Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn chính xác nhất

Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con như thế nào? Làm thế nào để khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con? Trường hợp nào được chấm dứt cấp dưỡng? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp cụ thế nhất những thắc mắc trên. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng kết nối qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!

>> Luật sư hướng dẫn miễn phí cách tính mức cấp dưỡng nuôi con, gọi ngay 1900.6174

 

luat-su-huong-dan-cach-tinh-muc-cap-duong-nuoi-con
Luật sư hướng dẫn cách tính mức cấp dưỡng nuôi con

 

Quy định về mức tiền cấp dưỡng cho con

 

>>> Luật sư tư vấn quy định về mức cấp dưỡng nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

Khi ly hôn, một bên cha hoặc mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con, do đó, việc nuôi dưỡng con sẽ gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy việc đóng góp vật chất để nuôi con là điều cần thiết, không chỉ để đảm bảo duy trì cuộc sống ổn định cho con mà còn thể hiệu phần nào tinh thần trách nhiệm của cha, mẹ.

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn trên thực tế sẽ được đặt ra đối với người không trực tiếp nuôi con, theo đó “Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

“Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con”

Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy về nguyên tắc, cha mẹ sẽ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đủ 18 tuổi. Trong trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, lúc này cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và có thể lao động tự túc được.

Mức cấp dưỡng không chỉ là sự thể hiện nhu cầu của người con, khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm, mong muốn bù đắp cho con của cha mẹ khi họ không trực tiếp nuôi con.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn cũng như cách tính mức cấp dưỡng nuôi con, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình nhanh chóng!

 

Căn cứ xác định mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

 

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về căn cứ để xác định được mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập. Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, pháp luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể mà mức cấp dưỡng thông thường sẽ do hai bên vợ chồng thoả thuận. Chỉ khi họ không thoả thuận được, mới yêu cầu Tòa án giải quyết.

Sở dĩ pháp luật quy định mức cấp dưỡng sẽ do các bên quyết định bởi cha mẹ là những người hiểu rõ điều kiện kinh tế của mỗi bên nhất cũng như biết rõ những chi phí cần thiết cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung nên để các bên thỏa thuận có thể đưa ra mức cấp dưỡng sát với thực tế nhất

Do đó việc quyết định mức cấp dưỡng được căn cứ vào hai điều kiện như sau:

– Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con chung được cấp dưỡng:

Thông thường việc xác định nhu cầu, chi phí sinh hoạt đối với con chung của vợ chồng do các bên cha, mẹ đưa ra. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế ở mỗi vùng miền mà mức chi phí cho các nhu cầu thiết yếu đó cũng rất khác nhau. Vì vậy, việc ấn định một mức cấp dưỡng chung là không phù hợp với thực tế. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn mặc, ở, học tập, khám bệnh chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Tòa án sẽ xác minh khoản chi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con chung mà bên đang trực tiếp khai nhận căn cứ vào mức chính sinh hoạt bình quân tại địa phương xác minh từ chi phí học tập trên thực tế

– Thứ hai, căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của cha hoặc mẹ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chung.

Thu nhập của cha, mẹ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng chính là thu nhập thực tế của họ, bao gồm toàn bộ thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài lương như trên cộng tiền thưởng. Trong các trường hợp thu nhập thực tế của người cấp dưỡng không ổn định, mức thu nhập của họ được xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó.

Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, nếu các bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con

 

Chị Thủy (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và chồng là anh Toản có yêu nhau và kết hôn từ năm 2014. Chúng tôi có với nhau 1 con chung 2 tuổi. Đời sống hôn nhân của vợ chồng tôi không mấy hạnh phúc. Chồng tôi là người gia trưởng, bảo thủ, anh thường xuyên mắng chửi tôi mỗi khi tôi làm gì đó không vừa ý anh. Do không thể tiếp tục của hôn nhân này nữa nên tôi có đề nghị ly hôn với chồng. Con chung giữa chúng tôi còn quá bé nên sẽ do tôi trực tiếp nuôi dưỡng. Tôi có đề nghị anh cấp dưỡng nuôi con 4 triệu một tháng. Tuy nhiên anh không đồng ý trong khi đó hàng tháng mức lương của anh lên đến hơn 30 triệu, anh không phải nuôi hay cấp dưỡng cho bố mẹ hay ai khác.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi yêu cầu chồng mức cấp dưỡng 4 triệu một tháng cho con có được hay không? Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp này như thế nào?

Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Thủy, cảm ơn chị đã gửi những câu hỏi đến với Tổng Đài Pháp Luật. Qua quá trình tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành, cũng như những thông tin mà chị cung cấp bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải như sau:

Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con được quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó sẽ thỏa thuận mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con trong cuộc sống hàng ngày. Khi có lý do chính đáng thì mức cấp dưỡng này có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh và việc thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận.

Nếu trường hợp các bên không thỏa thuận được, lúc này một trong hai bên hoặc cả hai có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có mức cấp dưỡng cụ thể sẽ là 1 triệu, 10 triệu hay 50 triệu trên một tháng. Sở dĩ pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con là vì trên thực tế mỗi người sẽ có một mức thu nhập khác nhau cũng như nhu cầu của việc nuôi con cũng khác nhau.

Thông thường Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng sẽ dao động từ 15 đến 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trong trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng, có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó làm căn cứ.

Vì vậy quay lại với trường hợp của chị Thủy ở trên, như chị trình bày, chị và chồng muốn ly hôn tuy nhiên hiện tại hai bên chưa thỏa thuận được mức cấp dưỡng cho con. Do đó lúc này chị có thể làm đơn xin ly hôn đơn phương gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết quan hệ hôn nhân và mức cấp dưỡng nuôi con.

Lúc này Tòa án sẽ xác định mức cấp dưỡng nuôi con dựa trên nhu cầu thiết yếu của con và khả năng thực tế của chồng chị.

Chồng chị có thu nhập hơn 30 triệu một tháng, đồng thời con chị năm nay mới 2 tuổi, nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, thuốc men cần rất nhiều tiền những yếu tố trên sẽ là những căn cứ để Tòa án xác định mức cấp dưỡng 4 triệu đồng trên tháng chị yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con là có hợp lý hay không. Chồng chị có đủ khả năng để đáp ứng mức cấp dưỡng trên hay không.

Do đó chị cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ liên quan đến thu nhập của chồng cũng như những nhu cầu thiết yếu của con để có thể được Tòa án công nhận mức cấp dưỡng nuôi con 4 triệu đồng.

Mọi thắc mắc liên quan đến cách tính mức cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

cach-tinh-muc-cap-duong-nuoi-con-khoi-kien-yeu-cau-cap-duong
Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con – Khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng

 

Khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

 

Anh Đức (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và vợ có yêu nhau và tiến tới hôn nhân đến nay cũng được 6 năm. Gần đây do mâu thuẫn gia đình quá lớn, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, vợ tôi lại có tính ham chơi. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vợ đều không bỏ. Gần đây do cãi nhau quá lớn nên vợ tôi đã bỏ nhà đi, bỏ đứa con 5 tuổi ở nhà với tôi. Hiện tôi đang muốn ly hôn và yêu cầu vợ cấp dưỡng nuôi con, tuy nhiên vợ tôi không đồng ý cấp dưỡng mà cũng không chấp nhận trực tiếp nuôi con.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn khởi kiện để yêu cầu vợ cấp dưỡng cho con có được hay không? Thành phần hồ sơ tôi cần chuẩn bị bao gồm những gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu?

Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Luật sư hướng dẫn cách thức khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Đức, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của anh đến với đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những quy định của pháp luật, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho thắc mắc của chị như sau:

 

Chuẩn bị hồ sơ

 

>>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ yêu cầu vợ/chồng cấp dưỡng nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sẽ bao gồm:

– Đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con theo mẫu số 23 – DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP

– Bản sao có công chứng/chứng thực giấy chứng minh nhân dân của người khởi kiện

– Bản sao có công chứng/chứng thực sổ hộ khẩu

– Quyết định hoặc Bản án ly hôn (nếu có)

– Chứng cứ chứng minh thu nhập được chẳng hạn như: chứng cứ chứng minh thu nhập của hai vợ chồng, chứng cứ thể hiện mức chi tiêu cho con hàng tháng…

– Bản sao có công chứng/chứng thực giấy sinh của con

Như vậy trong trường hợp của anh Đức, để khởi kiện yêu cầu vợ cấp dưỡng nuôi con anh cần chuẩn bị đầy đủ những thành phần hồ sơ như chúng tôi phân tích ở trên để có thể được Tòa án thụ lý giải quyết.

 

Thẩm quyền giải quyết hồ sơ khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con

 

>>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con? Gọi ngay 1900.6174

– Xác định thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc:

Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con là một trong những tranh chấp về hôn nhân gia đình, do đó theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp:

Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng sơ thẩm những tranh chấp về Hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Xét trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận trước về Tòa án nơi giải quyết tranh chấp, vì vậy căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, theo đó:

“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”

Như vậy tóm lại trong vụ việc của anh Đức ở trên, thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ anh đang cư trú, làm việc.

 

Thời gian giải quyết

 

>>> Thời hạn giải quyết khởi kiện yêu cầu giải quyết cấp dưỡng nuôi con trong bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

Tại điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

“Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;”

Theo đó tại khoản 5 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về những tranh chấp về hôn nhân gia đình, trong đó có “Tranh chấp về cấp dưỡng.”

