Đòi nợ trên mạng xã hội thế nào? Cách đòi nợ trên facebook

Thời gian gần đây, có nhiều người bỗng dưng bị đòi nợ trên mạng xã hội mà không rõ lý do, có trường hợp bị đe dọa tinh thần bằng cách đưa hình ảnh, thông tin lên mạng xã hội như facebook nhằm bêu xấu, nhục mạ để gây áp lực đòi nợ. Vậy cách đòi nợ trên mạng xã hội như vậy có phạm pháp không? Khi bị đòi nợ trên facebook thì xử lý thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi ngay sau đây hoặc gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

đòi nợ trên mạng xã hội

Bị đòi nợ trên mạng xã hội thì xử lý thế nào? Gọi 1900.6174

Đòi nợ trên mạng xã hội có phạm pháp không?

Anh Nam (Bắc Ninh) có câu hỏi về đòi nợ trên mạng xã hội như sau:

Thưa luật sư, em trai của tôi đã thuộc trường hợp nợ xấu nhưng vẫn muốn vay để làm kinh doanh. Tôi đã đứng ra vay hộ với số tiền 30 triệu đồng với mức lãi suất mỗi tháng phải đóng là 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, em trai tôi đã cầm số tiền đó và bỏ trốn, không đóng tiền lãi 3 tháng nay, khiến bên cho vay đã nhắn tin, gọi điện cho tôi để nhắc nhở. Dạo gần đây tôi có phát hiện em tôi bị đòi nợ trên facebook và những thông tin trên bài viết đó là đúng sự thật. Vậy hành vi đòi nợ trên mạng xã hội của bên chủ nợ đó có hợp pháp không luật sư?

>> Tư vấn cách đòi nợ trên mạng xã hội hợp pháp – Gọi 1900.6174

Trả lời

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã xác nhận được những vấn đề sau:

– Thứ nhất, về giao dịch vay tiền thuộc giao dịch dân sự

Căn cứ theo điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo quy định của pháp luật, giao dịch dân sự sẽ được thể hiện thông qua lời nói hoặc văn bản hoặc bằng hành động. Tuy nhiên, nếu sử dụng văn bản cần phải có dấu công chứng của cơ quan nhà nước và khi thực hiện giao dịch bằng lời nói phải có người thứ ba làm chứng. Trong trường hợp của bạn, bạn là người đứng ra vay tiền rồi sau đó cho em của bạn vay đó được coi là hình thức giao dịch dân sự. Khi đứng trên góc độ pháp lý, bạn là người ký hợp đồng vay tiền thì bạn sẽ là bên đi vay, bên kia sẽ là bên cho vay. Còn khi bạn cho em bạn vay thì bạn là bên cho vay và em bạn là người đi vay.

– Thứ hai, quy định về hợp đồng cho vay tiền

Căn cứ theo điều 463 Luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Ngoài ra, với nghĩa vụ trả nợ của bên đi vay được pháp luật quy định tại điều 466 Bộ luật dân sự như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn là bên đi vay nên bạn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trả đúng số nợ đó. Tuy nhiên, em bạn là người vay của bạn nên em bạn phải đưa số tiền để bạn thực hiện trả nợ. Vấn đề bạn nêu là có vay lãi và mỗi tháng phải trả tiền lãi suất là 2,5 triệu đồng nên ngoài việc trả đúng số tiền gốc em bạn phải đóng đầy đủ tiền lãi. Vì em bạn đã bỏ đóng tiền lãi 3 tháng, nếu vẫn tiếp tục tình trạng này xảy ra, em bạn có thể thuộc trường hợp nợ xấu và bạn cũng sẽ bị chịu ảnh hưởng vì bạn là người đứng lên đi vay. Ngoài ra, bạn không có nhắc đến thời hạn kết thúc hợp đồng vay tiền nên chúng tôi sẽ hiểu đây là hợp đồng cho vay không kỳ hạn.

