Đổi dân tộc cho con nuôi thủ tục phức tạp hơn so với đổi dân tộc cho con ruột, do đó nhiều người gặp khó khăn khi thực hiện đổi dân tộc cho con nuôi. Vậy hồ sơ thay đổi dân tộc cho con cần chuẩn bị giấy tờ gì? Thủ tục đổi dân tộc cho con nuôi thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi trên và các vấn đề liên quan đến chia tài sản. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Có thể đổi dân tộc cho con nuôi không?
Anh Quốc Dũng (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi tên Quốc Dũng, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Lạng Sơn. Tôi đang có một vài thắc mắc liên quan đến việc đổi dân tộc cho con nuôi muốn luật sư tư vấn giúp.
Năm 2018, qua một chuyến thiện nguyện giúp đỡ trẻ em mồ côi ở vùng cao, tôi đã được một cậu bé người dân tộc giúp đỡ và sau này tôi nhận cậu bé đó làm con nuôi. Cậu bé dân tộc H’mông nhưng tôi muốn đổi dân tộc cho cháu để tiện cho việc sinh hoạt cũng như công việc sau này của cháu. Vậy tôi có thể đổi dân tộc cho con nuôi không? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư.”
>> Giải đáp miễn phí có được đổi dân tộc cho con nuôi theo họ mình không? Liên hệ 1900.6174 để được giải đáp
Trả lời:
Xin chào anh Quốc Dũng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ anh giải đáp các thắc mắc. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi xin trả lời như sau:
Xác định dân tộc là một trong những quyền cơ bản của cá nhân được quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó:
– Thứ nhất, cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
Dân tộc của cá nhân khi sinh ra sẽ được xác định theo dân tộc của cha mẹ đẻ. Cha mẹ có thể thỏa thuận để xác định dân tộc của con theo dân tộc của một trong hai, trường hợp không có thỏa thuận dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của đứa bé và được nhận làm con nuôi dân tộc của đứa bé được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc theo thỏa thuận của cả cha mẹ nuôi.
– Thứ hai, đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi, việc xác định lại dân tộc cho phải được sự đồng ý của người đó.
– Thứ ba, pháp luật cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc của cá nhân nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
Theo như quy định trên, bé bị mồ côi và được anh nhận làm con nuôi, anh có thể làm thủ tục xác định lại dân tộc cho con. Tuy nhiên, trường hợp con anh từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi cần sự đồng ý của con, anh mới có thể tiến hành thủ tục xác định lại dân tộc cho con. Dân tộc của con sau khi xác định lại sẽ theo dân tộc của anh.
Trên đây là toàn bộ nội dung Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc của anh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, anh có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ.
>> Xem thêm: Thủ tục đổi dân tộc cho con cần giấy tờ gì? Luật sư tư vấn
Thủ tục thay đổi dân tộc cho con nuôi
Chị Minh Trang (Bà Rịa-Vũng Tàu) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi tên Minh Trang, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bà Rịa. Tôi đang có một vài thắc mắc liên quan đến thủ tục thay đổi dân tộc cho con nuôi, mong luật sư tư vấn giúp.
Tôi và chồng kết hôn đã nhiều năm nhưng không có con. Hai bên nhà đình mong ngóng từng ngày, chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Chính vì thế, vợ chồng tôi quyết định nhận một bé trong cô nhi viện về nuôi. Chúng tôi muốn làm thủ tục đổi dân tộc cho con nuôi cần chuẩn bị những gì? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư!”
>> Liên hệ tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục thay đổi dân tộc cho con nuôi, gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ
Trả lời:
Xin chào chị Minh Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Đối với thắc mắc của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Mẫu tờ khai thay đổi dân tộc cho con nuôi
>> Mẫu tờ khai thay đổi dân tộc cho con nuôi, liên hệ 1900.6174
Đầu tiên, để tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc cho con nuôi, chị cần chuẩn bị mẫu tờ khai như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi: (1) ……………………..
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………..
Nơi cư trú: (2)………………………………………………………………….
Giấy tờ tùy thân: (3)………………………………………………………..
Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch: …
Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) …………………………………
cho người có tên dưới đây
Họ, chữ đệm, tên: …………………………….. Giới tính:…………….
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………..
Dân tộc:…………………………… Quốc tịch:……………………………..
Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………..
Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………..
Đã đăng ký (5) …….. ngày …. tháng …. năm …… tại số: …… Quyển số: ….. của …..
Từ: (6)………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Thành:…………………………………………………………………………….
Lý do:……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: …………. , ngày ………. tháng ……… năm ………..
Người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi)
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai:
1.Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh.
2. Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú ghi theo nơi đang sinh sống.
3. Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
4. Ghi rõ loại việc thực hiện
5. Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây
6. Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc
Trường hợp bổ sung hộ tịch ghi rõ nội dung đề nghị bổ sung.
>> Xem thêm: Đổi dân tộc cho con có được không? Ai có quyền đổi dân tộc?
Trình tự, thủ tục thay đổi dân tộc cho con nuôi
>>Trình tự, thủ tục thay đổi dân tộc cho con nuôi, gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, trường hợp công dân yêu cầu xác định lại dân tộc trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Thủ tục xác định lại dân tộc gồm các bước sau:
– Bước 1: Nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
– Bước 2: Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch nếu xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ
– Bước 3: Sau khi công chức tư pháp- hộ tịch báo cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ cấp trích lục cho người yêu cầu
Lưu ý: Đối với trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
–Trường hợp cần phải xác minh thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
–Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
–Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp câu hỏi của chị liên quan đến thủ tục xác định lại dân tộc cho con nuôi, nếu trong quá trình thực hiện thủ tục chị gặp khó khăn cần hỗ trợ hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được chuyên viên hướng dẫn chi tiết, nhanh chóng!
>> Xem thêm: Đổi tên cho con ở đâu? – Hướng dẫn thủ tục đổi tên cho con
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về những quy định và vấn đề thực tế liên quan đến thủ tục đổi dân tộc cho con nuôi. Các thông tin được cung cấp trong bài viết đều được căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn có vướng mắc hoặc vấn đề nào chưa rõ cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!