Bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi có được chia tài sản không? Con trên 18 tuổi có được cấp dưỡng khi bố mẹ ly hôn không? Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!
Bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi có phải có mặt tại Tòa án không?
Chị Tuyết – Nghệ An có câu hỏi:
“Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2001, có hai người con trai một đứa năm nay 21 tuổi và một đứa 15 tuổi. Đứa con trai đầu của tôi hiện nay cháu đang đi du học Hàn Quốc. Trước đây trong quá trình chung sống vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, thời gian đó chồng tôi còn qua lại với người phụ nữ khác dù biết nhưng tôi vẫn tha thứ vì nghĩ đến hai con.
Chồng tôi hiện nay vẫn có người phụ nữ khác ở bên ngoài, vì các con tôi đã lớn nên tôi đề nghị ly hôn với chồng, khi đó chồng tôi cũng đồng ý. Hai vợ chồng tôi đã gửi đơn ly hôn lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Tôi muốn hỏi luật sư hiện tại con trai đầu tôi đang đi du học tại nước ngoài không có ở Việt Nam khi Tòa án giải quyết đơn ly hôn thì con trai tôi có cần có mặt không? Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư giải đáp bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi có cần có mặt tại Tòa án, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Tuyết! Cảm ơn anh chị đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật là nơi giải quyết những thắc mắc của chị. Câu hỏi của chị, qua việc phân tích luật sư đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về đương sự trong vụ án dân sự cụ thể như sau:
“…
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự”
Như vậy trong trường hợp của chi Tuyết việc đứa con lớn 20 tuổi của chị đang du học Hàn Quốc không nhất thiết cần có mặt trong phiên tòa giải quyết ly hôn của anh chị. Chỉ trong trường hợp có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cháu và cháu có yêu cầu tham gia thì mới cần có mặt.
Nếu chị còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến con trên 18 tuổi có cần phải đến Tòa khi bố mẹ ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>> Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật
Bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi có được chia tài sản không?
Chị Thắm – Thái Bình có câu hỏi:
“Chào luật sư! Bố mẹ tôi kết hôn từ năm 2000, tôi năm nay 21 tuổi và em trai tôi 18 tuổi. Bố tôi có người phụ nữ khác bên ngoài nên thường xuyên không ở nhà và không quan tâm vợ con. Hiện nay chị em tôi đã lớn nên mẹ tôi quyết định làm thủ tục ly hôn. Tài sản bố mẹ tôi có hiện nay bao gồm một căn nhà giá trị khoảng 1 tỷ đồng, hai mảnh đất, hai chiếc xe máy (một xe Lead, một xe Ware).
Luật sư cho tôi hỏi đối với tài sản trên, khi bố mẹ ly hôn tài sản này sẽ được chia như thế nào? Hiện tại tôi và em trai tôi có được chia tài sản hay không? Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Giải đáp nhanh bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi có được chia tài sản không, gọi ngay 1900.6174 .
Trả lời:
Chào chị Thắm! Cảm ơn chị đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật là nơi giải quyết những thắc mắc của chị. Câu hỏi của chị, qua việc phân tích luật sư đưa ra câu trả lời như sau:
Xác định chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, vợ/ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản chung của hai vợ chồng đã cùng tạo lập trước đây. Quyền, nghĩa vụ không phân biệt vị trí lao động của mỗi người trong xã hội. Cơ quan có thẩm quyền chỉ tiến hành chia tài sản này theo quy định khi hai vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau và có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quy định việc phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện cần đáp ứng điều kiện như sau:
– Đảm bảo rằng tài sản đó là do vợ chồng cùng tạo lập được.
– Tài sản tuy không do vợ chồng tạo ra nhưng được nhận từ những người khác do được tặng, cho hoặc thừa kế chung.
– Tài sản tạo ra là tài sản riêng của mỗi đương sự nhưng thời điểm còn tồn tại quan hôn nhân được chính họ thỏa thuận và bổ sung vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Nguyên tắc giải quyết chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền tôn trọng thỏa thuận giữa vợ và chồng đối với tài sản chung. Do đó, hai bên vợ chồng nếu đã có thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản chung thì Tòa giải quyết việc chia tài sản theo thỏa thuận này. Trường hợp trước đó hai bên đã thỏa thuận việc phân chia tài sản nhưng không được pháp luật công nhận hoặc việc thỏa thuận này không hình thành dưới sự tự nguyện khi có yêu cầu Tòa án sẽ tiến hành giải quyết phân chia tài sản theo quy định pháp luật.
Theo căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 khi có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và việc phân chia tài sản ly hôn,
– Hoàn cảnh thực tế của gia đình nói chung, và của vợ chồng nói riêng khi thực hiện phân chia tài sản.
– Xem xét công sức đóng góp của mỗi bên trong việc hình thành và phát triển những tài sản này.
