Mẫu giấy triệu tập ly hôn đúng quy định pháp luật 2022

Mẫu giấy triệu tập ly hôn được sử dụng trong việc thực hiện giải quyết ly hôn. Đây là văn bản có tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải thực hiện. Vậy mẫu giấy triệu tập ly hôn được sử dụng trong trường hợp nào và đối tượng sử dụng là ai?

Những thắc mắc trên cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để giúp mọi người có câu trả lời cho những câu hỏi đó thì Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí sẽ có những tư vấn về mẫu giấy triệu tập khi ly hôn chi tiết và cụ thể thông qua bài viết dưới đây. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết nhé!

mẫu giấy triệu tập ly hôn

Tìm hiểu chung về mẫu giấy triệu tập ly hôn

Chị Diệu Linh (Hưng Yên):
“Thưa luật sư, tôi và chồng tôi ly thân được 5 năm và có chung một con gái 10 tuổi hiện đang sống cùng tôi. Hôm qua tôi nhận được mẫu giấy triệu tập ly hôn nhưng tôi không hiểu về loại giấy tờ này lắm. Luật sư có thể giải thích giúp tôi được không ạ?”

>> Thắc mắc về hồ sơ chuẩn bị ly hôn, gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Tổng Đài Pháp Luật xin được giải đáp về mẫu giấy triệu tập ly hôn và đối tượng sử dụng của mẫu giấy này như sau:

Mẫu giấy triệu tập ly hôn là gì?

Mẫu giấy triệu tập ly hôn là một trong những văn bản được ban hành trong thủ tục tố tụng mang tính chất yêu cầu, bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vấn đề ly hôn. Đây là một cách triệu tập mang tính bắt buộc, nó cũng như việc chị ly hôn phải bắt buộc có mặt ở tòa án thì mới có thể giải quyết vụ việc của mình. Mẫu giấy triệu tập ly hôn được sử dụng cũng là một cách để thực hiện giải quyết ly hôn diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn.

Mẫu giấy triệu tập ly hôn sử dụng cho đối tượng nào?

Mẫu giấy triệu tập ly hôn được sử dụng khi vợ hoặc chồng muốn ly hôn và giấy triệu tập sẽ được gửi cho người còn lại. Đối tượng được áp dụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vấn đề ly hôn. Người thuộc đối tượng này phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Trong trường hợp của chị thì chồng chị đang muốn ly hôn với chị. Chị cần có mặt tại địa điểm và thời gian được ghi trên giấy mời theo đúng quy định của Luật ly hôn.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về mẫu giấy triệu tập ly hôn. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc, chưa rõ về vấn đề trên, vui lòng liên hệ đường dây nóng tư vấn luật hôn nhân gia đình 1900.6174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: Xin giấy chứng nhận ly hôn, giấy xác nhận ly hôn của Tòa án?

mẫu giấy triêu tập ly hôn

Mẫu giấy triệu tập ly hôn

Anh Huy Hoàng (Hồ Chí Minh): 
“Thưa luật sư, vợ chồng tôi lấy nhau năm 2009 nhưng do phát sinh nhiều mâu thuẫn nên chúng tôi đã ly thân cách đây 6 năm. Vợ tôi hiện đang ở Đồng Nai còn tôi thì đang sinh sống ở Hồ Chí Minh. Gần đây vợ tôi có người mới nên cô ấy muốn ly hôn để lập gia đình với người đó. Cô ấy đang bắt đầu thủ tục ly hôn và nói rằng vài ngày nữa tôi sẽ nhận được giấy triệu tập. Luật sư có thể giải thích giúp tôi mẫu giấy triệu tập ly hôn là như thế nào được không?”

>>> Cách làm đơn ly hôn có giá trị pháp lý, gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hoàng, rất cảm ơn anh đã đặt câu hỏi đến Tổng đài pháp luật, sau đây là phần tư vấn của chúng tôi:

Trước hết về mẫu giấy triệu tập ly hôn là gì. Có thể giải thích một cách dễ hiểu như sau:

Mẫu giấy triệu tập ly hôn là một trong những văn bản được ban hành trong thủ tục tố tụng mang tính chất yêu cầu, bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vấn đề ly hôn.

Đây là một cách triệu tập mang tính bắt buộc, nó cũng như việc chị ly hôn phải bắt buộc có mặt ở tòa án thì mới có thể giải quyết vụ việc của mình. Mẫu giấy triệu tập ly hôn được sử dụng cũng là một cách để thực hiện giải quyết ly hôn diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn.

