Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không? Quy định về việc thế chấp sổ đỏ? Sổ đỏ bị rách cần làm gì? Thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách? Tất cả những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sổ đỏ bị rách có thế chấp được không sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp ở bài viết dưới đây. Nếu các bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này thì hãy kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và giải đáp.
Sổ đỏ bị rách có sao không? Quy định về việc thế chấp sổ đỏ
Chị Thu An (Nghệ An) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi hiện đang có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.
Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay đã được 15 năm và có với nhau hai người con chung. Kể từ khi lấy nhau, chúng tôi đã có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để có thể mua được mảnh đất sau này cho con cái.
Sau một khoảng thời gian cố gắng đến đầu năm 2022, hai vợ chồng đã có thêm một tài sản chung đó là một quyển sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đợt mưa lũ năm vừa rồi đã không may làm rách và nhòe quyền sổ đỏ này.
Vợ chồng tôi đang rất lo lắng vì đây là tài sản có giá trị duy nhất của hai vợ chồng và cả hai còn có ý định sẽ vay thế chấp sổ đỏ để có vốn làm ăn. Vậy luật sư cho tôi hỏi, sổ đỏ bị rách thì có sao không? Pháp luật quy định như nào về việc thế chấp sổ đỏ? Tôi xin chân thành cảm ơn”.
>> Sổ đỏ bị rách có sao không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư tư vấn đất đai:
Xin chào chị Thu An! Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của chị và cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư xin đưa ra câu trả lời về các vấn đề như sau:
Sổ đỏ bị rách có sao không?
Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm “Sổ đỏ”. Thực tế, sổ đỏ được xem là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” căn cứ dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
Tại khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 đã nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền đối với các tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đối với các tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, sổ đỏ có giá trị pháp lý rất cao. Giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận bao gồm các quyền như quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, quyền đối với các tài sản gắn liền trên đất.
Do đó, đối với trường hợp của chị Thu An, nếu sổ đỏ bị rách thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn, cụ thể khi tiến hành tham gia các giao dịch liên quan đến thửa đất, tài sản gắn liền trên đất như thực hiện việc chuyển nhượng mua bán, tặng cho hay là thế chấp với ngân hàng,…
Nếu sổ đỏ bị rách thì rất có thể sẽ không được chấp nhận và không thể công chứng, chứng thực các hợp đồng liên quan đến thửa đất đó, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của chủ sở hữu.
Quy định về việc thế chấp sổ đỏ
Sổ đỏ được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho các khu vực ngoài đô thị hoặc nông thôn, được quy định cụ thể tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ và tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của tổng cục địa chính. Sổ đỏ thường được cấp cho hộ gia đình và cấp dành riêng cho các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở và đất nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực nông thôn.
Việc vay thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng của hình thức vay thế chấp mà tài sản đảm bảo là sổ đỏ đứng tên của chính khách hàng. Hay nói cách khác là người vay dùng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở (hay còn gọi là sổ đỏ) để làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng.
Trường hợp nếu sổ đỏ đứng tên người thân thì người đi vay phải có giấy ủy quyền mới đủ điều kiện làm hồ sơ để vay vốn thế chấp sổ đỏ. Trong quá trình vay vốn thế chấp, sổ đỏ của khách hàng sẽ bị giữ tại ngân hàng và khách hàng sẽ không có quyền sử dụng đất đó trong thời gian vay vốn này.
Trong trường hợp đã đến hạn tất toán mà người vay thế chấp sổ đỏ không có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thì tài sản bảo đảm đó sẽ được ngân hàng xử lý nhằm thu hồi nợ.
Trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp thắc mắc của chị dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Nếu chị vẫn có vướng mắc chưa được làm rõ, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ hồng như thế nào – Hỗ trợ giải đáp các câu hỏi từ A-Z
Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?
Anh Hải Sơn (Cà Mau) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi hiện đang có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.
Tôi đã lập gia đình được 30 năm và có một cậu con trai năm nay vừa tròn 20 tuổi. Giai đoạn những năm 2000 đổ về trước, gia đình tôi thuộc vào diện hộ nghèo của xóm và bố tôi cũng là người có công với cách mạng nên có được Nhà nước cấp cho một thửa đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ tôi. Vì tôi là con một nên trước khi mất bố mẹ đã sang nhượng toàn bộ tài sản cho tôi bao gồm cả đất.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và bảo quản, tôi đã không may làm rách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại, gia đình tôi đang cần một khoản tiền rất lớn để có thể cho con trai sang nước ngoài du học và tôi đang có dự tính sẽ vay thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng. Vậy luật sư cho tôi hỏi, sổ đỏ bị rách có thế chấp được không? Tôi xin chân thành cảm ơn”.
>> Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Xin chào anh Hải Sơn! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi giải đáp mọi thắc mắc của anh. Đối với câu hỏi của anh về vấn đề sổ đỏ bị rách có thế chấp được không, luật sư xin đưa ra câu trả lời dựa theo các quy định của pháp luật như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 118 của Luật Nhà ở năm 2014 thì điều kiện để mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở bao gồm:
– Đất, nhà đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;
– Đất, nhà không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
– Đất, nhà vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất, sở hữu nhà;
– Nhà ở không thuộc một trong các trường hợp phải tháo dỡ, giải tỏa theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Nhà ở và đất ở không thuộc vào trường hợp bị kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể thấy pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về điều kiện nếu sổ đỏ bị rách thì có được phép chuyển nhượng hay không. Thay vào đó, pháp luật đã quy định rằng thửa đất, nhà ở trên đất buộc phải có sổ đỏ để làm căn cứ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Trên thực tế, nếu sổ đỏ bị rách cũng có nghĩa là hình thức của sổ đỏ đó không còn nguyên vẹn như khi được cấp. Nói cách khác, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp của sổ đỏ này. Ví dụ như công chứng viên có quyền từ chối ký công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng vì lý do nội dung trong sổ đỏ không còn đảm bảo tính nguyên vẹn,…
Mặt khác, khi sổ đỏ bị rách thì hoàn toàn có thể được cấp lại sổ đỏ mới thay thế cho quyển sổ đỏ bị rách đó để các giao dịch về quyền sử dụng đất được đảm bảo (căn cứ theo quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Như vậy, đối với câu hỏi thắc mắc của anh Hải Sơn, hiện nay pháp luật không có quy định nào về việc cấm sổ đỏ bị rách không được tham gia các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, thế chấp,…
Tuy nhiên, khi sổ đỏ bị rách thì có thể phát sinh trường hợp thông tin trong sổ đỏ không còn nguyên vẹn và chủ sở hữu đất không thể thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng như thông thường được. Do đó, nếu như sổ đỏ của nhà anh bị rách mà vẫn được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì anh vẫn có thể thế chấp được.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về trường hợp sổ đỏ bị rách có thế chấp được không? Trong quá trình thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng anh có gặp bất cứ khó khăn nào, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và miễn phí từ luật sư.
>> Xem thêm: Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không? Có vay ngân hàng được không?
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ
Chị Kiều Trang (Đà Nẵng) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi hiện đang có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.
Năm 2000 trong chuyến đi công tác tại Khánh Hòa tôi đã có duyên gặp gỡ một người bạn. Khi trò chuyện tôi mới biết bạn ấy đang gặp khó khăn về kinh tế và có ý định bán đi mảnh đất nên tôi đã ngỏ ý được mua lại mảnh đất đó.
Từ năm 2010 đến nay, do quá trình di chuyển chỗ ở nên tôi vô tình đã làm rách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giờ tôi muốn bán mảnh đất cho người khác thì khi làm hồ sơ cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận và yêu cầu sổ đỏ phải hoàn chỉnh.
Vậy luật sư cho tôi hỏi, khi sổ đỏ bị rách thì tôi cần phải làm gì? Pháp luật quy định như nào về thủ tục cấp lại sổ đỏ bị rách và thời gian cấp lại trong bao lâu? Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ bị rách như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn”.