– Vấn đề chia tài sản chung cần đảm bảo điều kiện cho người trực tiếp sử dụng tài sản đó trong lao động, sản xuất, kinh doanh.
– Ngoài cơ sở nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét đến lỗi nếu có của hai bên để dẫn đến việc ly hôn.
Quyền được chia tài sản của con khi bố mẹ ly hôn
Đối với tài sản chung của vợ chồng mà có công sức đóng góp của con cái trong quá trình tài sản đó được tạo nên thì khi xử lý tài sản cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích của con đối với tài sản đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015, con cái trong gia đình được phân chia tài sản khi cha mẹ ly hôn nếu đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
– Các con có đóng góp công sức cùng cha mẹ trong quá trình hình thành và phát triển tài sản chung đó.
– Tài sản trong gia đình được xác định là tài sản riêng của con.
Trường hợp này khi tiến hành phân chia tài sản, quyền lợi của người con xác định trên cơ sở quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Tài sản được xác định là tài sản riêng của con thuộc quyền sở hữu của con và không đem đi chia.
– Tài sản thuộc sở hữu chung của gia dình, trong đó có con có thể chia bằng hiện vậy khi đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp không thể chia bằng hiện vật, thì người sở hữu chung tài sản có yêu cầu chia hoặc có thể bán phần quyền sở hữu tài sản của mình được chia bằng hiện vật thì phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản mà con được hưởng.
Như vậy, theo thông tin mà chị đã cung cấp, tài sản mà bố mẹ chị tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc được xem là tài sản chung của vợ chồng trừ khi tài sản này được chứng minh là tài sản cho tặng, thừa kế.
Vì vậy tất cả tài sản do bố mẹ chị tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung bố mẹ, các con không có quyền được chia tài sản sau khi bố mẹ ly hôn. Chị và em trai chị chỉ được chia tài sản khi thuộc trường hợp sau:
– Bố mẹ chị có thỏa thuận cho tặng con cái một phần hoặc toàn bộ tài sản.
– Đất, tài sản là tài sản chung của hộ gia đình (thành viên trong hộ gia đình được nhà nước giao đất cũng bao gồm các con).
– Tài sản trong gia đình được xác định là tài sản riêng của chị hoặc em chị.
Trên đây là giải đáp thắc mắc của Luật sư về vấn đề bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi có được chia tài sản không? Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này, nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!
Bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi nhưng vẫn đi học, chưa có thu nhập có được cấp dưỡng không?
Chị Hòa – Nghệ An có câu hỏi:
“Chào luật sư! Vợ chồng tôi đã ly hôn được 8 năm, có một con gái. Hiện nay con tôi trên 18 tuổi, con gái tôi hiện học tại trường Đại Học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Con gái tôi phải ra Hà Nội thuê trọ để phục vụ việc học tập. Hiện tại số tiền để đóng học phí, tiền ăn ở của con rất cao một mình tôi không thể chu cấp được.
Vậy tôi muốn hỏi luật sư tôi có thể yêu cầu chồng tôi tiếp tục cấp dưỡng cho con đến khi ra trường và kiếm được tiền không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư giải đáp con trên 18 tuổi có được cấp dưỡng không, gọi ngay 1900.6174 .
Chào chị Hòa! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Trong quá trình xem xét chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định Luật hôn nhân gia đình 2014 sau ly hôn, cha mẹ vẫn phải thực hiện quyền nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, hay con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không tài sản tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con phải tiến hành cấp dưỡng cho con sau ly hôn.
Căn cứ tại Khoản 11 Điều 118 Luật hôn nhân Gia đình quy định về trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng đã đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, theo quy định pháp luật con cái có vấn đề về sức khỏe mất khả năng lao động thì người không trực tiếp nuôi con sẽ phải cấp dưỡng đến khi tình trạng này không còn. Còn khi sức khỏe và trí tuệ phát triển một cách bình thường, dù con đang đi học nhưng trên thực tế đã có thể lao động tạo ra thu nhập để lo cho bản thân.
Bởi vậy trong trường hợp của chị Hòa, con gái chị trên 18 tuổi có khả năng lao động, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có khả năng tạo ra thu nhập thì việc cấp dưỡng hiện tại không mang tính bắt buộc. Người không trực tiếp nuôi không bắt buộc phải cấp dưỡng, vì vậy chị không thể yêu cầu chồng tiếp tục cấp dưỡng.
>> Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn quy định như thế nào?
Trên đây là những thông tin Tổng Đài Pháp Luật giải đáp câu hỏi quanh vấn đề về bố mẹ ly hôn con trên 18 tuổi. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật và có thể áp dụng vào trường hợp cụ thể thực tế. Mọi băn khoăn, thắc mắc của bạn về vấn đề trên vui lòng kết nối với chúng tôi qua 1900.6174 để nhận sự hỗ trợ nhanh chóng!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174