Không cấp dưỡng có được thăm nuôi không? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều người sau khi ly hôn liên quan đến quyền và nghĩa vụ đối với con. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp chi tiết vấn đề trên trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu nếu, bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Luật sư giải đáp miễn phí về không cấp dưỡng có được thăm nuôi không? Gọi ngay 1900.6174
Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
>> Luật sư tư vấn quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được xem là một trong các nghĩa vụ của cha hoặc mẹ đối với con. Theo quy định của pháp luật tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về cấp dưỡng như sau:
Cấp dưỡng là một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc các tài sản khác để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân và không sống chung với mình, có huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không còn khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân hoặc đang gặp khó khăn theo quy định của Luật này.
Ly hôn là việc hai người chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật nhưng quan hệ cha, mẹ, con vẫn sẽ tồn tại. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con khi chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không còn khả năng lao động để tự nuôi bản thân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.
Căn cứ vào quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Khi cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ tôn trọng đến quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng con.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người nào không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm con mà không có ai cản trở được. Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng đến việc thăm con để cản trở hoặc gây khó khăn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.
Vì vậy, theo quy định của pháp luật nếu sau ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng dựa theo mức thỏa thuận của hai vợ chồng cho con của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có bị phạt tù không?
Không cấp dưỡng có được thăm nuôi không?
Chị Trúc (Hưng Yên) có câu hỏi gửi đến Tổng Đài Pháp Luật:
“Thưa Luật sư, em có vấn đề thắc mắc như sau:
Em và chồng cũ em đã ly hôn được 1 năm hiện tại con của em được 3 tuổi. Sau khi ly hôn, em có thoả thuận với chồng là sẽ không cần trợ cấp nếu chồng em đồng ý đổi từ họ của con từ họ anh ấy sang họ của em và chồng em cũng chấp nhận với điều kiện đó. Em đã làm đơn cho chồng em ký và cũng đã hoàn tất việc đổi họ cho con em. Giờ chồng cũ của em muốn thăm con, nếu em không đồng ý thì có vi phạm pháp luật không? Mong Luật sư giải đáp giúp em! Em xin cảm ơn!”
>> Chồng không cấp dưỡng có được thăm nuôi không? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Chào chị Trúc, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa vào những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin được hỗ trợ giải đáp như sau:
Theo pháp luật hiện hành có quy định tại Điều 83 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ khi trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu với người không trực tiếp nuôi con thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình và được yêu cầu người không trực tiếp nuôi con và các thành viên trong gia đình tôn trọng quyền được nuôi con.
– Cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên khác không được cản trở người không nuôi con trong việc thăm, chăm sóc và giáo dục con.
Trong đó, trừ trường hợp được quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về hạn chế quyền thăm con khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa ra:
– Cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau:
Nếu bị kết án về một trong các tội liên quan đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con với lỗi cố ý hoặc có các hành vi vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con.
+ Phá hủy tài sản của con
+ Có lối sống đồi trụy
+ Ép buộc, xúi con làm những việc trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Căn cứ vào từng trường hợp mà Tòa án có thể sẽ tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật hôn nhân và gia đình để ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, giáo dục, quản lý đến tài sản riêng của con hoặc là đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 đến 5 năm. Khi đó, Tòa sẽ xem xét đến việc rút ngắn thời hạn này.
Như vậy, đối với vấn đề của chị Trúc, nếu chồng cũ của chị là người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nuôi con. Việc anh ấy không cấp dưỡng cho con là do hai người đã có thỏa thuận với nhau. Bởi nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không gắn liền với quyền lợi được thăm nom con. Do vậy, việc chị hạn chế đến vấn đề thăm nom con của người cha là không đúng với quy định pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi không cấp dưỡng có được thăm nuôi không? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp chị hiểu rõ về những khúc mắc đang gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết!
>> Xem thêm: Thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con [Hướng dẫn thủ tục A – Z]
Ngăn cản chồng/vợ thăm nuôi con vì không cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị xử phạt như thế nào?
Anh Đạt (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau:
Tôi đã ly hôn được 2 năm và có con được 5 tuổi. Sau khi ly hôn, con tôi ở với mẹ và tôi là người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Năm đầu tiên sau ly hôn, tôi vẫn được đưa đón con đi chơi hoặc thỉnh thoảng đưa về nhà tôi chơi với ông bà nội và tôi vẫn chu cấp đầy đủ tiền nuôi dưỡng cho vợ con. Nhưng do dịch covid vừa rồi, tôi làm ăn thua lỗ không còn đủ kinh tế nên tôi không gửi cấp dưỡng cho con nữa. Nên một năm nay tôi không được thăm con, kể cả gặp cũng không được vì vợ cũ tôi lấy ra lý do là vì tôi không gửi tiền cấp dưỡng cho con và những lý do khác nhau để không cho tôi gặp hay đưa đón con đi chơi. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi là: Vợ cũ tôi làm thế có đúng hay không? Nếu không thì sẽ bị xử phạt như nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Mức xử phạt khi ngăn cản chồng thăm nuôi con vì không cấp dưỡng cho con sau ly hôn như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Đạt, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Theo những thông tin mà anh gửi đến, chúng tôi xin được hỗ trợ tư vấn như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:
Sau ly hôn, cha hoặc mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, trông nom, giáo dục đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không còn năng lực hành vi hoặc mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con của mình.
Pháp luật quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con là được sống cùng với người trực tiếp nuôi con
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ được thăm con mà không ai được cản trở điều đó.
Cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con đến thăm nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con căn cứ vào khoản 2 Điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu; giữa cha mẹ với con; giữa vợ và chồng; giữa anh chi em: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những hành vi ngăn cản đến quyền thăm con, chăm sóc giữ ông bà và cháu; giữa cha, mẹ với con; trừ các trường hợp cha mẹ bị hạn chế về quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa; giữa vợ với chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Vì vậy, hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Như vậy, việc vợ cũ của anh Đạt không cho anh thăm con vì anh không gửi tiền cấp dưỡng cho con là trái quy định pháp luật. Ngoài ra, nếu vợ anh vẫn tiếp tục ngăn cản việc anh đến thăm con và không anh cho đưa con đi chơi thì chị ấy có thể sẽ bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng theo quy định của pháp luật.
Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về mức xử phạt đối với hành vi ngăn cản chồng/vợ thăm nuôi con vì không cấp dưỡng cho con sau ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú được quy định như thế nào?
Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có bị phạt không?
Anh Giang (Nam Định) có câu hỏi cần giải đáp:
“Chào Luật sư, tôi có vấn đề nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Tôi và vợ của mình ly hôn cũng được 2 năm, chúng tôi có một đứa con gái mới vào lớp một. Vợ tôi có quyền nuôi con khi ly hôn, còn tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nhưng mấy tháng gần đây, công việc không ổn định nên thu nhập của tôi không còn nhiều mà tôi còn phải nuôi cả bố mẹ của mình. Vì thế mà tôi định cắt đứt liên lạc và không gửi tiền chu cấp cho con tôi. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi không thực hiện cấp dưỡng nữa thì có bị xử phạt không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có bị phạt không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Giang, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến đội ngũ Luật sư tại tổng đài chúng tôi! Dựa vào những thông tin mà anh cung cấp, chúng tôi xin được giải quyết như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành nếu người nào không chịu cấp dưỡng thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
>> Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh, không thực hiện các nghĩa vụ nuôi dưỡng mà cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ thì có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.
Khi đó, người vi phạm buộc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó, sau khi bị Tòa án buộc thực hiện cấp dưỡng mà vẫn cố tình không thực hiện hoặc trốn tránh, không thực hiện đúng như cam kết thỏa thuận thì sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng được quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Vì vậy, đối với anh Giang nếu anh cắt đứt liên lạc, quan hệ với vợ con và không gửi tiền cấp dưỡng cho con của mình nữa thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
>> Không cấp dưỡng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Nếu người không trực tiếp nuôi con trốn tránh thực hiện việc cấp dưỡng trong khả năng của mình khiến cho con bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
– Bị phạt cảnh cáo
– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm
– Phạt tù sẽ từ 3 tháng đến 2 năm
Ngoài ra, nếu anh Giang đã bị xử phạt hành chính như trên mà vẫn cố tình không liên lạc, trốn tránh thì anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có bị phạt không? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp anh hiểu rõ về những vướng mắc liên quan đến vấn đề này. Mọi thắc mắc, anh vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có bị xử phạt không?
Làm sao để yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn?
Chị Thư (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Tôi và chồng tôi đã ly hôn với nhau được một năm, chúng tôi có một đứa con trai 4 tuổi. Sau ly hôn, tôi là người nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mấy tháng gần đây, tôi không nhận được tiền cấp dưỡng của anh ấy. Tôi cứ nghĩ là do anh ấy gặp khó khăn nên chưa kịp gửi, nhưng thật ra anh ấy đã cưới một người khác và chuyển đến một tỉnh khác ở và không liên lạc được. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: tôi phải làm gì để yêu cầu chồng cũ của tôi thực hiện cấp dưỡng cho con? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư hướng dẫn cách yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Thư, cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi! Căn cứ vào những thông tin mà chị đã cung cấp, chúng tôi xin được ra giải pháp như sau:
Việc cấp dưỡng được quy định trong quyết định/bản án ly hôn mà người có nghĩa vụ lại không thực hiện thì người còn lại có thể thực hiện những biện pháp sau để yêu cầu người kia phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình:
– Yêu cầu thi hành án: Dựa vào khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án dân sự quy định kể từ ngày có quyết định bản án ly hôn có hiệu lực thì người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện trong thời hạn 5 năm, đó là:
+ Hồ sơ chuẩn bị: Đơn yêu cầu thi hành án và bản án, quyết định ly hôn của cha, mẹ
+ Thời gian giải quyết yêu cầu thi hành án trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận và kiểm tra nội dung yêu cầu thi hành cùng các tài liệu chứng cứ kèm theo thì cơ quan có thẩm thi hành án sẽ thông báo bằng văn bản đến người có yêu cầu. Khi hết thời hạn 10 ngày tự nguyện mà người có nghĩa vụ vẫn không thực hiện cấp dưỡng thì bị cưỡng chế thi hành cấp dưỡng cho con nhưng trừ các ngày nghỉ, lễ tết và các trường hợp đặc biệt khác
– Khởi kiện: Trường hợp bản án quyết định ly hôn không có quy định về việc cấp dưỡng cho con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện yêu cầu tiền cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con. Vậy, thủ tục khởi kiện được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
+ Hồ sơ gồm có: Đơn khởi kiện, căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, bản án hoặc quyết định ly hôn, tài liệu chứng cứ thu thập của người phải cấp dưỡng và giấy khai sinh của con
+ Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường trú hoặc tạm trú
+ Thời gian giải quyết: Tùy vào tính chất của từng vụ án mà thời gian giải quyết có thể là 6 tháng hoặc ít hơn.
Đối với chị Thư, nếu việc cấp dưỡng của chồng cũ chị được quy định trong bản án ly hôn mà anh ấy không thực hiện, cũng không có lý do, cố tình trốn tránh thì chị có thể thực hiện thi hành án hoặc làm đơn khởi kiện yêu cầu anh ấy tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Trong quá trình khởi kiện, nếu chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn và một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến trên, Tổng Đài Pháp Luật đều dựa vào quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!