Bản vẽ hoàn công ai ký? Có cần chủ đầu tư ký không? Có được phép đóng dấu chữ ký? Có cần đóng dấu công ty?
Hoàn công được xem là một thủ tục hành chính bắt buộc trong hoạt động xây dựng công trình, nhà cửa cần hoàn thành trước khi công trình được phép đưa vào sử dụng.Trong thủ tục hoàn công cũng có một thứ quan trọng không kém đấy là Bản vẽ hoàn công.
Gần đây, Tổng đài Pháp luật nhận được rất nhiều câu hỏi gửi đến liên quan đến “Bản vẽ hoàn công ai ký” cùng các vấn đề khác liên quan. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
>>> Có vướng mắc về bản vẽ hoàn công? Gọi ngay để được tư vấn miễn phí 1900.6174
Bản vẽ hoàn công là gì?
Trước khi tìm hiểu quy định về “Bản vẽ hoàn công ai ký“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về bản vẽ hoàn công.
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thực tế của công trình sau khi đã xây xong. Qua bản vẽ này sẽ so sánh được hình trên bản vẽ dự kiến ban đầu và thực tế. Bản vẽ hoàn công phản ánh hoàn toàn những điểm giống và khác về vị trí, kích thước, thiết bị, vật liệu sử dụng…
Bản vẽ hoàn công vẽ lại các bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành. Trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước trong bản thiết kế thi công đã được phê duyệt, bao gồm các hạng mục, công trình thực tế đã thực hiện.
Trong trường hợp khi mà các kích thước, thông số thực tế của bộ phận công trình xây dựng hoặc công trình xây dựng đúng bằng với các kích thước, thông số trên bản vẽ thi công thì bản thiết kế này được xem là bản vẽ hoàn công. Bản vẽ hoàn công cũng được xem là cơ sở cho việc thực hiện bảo trì công trình, để cải tạo và sửa chữa công trình như sửa chữa đường điện, hệ thống nước ngầm, bảo hành hay thay thế một số bộ phận chi tiết của công trình.
Như vậy, có thể hình dung rằng bản vẽ hoàn công là một bản vẽ vẽ lại hình ảnh với những gì đang diễn ra ngoài thực tế của công trình xây dựng so với trước khi xây.
* Phân loại bản vẽ hoàn công:
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều loại bản vẽ hoàn công. Cùng với đó cũng có rất nhiều cách để phân loại bản vẽ hoàn công, nó được dựa trên những tiêu chí đánh giá hay những đặc điểm của bản vẽ đó.
Dựa trên quy mô xây dựng, phân loại bản vẽ hoàn công như sau:
– Bản vẽ hoàn công của công việc xây dựng;
– Bản vẽ hoàn công các bộ phận công trình;
– Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng;
– Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
– Bản vẽ hoàn công cho từng hạng mục;
– Bản vẽ hoàn công cho tổng thể công trình.
Dựa theo từng giai đoạn, hạng mục hoặc giai đoạn thi công:
– Bản vẽ cho giai đoạn cố định nền, san phẳng nền;
– Bản vẽ cho giai đoạn hoàn công cầu đường giao thông, nạo vét lòng hồ, lòng sông,…;
– Bản vẽ cho giai đoạn hoàn công hệ thống tưới tiêu, hệ thống nước sạch, xử lý nước thải,…;
– Bản vẽ cho giai đoạn hoàn công các bức tường cao hoặc bờ kè,…;
– Bản vẽ cho giai đoạn hoàn công móng nhà.
Ngoài ra, còn có thể dựa vào những tiêu chí khác trong quá trình xây dựng để phân loại bản vẽ hoàn công. Trong lĩnh vực khác ngoài xây dựng thì bản vẽ hoàn công cũng được xây dựng khác.
>>> Tổng đài tư vấn luật xây dựng đã sẵn sàng, nếu bạn đang có thắc mắc bản vẽ hoàn công ai ký. Gọi ngay 1900.6174
Phân biệt bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế
Hiện nay, vẫn khá nhiều người dân còn bị nhầm lần giữa bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế. Sau đây Tổng đài pháp luật sẽ phân biệt rõ cho bạn về 02 loại bản vẽ này như sau:
Cơ bản hai bản vẽ khác nhau rõ ràng nhất là ở những yếu tố trên. Trường hợp khi mà các kích thước, thông số thực tế của bộ phận công trình xây dựng hoặc công trình xây dựng trên bản vẽ thiết kế đúng bằng với các kích thước, thông số trên bản vẽ thi công thì bản thiết kế này được xem là bản vẽ hoàn công.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nếu bạn đang có thắc mắc bản vẽ hoàn công ai ký. Gọi ngay 1900.6174
Bản vẽ hoàn công được lập khi nào?
Bản vẽ hoàn công hiện nay cũng không được pháp luật quy định cụ thể, bắt buộc phải được lập từ khi nào. Tuy nhiên, dựa trên thực tế, công dụng và ý nghĩa của bản vẽ hoàn công thì thời điểm lập bản vẽ hoàn công được xác định là sau khi đã nghiệm thu hoàn thành xong công trình xây dựng, bộ phận công trình.
