sinh con như sau:

Bước 1:

Xác định trụ sở của đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện và cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu

Bước 2:

Đến tại đại lý thu đã xác định để làm các thủ tục mua bảo hiểm y tế. Xuất trình giấy thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.

Bước 3:

Nộp tờ khai cho đại lý, cơ quan bảo hiểm xã hội và đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo đúng quy định. Sau khi kiểm tra đối chiếu; không có vấn đề gì thì người mua bảo hiểm y tế sẽ được cấp bảo hiểm y tế trong vòng 10 ngày làm việc.

Bước 4:

Nhận kết quả và thẻ bảo hiểm y tế; theo đúng như giấy hẹn tại nơi đã nộp hồ sơ. Thời hạn cấp mới không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày đã nhận đủ hồ sơ theo quy định.

quy-dinh-mua-bao-hiem-y-te-truoc-khi-sinh-bao-lau-cu-the

Chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con mà mẹ bầu cần phải biết

 

Chị Thu (Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng tôi là đồng nghiệp với nhau tại một công ty. Sau 03 năm, hẹn hò, tìm hiểu, chúng tôi tiến tới kết hôn. Sau khi kết hôn, tôi mang thai em bé. Tôi và chồng tôi đang tham gia chế độ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 05 năm liên tục. Vợ chồng tôi đang có dự định mua bảo hiểm y tế khi sinh con.

Vậy thưa Luật sư, tôi muốn hỏi các chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con là gì? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giải đáp thắc mắc.

 

>>> Các chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con mới nhất năm 2022. Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Thu đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của chị, các Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:

Bảo hiểm y tế ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mọi người dân hiện nay. Loại bảo hiểm này hỗ trợ được phần lớn các chi phí khám và điều trị bệnh khi chẳng may người dân gặp tai nạn hoặc bị ốm. Hơn thế nữa, bảo hiểm y tế còn là hỗ trợ phần lớn cho việc khám thai định kỳ và sinh đẻ.

Tại khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2014 đã quy định cụ thể về các quyền lợi bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia. Riêng đối với chế độ thai sản, bà bầu như chị Thu sẽ được hưởng những quyền lợi cụ thể ở từng trường hợp khác nhau. Chi tiết cụ thể như sau:

Nếu khám thai định kỳ và sinh con đúng tuyến thì chị Thu được hưởng các quyền lợi như:

– Hưởng 100% chi phí sinh con tại tuyến xã

– 95% chi phí sinh đẻ nếu thuộc hộ gia đình cận nghèo

– 80% chi phí sinh đẻ nếu thuộc các đối tượng khác

Nếu khám thai định kỳ và sinh con trái tuyến thì chị Thu sẽ được hưởng theo quy định như sau:

– Hưởng 100% chi phí sinh đẻ nếu sinh tại bệnh viện tuyến huyện

– Hưởng 100% chi phí sinh con nếu sinh tại bệnh viện tuyến tỉnh

– 40% chi phí nếu sinh con tại bệnh viện tuyến trung ương

Bên cạnh đó, trong trường hợp chị Thu thuộc người dân tộc thiểu số, thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo,… thì sẽ được hưởng theo mức hưởng bảo hiểm y tế như sinh đẻ đúng tuyến.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con mà mẹ bầu cần phải biết. Trong trường hợp chị Thu có thắc mắc hay băn khoăn về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp.

>> Xem thêm: Cách tính tiền thai sản 2022 chính xác nhất theo quy định

Một số câu hỏi liên quan đến mua bảo hiểm y tế trước sinh

 

Bầu 8 tháng mua bảo hiểm y tế được không?

 

>>> Mẹ bầu 8 tháng mua bảo hiểm y tế được không? Liên hệ ngay 1900.6174

Trong trường hợp công dân tự nguyện muốn tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng các chế độ khi sinh con thì có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, bao gồm:

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng được quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình, người mua sẽ phải đăng ký tại nơi có sổ hộ khẩu hoặc nơi có sổ tạm trú.

Thời gian được cấp thẻ BHYT được quy định căn tại Khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, quy định như sau:

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức, cơ quan quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức sẽ chuyển thẻ người tham gia BHYT.

Về thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định theo điểm c khoản 3 Điều 15 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 cụ thể như sau:

Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia BHYT từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

Theo quy định trên thì đối với công dân tham gia bảo hiểm y tế lần đầu khi mang thai được 08 tháng thì thẻ bảo hiểm sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

Từ những tư vấn trên của chúng tôi về thời gian hoàn thành thủ tục tham gia BHYT, khi đang mang bầu được 8 tháng thì bạn hoàn toàn có thể tham gia BHYT để được hưởng quyền lợi.

>> Xem thêm: Nghỉ sinh trước 3 tháng có được hưởng thai sản hay không?

Sinh dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không?

 

>>> Sinh dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 được sửa đổi và bổ sung năm 2014 cho biết, công dân tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong các trường hợp như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các loại chi phí sau đây:

a) Chữa bệnh, khám bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con

Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 về đối tượng không được hưởng bảo hiểm y tế, quỹ nhà nước sẽ không chỉ trả thêm bất cứ một khoản nào nếu đã được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám khám thai, chữa bệnh định kỳ và sinh con.

Như vậy, khi đi sinh con đúng tuyến bệnh viện đã đăng ký bảo hiểm y tế hay đi sinh con tại dịch vụ các bệnh viện khác thì vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mức hưởng của ở trường hợp này sẽ được luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2014 điều chỉnh và công bố.

Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh có được thanh toán khi sinh đẻ?

 

Mua thẻ bảo hiểm y tế trước khi sinh con sẽ được thanh toán khi đi sinh đẻ. Mức hưởng bảo hiểm y tế này sẽ có sự khác nhau khi đi sinh đúng tuyến và trái tuyến.

Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình là 80% chi phí khám chữa bệnh. Trong trường hợp bạn đi sinh trái tuyến, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán theo phạm vi được hưởng, cụ thể như sau:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016

quy-dinh-mua-bao-hiem-y-te-truoc-khi-sinh-bao-lau-moi-nhat

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện được pháp luật quy định như thế nào?

 

>>> Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất năm 2022 được pháp luật quy định như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định cụ thể như sau:

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi sẽ đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hiện nay là 1.490.000 đồng (theo Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP).

Do đó mức đóng bảo hiểm y tế của hộ gia đình sẽ được xác định, cụ thể như sau:

– Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở, tương đương với 805.000 đồng;

– Người thứ 2 sẽ đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương với 563.500 đồng;

– Người thứ 3 sẽ đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 483.000 đồng;

– Người thứ 4 sẽ đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 402.500 đồng;

– Người thứ 5,6,7… sẽ đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 321.600 đồng.

Trên đây là phần tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? Hy vọng thông qua bài viết trên đây có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Trong trường hợp, bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.