Về mẫu giấy triệu tập ly hôn, căn cứ vào thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. Theo đó sẽ sử dụng mẫu giấy triệu tập ly hôn sẽ gồm 3 liên như sau:

……………………………………………….

Số: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Liên 1)

                                                                                              ………….. , ngày ……. tháng ……. năm …………

GIẤY  TRIỆU TẬP

(Lần thứ ………………) ­

Cơ quan…………………………………………..

yêu cầu……………………………………………

Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): ………………………………………………………………….. 

Nơi tạm trú: ………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay:………………………………

Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm…………………………..

có mặt tại ……………………………để ………………………………..

và gặp …………………………..

………………………………………………

Số: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Liên 2)

                                                                                        ………. , ngày ……. tháng ……. năm ………….

GIẤY  TRIỆU TẬP

(Lần thứ ………………) ­

Cơ quan………………………………………………….

yêu cầu……………………………………………………….

Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): ………………………………………………

Nơi tạm trú: ………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………….

Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm……………………………………………

có mặt tại……………………. để…………………………………………………….

Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp…………………….

Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự.

………………………………………………

Số: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Liên 3)

                                                                                           ……… , ngày ……. tháng ……. năm …………

Kính gửi:…………………………………………………………………………..
                                                 

Cơ quan…………………………………………………….

Đề nghị……………………………………………………..

chuyển Giấy triệu tập lần thứ…………………..số  ………….. ngày …… tháng …… năm………….

của ……………………….cho………………………………..

Yêu cầu …………………………………

ký nhận và chuyển lại cho……………………….

                                                                                                                     Ngày………tháng…….năm……….

NGƯỜI NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu giấy triệu tập ly hôn cũng tương tự như 3 liên mẫu ở trên. 

Xét trường hợp của anh, vợ anh đã yêu cầu ly hôn và đang thực hiện thủ tục ly hôn ở cơ quan tòa án. Trong thời gian tới, anh sẽ nhận được giấy triệu tập ly hôn và khi đó anh phải có mặt ở cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn mà vợ anh đã nộp đơn xin ly hôn.

Tuy nhiên đây là một tình huống mà anh đang khá bị động, anh nên chuẩn bị cho mình đủ kiến thức cũng như hồ sơ để đảm bảo đủ quyền lợi của mình khi ly hôn.

Nếu anh còn chưa biết cần chuẩn bị thủ tục ly hôn như thế nào thì anh hãy nhấc máy gọi điện đến đường dây nóng của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của anh 24/24. 

>>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Tòa gửi giấy triệu tập ly hôn nhưng chồng cố tình không đến thì phải làm sao?

Chị Phạm Hằng (Vĩnh Phúc): 
“Thưa luật sư, tôi đã làm hồ sơ ly hôn đơn phương lên Tòa Án. Tuy nhiên khi Tòa gửi mẫu giấy triệu tập ly hôn thì chồng tôi lại vắng mặt vì không muốn ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi làm cách nào để tôi có thể ly hôn đơn phương được ạ?”

>> Ly hôn vắng mặt thì làm thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hằng, sau đây là câu trả lời của chúng tôi về thắc mắc của chị:

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Và căn cứ theo điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

mẫu giấy triệu tập ly hôn

Như vậy, vì chồng bạn đã nhận mẫu giấy triệu tập ly hôn nhưng vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nên tòa sẽ hoãn phiên xét xử này. Nếu đến lần thứ hai tòa gửi mẫu giấy triệu tập ly hôn mà chồng bạn vẫn không đến thì Tòa sẽ tuyên bố xét xử vắng mặt. 

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề Tòa gửi mẫu giấy triệu tập ly hôn nhưng chồng cố tình không đến. Trong trường hợp chị còn thắc mắc nào thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời chị nhé!

>>> Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ thì phải làm sao?

Nhờ người thân đại diện ra tòa khi có giấy triệu tập ly hôn có được không?

Anh Minh Đức (Bắc Giang): 
“Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp như sau: Vợ chồng anh trai tôi lấy nhau đã được 3 năm. Sau khi kết hôn được hơn 1 năm thì anh trai tôi vào nam kiếm sống, còn chị dâu tôi đang làm giáo viên vì chưa sắp xếp chuyển công tác vào nam được nên chị vẫn ở quê dạy học. Dù ở xa nhưng anh trai tôi vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm gia đình, vào những ngày lễ vẫn không quên mua quà cho chị dâu. Từ hồi anh vào nam, chị dâu tôi thường về nhà ngoại ở nhiều hơn là ở nhà tôi, chị bảo ở bên đó cho gần trường để tiện đi dạy. Gia đình tôi cũng thoải mái nên tùy theo ý chị. Nhưng bất ngờ chị mang bầu với người khác. Chị về nhà tôi nói rằng không thể chờ được anh tôi nên đã qua lại với người khác, đồng thời chị cũng muốn ly hôn với anh tôi. Anh tôi cũng đã nhận được mẫu giấy triệu tập ly hôn nhưng vì đang ở trong Nam và dịch bệnh cản trở nên anh tôi không có mặt tại Tòa án được. Vậy tôi có được đại diện cho anh tôi ra xét xử ở Tòa án không? Rất mong được luật sư giải đáp.”