Đối với thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn có lãi đã được quy định tại khoản 2 điều 469 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

Trường hợp của bạn thuộc hợp đồng cho vay không kỳ hạn và có lãi nên bên cho vay có thể đòi lại tiền bất cứ lúc nào họ muốn nhưng phải thực hiện thông báo cho bạn trước một thời gian để bạn kịp chuẩn bị. Mặc dù, bạn là người vay hộ nhưng bạn vẫn có nghĩa vụ phải trả nợ cho bên cho vay sau khi bạn đã nhận được tiền của em trai bạn.

– Thứ ba, ngân hàng Đòi nợ trên Facebook có vi phạm pháp luật không và phải làm gì khi bị đòi nợ trên mạng xã hội?

Căn cứ theo khoản 1 điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc xử phạt về tội làm nhục người khác như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Như vậy, nếu có hành vi đòi nợ trên mạng xã hội facebook nhưng không đúng sự thật, bên chủ nợ sẽ phải chịu hình phạt tương đương với số tiền từ 10 đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ vì đã vi phạm trách nhiệm hình sự về tội làm nhục đến danh dự, nhân phẩm của bạn.

Ngoài ra, trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã quy định về việc xúc phạm đến quyền tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân như sau:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Qua các quy định trên của pháp luật, chúng tôi đưa ra kết luận cho câu hỏi của bạn như sau: Chủ vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội Facebook là câu chuyện đúng sự thật và họ không có lời lẽ xúc phạm đến quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của bạn và em bạn. Nếu em của bạn vẫn tiếp tục tái diễn tình trạng không đóng tiền lãi thì bạn có thể nhắc nhở. Trong trường hợp nhắc nhở vẫn không được thì bạn hãy dùng biện pháp nặng hơn đó là nhờ cơ quan thẩm quyền ở nơi bạn đang sinh sống để giải quyết vụ việc.

Trên đây là tất cả phương án trả lời của luật sư về câu hỏi đòi nợ trên Facebook có bị phạm pháp không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đòi nợ xấu, các bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi đến email Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>>>Xem thêm: Bị gọi điện làm phiền đòi nợ nên làm gì?

Bị bên cho vay đăng ảnh đòi nợ trên mạng xã hội thì phải làm sao?

Anh Dương (Hà Nội) có câu hỏi về việc đòi nợ đăng ảnh lên mạng xã hội như sau:

Thưa luật sư, tôi là sinh viên mới ra trường được 1 năm, tôi đã giấu gia đình ở lại Hà Nội lập nghiệp và mở cửa hàng kinh doanh riêng. Do tôi không đủ vốn để mở cửa hàng nên đã quyết định vay trên các app online. Sau khi nhận được tiền và ký các hợp đồng online xong thì sau vài tháng mở cửa, dịch covid hoành hành, cửa hàng tôi bị phá sản. Lúc đó, tôi đã không thể đóng tiền lãi hàng tháng được nữa. Bên app cho vay luôn gọi và nhắn tin đe dọa tôi. Vài ngày gần đây, tôi có phát hiện ra bên ngân hàng đòi nợ trên facebook và còn tố khách hàng lên facebook để đòi nợ. Tôi rất lo lắng, vậy tôi phải làm sao khi bị đòi nợ trên Facebook như vậy và tôi nên làm gì khi bài đăng đòi nợ trên mạng xã hội bị phát tán?

>> Tố khách hàng lên facebook để đòi nợ thì cần làm gì? Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh như sau:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Đối với trường hợp của bạn, khi bạn thực hiện vay tiền qua các ứng dụng cho vay online và đã ký hợp đồng hai bên thì đã hình thành quan hệ vay tài sản, trong đó bạn là bên vay, bên chủ app là bên cho vay. Bạn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn đang bị mất khả năng trả nợ, bên cho vay vẫn có quyền đòi nợ của bạn theo đúng quy định nhưng sẽ bị hạn chế về cách thức đòi nợ. Bên cho vay có thể nhắc nhở, nhắn tin hoặc gọi điện cho bạn để thông báo về khoản nợ. Nếu bên cho vay thực hiện những việc làm trái với quy định của pháp luật như gọi điện đe dọa, tố cáo, làm phiền đến bạn và người thân, đăng ảnh lên facebook mà không có sự cho phép sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của bộ luật hình sự.

