Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng – Mẫu đơn [chi tiết A – Z]

Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng là một trong những quy định pháp luật quan trọng trong chế độ hôn nhân. Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Để hiểu hơn về quy định pháp luật này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật. Nếu như anh/chị có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan cần được làm rõ hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

thoa-thuan-tai-san-chung-cua-vo-chong
Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng

Quy định về quyền thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí quy định về quyền thoả thuận tài sản chung của vợ chồng, gọi ngay 1900.6174

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rất rõ về quyền thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng tại Điều 38 luật này, cụ thể:

“ Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia chia tài sản” , tuy nhiên trong một số trường hợp, vợ chồng không thể tự thỏa thuận phân chia tài sản, bao gồm:

– Trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, con chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

– Trường hợp thỏa thuận phân chia tài sản chung nh

ằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ:

+ Một là nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng

+ Hai là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

+ Ba là nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản

+ Bốn là nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức

+ Năm là nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước”

Như vậy, vợ chồng hoàn toàn có quyền được thỏa thuận phân chia tài sản chung trước thời kỳ hôn nhân. Trường hợp anh/chị muốn được tư vấn về các điều khoản trong thỏa thuận chung về tài sản của vợ chồng, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng  1900.6174  của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Tư vấn miễn phí

Trường hợp nào thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu?

 

Chị Diệp Anh (Bắc Giang) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi tên Diệp Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Bắc Giang. Tôi đang có một vài câu hỏi liên quan đến thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng trước hôn nhân, mong luật sư hỗ trợ giải đáp.

Gia đình chồng tôi rất giàu có, chồng tôi là con một nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhà tôi nghèo, nợ nần chồng chất nên tôi đồng ý gả cho nhà anh để có tiền trả nợ cho mẹ. Trước khi kết hôn, tôi và chồng đã cùng nhau lập một bản thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng, trong đó nói rõ căn nhà đang ở và một mảnh đất 200m2 tại thị xã X của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ do tôi đứng tên.  

Mặc dù bố mẹ chồng đều đồng ý nhưng liệu thỏa thuận này có bị vô hiệu không? Tôi có được đứng tên căn nhà và mảnh đất X không? Mong luật sư giải đáp.

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu hóa, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào chị Diệp Anh! Đối với thắc mắc của chị, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành Luật sư chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thoả thuận về chế độ tài sản vợ chồng sẽ bị vô hiệu thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất,  thỏa thuận không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, thoả thuận tài sản chung vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện về hiệu lực như sau:

– Vợ, chồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp.

– Hai vợ chồng phải hoàn toàn tự nguyện lập thỏa thuận tài sản chung vợ chồng.

– Mục đích, nội dung của thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nếu thoả thuận về tài sản chung vợ chồng không đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên thì sẽ bị vô hiệu.

Thứ hai, thỏa thuận vi phạm các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định tại điều 29; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong  việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình được quy định tại điều 30 hoặc trái với quy định tại điều 30 về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng sau khi kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Thứ ba, nội dung của thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, thừa kế và quyền khác giữa cha, mẹ, con và thành viên khác trong gia đình

Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Do đó, nếu thoả thuận được vợ chồng xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc hoặc vi phạm các quyền, lợi ích khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình thì cũng sẽ bị vô hiệu.

Đối với trường hợp của chị, chồng chị bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thuộc vào trường hợp thứ nhất, người chồng không đáp ứng các điều kiện về hiệu lực cụ thể là bị hạn chế năng lực hành vi nên không thể xác lập giao dịch, do đó thỏa thuận trên vô hiệu.

>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân – Tư vấn từ A-Z

thoa-thuan-tai-san-chung-cua-vo-chong

 

Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng

Tổng Đài Pháp Luật cung cấp cho anh/chị mẫu văn bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng mới nhất, anh/chị có thể tham khảo dưới đây:

Download (DOCX, 16KB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG

TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

 

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ………., tại …………………………….

Chúng tôi gồm :

– Ông:  ……………………………………………………Sinh năm:………………………………………                           

  CMND/CCCD số: ………….. do ………………………………….. cấp ngày…./…../…………

  Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………..

– Cùng vợ là bà:  …………………………………………Sinh năm:…………………………………..                              

  CMND/CCCD số: ………….. do ………………………………….

cấp ngày…./…../……

  Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

       Chúng tôi là vợ chồng theo giấy chứng nhận kết hôn số ……, quyển số ………. do UBND …………………… cấp ngày ……………

ĐIỀU 1

TÀI SẢN CHUNG VÀ CÔNG NỢ

Trong thời kỳ hôn nhân, ông ……………. và bà ………………. tạo lập được khối tài sản chung cụ thể như sau:

Tài sản chung:

* Tài sản 1:

       Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………… Mang tên ……………..

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

– Thửa đất số:  …………            – Tờ bản đồ số: ………..

– Địa chỉ thửa đất: ………………………….

– Diện tích: ………….  m2 (Bằng chữ: ……………………).

