Giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình như thế nào?

Giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình là một trong nhiều trường hợp tranh chấp được Tòa án tiến hành thụ lý và xét xử. Tuy nhiên giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình/vợ ngoại tình như thế nào, trường hợp nào cha mẹ được giành quyền nuôi con khi ly hôn thì không phải ai cũng nắm rõ. Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.

gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-ngoai-tinh

 

Các trường hợp cha mẹ giành quyền nuôi con khi ly hôn

 

>> Tư vấn miễn phí cách giành quyền nuôi con hợp pháp, liên hệ ngay hotline 1900.6174

Pháp luật hiện hành quy định có 2 hình thức ly hôn đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương, theo đó:

– Ly hôn thuận tình là việc hai vợ chồng đồng thuận, cùng có ý chí muốn ly hôn, cả hai đã cùng thỏa thuận được với nhau về các vấn đề như về quan hệ hôn nhân, về con chung, về tài sản chung và về nợ chung

– Ly hôn đơn phương là việc 1 trong 2 bên vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo ý chí của một bên. Ly hôn trong trường hợp này có thể do 1 trong 2 bên không đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân, hoặc 2 bên đã đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được với nhau về các vấn đề liên quan đến con chung, về tài sản hoặc nợ chung.

Như vậy, việc giành quyền nuôi con chỉ xảy ra trong trường hợp ly hôn đơn phương. Cụ thể theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, có 3 trường hợp cha mẹ phải thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con đó là:

– Con chưa thành niên

– Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự

– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi bản thân

Người không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con cái sẽ có các quyền và nghĩa vụ, như:

– Tôn trọng quyền của con khi được chung sống với người trực tiếp nuôi con

– Có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

– Có quyền thăm nom con mà không ai được gây cản trở

– Không được làm dụng quyền thăm nom con để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi con

Trong trường hợp 2 bên vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Lúc này, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố để giải quyết vấn để con chung, chẳng hạn như sau:

– Xác định độ tuổi, ý chí nguyện vọng của con

Tòa án sẽ xem xét độ tuổi, ý chí nguyện vọng của con chung để xác định được những điều kiện tốt nhất cho trẻ khi giao con chung cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, cụ thể:

+ Đối với con chung từ dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ phải giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận nào khác phù hợp hơn với lợi ích của con.

+ Khi con từ đủ 36 tháng tuổi đến khi dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ phải căn cứ vào khả năng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ để giao con chung cho 1 trong 2 bên trực tiếp nuôi dưỡng

+ Khi con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ phải xem xét đến nguyện vọng của con và khả năng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ của cha, mẹ để giao con chung cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng

Để xác định ý chí nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi, Tòa án phải lấy lời khai của con chung ghi vào bản tự khai. Việc lấy ý kiến của con dưới 7 tuổi phải đảm bảo thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của con để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và giữ bí mật cá nhân của con.

– Xác định điều kiện trực tiếp nuôi con của vợ và chồng

Để xác định những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức ,Tòa án sẽ phải xác định những điều kiện, khả năng đáp ứng đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung của cha và mẹ để có thể chọn ra người có điều kiện tốt nhất cho trẻ, cụ thể như sau:

+ Xác định điều kiện về tài chính, thu nhập, tài sản của 2 bên vợ chồng có đáp ứng nhu cầu cơ bản cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung hay không

+ Xác định điều kiện sinh sống, công việc của 2 bên vợ, chồng có phù hợp, thuận lợi, không làm xáo trộn cho việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển con chung hay không

+ Xác định 2 bên cha hoặc mẹ có các hành vi thuộc các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 85 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay không

Trên đây là các trường hợp cha mẹ giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Mọi vấn đề băn khoăn của bạn xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc của bạn 24/7.

>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Cách giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình/vợ ngoại tình?

