Trước nhu cầu tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn tại nước ngoài ngày một gia tăng đó, rất nhiều công ty tư vấn xuất khẩu lao động dần được thành lập. Tuy nhiên, việc thành lập công ty, trung tâm phụ trách xuất khẩu lao động cần phải tuân theo những quy định hết sức chặt chẽ. Vậy khi thành lập trung tâm, đơn vị xuất khẩu lao động sẽ cần đáp ứng đủ các điều kiện gì, thủ tục hồ sơ ra sao? Hãy cùng Tổng đài pháp luật tìm hiểu sâu hơn chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.
Dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động
Câu hỏi của chị Thái (Vĩnh Long):
Tôi đang có con mới tốt nghiệp cấp 3, cháu học xong đang muốn tìm việc làm ngay để hỗ trợ gia đình trang trải. Tôi có nghe cháu đề cập muốn sang xuất khẩu lao động tại Nhật trong 5 năm, cháu cũng nói nên tìm đơn vị có nhân viên tư vấn xuất khẩu lao động để tìm hiểu thêm. Cho tôi hỏi các hình thức này là như thế nào và có đáng tin cậy không?
>>> Luật sư tư vấn các quy định về xuất khẩu lao động, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xuất khẩu lao động là hình thức nhân công sang làm việc tại nước ngoài, rất phổ biến trong thời gian gần đây. Do tình hình nhân công khan hiếm, dân số già hóa khiến nhiều nước có kinh tế phát triển phải tìm kiếm nguồn nhân công tại nước ngoài. Trong đó, Việt Nam là một thị trường lao động với dân số trong độ tuổi lao động dồi dào, nhân công giá cả hợp lý. Trong quan hệ xuất khẩu lao động, bên mua lao động có thể là chính phủ, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở nước ngoài còn bên bán là nhân công có nhu cầu tìm việc tại các thị trường này.
Nhiều doanh nghiệp vì muốn tuyển dụng nhân công hiệu quả nên sẽ liên kết với các trung tâm tại Việt Nam để nhập khẩu lao động. Các đơn vị này với đội ngũ nhân viên tư vấn xuất khẩu lao động có chuyên môn sẽ hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho người lao động để sang làm việc tại nước ngoài, đồng thời có thể sẽ đào tạo thêm các kiến thức cơ bản để trang bị đầy đủ cho lao động.
Các trung tâm tư vấn nghề nghiệp, tư vấn về xuất khẩu lao động trên thị trường hiện nay có rất nhiều, nhưng phải tìm hiểu kỹ để tránh lựa chọn phải đơn vị kém uy tín. Chị và cháu nên tham khảo thêm những doanh nghiệp có thâm niên và kinh nghiệm, đáng tin cậy để lựa chọn tư vấn sang lao động tại nước ngoài chị nhé.
Tư vấn xuất khẩu lao động – Yêu cầu và điều kiện thành lập
Câu hỏi của anh Khánh (Phú Yên):
Năm 2014 tôi có cơ hội sang Nhật làm ăn, buôn bán, tới năm 2020 mới quay trở lại Việt Nam. Từ khi về nước tôi và vợ vẫn tiếp tục kinh doanh hàng nội địa Nhật, mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng nhập khẩu các nước khác. Do làm ăn càng ngày càng khá nên thỉnh thoảng tôi vẫn bay sang các nước đó trực tiếp nhập hàng từ các công ty, cơ sở. Anh em, bạn bè có nhu cầu sang Nhật làm ăn cũng tới nhờ tôi làm các thủ tục visa, nhập cảnh một phần cũng vì tôi hiểu rõ những quy trình này.
Nhận thấy tại địa phương, nhu cầu sang các nước lân cận làm ăn rất lớn nên tôi và vợ định mở trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ cho mọi người. Vậy xin hỏi luật sư khi thành lập công ty tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu lao động thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Tôi có thể tham khảo những bộ luật nào về việc này?
