Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền? Vi bằng là một trong những giấy tờ quan trọng liên quan đến các hoạt động dân sự. Vì vậy, trong bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đáng lưu ý nhất xung quanh vấn đề Vi bằng, đặc biệt “Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?”. Ngoài ra, nếu còn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền. Gọi ngay 1900.6174
Vi bằng là gì?
Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Trong đó:
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc sau theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan:
- Tống đạt (thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật)
- Lập vi bằng
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
- Tổ chức thi hành án dân sự
Lưu ý:
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Vi bằng không thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
>>> Liên hệ 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí, nhanh nhất về Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?
Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, chi phí lập vi bằng không được ấn định sẵn mà nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa cơ quan thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng. Nhằm đảm bảo tính khách quan và minh bạch, Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện niêm yết công khai chi phí lập vi bằng, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu và nguyên tắc xác định
Để có thể đưa ra mức chi phí lập vi bằng hợp lý, các văn phòng Thừa phát lại cũng cần căn cứ trên những cơ sở theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
+ Nội dung công việc;
+ Giờ làm việc của văn phòng Thừa phát lại;
+ Chi phí đi lại, cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
Lưu ý: Cần ghi nhận rõ chi phí lập vi bằng trong hợp đồng để tránh những tranh chấp phát sinh sau này.
Chi phí lập vi bằng trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Lập vi bằng nhà đất:
Lập vi bằng nhà đất có phạm vi khá rộng, bao gồm:
Lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản khi mua bán đất, lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà đất trước khi giao dịch, lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận của các bên trong quá trình chuyển nhượng nhà đất… Do đó, chi phí lập vi bằng tương ứng với mỗi trường hợp sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, cần lưu ý về lập vi bằng nhà đất. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại không được phép thực hiện lập vi bằng đối với trường hợp sau: (i) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính; (ii) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, việc lập vi bằng sẽ không được thực hiện nếu các bên có nhu cầu ghi nhận trực tiếp nội dung chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà đất. Các loại vi bằng khác liên quan đến nhà đất vẫn có thể thực hiện mà không bị giới hạn. Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng việc giao dịch gặp phải vướng mắc như: Sổ đỏ chung chủ, đất không đủ điều kiện tách thửa…Trong những trường hợp này nên lập vi bằng để ghi nhận giao dịch giữa các bên để tránh trường hợp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình khi xảy ra tranh chấp.
Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này sẽ tùy thuộc vào quy chế làm việc của văn phòng thừa phát lại – nơi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hoặc có thể dựa trên giá trị nhà đất, là đối tượng được ghi nhận trong vi bằng. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu lập vi bằng cũng nên tìm hiểu rõ chi phí lập vi bằng để có thể lựa chọn cho mình một văn phòng thừa phát lại với mức chi phí hợp lý nhất.
Ngoài những vi bằng mua bán nhà đất nói trên, lập vi bằng đối với việc thuê, mượn nhà đất cũng được nhiều người quan tâm. Từ thời điểm bắt đầu giao dịch các bên có thể lựa chọn lập vi bằng nhà đất để ghi nhận thỏa thuận và ý chí chung. Vi bằng nhà đất còn có ưu điểm hơn việc lập văn bản thông thường khi các bên có thể ghi nhận cả hiện trạng tài sản trước khi giao dịch và tại thời điểm bàn giao làm căn cứ để yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
- Lập vi bằng kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh là một lĩnh vực khá phức tạp, việc phát sinh một tranh chấp nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến các giao dịch khác. Vì vậy, trước khi giao dịch, các bên nên chuẩn bị kỹ giấy tờ, thủ tục liên quan để đảm bảo nếu có sự thay đổi hoặc tranh chấp xảy ra thì các bên đã nắm chắc chứng cứ để bảo vệ lợi ích của mình. Lập vi bằng kinh doanh có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Vi bằng ghi nhận các cuộc họp nội bộ (Vi bằng ghi nhận cuộc họp đại hội đồng cổ đông; Lập vi bằng họp hội đồng thành viên; Lập vi bằng họp hội đồng quản trị; Lập vi bằng họp kỷ luật nhân viên…);
– Vi bằng ghi nhận việc góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp;
– Vi bằng đặt cọc hợp đồng;
– Vi bằng ghi nhận việc chuyển tiền, giao nhận tài sản…;
– Vi bằng ghi nhận các hành vi vi phạm hợp đồng;
– Vi bằng ghi nhận chấm dứt giao dịch, thanh lý hợp đồng;
– Vi bằng ghi nhận việc chuyển giao thông báo đến bên vi phạm trong hợp đồng (trong trường hợp có hành vi trốn tránh, không hợp tác).
Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này tại các văn phòng thừa phát lại thường chỉ dao động từ 3,000,000đ đến 5,000,000đ. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, chi phí lập vi bằng có thể còn căn cứ vào thời gian thừa phát lại tham gia làm việc, yêu cầu của cá nhân, tổ chức về việc thực hiện lập vi bằng (yêu cầu càng cụ thể, chi tiết, thừa phát lại càng bỏ nhiều công sức ra làm việc thì chi phí lập vi bằng càng cao).