 

Chị Minh Ngọc (Lai Châu) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Minh Ngọc, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Lai Châu. Tôi và chồng lấy nhau đã được 5 năm và đã có với nhau một bé trai 4 tuổi. Đời sống hôn nhân chỉ hạnh phúc được khoảng 1 thời gian đầu, sau đó chồng tôi bắt đầu bộc lộ nhiều tật xấu mà tôi không ngờ tới. Anh thường xuyên chơi bời thâu đêm với bạn bè, không quan tâm đến vợ con.

Gần đây, anh còn công khai ngoại tình với đồng nghiệp tại cơ quan. Hiện tôi vẫn không dám đề cập ly hôn vì anh là người có thu nhập cao và ổn định, còn tôi chỉ ở nhà làm nội trợ. Anh còn dọa nếu nghĩ đến việc ly hôn, anh sẽ chia rẽ mẹ con tôi, không cho tôi giành quyền nuôi con.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: trường hợp chồng tôi ngoại tình, tôi có đầy đủ bằng chứng chứng minh chồng ngoại tình thì tôi có giành quyền được quyền nuôi con hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Tư vấn chi tiết cách giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Minh Ngọc, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của bạn như sau:

Theo khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Theo đó, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của 2 bên. Vợ chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho con chung để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của hai vợ chồng vì thực chất quan hệ hôn nhân và gia đình là loại quan hệ dân sự nên sự thỏa thuận luôn được ưu tiên hàng đầu.

Trong trường hợp 2 bên không thể tự thỏa thuận được, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết quyết định việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét các điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của 2 bên căn cứ vào nhiều yếu tố như đạo đức, lối sống, điều kiện sống để quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Quay lại trường hợp của bạn, trong trường hợp 2 vợ chồng bạn đã thỏa thuận được với nhau về việc quyền nuôi con khi ly hôn, Tòa án sẽ công nhận những thỏa thuận này. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được về vấn đề con chung thì lúc này khi có yêu cầu Tòa án sẽ tiến hành giải quyết.

Theo như thông tin bạn cung cấp, 2 vợ chồng bạn đã có một bé trai 4 tuổi. Do đó, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tòa án sẽ không xem xét nguyện vọng của con mà sẽ đưa ra quyết định dựa trên việc bên nào có đầy đủ điều kiện để đáp ứng quyền lợi về mọi mặt của con.

Vì vậy, nếu bạn chứng minh được mình có đầy đủ điều kiện để chăm sóc, đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần cho con thì bạn hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi con. Ngược lại, nếu chồng bạn cũng chứng minh được bản thân có điều kiện tốt hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung thì chồng bạn vẫn có thể giành được quyền nuôi con.

Việc chồng bạn ngoại tình trên thực tế không phải là căn cứ để Tòa án tước đi quyền được nuôi con bởi nếu trường hợp chồng bạn có điều kiện tốt hơn, đảm bảo cho cuộc sống của con chung thì chồng bạn vẫn có quyền được trực tiếp nuôi con.

Vì vậy trước hết để giành được quyền nuôi con khi chồng ngoại tình trong khi bạn chưa có công việc ổn định, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để đủ tính thuyết phục Tòa án trao quyền nuôi con cho mình.

Ngoài ra bạn cũng có thể cung cấp cho Tòa án những tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi ngoại tình của chồng dẫn đến việc bỏ bê con cái, thậm chí hành vi này còn liên quan đến yếu tố đạo đức, có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của con. Bằng chứng ngoại tình của chồng bạn có thể là hình ảnh, tin nhắn, bản ghi âm, ghi hình…giữa chồng và nhân tình. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo hành vi của 2 người này đủ thân mật để chứng minh điều này. Chứng cứ phải có tính chân thực, không nên tạo dựng hoặc làm giả chứng cứ.

Lúc này, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện về mọi mặt trên thực tế của hai vợ chồng bạn trong việc đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của con để có thể đưa ra quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con.