>>> Tư vấn pháp lý thành lập công ty hỗ trợ xuất khẩu lao động, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm lao động của các nước phát triển ngày càng lớn khiến nhiều công ty mở rộng đối tượng tuyển dụng sang nguồn lao động trẻ dồi dào của Việt Nam. Thực tế cho thấy tỷ lệ các gia đình cho con em xuất khẩu lao động tới các nước như Trung, Hàn, Nhật ngay sau khi học xong cấp 3 có xu hướng tăng. Nhân công lao động ở độ tuổi dưới 35 sang các nước lân cận làm việc chiếm đa số.
Về cơ bản, tư vấn về xuất khẩu lao động chính là hình thức giới thiệu việc làm, hoạt động chính trong lĩnh vực dịch vụ việc làm. Việc thành lập các cơ sở hướng dẫn xuất khẩu lao động phải tuân theo quy định pháp luật về điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm tại Nghị định 52/2014/NĐ-CP như sau:
– Đã được cấp giấy phép dịch vụ việc làm bởi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền
– Có địa điểm, trụ sở ổn định có thời hạn từ 3 năm trở lên. Nếu trụ sở là nhà riêng mang ra đăng ký doanh nghiệp thì cần giấy tờ hợp lệ.
– Bộ máy điều hành, nhân viên tư vấn xuất khẩu lao động chuyên trách phải có ít nhất 3 người có trình độ cao đẳng trở lên, có đầy đủ khả năng pháp lý, lý lịch phải rõ ràng
– Doanh nghiệp phải tiến hành nộp ký quỹ 300 triệu đồng tại ngân hàng thương mại đang thực hiện giao dịch chính.
Về các quy định pháp lý khi tư vấn đưa lao động sang nước ngoài làm việc, anh có thể tham khảo Nghị định 52/2014/NĐ-CP, Bộ luật lao động năm 2012, Luật việc làm 2013, Thông tư số 07/2015/TT-BLĐTBXH để hiểu rõ thêm.
Xuất khẩu lao động là ngành hết sức đặc thù do có liên quan trực tiếp đến việc làm, cũng như việc xuất ngoại của công dân, do đó sẽ cần sự chú ý đặc biệt để tránh vướng phải rắc rối pháp lý trong quá trình hoạt động. Anh nên thuê đơn vị tư vấn luật lao động uy tín để hỗ trợ vấn đề này. Tổng đài pháp luật với đội ngũ luật sư giỏi và uy tín luôn sẵn sàng hỗ trợ anh qua số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174 bất cứ lúc nào.
Thủ tục thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động
Câu hỏi của anh Quý (Quảng Nam):
Tôi có làm việc tại một trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động được 8 năm. Công việc chính của tôi là hỗ trợ các thủ tục xuất nhập cảnh và định cư, cũng như liên kết trực tiếp với các công ty nước ngoài có mong muốn tuyển nhân công. Hiện nay tôi đang muốn xin nghỉ để thành lập đơn vị tư vấn, đào tạo để xuất khẩu lao động riêng, vốn tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Mong luật sư tư vấn cho tôi về thủ tục thành lập công ty dưới hình thức này. Tôi cảm ơn.
>>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Thủ tục đăng ký công ty tư vấn xuất khẩu lao động hiện nay cơ bản giống với thủ tục đăng ký doanh nghiệp bình thường. Tổng đài pháp luật đưa ra quy trình như dưới đây để anh tham khảo:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết
Trong đó, hồ sơ hợp lệ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Danh sách các cổ đông, chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty
– Bản sao chứng thực các giấy tờ nhân thân như CCCD, CMND, hộ chiếu của các thành viên sở hữu, sáng lập doanh nghiệp, Bản sao quyết định thành lập công ty, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu bên sáng lập là công ty, tổ chức,..
– Các giấy tờ khác (nếu cần)
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký hoạt động, kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phải công bố, công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các quy trình, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố gồm có: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề đăng ký kinh doanh; danh sách cổ đông, thành viên sáng lập, trình độ của đội ngũ nhân viên tư vấn xuất khẩu lao động,…
Bước 3: Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu
Công ty tiến hành tự khắc dấu hoặc nhờ ủy quyền đơn vị luật sư đăng ký khắc dấu sau đó thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư địa phương. Sau khi nhận được thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao lại giấy biên nhận cho doanh nghiệp, tiến hành đăng tải thông báo của công ty trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của công ty.