Nếu bên cho vay sử dụng hình ảnh không có sự cho phép của chủ sở hữu bức ảnh thì bạn có quyền yêu cầu họ tháo, gỡ bức ảnh đó hoặc có thể làm đơn khởi kiện về hành vi sử dụng hình ảnh của người khác nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Kèm theo đó là các bằng chứng chứng minh về hành vi trái quy định của pháp luật của bên cho vay rồi nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện để cơ quan thẩm quyền sẽ thực hiện xét xử, đưa ra quyết định thu hồi hoặc tháo gỡ những hình ảnh cá nhân và có thể thực hiện bồi thường nếu có. Bên cạnh đó, bên cho vay đã sử dụng hình ảnh của bạn và có hành vi xâm phạm đến quyền lợi, danh dự nhân phẩm của đối phương thì bạn có thể trình báo lên cơ quan công an hoặc nộp đơn kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện và kèm theo các bằng chứng chứng minh liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bên cho vay để chấm dứt tình trạng trên. Người cho vay sẽ phải gỡ tất cả những tấm hình của bạn trên facebook, gửi lời xin lỗi công khai và có thể bị nộp tiền bồi thường (nếu có)

Nếu trong câu trả lời của chúng tôi vẫn còn vấn đề khiến bạn thắc mắc liên quan đến việc đòi nợ trên mạng xã hội hay bị những cách đòi nợ khác thì hãy nhanh tay gọi đến Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 hoặc qua địa chỉ email để được giải đáp sớm nhất.

>>>Xem thêm: Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

bị đòi nợ trên facebook

Hướng dẫn cách xử lý khi bị đòi nợ trên facebook – Gọi 1900.6174

Nhân viên không được trả lương, lên mạng đòi nợ thì giải quyết thế nào?

Chị Trang (Thanh Hóa) có câu hỏi liên quan đến đòi nợ trên mạng xã hội để giải quyết tiền lương như sau:

Thưa luật sư, chuyện là tôi đã nghỉ làm tại một siêu thị tiện lợi sau 3 tháng làm việc. Tôi rất bức xúc vì khi đến phỏng vấn, 2 bên đã thỏa thuận rõ lương mỗi tháng của tôi là 5.5 triệu chưa tính lương chuyên cần nếu làm 28 ngày/ tháng. Nhưng khi tôi làm được 1 tháng, bên quản lý vẫn trả tiền đầy đủ nhưng bắt đầu đến tháng thứ 2, quản lý có dấu hiệu bớt tiền của tôi, tôi đã làm đủ 28 ngày/ tháng nhưng chị ấy chỉ ghi 26 ngày. Tôi đã nhắc nhở cho chị ấy biết để tháng thứ 3 tôi có thể nhận số tiền lương chuyên cần. Nhưng đến tháng thứ 3, không những không trả lại tiền lương cho tôi, trong lúc làm, tôi phát hiện ra siêu thị này có nhập lậu một vài sản phẩm không rõ nguồn gốc, quản lý có những hành động ép buộc tôi làm công việc không liên quan, vu khống tôi ăn trộm tiền của siêu thị trong khi tôi không làm chuyện đó. Từ đó, tôi đã quyết định nghỉ làm, tôi đã đăng bài và đăng ảnh quản lý lên mạng xã hội facebook để tố cáo hành vi đó để cho mọi người xung quanh đều biết. Nhưng không biết được hành vi đó của tôi có vi phạm pháp luật không luật sư? Nếu quản lý đó nhập sản phẩm kém chất lượng thì sẽ bị phạt bao nhiêu?

