Luật sư ly hôn – Tư vấn ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương nhanh chóng

Dịch vụ luật sư ly hôn tại Tổng đài pháp luật tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn, tư vấn các trường hợp ly hôn nhanh, ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn vắng mặt, ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp tài sản, con cái khi ly hôn,…

Với đội ngũ luật sư ly hôn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vưc tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình, dịch vụ ly hôn, chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu hoàn cảnh mỗi gia đình và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất.

Nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc cần được tư vấn về các vấn đề ly hôn, hãy nhấc máy đến và gọi đến số 1900.6174 để được luật sư tư vấn ly hôn giải đáp nhanh chóng.

Luật sư ly hôn

Tư vấn ly hôn miễn phí – Gọi ngay 19006174

1. Luật sư ly hôn tư vấn ly hôn đơn phương

Anh N.H.A có câu hỏi đến luật sư ly hôn:
Thưa luật sư ly hôn, tôi có vấn đề sau muốn được giải đáp: Tôi và vợ tôi cưới nhau được 4 năm nhưng gần đây chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung. Vợ tôi thường xuyên bỏ bê con cái và đi ăn chơi tụ tập với bạn bè thường xuyên. Tôi muốn đơn phương ly hôn với vợ nhưng chúng tôi có thể nuôi con chung sau khi ly hôn hay không? Tôi cần phải nộp đơn xin ly hôn đơn phương ở đâu? Thời hạn giải quyết vụ việc đơn phương ly hôn là bao lâu? Cảm ơn luật sư đã đọc câu hỏi! Rất mong quý luật sư ly hôn có thể sớm phản hồi câu hỏi của tôi!

>>>Liên hệ luật sư ly hôn tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con: 19006174

Trả lời:

Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”

Điều 56 Luật này cũng quy định việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy nếu thuộc vào một trong các trường hợp trên thì bạn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Về việc nuôi con sau khi ly hôn, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, về việc nuôi con, vợ chồng bạn hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nếu hai bên không thể đi đến thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định. Tòa sẽ căn cứ vào các quyền và lợi ích mà con được hưởng khi ở với bố hoặc mẹ để ra quyết định. Về nguyên tắc pháp luật quy định, con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên mẹ nuôi. Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con.

Về thẩm quyền giải quyết ly hôn thì theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì khi ly hôn đơn phương, bạn hãy đến TAND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi vợ bạn đang thường trú, tạm trú hoặc nơi làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quy định về thời gian giải quyết ly hôn:

Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành chưa có bất cứ quy định cụ thể nào về tổng thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu. Tuy nhiên, xét theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử kéo dài tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trong trường hợp vụ án mang tính chất phức tạp hơn thì có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa (6 tháng):

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Như vậy, thời gian giải quyết vụ việc ly hôn của bạn có thể sẽ kéo dài từ 04 đến 06 tháng, bao gồm cả thời gian tiếp nhận đơn, thụ lý vụ án, thời gian để nộp án phí cho Tòa án.

Trong trường hợp anh còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương, hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhất!

>>> Xem thêm: Thuê luật sư ly hôn bao nhiêu tiền? Giải đáp mọi thắc mắc từ A-Z

Luật sư ly hôn giỏi

Liên hệ thuê luật sư ly hôn tư vấn ly hôn – Gọi ngay 19006174

2. Luật sư ly hôn tư vấn quyền nuôi con và phân chia tài sản

Chị L.Y có câu hỏi muốn gửi đến luật sư ly hôn nhờ giải đáp:
Xin chào luật sư ly hôn! Tôi và chồng tôi sau một thời gian sống chung thì cảm thấy không hợp nhau, thường xuyên xảy ra cãi vã nên muốn ly hôn. Chúng tôi có với nhau được 3 người con, trước khi chúng tôi lấy nhau là năm 2012 chồng tôi có cửa hàng sửa chữa máy tính, laptop.

Đến nay 10 năm tài sản chung của chúng tôi ngoài con cái ra còn có căn nhà 100m2, 1 ô tô, 1 xe máy. Kinh tế gia đình chủ yếu do chồng tôi kiếm về, tôi chỉ ở nhà lo cho gia đình và làm việc lặt vặt.
Xin luật sư ly hôn tư vấn giúp tôi, nếu chúng tôi ly hôn quyền lợi của tôi trong gia đình sẽ như thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn luật sư ly hôn!

