Đất rừng là loại đất do Nhà nước quản lý và giao cho các cá nhân, tổ chức với các mục đích khác nhau. Vậy đất rừng có được chuyển nhượng không? Chuyển nhượng đất rừng như thế nào? Đối tượng nào được giao đất mà không thu tiền sử dụng đất? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài sau. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Đất rừng có được chuyển nhượng không?
Chị Lộc (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Gia đình tôi trước đây được Nhà nước giao cho 6 héc ta rừng sản xuất. Sau đó, bố mẹ tôi đã đem đi làm hồ sơ thủ tục và cũng đã được cấp sổ. Sau nhiều năm canh tác, gia đình tôi do sắp chuyển đi nơi khác sống nên có mong muốn sẽ chuyển nhượng toàn bộ 6 héc ta đất trên cho một hộ gia đình khác.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi đất rừng có được chuyển nhượng không?
Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật giải đáp miễn phí đất rừng có được chuyển nhượng không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật đất đai trả lời:
Chào chị Lộc, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà anh gặp phải như sau:
Theo quy định tại điểm c, d, đ tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 có quy định, hiện nay có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Theo quy định của pháp luật không cấm việc chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013 có quy định một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể bao gồm:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế theo quy định không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, chỉ trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân sẽ không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu vực đó.
Như vậy, áp dụng trong trường hợp của chị Lộc ở trên, do quy định tại Điều 191 của Luật đất đai 2013 không có các quy định về việc không được nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Do đó gia đình chị vẫn được phép chuyển nhượng đất rừng sản xuất mà gia đình mình đang sử dụng cho gia đình khác. Tuy nhiên gia đình chị phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định của nhà nước.
Nếu muốn biết rõ hơn về các điều kiện để có thể được chuyển nhượng đất rừng, chị có thể kết nối ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí!
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất – Thủ tục chuyển đổi đất
Khi nào đất rừng được chuyển nhượng?
Chị Điệp (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Trước đây, bố tôi có được Nhà nước giao cho một mảnh đất rừng sản xuất rộng khoảng 1000m2. Gần đây, do tuổi cao sức yếu nên bố tôi mong muốn được chuyển nhượng mảnh đất trên cho người khác để lấy tiền đó dưỡng già cũng như chia cho các con một ít để lấy vốn làm ăn. Tuy nhiên hiện gia đình tôi không biết mảnh đất rừng này có được chuyển nhượng hay không? Khi nào được chuyển nhượng?
Vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề trên! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Trường hợp nào được chuyển nhượng? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Điệp, cảm ơn câu hỏi của chị đã gửi đến Tổng Đài Pháp Luật! Qua quá trình xem xét, tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành nếu muốn chuyển nhượng đất rừng sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đáp ứng điều kiện chung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ phải đáp ứng các điều kiện đó là:
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất”
– Hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất:
“Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi”
– Đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất.
Luật đất đai hiện nay có quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Nhà nước phê duyệt trước đó.
Người nhận chuyển nhượng phải có sổ hộ khẩu đối với khu vực rừng muốn chuyển nhượng.
– Mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất
Đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất phải có mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Nhà nước phê duyệt.
Áp dụng trong trường hợp của chị Điệp, nếu bố chị muốn chuyển nhượng phần diện tích đất rừng sản xuất hiện đang sử dụng, gia đình chị phải đáp ứng các điều kiện mà chúng tôi phân tích ở trên.
Nếu muốn biết rõ hơn trường hợp của mình có đủ các điều kiện để có thể chuyển nhượng đất rừng hay không, chị có hoàn toàn có thể nhấc máy và kết nối đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
Chuyển nhượng đất rừng như thế nào?
Anh Kiên (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:
Bố tôi có một mảnh đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cách đây đã lâu. Tuy nhiên không có nhu cầu canh tác. Gần đây nhà hàng xóm có sang và có mong muốn được mua lại mảnh đất này để phục vụ nhu cầu canh tác của họ. Do cũng có nhu cầu muốn được chuyển nhượng mảnh đất để lấy tiền làm ăn nên bố tôi đồng ý.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi bố tôi sẽ thực hiện việc chuyển nhượng đất rừng như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp vấn đề trên cho tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Luật sư trả lời:
Chào anh Kiên, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ luật sư của chúng tôi! Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp bên trên, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng đất rừng
>> Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng đất rừng, liên hệ 1900.6174
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ để có thể chuyển nhượng đất rừng sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Hợp đồng chuyển nhượng đất rừng
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
– Bản sao sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên (bản sao có chứng thực)
– Đơn đăng ký theo mẫu
Như vậy, áp dụng trong trường hợp của anh Kiên, bố anh cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như trên để có thể chuyển nhượng mảnh đất rừng cho người khác.