Nội dung trên chính là những chia sẻ của Tổng đài pháp luật về vấn đề giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ luật sư và chuyên gia của chúng tôi.

>> Xem thêm: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai theo quy định pháp luật?

 

cach-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-ngoai-tinh-vo-ngoai-tinh

 

Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con

 

Quyền thăm nom khi không trực tiếp nuôi con

 

Anh Xuân Kiên (Cà Mau) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi là Xuân Kiên và hiện tôi đang làm việc tại tỉnh Cà Mau. Tôi và vợ đã lấy nhau được 3 năm. Trong thời gian chung sống, chúng tôi thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, cãi vã khiến cả 2 bên đều rất mệt mỏi. Do chán nản nên tôi có vui chơi bên ngoài và ngoại tình với Kim – người yêu cũ của tôi. Sau khi bị vợ phát hiện, chúng tôi quyết định sẽ làm đơn xin ly hôn để cả 2 có thể tìm được hạnh phúc mới.

Tại thời điểm chuẩn bị tiến hành ly hôn, chúng tôi có với nhau một đứa con chung 2 tuổi. Vợ chồng tôi thỏa thuận sẽ để cho vợ trực tiếp nuôi dưỡng con do hiện con tôi còn quá bé, vẫn cần sự chăm sóc của mẹ.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: nếu trường hợp chúng tôi làm thủ tục ly hôn thuận tình thì Tòa án có dựa vào việc tôi ngoại tình để tước đi quyền được thăm nom con của tôi hay không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Tư vấn về quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Xuân Kiên. Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi. Đối với vấn đề liên quan đến quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, việc thăm nom con là một quyền cơ bản của người không trực tiếp nuôi con.

Đối với con, cha mẹ ly hôn là một tổn thất tinh thần vô cùng lớn. Điều mất mát lớn nhất từ sự ly hôn của cha mẹ đối với con là chúng mất đi một điều kiện cơ bản để phát triển – đó là một cơ cấu gia đình đầy đủ. Không ít những đứa trẻ đã rơi vào tình trạng rụt rè, thiếu tự tin, không hòa nhập được với bạn bè cùng trang lứa.

Khi thăm nom con, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con sẽ được củng cố và xóa đi những suy nghĩ, những mặc cảm về cuộc ly hôn của cha mẹ. Đối với người không trực tiếp nuôi con, quyền thăm nom con đã phần nào làm vơi đi nỗi buồn và nhớ con, làm giảm bớt cảm giác day dứt khi vì mình mà con cái phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm.

Tuy nhiên quyền thăm nom con chỉ có thể được đảm bảo và tôn trọng nếu như xuất phát từ lợi ích của con, đó cũng là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Nếu quyền này bị người không trực tiếp nuôi con lợi dụng, làm ảnh hưởng xấu đến con, pháp luật sẽ hạn chế quyền này của họ để đảm bảo cuộc sống ổn định cho con.

Thăm nom con là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên việc thăm nom con còn liên quan đến người trực tiếp nuôi dưỡng con và gia đình họ. Cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Quay trở lại với trường hợp của bạn Xuân Kiên, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn và vợ thuận tình ly hôn, cả hai cùng thỏa thuận rằng con chung sẽ do vợ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc.

Theo quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình ở trên, khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ và quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành không có quy định về việc tước hay hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con, ngay cả khi người này có hành vi ngoại tình trong thời kỳ hôn nhân.

Vì vậy, bạn là người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn nhưng bạn hoàn toàn có quyền được thăm nom con chung mà không ai có quyền được cản trở hay gây khó khăn cho bạn khi thực hiện quyền này. Nếu bạn còn thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến quyền thăm nom khi không trực tiếp nuôi con, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn mới nhất được quy định thế nào?