>> Tư vấn việc tố khách hàng lên facebook để đòi nợ – Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân với hình ảnh như sau:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, bạn đã tự ý đăng bài và đăng ảnh của quản lý mà không có sự cho phép của người sở hữu nên căn cứ theo khoản 2 điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một số trường hợp sử dụng hình ảnh nhưng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu như sau:

“2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”

Với quy định trên, những hình ảnh sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc hay sử dụng từ các hội nghị, cuộc thi đấu thì sẽ không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, bạn đã sử dụng hình ảnh của quản lý một cách tự do không có sự cho phép đòi nợ trên mạng xã hội, việc làm này cũng không thuộc trường hợp như đã nêu trên nên rất có thể bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo khoản 3 điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các biện pháp xử lý khi sử dụng hình ảnh trái pháp luật như sau:

“3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Khi sử dụng hình ảnh của quản lý đăng lên mạng xã hội để phục vụ lợi ích của cá nhân thì quản lý sẽ có quyền yêu cầu tòa án để ra quyết định yêu cầu bạn xóa, gỡ bài đã đăng. Nếu như bạn vẫn tiếp tục sự việc, quản lý có thể yêu cầu bạn xin lỗi công khai và bạn phải chịu mức phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu như câu trả lời của luật sư vẫn khiến bạn thắc mắc thì hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi qua địa chỉ email Tổng đài pháp luật hoặc muốn nhanh hơn thì các bạn có thể gọi đến số điện thoại 1900.6174, các luật sư của chúng tôi luôn thường trực 24/7 để giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề đòi nợ trên mạng xã hội một cách sớm nhất.

>>>Xem thêm: Bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ

Không vay tiền nhưng bị đăng ảnh đòi nợ trên mạng xã hội thì làm thế nào?

Anh Ninh (Nam Định) có câu hỏi khi bị đòi nợ trên mạng xã hội như sau:

Thưa luật sư, vừa tối qua đang ăn cơm thì tôi phát hiện ra hình của mình được đăng lên mạng xã hội facebook với nội dung đòi nợ. Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra trong khi tôi không phải là người vay số tiền đó mà lại bị vu khống trên mạng như vậy. Sau khi điều tra ra thì có lần tôi đã làm mất điện thoại tại quán nước trên thành phố, đã có người nhặt được và sử dụng điện thoại của tôi để đi vay nợ. Bây giờ tôi không biết người đó là ai sao lại sử dụng hình ảnh cá nhân của tôi để phục vụ lợi ích cá nhân như vậy. Việc làm đó sẽ bị phạt như thế nào thưa luật sư? Tôi nên làm gì để người chủ nợ xóa bài đòi nợ trên mạng xã hội vậy ạ?

>> Tư vấn cách giải quyết khi bị đòi nợ trên mạng xã hội – Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo Nghị định Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet quy định về trường hợp không có vay nợ nhưng vẫn bị vu khống, đe dọa, đưa ảnh cá nhân lên mạng xã hội facebook như sau:

“Nghiêm cấm hành vi đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân và tiết lộ những bí mật khác do pháp luật quy định.”

Theo điểm g, khoản 3, điều 66 Nghị định 174/2013 quy định mức phạt hành chính cho các hành vi vi phạm như sau:“Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.”

Ngoài ra, đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự:

“Hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 tại các Điều 155 – Tội làm nhục người khác, hoặc Điều 156 – Tội vu khống, hoặc Điều 170 – Tội cưỡng đoạt tài sản nếu cơ quan có thẩm quyền xem xét và nhận thấy hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành các tội phạm này.”