– Hình thức sử dụng:  riêng: ……………. m2  ;  chung: Không

– Mục đích sử dụng:  ………………

– Thời hạn sử dụng:  ………………

– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………

* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

Loại nhà: ………..                            ;   – Diện tích xây dựng: ………m2

– Kết cấu nhà: ……………………….. ;   – Diện tích sàn: …………….. m2

– Năm hoàn thành xây dựng : ……… ;    – Số tầng : ……

* Tài sản 2 :

          Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………… Mang tên ……………..

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

– Thửa đất số:  …………            – Tờ bản đồ số: ………..

– Địa chỉ thửa đất: ………………………….

– Diện tích: ………….  m2 (Bằng chữ: ……………………).

– Hình thức sử dụng:  riêng: ……………. m2  ;      chung: Không

– Mục đích sử dụng:  ………………

– Thời hạn sử dụng:  ………………

– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………

* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

– Loại nhà: ………..                            ;   – Diện tích xây dựng: ………m2

– Kết cấu nhà: ……………………….. ;   – Diện tích sàn: …………….. m2

  – Năm hoàn thành xây dựng : ……… ; – Số tầng : ……

 

ĐIỀU 2

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

Nay vợ chồng thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản chung trên như sau:

Giao cho bà …………………………… được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………… Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan.

Giao cho ông …………………………… được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………… Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan

ĐIỀU 3 CÁC THỎA THUẬN KHÁC

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận phân chia là tài sản chung của vợ, chồng;

ĐIỀU 4 CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

 Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

              – Những thông tin về nhân thân, về tài sản trong Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng này là đúng sự thật;

              – Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo đúng ý chí và nguyện vọng của chúng tôi và không trái pháp luật;

              – Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.

              – Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Văn bản thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

              – Văn bản thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

 ĐIỀU 5 ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.

Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tính từ ngày hai bên ký vào Văn bản này. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên và trước khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký tên, điểm chỉ vào Văn bản.

 

 

Người vợ                                                                     Người chồng

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Các văn bản pháp lý sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục, để được hướng dẫn lập thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng trước thời kỳ hôn nhân hoặc tư vấn về các điều khoản nên đề cập trong thỏa thuận chung của vợ chồng, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn.

>> Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân được xác định và phân chia như thế nào?

 

Văn bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng có cần công chứng không?

 

Chị Huỳnh Hoa (Cao Bằng) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi tên Huỳnh Hoa, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Cao Bằng. Tôi đang gặp một vài khó khăn trong việc lập thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng trước thời kỳ hôn nhân. Mong luật sư hỗ trợ giải đáp.

Tôi năm nay 29 tuổi, đã có một căn nhà là tài sản riêng và một mảnh đất bố mẹ tặng cho riêng. Chính vì thế, tôi muốn lập văn bản thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng trước khi đi đến kết hôn. Tuy nhiên, tôi không biết văn bản thỏa thuận này có cần công chứng không? Rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!”

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí giấy tờ thỏa thuận tài sản chung vợ chồng, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình trả lời:

Xin chào chị Huỳnh Hoa! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ chị giải đáp các vấn đề pháp lý. Đối với thắc mắc của chị, chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản.

Nếu vợ chồng có yêu cầu thì văn bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng có thể được công chứng theo quy định.

Do đó, việc công chứng thỏa thuận chung về tài sản vợ chồng không phải là thủ tục bắt buộc.

Nếu muốn công chứng thỏa thuận tài sản, vợ chồng phải chuẩn bị:

– Một là phiếu yêu cầu công chứng

– Hai là giấy tờ tùy thân bao gồm:

+ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu

+ Sổ hộ khẩu gia đình

– Ba là giấy tờ chứng minh tài sản chung vợ chồng:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Sổ tiết kiệm

+ Đăng ký xe

– Bốn là giấy đăng ký kết hôn

– Năm là dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu có)

Như vậy, chị có thể công chứng hoặc không công chứng văn bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng. Nếu gặp khó khăn trong việc công chứng văn bản thỏa thuận, chị có thể liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

thoa-thuan-tai-san-chung-cua-vo-chong-co-hieu-luc-khi-nao

 

Thời điểm thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?

 

Anh Quốc Trượng (Vũng Tàu) có câu hỏi:

” Xin chào luật sư! Tôi và vợ trước khi đăng ký kết hôn cùng lập một bản thỏa thuận về tài sản chung, đã công chứng đầy đủ. Vậy thỏa thuận này đã phát sinh hiệu lực chưa, hay chỉ khi chúng tôi ly hôn thì thỏa thuận này mới có hiệu lực. Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư! “

 

>> Để lập thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng cần chuẩn bị những gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn

Trả lời:

Xin chào anh Quốc Trượng! Đối với câu hỏi của anh, Tổng Đài Pháp Luật xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như sau:

“Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.”

Do đó, nếu trong thỏa thuận anh có ghi rõ ngày phát sinh hiệu lực thì thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng anh có hiệu lực từ thời điểm đó. Trường hợp, vợ chồng anh không thỏa thuận về thời điểm thỏa thuận phát sinh hiệu lực, thì thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày anh lập văn bản thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi về thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng và các câu hỏi khác có liên quan. Tuy nhiên, anh/chị cần lưu ý, thỏa thuận này được lập trước thời kỳ hôn nhân mới được chấp nhận. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được hỗ trợ.