>>>Liên hệ luật sư ly hôn tư vấn phân chia tài sản: 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cụ thể như sau:

Trước hết: Về vấn đề chia tài sản khi ly hôn, có hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nếu trước khi kết hôn, vợ chồng bạn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì tài sản đó sẽ được tiến hành phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng bạn. Thỏa thuận này chỉ hợp pháp khi được lập trước khi kết hôn, dưới hình thức văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Trường hợp 2: Nếu vợ chồng bạn không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì số tài sản đó sẽ được chia theo pháp luật.

Về tài sản chung của vợ chồng, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cụ thể:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Về tài sản riêng của vợ, chồng theo Quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân.

Theo thông tin bạn cung cấp thì trong thời kỳ hôn nhân dù chồng bạn có cửa hàng sửa chữa máy móc, số tài sản mua được là do chồng chị kiếm được, còn bạn ở nhà chăm lo việc gia đình và con cái nhưng số tài sản này vẫn được tính là tài sản chung của vợ chồng bạn do được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏahuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này;

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Theo quy định trên, tài sản chung của vợ chồng bạn gồm căn nhà 100m2, 01 xe ô tô 5 chỗ và 01 xe máy sẽ do vợ chồng bạn thỏa thuận phân chia với nhau, nếu vợ chồng bạn không thể đi đến thỏa thuận chia tài sản được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng Tòa án sẽ giải quyết.

Về nguyên tắc, số tài sản này sẽ được chia đôi trên cơ sở có tính đến các yếu tố theo quy định tại Khoản 2 nên trên. Tài sản có thể được chia bằng hiện vật, tuy nhiên nếu việc chia bằng hiện vật gây khó khăn thì sẽ được chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được phép hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Thứ hai: Về quyền được nuôi con sau ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau :

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn vợ chồng chị sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu như không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho chị hoặc chồng chị nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con bạn, nếu con chị đã đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con bạn. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do chị nuôi, trừ trường hợp chị không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu.

Như vậy, nếu như cuộc sống hôn nhân của vợ chồng chị có nhiều mâu thuẫn, không thể sống chung với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ chồng chị có thể ly hôn. Khi ly hôn, tài sản và quyền nuôi con được phân chia theo quy định nêu trên.

Luật sư tư ván ly hôn

Thuê luật sư ly hôn tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn? Gọi ngay 19006174

3. Luật sư ly hôn tư vấn thủ tục ly hôn gồm những gì?

Chị H. gửi câu hỏi đến Tổng đài luật sư ly hôn:
Thưa luật sư ly hôn, tôi có vấn đề muốn luật sư ly hôn tư vấn. Em tôi đã kết hôn vào cuối tháng 11 năm ngoái, trước lúc cưới thì em tôi đã có bầu 3 tháng nhưng không phải của người chồng hiện tại, mà của người yêu cũ đã trốn ra nước ngoài sinh sống. Khi biết mình có thai em tôi cũng đã có ý định sẽ giữ và làm mẹ đơn thân. Nhưng người bạn trai (chồng hiện tại) của nó phát hiện và nói với hai bên gia đình rằng em tôi đã có thai và xin cưới.
Thế nhưng từ sau khi cưới chồng nó luôn tỏ thái độ, có những lời lẽ xúc phạm, không tôn trọng gia đình bên ngoại. Sau khi em tôi sinh, chồng của em tôi còn công khai ngoại tình, gia đình chồng cũng bỏ bê, không quan tâm và thường xuyên có thái độ coi khinh nhà tôi. Gần đây chồng nó còn thường xuyên đánh đập, không cho em gái tôi đi ra khỏi nhà. Hiện tại thì con của em tôi mới gần 4 tháng, và em tôi cũng còn đang học cao đẳng, chưa có công việc gì, nhưng em tôi muốn ly hôn vì không thể chịu đựng được nữa. Nếu ly hôn thì chồng nó lại nhất quyết không đồng ý ký đơn ly hôn.
Vậy tôi xin hỏi nếu em tôi làm đơn ly hôn thì em tôi giành được quyền nuôi con không? Em tôi không có kinh tế ổn định thì có bị tước mất quyền nuôi con không ạ? Hay có thể dựa vào căn cứ đứa con không phải của chồng nó thì nó có thể được nuôi con hoàn toàn không ạ? Em tôi rất muốn ly hôn nhưng lại sợ không giành được quyền nuôi con, vì kinh tế cả em tôi và bên ngoại đều kém. Em tôi có thể dừng việc học để kiếm việc làm nuôi con được. Rất mong hồi âm từ luật sư ly hôn!

Trả lời:

Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014  quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác cho phù hợp với lợi ích của con. Theo đó em bạn phải cung cấp và đáp ứng các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần thì có thể nuôi con, mặt khác có thể có những chứng cứ rằng nếu bé sống với người bố sẽ không đủ điều kiện phát triển tốt vì người bố có hành vi bạo lực và cũng không chăm sóc con cái trong thời gian qua, bên cạnh đó còn có hành vi ngoại tình.