Như vậy căn cứ theo các quy định trên, áp dụng trong trường hợp của anh Đức, thời hạn để chuẩn bị xét xử vụ án về tranh chấp cấp dưỡng nuôi con sẽ là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Như vậy, trong trường hợp của anh Đức, anh cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như chúng tôi đã trình bày bên trên. Sau đó tiến hành nộp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ anh cư trú, làm việc để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình tiến hành khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, nếu anh gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

 

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

 

Anh Lộc (Tuyên Quang) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và vợ cũ ly hôn cách đây 15 năm, tại thời điểm đó con chung của tôi và vợ cũ mới có 5 tuổi. Do cháu còn nhỏ, cần có sự chăm sóc của người mẹ, hơn nữa cháu đã quen sống chung với gia đình bên ngoại nên chúng tôi đã thỏa thuận với nhau con chung sẽ do vợ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Còn tôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 2 triệu đồng 1 tháng. Tôi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó từ trước đến nay là 15 năm, hiện con trai tôi đã 20 tuổi đã thành niên và có khả năng lao động. Do đến nay tuổi đã cao, không đủ khả năng cấp dưỡng nên tôi có đề nghị với vợ cũ được chấm dứt việc cấp dưỡng cho con nhưng vợ cũ tôi không đồng ý.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi còn bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con nữa hay không? Các trường hợp nào được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con?

Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Lộc, cảm ơn anh đã gửi những băn khoăn của anh đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp đến với, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề mà anh gặp phải như sau:

Tại Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định cụ thể về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc đã có tài sản để có tự nuôi mình

– Người được cấp dưỡng được người người khác nhận làm con nuôi

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Như vậy trong trường hợp của anh Lộc, như anh trình bày, anh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung giữa vợ cũ 15 năm nay. Hiện con chung giữa anh và vợ cũ đã 20 tuổi, đủ tuổi thành niên và có khả năng lao động.

Do đó căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong trường hợp này anh sẽ được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng và không buộc phải cấp dưỡng nuôi con chung nữa.

Nếu anh còn thắc mắc nào liên quan đến các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng và làm thế nào để được chấm dứt cấp dưỡng nuôi con theo đúng quy định của pháp luật, hãy kết nối qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

 

cach-tinh-muc-cap-duong-nuoi-con-truong-hop-cham-dut-cap-duong-nuoi-con
Cách tính mức cấp dưỡng nuôi con – Khởi kiện chấm dứt cấp dưỡng nuôi con

 

Trường hợp không cấp dưỡng nuôi con phải làm sao?

 

Chị Hạnh (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và chồng cũ lấy nhau từ năm 2019. Tuy nhiên do mâu thuẫn gia đình, bất đồng quan điểm sống nên chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, đời sống hôn nhân không hạnh phúc, do đó chúng tôi đã quyết định ly hôn. Chúng tôi thỏa thuận con chung sẽ do tôi trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, còn chồng cũ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con số tiền 1 triệu đồng/tháng với phương thức cấp dưỡng 1 tháng 1 lần. Chồng tôi thực hiện nghĩa vụ này được 2 tháng đầu, sau đó chồng cũ tôi có tình trốn tránh thực hiện nghĩa trên mặc dù tôi đã nhiều lần nhắc nhở.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu trường hợp chồng cũ tôi vẫn cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì tôi phải làm sao?

Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Luật sư tư vấn cách giải quyết khi vợ/chồng cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Hạnh, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp đến với chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Theo quy định của pháp luật,  người có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi:

– Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật

– Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

Nếu hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì lúc này người có hành vi vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, quay trở lại với trường hợp của chị Hạnh ở trên, như chị trình bày, vợ chồng chị đã ly hôn. Theo đó, vợ chồng chị có thỏa thuận với nhau con chung sẽ do chị trực tiếp nuôi dưỡng. Còn chồng chị sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên chồng chị lại thường xuyên trốn tránh, không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ này.

Do đó theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với hành vi này chồng chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng. Hơn thế nữa, nếu hành vi trốn tránh của chồng chị làm cho con chung dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.

Vì vậy nếu chồng chị sau nhiều lần được nhắc nhở vẫn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì lúc này chị có thể chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc cũng có thể làm đơn gửi đến Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Cơ quan Công an để được xem xét và giải quyết. Trong quá trình yêu cầu cấp dưỡng, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề cách tính mức cấp dưỡng nuôi con của Tổng Đài Pháp Luật. Thông qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về mức cấp dưỡng nuôi con cũng cách yêu cầu vợ/chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên cũng như trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, bạn vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174  để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!