Trong trường hợp của bạn vừa nêu trên, chủ nợ đã sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn để đòi nợ trên mạng xã hội là việc làm mà pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Những hành vi như vậy sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến bạn và sẽ bị xử phạt khi đã đầy đủ yếu tố để cấu thành tội phạm. Ngoài ra, bạn có thể trình báo lên cơ quan công an hoặc nộp đơn kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện và kèm theo các bằng chứng chứng minh liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bên cho vay để chấm dứt tình trạng trên. Người cho vay sẽ phải gỡ tất cả những tấm hình của bạn trên facebook, gửi lời xin lỗi công khai, bị phạt với số tiền từ 10 đến 20 triệu đồng và có thể bị nộp tiền bồi thường cho bạn (nếu có)

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề đòi nợ trên mạng xã hội hay làm sao khi bị ngân hàng đòi nợ trên facebook, các bạn có thể liên hệ ngay tới luật sư của Tổng đài của pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

>>>Xem thêm: Lừa đảo gọi điện đòi nợ

cách đòi nợ trên facebook

Luật sư tư vấn đòi nợ đúng luật – Gọi 1900.6174

Cách đòi nợ trên facebook đúng luật

Anh Hưng (Đà Nẵng) có câu hỏi về đòi nợ trên mạng xã hội như sau:

Chào luật sư, tôi đang làm việc tại một ngân hàng cho vay lãi với mức lãi suất thấp để phục vụ người dân. Tuy nhiên, tôi gặp trường hợp 1 anh thanh niên trẻ tuổi đến vay với số tiền 30 triệu đồng, mỗi tháng đóng 1,5 triệu tiền lãi. Nhưng tôi không biết tại sao, mấy tháng nay anh ta đã không đóng tiền lãi cho công ty chúng tôi. Gọi điện đến gia đình thì được biết anh ta vay tiền chơi cờ bạc và đã bỏ trốn. Không còn cách nào khác, tôi định đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội facebook để ai biết anh ta ở đâu thì liên lạc cho tôi nhưng tôi không biết đăng bài sao cho đúng với quy định của pháp luật, xin luật sư giải đáp giúp tôi về vấn đề này?

>> Tư vấn ngân hàng đòi nợ trên facebook nên làm gì: Gọi 1900.6174

Trả lời

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ đưa ra 3 yếu tố quyết định cho việc đăng bài đòi nợ trên facebook là đúng hay sai. Cụ thể như sau:

– Tài liệu, hợp đồng chứng minh việc công nợ: tài sản cho vay phải được xác lập bằng các giao dịch dân sự như bằng văn bản, hành động, lời nói và phải có căn cứ chính xác.

– Người đòi nợ là chủ nợ hoặc là người được ủy quyền hợp pháp bởi chủ nợ. Người ủy quyền có thể là cá nhân, tổ chức

– Phương thức đòi nợ hợp pháp: là thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về phương thức đòi nợ nên nếu bạn muốn đòi nợ trên mạng xã hội thì sẽ không bị cấm. Tuy nhiên, bạn cần phải điều chỉnh những lời lẽ khi đòi nợ để tránh trường hợp xúc phạm đến quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của người vay.

Khi đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội facebook, bạn hãy lưu ý những thông tin bạn đưa ra là đúng sự thật, không bịa đặt, không vu khống. Vì nếu khi bạn thực hiện các hành vi trên, bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, bạn có thể bị đối phương yêu cầu bạn xin lỗi công khai, đòi bồi thường thiệt hại hoặc bị xử phạt theo đúng mức phạt quy định.

Như vậy, phương thức đòi nợ nào thì sẽ không quan trọng bằng cách bạn dùng ngôn từ, lời lẽ để đòi nợ. Vậy nên, khi đòi nợ trên mạng xã hội bạn cần chú ý các điều trên để tránh vi phạm quy định của pháp luật. Nếu có câu hỏi nào liên quan đến cách đòi nợ trên mạng xã hội facebook hay bị đòi nợ trên facebook thì phải làm thế nào? Hãy liên hệ cho chúng tôi, các luật sư sẽ giải đáp tất cả câu hỏi của bạn sớm nhất và chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích mà Tổng đài pháp luật đưa ra, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến việc đòi nợ trên mạng xã hội. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng về cách đòi nợ trên mạng xã hội hay khi bị đòi nợ trên facebook thì cần phải làm gì, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư tư vấn 24/7. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể hỏi qua email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn. Sự đồng hành của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.