>>> Phân chia tài sản khi ly hôn, gọi ngay: 1900.6174 

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã nêu ở trường hợp trên thì khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà anh bạn vắng mặt thì Tòa sẽ tạm hoãn phiên tòa và đến lần triệu tập thứ 2 anh trai bạn không đến thì tòa sẽ xét xử vắng mặt bị đơn. Tòa sẽ căn cứ vào những quy định pháp luật để xử lý việc giải quyết ly hôn. 

Trong trường hợp xét xử ly hôn, nếu người bị triệu tập có đầy đủ nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì sẽ không được có người đại diện. Vì anh trai bạn hoàn toàn đầy đủ nhận thức và khả năng điều khiển hành vi nên bạn sẽ không được đại diện cho anh trai mình trong phiên xét xử ly hôn này.

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề Nhờ người thân đại diện ra tòa khi có mẫu giấy triệu tập ly hôn có được không?

Các vấn đề pháp lý cần quan tâm về vấn đề nuôi con sau khi ly hôn ?

Chị Ngọc Mai (Nam Định): 
“Thưa luật sư, vợ chồng tôi đã ly hôn được 3 năm. Tuy nhiên chồng tôi chỉ chu cấp cho con tôi năm đầu tiên, về sau anh không gửi tiền nuôi con cho tôi nữa. Con tôi càng ngày càng lớn càng tốn chi phí để nuôi hơn: tiền ăn, tiền học, tiền quần áo,… Tôi nhiều lần nói với anh nhưng anh ấy về vấn đề này rồi nhưng anh đều bảo rằng “ai nuôi con thì người ấy lo”. Luật sư cho tôi hỏi khi ly hôn tôi nuôi con thì chồng tôi có phải cấp dưỡng cho con không?”

>>> Cấp dưỡng nuôi con thuộc về ai? Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Thông thường, khi ly hôn các cặp vợ chồng sẽ tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng này nên xuất phát từ tấm lòng, tuy ly hôn nhưng vẫn cùng nhau chăm sóc và yêu thương con. Nhưng nếu chồng chị chối bỏ trách nhiệm thì căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Như vậy, chị có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Tòa án sẽ quyết định buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, trừ trường hợp chồng bạn chứng minh không có khả năng cấp dưỡng.

Chị Phương Linh (Hà Nội):
“Xin chào luật sư. Tôi và chồng cũ đã ly hôn được 5 năm và quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về tôi. Sắp tới tôi sẽ lập gia đình mới. Như vậy thì tôi có còn quyền được nuôi con không? Tôi sợ rằng chồng tôi sẽ dựa vào chuyện tôi tái hôn để giành quyền nuôi con.”

>>> Giành quyền nuôi con, gọi ngay: 1900.6174 

Trả lời:

Theo quy định thì bạn hoàn toàn có quyền nuôi con ngay cả khi bạn đã tái hôn. Nếu bạn không có khả năng nuôi con hoặc trường hợp bạn giao con cho người khác nuôi thì khi đó chồng bạn mới có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vì vậy, việc bạn tái hôn cũng không là căn cứ để chồng bạn giành lại quyền nuôi con.

Anh Đức Duy (Thái Bình):
“Thưa luật sư, vợ chồng tôi gặp nhiều mâu thuẫn trong hôn nhân nên tôi muốn ly hôn, vợ tôi thì không đồng ý. Chúng tôi hiện đang có cháu nhỏ 7 tháng tuổi. Luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có thể ly hôn đơn phương được không ạ?”

>>> Thủ tục ly hôn đơn phương? Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, do vợ chồng bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên bạn không thể ly hôn trong trường hợp này trừ khi có sự thuận tình của vợ bạn.

>>> Xem thêm: Xin giấy chứng nhận độc thân sau khi ly hôn – Tư vấn A-Z của Tổng đài Pháp luật

Thủ tục ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn như thế nào ?