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

 

Chị Thu Phương (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có một số vấn đề thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Vợ chồng tôi ly hôn đến nay cũng được gần nửa năm do trước đó chồng tôi có hành vi ngoại tình. Theo bản án của Tòa án, khi ly hôn tôi được quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung còn chồng tôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con 1 triệu đồng/tháng với phương thức cấp dưỡng là một tháng một lần. 2 tháng đầu sau ly hôn, chồng tôi có gửi cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên từ tháng tiếp theo trở đi, chồng tôi không gửi nữa. Tôi có đề nghị anh cấp dưỡng thì anh nổi giận và đòi thay đổi quyền nuôi con.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: chồng tôi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có được hay không? Tôi phải làm gì để có thể bảo vệ quyền lợi của con? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Thu Phương. Tổng đài pháp luật cảm ơn bạn đã quan tâm và lựa chọn chúng tôi để hỗ trợ mọi vướng mắc của mình. Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Khi ly hôn, cha mẹ không chung sống cùng nhau nữa, không thể cùng nhau chăm sóc, dạy dỗ và lo toan cho con. Việc trực tiếp thực hiện trách nhiệm này chỉ thuộc về một người, điều này yêu cầu người không trực tiếp nuôi con phải cùng chia sẻ khó khăn. Nếu như thăm nom con là bù đắp về tình cảm, tinh thần cho con thì cấp dưỡng là sự đóng góp để đảm bảo cho con sự đầy đủ tối thiểu về vật chất. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được đặt ra đối với người không thực tiếp nuôi con, theo đó “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”

Tại Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, về nguyên tắc, cha mẹ sẽ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên. Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và có thể lao động tự túc được.

Áp dụng quy định trên vào trường hợp cụ thể của bạn Thu Phương, 2 vợ chồng bạn đã ly hôn và trong bản án ly hôn có quyết định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng của chồng bạn. Bản án này hiện đã có hiệu lực nhưng chồng bạn lại không chấp hành bản án, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Vì vậy trong trường hợp này, nếu cảm thấy hành vi của chồng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con cũng như người trực tiếp nuôi con là bạn thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với bản án ly hôn đã có hiệu lực.

Trên đây là giải đáp và quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề này hay cần được tư vấn về thủ tục giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi.

>> Xem thêm: Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có bị xử phạt không?

 

cach-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-ngoai-tinh

 

Chia tài sản ly hôn thế nào khi chồng/vợ ngoại tình?

 

Anh Văn Toàn (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Văn Toàn và hiện tôi đang sinh sống tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Tôi và vợ kết hôn đến nay cũng đã được 6 năm. Trong quá trình chung sống, chúng tôi đã cùng nhau dành dụm và mua được một căn nhà, một chiếc xe ô tô. Gần đây, tôi phát hiện cô ấy ngoại tình với một người đàn ông cùng cơ quan. Tôi đã thử khuyên răn cô ấy mong cô ấy thương con mà gìn giữ hạnh phúc gia đình nhưng cô ấy vẫn không chịu thay đổi. Hiện tại, tôi đang có ý định sẽ ly hôn với vợ.

Vậy luật sư cho tôi hỏi tài sản chung giữa tôi và vợ sẽ được chia như thế nào? Việc vợ tôi ngoại tình có ảnh hưởng đến việc chia tài sản hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.

 

>> Tư vấn về trường hợp chia tài sản ly hôn khi vợ/chồng ngoại tình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Văn Toàn. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ luật sư của chúng tôi. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của bạn như sau:

Tại Điều 29 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 đã quy định rõ: vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Theo thông tin bạn chia sẻ, nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân đổ vỡ là do vợ bạn có hành vi ngoại tình. Tài sản chung của bạn và vợ trong thời kỳ hôn nhân bao gồm một căn nhà và một chiếc xe ô tô. Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tuy nhiên sẽ có tính đến các yếu tố khác trong đó có yếu tố “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59.

Vì vậy trong trường hợp của bạn, nếu vợ bạn có hành vi ngoại tình nhiều lần, không yêu thương, chăm sóc chồng con và trên thực tế đây cũng là lý do dẫn đến việc ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét đến yếu tố lỗi của vợ bạn khi chia tài sản chung của vợ chồng.