Có thể thường thấy, để tiết kiệm thời gian và công trình đi đúng tiến độ thì cả hai bên là xây dựng công trình và lập bản vẽ thành công sẽ thực hiện song song với nhau cùng nghiệm thu xây dựng công trình luôn. Hoặc khi đang nghiệm thu đến giai đoạn nào của công trình, hạng mục công trình thì cơ quan chịu trách nhiệm về bộ phận đó sẽ tiến hành lập luôn bản vẽ hoàn công tương ứng với giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng đấy.
>>> Bản vẽ hoàn công ai ký? Liên hệ luật sư tư vấn bằng cách gọi ngay hotline 1900.6174
Ai có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?
Theo quy định, trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công sẽ thuộc về nhà thầu thi công công trình. Khi đó, nhà thầu thi công sẽ phải lập bản vẽ hoàn công theo từng hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Lưu ý: Nếu là Nhà thầu liên danh thì các thành viên trong hội đồng liên danh sẽ phải có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công tương ứng với phần công việc mình được giao và thực hiện, không được phép ủy quyền cho cá nhân, tổ chức liên danh khác.
Vậy bản vẽ hoàn công ai ký? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nội dung đó sau đây.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về bản vẽ hoàn công ai ký. Gọi ngay 1900.6174
Bản vẽ hoàn công ai ký?
Để trả lời cho câu hỏi “Bản vẽ hoàn công ai ký?”, Tổng đài pháp luật sẽ căn cứ vào Phụ lục IIV ban hành cùng Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Cụ thể, bản vẽ hoàn công do chủ thầu xây dựng lập và bắt buộc phải có chữ ký và dấu xác nhận của những người/tổ chức có liên quan. Chi tiết:
Trường hợp 1: Đối với trường hợp không phải là tổng thầu xây dựng thi công xây dựng
Người/tổ chức có thẩm quyền ký tên và đóng dấu xác nhận bao gồm:
– Người lập bản vẽ hoàn công (thuộc đơn vị thầu thi công);
– Giám đốc dự án hoặc chủ trì công trình
– Tư vấn giám sát trưởng.
Trường hợp 2: Đối với trường hợp là tổng thầu xây dựng thi công xây dựng
Người/tổ chức có thẩm quyền ký tên và đóng dấu xác nhận bao gồm:
– Người lập bản vẽ
– Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
– Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu chính (tổng thầu)
– Tư vấn giám sát trưởng
Tóm lại, thẩm quyền ký tên và xác nhận đóng dấu vào bản vẽ hoàn công phụ thuộc vào hình thức mà công trình thi công xây dựng. Ý nghĩa chữ ký xác nhận của các bên liên quan là thể hiện sự đồng ý, chấp nhận của các đơn vị, tổ chức đối với công trình xây dựng và là căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên có thẩm quyền.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nếu bạn đang có thắc mắc bản vẽ hoàn công ai ký. Gọi ngay 1900.6174
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công được quy định trong Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Bao gồm 02 mẫu như sau:
Mẫu số 1: Áp dụng đối với trường hợp không phải là tổng thầu xây dựng thi công xây dựng
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG DỰNG
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày …… tháng …… năm ……
Người lập |
Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án
|
Tư vấn giám sát trưởng |
Ghi chú: Kích thước dấu sẽ tùy thuộc kích cỡ chữ.
Mẫu số 2: Áp dụng đối với trường hợp là tổng thầu xây dựng thi công xây dựng
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG DỰNG
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày …… tháng ….. năm ….
.
Người lập |
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ |
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
|
Tư vấn giám sát trưởng |
Ghi chú: Kích thước dấu sẽ tùy thuộc kích cỡ chữ.
>>>Xem thêm: Hoàn công tiếng anh là gì ? Trình tự thủ tục hoàn công ?
Hoàn công mất bao lâu khi đã lập bản vẽ hoàn công?
Công trình khi đã hoàn thành bước xây dựng và thi công thì cần phải thực hiện thủ tục hoàn công thì công trình xây dựng mới được đưa vào để khai thác, sử dụng nó.
Pháp luật cũng chưa quy định rõ về thời gian hoàn công là bao lâu khi lập bản vẽ hoàn công. Nhưng nó phụ thuộc vào việc bạn đã giải quyết xong hai thủ tục:
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà đất: Không quá 30 ngày với việc xin cấp sổ đỏ, đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu; không quá 15 ngày nếu là đăng ký biến động về đất đai (căn cứ Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Tóm lại, thời gian có thể thực hiện thủ tục hoàn công sau khi đã lập bản vẽ hoàn công không được quy định cụ thể. Mà nó phụ thuộc vào việc bạn giải quyết xong hai thủ tục hành chính: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết yêu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà đất (30 hoặc 15 ngày) theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
>>> Bản vẽ hoàn công ai ký? Nhận sự tư vấn miễn phí từ luật sư bằng cách gọi ngay hotline 1900.6174
Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề “Bản vẽ hoàn công ai ký“. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình.
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174để được tư vấn nhanh nhất.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Xem thêm bài viết hay khác:
Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí
Luật sư tư vấn luật đất đai miễn phí
Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến
Luật sư tư vấn Luật thuế qua tổng đài điện thoại 1900.6174
Luật sư Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Luật sư tư vấn luật thừa kế trực tuyến miễn phí
Tổng đài Luật sư tư vấn luật hình sự miễn phí 1900.6174
Tổng đài tư vấn luật giáo dục MIỄN PHÍ
Luật sư tư vấn Sở Hữu Trí Tuệ chuyên nghiệp, uy tín
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174