Bên cạnh đó, nếu em gái bạn muốn chắc chắn giành được quyền nuôi con thì có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh con chung của hai vợ chồng em bạn trong thời kỳ hôn nhân chỉ là con riêng của em gái bạn, không phải là con ruột của chồng hiện tại bằng cách thu thập bản xét nghiệm ADN hoặc các bằng chứng khác có giá trị. Khi đó, chồng của em bạn không phải là bố đẻ của cháu thì đương nhiên Tòa án cũng sẽ không đồng ý giao con cho chồng em bạn nuôi dưỡng.

>>Xem thêm: Thời gian giải quyết ly hôn mất bao lâu?

Thuê luật sư ly hôn

Tư vấn ly hôn với luật sư ly hôn – Gọi ngay 19006174

4. Tư vấn ly hôn không có căn cước công dân của chồng có được không?

Chị P.M có câu hỏi muốn nhờ luật sư ly hôn giải đáp:

Thưa Luật sư ly hôn, em gái tôi lấy chồng được 2 năm nhưng trong thời gian sống chung với chồng, chồng nó thường xuyên nhậu nhẹt, cờ bạc, nợ nần chồng chất. Em gái tôi muốn ly hôn nhưng chồng không ký và cũng không có bản sao CCCD của chồng thì có được tòa án thụ lý giải quyết không? Cảm ơn luật sư ly hôn.

>>>Liên hệ luật sư  ly hôn tư vấn ly hôn đơn phương: 19006174

Trả lời:

Nếu chồng không chịu ký đơn ly hôn, theo quy định của pháp luật thì em của bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục xin ly hôn đơn phương. Bởi nếu ly hôn đơn phương thì chỉ cần có chữ ký của người làm đơn. Theo Luật hôn nhân gia đình 2014 thì Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm những giấy tờ sau:

Đơn xin ly hôn;

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính);

– Bản sao có chứng thực SHK của vợ và chồng

– Bản sao cóp chứng thực Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con.

Sau đó vợ cần nộp hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng đang cư trú làm việc để được giải quyết.

Nếu trong trường hợp chưa có căn cước công dân của chồng ngay tại thời điểm nộp đơn thì theo hướng dẫn của từng tòa khác nhau em bạn có thể nộp giấy tờ chứng minh khác để thay thế ( có thể là Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác có ảnh). Sau đó, có thể bổ sung chứng minh nhân dân của chồng sau.

5. Phạm vi tư vấn trực tuyến của luật sư ly hôn Tổng đài pháp luật

– Ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

– Tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân;

– Tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;

– Tranh chấp về việc xác định con cho cha, mẹ hoặc cha, mẹ cho con;

– Tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn;

– Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật quy định;

– Yêu cầu hủy việc kết hôn trái quy định pháp luật;

– Yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

– Yêu cầu công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

– Yêu cầu về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm con sau ly hôn;

– Yêu cầu chấm dứt về việc nuôi con nuôi;

– Yêu cầu công nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam những bản án, quyết định về HNGĐ của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận những bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

– Các yêu cầu khác về HNGĐ mà pháp luật quy định.

6. Liên hệ luật sư ly hôn Tổng đài pháp luật

Nếu trong trường hợp không thể cứu vãn được cuộc hôn nhân, buộc phải chọn phương án ly hôn thì bạn cần phải nắm rõ các quy định về thủ tục ly hôn để thời gian giải quyết nhanh chóng, tránh trường hợp tốn thời gian và công sứ, tiền bạc nhưng không giải quyết được vụ việc. Khi khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục ly hôn, hãy liên hệ đến Tổng dài pháp luật. Chỉ cần chiếc điện thoại và liên hệ tới số 1900.6365 là quý khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn, chuyên viên tư vấn để được tư vấn, giải đáp các quy định của pháp luật. Hơn nữa, với những trường hợp cần có hướng xử lý gấp cần tiến hành ngay, quý bạn đọc nên kết nối đến Tổng đài để hình dung được phương án giải quyết, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc, vừa giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, với sự cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối của khách hàng cùng với sự phân công giám sát chất lượng, Tổng đài pháp luật luôn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong, có chất lượng hàng đầu về tư vấn pháp luật, đặc biệt là tư vấn ly hôn.

Đội ngũ Luật sư ly hôn, Chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. Sự tin tưởng, ủng hộ của quý khách là nguồn động lực to lớn để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn nữa và đem đến nhiều dịch vụ chất lượng cho Tổng đài pháp luật!

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174