Bước 4: Xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để được hoạt động chính thức. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Trên đây là quy trình đăng ký công ty tư vấn xuất khẩu lao động theo đúng quy định của pháp luật. Anh lưu ý những điều kiện cần có để quá trình đăng ký kinh doanh không gặp phải vướng mắc khó khăn nào anh nhé.
Thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động, hồ sơ cần chuẩn bị gì?
Chị Thảo (Hà Nội) có câu hỏi:
Xin chào luật sư. Hiện tôi đang điều hành một trung tậm dạy tiếng nhằm đào tạo lao động muốn sang làm việc tại các nước lân cận. Để mở rộng quy mô của trung tâm tôi dự định sẽ phát triển thành trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động có đào tạo từ A-Z. Xin hỏi luật sư hồ sơ cấp phép kinh doanh sẽ gồm những loại giấy tờ nào?
>>> Luật sư tư vấn chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Để được cấp phép kinh doanh dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động, chị thực hiện các quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh bình thường. Khi chuẩn bị hồ sơ cần chú ý hơn đến các giấy tờ liên quan đến yếu tố nước ngoài, đưa người lao động sang nước ngoài lao động,… Chị có thể tham khảo hồ sơ cấp phép kinh doanh sau:
– Văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Giấy tờ chứng minh đủ các điều kiện vốn pháp định theo các điều luật
– Giấy xác nhận ký quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nơi ký quỹ
– Đề án hoạt động kinh doanh, đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài
– Sơ yếu lý lịch đầy đủ của chủ doanh nghiệp, người thành lập, điều hành doanh nghiệp
– Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi sang làm việc tại nước ngoài;
– Danh sách trích ngang nhân viên chuyên trách trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động, gồm các nội dung: họ và tên, ngày tháng năm sinh, trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, chức vụ, nhiệm vụ được giao;
Văn bản ủy quyền cho đơn vị luật sư xin cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp
Kể từ khi cơ quan nhận hồ sơ hợp lệ của chị sẽ có nghĩa vụ phản hồi trong vòng 30 ngày. Chị lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ, bản sao phải có công chứng để được xác nhận là hợp lệ. Trong trường hợp mong muốn đăng ký kinh doanh mà không biết nên làm thế nào, chị có thể liên hệ trực tiếp Tổng đài pháp luật để được các luật sư hỗ trợ cụ thể nhất.
Dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty tư vấn xuất khẩu lao động tại Tổng đài pháp luật
Điều kiện cấp phép thành lập đơn vị xuất khẩu lao động là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu lao động ra sao? Làm thế nào để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhanh chóng nhất?… Thông thường khi đăng ký kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động sẽ liên quan tới nhiều loại giấy tờ phức tạp, gây nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết. Để tránh gặp phải những khó khăn thường thấy khi đăng ký kinh doanh, đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng thuận lợi, nhiều khách hàng lựa chọn tin tưởng nhờ cậy dịch vụ luật sư tại Tổng đài pháp luật .
Hiện nay, Tổng đài pháp luật cung cấp các dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, xuất khẩu lao động chuyên nghiệp, hiệu quả với chi phí thấp. Với độ ngũ luật sư giỏi, giàu kiến thức và kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ giải quyết tận gốc mọi vấn đề liên quan theo yêu cầu của khách hàng. Tổng đài pháp luật hiện đang tư vấn, hỗ trợ khách hàng các nội dung sau:
– Hỗ trợ chuẩn bị các hồ sơ cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp
– Tư vấn các điều kiện thành lập công ty tư vấn xuất nhập khẩu lao động
– Tư vấn thủ tục yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục liên quan đến việc xuất nhập cảnh cho lao động
– Tư vấn giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động xuất khẩu lao động
– Tư vấn các thủ tục góp vốn, ký quỹ, đăng ký quyền sở hữu và các thủ tục liên quan khác,…
Trên đây là những hỗ trợ cụ thể của các luật sư về vấn đề tư vấn xuất khẩu lao động, điều kiện, yêu cầu, thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào hay khó khăn nào trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ ngay tới Tổng đài pháp luật theo số hotline 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.