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi trên Internet:
Nội dung ghi nhận các hành vi, sự kiện xảy ra trên không gian mạng là những yếu tố dễ dàng bị sửa đổi hoặc xóa bỏ. Khi bị thiệt hại hoặc có khả năng bị xâm phạm từ những hành vi trên mạng, người bị thiệt hại có thể yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý hành vi đó theo đúng quy định pháp luật. Để cơ quan Nhà nước tiếp nhận và giải quyết yêu cầu, người bị thiệt hại cần cung cấp được bằng chứng làm căn cứ cho yêu cầu của mình. Trước khi các thông tin, hình ảnh trên mạng bị xóa bỏ cá nhân có thể lập vi bằng ghi nhận hành vi trên mạng làm bằng chứng trong quá trình tố cáo, khởi kiện người có hành vi vi phạm. Cá nhân có thể yêu cầu Thừa phát lại ghi nhận toàn bộ nội dung thể hiện dưới hình thức văn bản, hình ảnh, video, file ghi âm… các trường hợp nên lập vi bằng trong tình huống này có thể là:
– Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng;
– Vi bằng ghi nhận bài đăng có thông tin sai sự thật;
– Vi bằng ghi nhận website;
– Vi bằng ghi nhận vi phạm bản quyền trên mạng;
– Vi bằng ghi nhận nội dung trong các video, hình ảnh được đăng tải trên mạng.
Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này cũng tương tự như đối với trường hợp lập vi bằng ghi nhận hành vi và thiệt hại do hành vi của tổ chức, cá nhân gây ra, bởi về bản chất đây đều là vi bằng ghi nhận một sự kiện, hành vi, trạng thái của sự vật, sự việc.
- Lập vi bằng thoả thuận tài sản vợ chồng:
Vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng có thể được lập trong rất nhiều trường hợp bao gồm cả thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và thỏa thuận về phân chia tài sản khi ly hôn. Cụ thể:
– Trước khi kết hôn, các bên sẽ có một khối tài sản riêng nhất định và việc quyết định có nhập khối tài sản đó thành tài sản chung của vợ chồng hay không do các bên tự thỏa thuận. Vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng giúp xác định một cách rõ ràng chế độ tài sản của các bên cũng như tài sản chung của vợ chồng để làm căn cứ cho các giao dịch với các bên thứ ba, giải quyết các tranh chấp khác (nếu có).
– Trong thời gian chung sống, vì một số lý do như góp vốn làm ăn, vay ngân hàng… mà vợ chồng muốn thỏa thuận rõ về việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh các văn bản viết tay hoặc văn bản công chứng, chứng thực thì vi bằng cũng là một phương pháp ghi nhận ý chí của các bên về việc phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.
– Khi ly hôn, vi bằng có thể ghi nhận nhanh chóng ý chí của các bên về phân chia tài sản hoặc không phân chia mà tiếp tục sử dụng chung hoặc giao cho một bên quản lý. Vì một số lý do như thời gian giải quyết lâu, phải nộp án phí cho Tòa án … mà nhiều cặp vợ chồng không muốn đưa tài sản vào tranh chấp khi ly hôn. Một số trường hợp hai vợ chồng đã thống nhất được về việc phân chia tài sản nhưng lo ngại trong thời gian tố tụng tại Tòa án một bên có thể thay đổi quan điểm. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng để ghi nhận ý kiến ngay khi hai bên đồng thuận.
Chi phí lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản của vợ chồng thường dao động từ 4,000,000đ đến 6,000,000đ. Chi phí lập vi bằng này cũng có thể cao hơn nếu nội dung ghi nhận nhiều tài sản, bao gồm cả động sản và bất động sản.
>>> Liên hệ tư vấn những vấn đề Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền, liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Công chứng để lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?
Quy trình công chứng vi bằng
Các bước thực hiện công chứng vi bằng như sau:
Bước 1: Đi đến văn phòng Thừa phát lại
Nếu bạn có nhu cầu lập vi bằng công chứng thì nên đến trực tiếp văn phòng Thừa phát lại. Thừa phát lại sẽ yêu cầu bạn điền đầy đủ các thông tin vào mẫu yêu cầu. Tất cả giấy tờ sẽ được thống nhất theo một mẫu nhất định.
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng
Sau khi yêu cầu được hoàn thành. Văn phòng Thừa phát lại sẽ đưa ra nội dung thỏa thuận giữa hai bên và tiến hành lập, ký kết vi bằng. Khi đó, bạn sẽ cung cấp lại cho bên Thừa phát lại một số thông tin, địa điểm, ngày giờ,… Các chứng từ này sẽ phân thành hai bản, mỗi bên giữ cho một bản. Hai bản này đều có tính pháp lý như nhau.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước bạn và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng đến để chứng kiến việc lập vi bằng.