>> Tư vấn miễn phí thủ tục vay thế chấp sổ đỏ bị rách, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Xin chào chị Kiều Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi. Đối với câu hỏi của chị, dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách để vay thế chấp sổ đỏ bị rách
Cấp đổi sổ đỏ để vay thế chấp sổ đỏ bị rách cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì để cấp đổi sổ đỏ bị rách chị cần chuẩn bị hồ sơ dưới đây:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận (theo mẫu có sẵn);
– Bản gốc Giấy chứng nhận;
– Giấy ủy quyền trong trường hợp chị ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách;
– Ngoài ra, khi chị có yêu cầu cấp đổi sổ đỏ bị rách chị còn cần phải cung cấp bản sao có chứng thực các giấy tờ nhân thân của chị (hay còn gọi là chủ sử dụng đất) gồm có: chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…
Trên đây là toàn bộ hồ sơ mà chị cần chuẩn bị khi chị làm thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu chị có gặp bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại và kết nối ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất.
Thủ tục cấp đổi sổ đỏ để vay thế chấp sổ đỏ bị rách
Về thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách được quy định cụ thể tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khi yêu cầu cấp đổi sổ đỏ bị rách, chị cần thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi sổ đỏ bị rách sẽ nộp 01 bộ hồ sơ như trên đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất.
Bước 2: Sau khi người sử dụng đất có yêu cầu nộp hồ sơ, văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận hồ sơ đó và thực hiện các công việc sau đây:
– Tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
– Sau khi kiểm tra và xác nhận, văn phòng đăng ký đất đai sẽ lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền đối với các tài sản khác gắn liền với đất;
– Cuối cùng là cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trả kết quả.
Bước 3: Người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi sổ đỏ bị rách thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả
Như vậy, chỉ với ba bước trên chị đã có thể được cấp đổi sổ đỏ bị rách. Nếu chị vẫn còn vấn đề pháp lý chưa được sáng tỏ, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174. Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng giải đáp 24/7.
Cấp đổi sổ đỏ để vay thế chấp sổ đỏ bị rách mất bao lâu?
Thời hạn cấp đổi sổ đỏ bị rách được quy định cụ thể tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, cụ thể:
“Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;”
Hy vọng nội dung trên mà Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp sẽ giúp ích được cho chị trong quá trình xin cấp đổi sổ đỏ bị rách. Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 luôn cố gắng từng ngày để có thể mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng nhất. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi khi chị gặp khó khăn trong cuộc sống nhé!
>> Xem thêm: Vợ tự ý thế chấp sổ đỏ đi vay ngân hàng có được hay không?
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ bị rách
Vay thế chấp sổ đỏ bị rách cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, để vay thế chấp sổ đỏ, chị cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
– Phiếu đăng ký yêu cầu theo Mẫu số 01/ĐKTC ban hành kèm theo Thông tư 07/2019 của Bộ Tư pháp
– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng)
– Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có công chứng, chứng thực hoặc 01 bản sao không có công chứng, chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)
– Giấy tờ chứng minh nếu chị thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ 01 bản chính hoặc 01 bản có công chứng, chứng thực hoặc 01 bản sao không có công chứng, chứng thực kèm bản chính để đối chiếu Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ bị rách
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chị tiến hành thực hiện thủ tục vay thế chấp theo các bước như sau:
Bước 1: Chị tiến hành nộp hồ sơ vay vốn
Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
Bước 3: Bộ phận thẩm định kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản; kiểm tra các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay… Sau khi tài sản thế chấp, cầm cố xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.
Bước 4: Duyệt khoản vay, lập ký Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng và ngân hàng tiến hành giải ngân.
Trong quá trình thực hiện thủ tục vay thế chấp, nếu chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề sổ đỏ bị rách có thế chấp được không. Mọi thông tin chia sẻ chúng tôi đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc chưa được sáng tỏ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi luật sư dày dặn kinh nghiệm mọi nơi, mọi lúc và nhanh chóng nhất.