Ly hôn vốn là vấn đề không ai mong muốn xảy ra trong cuộc hôn nhân của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề chia tài sản khi ly hôn hay cần hỗ trợ giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết, kỹ càng hơn từ luật sư.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn có tài sản chung được giải quyết như thế nào?

Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình/vợ ngoại tình – Tổng Đài Pháp Luật

 

Tổng đài pháp luật hiện là một trong những đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói riêng và các lĩnh vực pháp luật khác nói chung.

Tổng đài pháp luật luôn tự hào khi sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên gia, cố vấn pháp lý có trình độ chuyên môn sâu rộng và sự am hiểu pháp luật đa lĩnh vực. Trải qua hàng chục năm hoạt động trong nghề, xử lý hàng ngàn vụ án hôn nhân phức tạp, đội ngũ luật sư của Tổng đài pháp luật có thể đưa ra tư vấn cũng như những lời khuyên cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất để có thể hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý có thể đến với họ trong tương lai.

Tổng đài pháp luật đã từng tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình và giành quyền nuôi con khi vợ ngoại tình cho rất nhiều khách hàng, giúp họ có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình cũng như quyền lợi hợp pháp của những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn trên thực tế. Tổng đài pháp luật cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến giành quyền nuôi con khi ly hôn và sau khi ly hôn, cụ thể bao gồm:

– Tư vấn cách thức soạn thảo đơn khởi kiện giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, đơn khởi kiện giành quyền nuôi con khi vợ ngoại tình và hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện ly hôn

– Tư vấn thành phần hồ sơ khi khởi kiện giành quyền nuôi con

– Tư vấn cách thức thu thập chứng cứ khi có vợ/chồng ngoại tình theo đúng quy định của pháp luật để có thể giành được quyền nuôi con khi chồng ngoại tình/vợ ngoại tình

– Tư vấn về trình tự thủ tục ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con, cách thức phân chia tài sản chung khi ly hôn

– Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục về ly hôn, giành quyền nuôi con khi ly hôn

– Đại diện khách hàng ngoài tố tụng, trong tố tụng giải quyết về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

– Cung cấp các dịch vụ pháp lý khác về ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn theo yêu cầu của khách hàng

tu-van-cach-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-ngoai-tinh

 

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn [MỚI NHẤT]

Liên hệ Luật sư ly hôn, giành quyền nuôi con – Tổng Đài Pháp Luật

 

Nắm rõ sứ mệnh bảo vệ công lý, Tổng đài pháp luật luôn đồng cảm với khó khăn của khách hàng, từ đó cho khách hàng thấy được thái độ nghiêm túc cũng như tính thần trách nhiệm cao với công việc mà khách hàng giao phó.

Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đội ngũ luật sư của Tổng đài pháp luật đã chiếm được lòng tin của đông đảo quý khách hàng, làm cho họ thấy được họ đang được chia sẻ, cảm thông và được phục vụ một cách tận tâm nhất. Điều này đã hình thành ở khách hàng sự tin cậy, lòng biết ơn và tình cảm gắn bó lâu dài.

Vì vậy nếu quý khách hàng đang muốn giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình/vợ ngoại tình, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn, hay cần luật sư giải đáp các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, bạn có thể liên hệ với luật sư của chúng tôi thông qua các cách thức sau:

Số điện thoại: 1900.6174

Website: tongdaiphapluat.vn

Email: lienhe.luatthienma@gmail.com

Trên đây là những chia sẻ của Tổng đài pháp luật về vấn đề giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp bạn nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tiến hành thủ tục ly hôn, đồng thời có thể tự giải quyết được vấn đề phát sinh trong đời sống hôn nhân trên thực tế. Mọi vấn đề thắc mắc của các bạn liên quan đến các vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư của chúng tôi.