Chị Thùy Trang (Thái Nguyên):
“Xin chào luật sư, tôi có vấn đề mong muốn được luật sư tư vấn như sau: Vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2012 và có 2 cháu nhỏ 8 tuổi và 2 tuổi. Chồng tôi rất ham chơi cờ bạc, nhiều lần anh bị công an bắt về hành vi cá độ, gia đình tôi phải chạy đi vay khắp nơi để bảo lãnh cho anh. Vì kiếm được đồng nào anh lại chơi lô đề, cờ bạc hết đồng đó nên điều kiện kinh tế của chúng tôi cũng hơi khó khăn. Hiện tôi đang làm công nhân nhà máy. Tôi phải gửi 2 con ở nhà ngoại nhờ ông bà trông nom để tôi làm tăng ca kiếm thêm thu nhập. Tháng trước, chồng tôi mượn sổ đỏ của bố mẹ tôi vay tiền ngân hàng để trả nợ cho tín dụng đen. Tôi cảm thấy mình không thể cứ một mình cố gắng chăm lo cho gia đình, còn anh thì đạp đổ công sức của tôi như vậy được. Tôi nhiều lần bày tỏ quan điểm muốn ly hôn với anh nhưng anh đều không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi làm cách nào để tôi có thể ly hôn được ạ? Con sẽ do ai nuôi? Tài sản sẽ được chia như thế nào? Vì sổ đỏ mang tên bố mẹ tôi nên có cách nào để chồng tôi vẫn phải trả nợ không? Rất mong được luật sư giải đáp sớm.”

>>> Giải quyết nợ sau ly hôn, gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”

Do đó, việc bạn hay chồng bạn hay cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn đều phù hợp quy định của pháp luật.

Và theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Theo đó, nếu bạn có thể chứng minh được quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc, chồng bạn vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân không thể kéo dài được. Cụ thể ở trường hợp của bạn thì chồng bạn là người khiến cho điều kiện kinh tế gia đình bị ảnh hưởng, đã từng bị bắt vì hành vi cá độ. Nên bạn hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn.

Về thủ tục ly hôn, hồ sơ ly hôn bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực); Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực); Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); Đơn xin ly hôn (Theo mẫu có sẵn)

Sau khi hoàn tất, bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ gửi mẫu giấy triệu tập ly hôn tới chồng bạn

Về quyền nuôi con, căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con trong trường hợp nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được về vấn đề nuôi con thì Tòa Án sẽ giải quyết như sau:

Cháu bé 10 tuổi thuộc trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên nên sẽ có quyền được trình bày nguyện vọng ở với bố hay mẹ. Tòa án sẽ xem xét mong muốn của cháu để giao quyền nuôi con.

Cháu bé 2 tuổi thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi nên sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng hoặc có thoả thuận đặc biệt khác.

Về vấn đề chia tài sản, căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Vì chị không nói rõ tài sản của vợ chồng chị là gì nên chị có thể tham khảo quy định trên để nắm được việc chia tài sản như thế nào. Bên cạnh đó, chị cần thu thập đủ căn cứ để chứng minh đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng để tránh bất lợi khi tranh chấp. 

Về vấn đề trả nợ sau ly hôn, căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Như vậy, trước hết Tòa án sẽ xem xét xem mục đích vay ngân hàng của chồng bạn. Trong trường hợp bạn và chồng có thỏa thuận cùng xác lập hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì bạn có nghĩa vụ phải trả cùng chồng bạn. Còn trường hợp chồng bạn vay thế chấp ngân hàng và không hề thỏa thuận trước với bạn đồng thời khoản vay cũng không nhằm đáp ứng nhu cầu gia đình thì nghĩa vụ trả nợ này sẽ do chồng bạn phải thực hiện. Do vậy, bạn có thể yên tâm ly hôn đơn phương và không cần lo lắng tới khoản nợ.

Trên đây là các giải đáp của luật sư ly hôn mang tính chất tham khảo. Trong mỗi trường hợp ly hôn khác nhau, tài sản tranh chấp khác nhau thì sẽ Tòa án sẽ xét xử khác nhau. 

>>> Xem thêm: Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? – Tổng đài Pháp luật

Bài viết trên đây là những nội dung liên quan đến mẫu giấy triệu tập ly hôn. Hi vọng qua bài viết, độc giả đã có những kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề của mình. Nếu còn gì thắc mắc, đừng ngại gọi qua đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật. Tổng Đài Pháp Luật tự hào có đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý uy tín hàng đầu trong ngành luật pháp với kinh nghiệm xử lý vấn đề ly hôn. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí với hiệu quả cao nhất. 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174