Nếu thiếu một trong những giấy tờ mà Luật sư của chúng tôi trình bày như trên nhưng chưa biết giải quyết thế nào. Hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Thủ tục chuyển nhượng đất rừng
>> Tư vấn về thủ tục chuyển nhượng đất rừng nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất, gia đình anh Kiên cần phải thực hiện theo thủ tục mà chúng tôi trình bày như sau để có thể chuyển nhượng mảnh đất rừng:
Bước 1: Bố anh và bên nhận chuyển nhượng cần lập và ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất rừng sau đó tiến hành công chứng tại Ủy ban nhân dân xã hoặc văn phòng công chứng, hồ sơ yêu cầu công chứng sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Hợp đồng chuyển nhượng đất rừng (bản dự thảo)
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
– Bản sao sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên (bản sao có chứng thực)
– Phiếu yêu cầu công chứng
Bước 2: Sau khi hợp đồng chuyển nhượng đất rừng được công chứng, bạn cần nộp hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất lên văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận một cửa để làm thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 3: Trường hợp hồ sơ của bố anh hợp lệ và đầy đủ, lúc này cán bộ sẽ tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho bố anh. Còn nếu trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu, lúc này cơ quan sẽ thông báo cho bố anh về việc trả hồ sơ cũng như hướng dẫn cách thức bổ sung những giấy tờ còn thiếu.
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai lúc này sẽ gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 5: Cơ quan sẽ xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp
Bước 6: Trong trường hợp phải cấp giấy chứng nhận cán bộ sẽ lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Bước 7: Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành việc đăng ký quyền sử dụng đất và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, trong trường hợp của anh Kiên, nếu bố anh muốn chuyển nhượng mảnh đất rừng đang sử dụng cho người hàng xóm, bố anh cần chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ cũng như tuân thủ theo trình tự, thủ tục mà chúng tôi trình bày như trên để có thể được chuyển nhượng và sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu thiếu hay hòng bất kỳ giấy tờ nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Chi phí chuyển nhượng đất rừng
>> Tư vấn chính xác về chi phí chuyển nhượng đất rừng, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện việc chuyển nhượng đất rừng sản xuất, người dân phải nộp hai loại thuế phí đó là thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ nhà đất.
Các loại thuế này được xác định như sau:
– Thuế trước bạ nhà đất = (Diện tích đất tính bằng m2) x (Giá đất theo bảng giá của UBND tỉnh) x (Lệ phí 0.5%)
– Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Giá chuyển nhượng)
Tuy nhiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC có một số trường hợp được miễn thuế khi chuyển nhượng đất rừng sản xuất, các trường hợp bao gồm: chuyển nhượng giữa người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa những người sau được miễn thuế thu nhập cá nhân: Giữa vợ với chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; Bố vợ, mẹ vợ với con rể; Ông nội, bà nội với cháu nội; Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh chị em ruột với nhau.
Nếu bạn gặp khó khăn trong cách tính chi phí chuyển nhượng đất rừng, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ Luật sư!
Đối tượng nào nhà nước giao rừng mà không thu tiền sử dụng rừng?
Anh Đông (Kiên Giang) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Nhiều hộ gia đình quê tôi, trong đó có gia đình tôi hiện đang được các tổ chức đoàn thể vận động nhận đất rừng để sản xuất kết hợp với bảo vệ rừng. Tuy nhiên gia đình tôi cũng như người dân vẫn còn lúng túng không biết trường hợp của mình khi được nhà nước giao tiền có bị thu tiền sử dụng rừng hay không.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi những đối tượng nào được nhà nước giao rừng mà không thu tiền sử dụng rừng?
Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về các đối tượng được nhà nước giao đất rừng mà không thu tiền sử dụng đất rừng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Đông, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của anh, Luật sư cua chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng những đối tượng sau đây sẽ được Nhà nước giao rừng mà không thu tiền sử dụng rừng, bao gồm:
– Các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được nhà nước giao rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định.
– Các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó được nhà nước giao rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật Đất đai.
– Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định:
“3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Như vậy nhà nước sẽ giao rừng cho các đối tượng trên mà không thu tiền sử dụng rừng. Do đó trong trường hợp của anh Đông, anh cần xem xét gia đình mình cũng như các gia đình khác có thuộc các đối tượng trên hay không, nếu thuộc sẽ được nhà nước giao rừng mà không cần phải trả tiền sử dụng rừng.
Nếu muốn biết rõ hơn trường hợp của mình có thuộc đối tượng được nhà nước giao rừng nhưng không thu tiền sử dụng rừng hay không, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Liên hệ Luật sư tư vấn tại Tổng Đài Pháp Luật
>> Đặt lịch hẹn với Luật sư tư vấn luật đất đai có trình độ chuyên môn cao, gọi ngay 1900.6174
Tổng Đài Pháp Luật hiện là một trong những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy và nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, mỗi khi gặp khó khăn trong quá trình chuyển nhượng đất rừng. Do đó nếu có bất cứ khó khăn nào cần chúng tôi hỗ trợ giải đáp về vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác, các bạn có thể kết nối đến với chúng tôi thông qua thông tin liên hệ như sau:
Số điện thoại: 1900.6174
Email: lienhe.luatthienma@gmail.com
Website: tongdaiphapluat.vn
Bài viết trên là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến câu hỏi đất rừng có được chuyển nhượng không. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giải quyết vấn đề của mình trên thực tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc chuyển nhượng đất rừng, bạn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!