Bạn phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu đó. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm giải thích rõ cho bạn về giá trị pháp lý của vi bằng. Bạn phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Đồng thời, vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Sau khi đạt được các điều khoản thỏa thuận giữa các bên thì Thừa phát lại sẽ lập vi bằng và chia ra làm ba bản có giá trị như nhau:
01 bản gửi Sở Tư Pháp.
01 bản gửi bạn.
01 bản để văn phòng Thừa phát lại lưu trữ,
Bước 4: Tiến hành thanh ký thỏa thuận việc lập vi bằng
Sau khi các giấy tờ được Sở Tư pháp chấp thuận, văn phòng Thừa phát lại và bạn phải tiến hành lập văn bản thanh lý thỏa thuận việc làm vi bằng. Cuối cùng chỉ cần thanh toán tiền và văn phòng Thừa phát lại sẽ bàn giao văn bản cho bạn.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền. Gọi ngay 1900.6174
Công chứng lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT- BTP- TANDTC- VKSNDTC- BTC, chi phí lập vi bằng sẽ do Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá . Trong đó mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính phí cũng được quy định chi tiết.
Trên cơ sở khung giá đã niêm yết, các bên thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh. Trong đó bao gồm các chi phí như: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
Do vậy, việc công chứng vi bằng hết bao nhiêu tiền sẽ do từng Văn phòng Thừa phát quy định và niêm yết công khai khung giá. Bạn nên tham khảo cụ thể tại nơi dự định lập vi bằng và trao đổi thỏa thuận lại với họ về chi phí khi tiến hành thực hiện.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền vui lòng kết nối đến số hotline 1900 6174 để được các Luật sư của chúng tôi hướng dẫn và giải đáp tận tình nhất!
Lập vi bằng có được lập tại nhà không?
Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc bạn phải lập vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại. Bạn có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về địa điểm lập vi bằng trước khi lập vi bằng và ghi cụ thể tại Hợp đồng dịch vụ.
Như vậy, vi bằng có thể được lập tại nhà (Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).
>>Liên hệ Luật sư tư vấn Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền, đừng ngần ngại liên hệ đến số Tổng Đài Pháp Luật 1900 6174 để được chỉ dẫn.
Lập vi bằng theo thủ tục như thế nào?
Việc lập vi bằng được tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1: Xác nhận trường hợp sự kiện, hành vi…muốn lập vi bằng có đủ điều kiện không
Người có yêu cầu lập vi bằng cần xem xét, đánh giá các sự kiện, hành vi… muốn lập vi bằng theo quy định pháp luật có được lập vi bằng hay không?
Bước 2: Thỏa thuận với Văn phòng thừa phát lại
Người có yêu cầu phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau:
a) Nội dung vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian;
c) Chi phí;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có)
Lưu ý: Hợp đồng lập vi bằng được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bước 3: Văn phòng thừa phát lại tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải đảm bảo khách quan, trung thực. Trường hợp cần thiết, Thừa phát lại được quyền mời người làm chứng chứng kiến quá trình lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của những thông tin này. Đồng thời, Thừa phát lại phải giải thích với người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng,
Tiếp theo, người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Sau đó, vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu (Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định).
Bước 4: Giao vi bằng đã lập
Vi bằng sẽ được lập thành ba bản. Một bản gửi cho người yêu cầu, một bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại gửi một bản vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.
Cuối cùng, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp sẽ tiến hành nhập hồ sơ vào sổ đăng ký vi bằng.
>>Liên hệ Luật sư tư vấn Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được xác định như sau:
Trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan, cá nhân trong phạm vi cả nước;
Giá trị của vi bằng không thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực và văn bản hành chính khác.
Vi bằng được xem nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật và cũng có thể là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các bên trong hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Khi cần thiết để đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập những chủ thể như: Thừa phát lại, tổ chức, cơ quan, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Họ phải có mặt ngay khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 6174 để được tư vấn kịp thời.
Vi bằng có thời hạn giá trị sử dụng là bao lâu?
Pháp luật hiện nay không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Vi bằng được lập ra với mục đích ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền và được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Khi được ghi nhận một cách hợp pháp, đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định thì vi bằng sẽ trở thành nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc. Chính vì vậy, ta có thể hiểu rằng nó sẽ không bị mất đi giá trị theo thời gian.
Nếu có căn cứ cho rằng vi bằng được lập vi phạm pháp luật thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy vi bằng đó.
>>Liên hệ Luật sư tư vấn về Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 6174
Những trường hợp nào không được lập vi bằng theo quy định hiện nay?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, có 9 trường hợp không được lập vi bằng, cụ thể:
– Vi phạm những quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng. Ví dụ: làm lộ bí mật nhà nước hoặc phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;
– Xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015), trái đạo đức xã hội;
– Phạm vi nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch không thuộc lĩnh vực Thừa phát lại;
– Sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có các chứng cứ, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
– Sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái quy định pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng;
– Sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức….đang thi hành công vụ.
>>Xem thêm: Lập vi bằng ở đâu? Ý nghĩa của việc lập vi bằng?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi để giải đáp vướng mắc về câu hỏi Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan về nội dung trên, hãy liên hệ đến hotline 1900 6174 để được tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |