Bị can là gì? Quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định thế nào? Cơ quan nào có quyền khởi tố bị can? Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp các thắc mắc trên giúp bạn. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư chuyên môn sâu tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.
Bị can là gì?
>>> Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015
Trong tố tụng hình sự thì bị can được coi là một trong các chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tố tụng.
Tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định về bị can như sau:
“1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”
Theo đó, một cá nhân hoặc pháp nhân khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì được coi là bị can. Quyết định khởi tố sẽ bao gồm các thông tin như sau: thời gian, địa điểm có quyết định khởi tố vụ án hình sự; họ tên và các thông tin cá nhân của bị can; tội phạm bị khởi tố ; thời gian, địa điểm phạm tội và các tình tiết khác của tội phạm,…
Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn luật hình sự từ các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm một cách chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Khởi tố bị can là gì? Quy định Luật tố tụng hình sự mới nhất
Khi nào gọi là bị can?
Chị Hà (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn được giải đáp như sau:
Tháng 11/2021 tôi có tham gia vào một cuộc ẩu đả và có đánh một người bị thương nặng phải nhập viện với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 20%. Tháng 8/2022, tôi có bị cơ quan điều tra gửi quyết định khởi tố vụ án của tôi và tôi bị triệu tập để điều tra với tư cách là bị can. Tôi đang thắc mắc là tại sao họ lại triệu tập tôi với tư cách là bị can của vụ án để điều tra.
Do vậy, Luật sư có thể giải đáp giúp tôi xem trong trường hợp này thì tôi có bị coi là bị can của vụ án này không? Tôi cảm ơn luật sư!”
.
>>> Tư vấn Luật tố tụng hình sự miễn phí, liên hệ Luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hà, cảm ơn chị đã tin tường và gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của chị thì chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo như quy định tại khoản 1 điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, một cá nhân hay pháp nhân bị coi là bị can khi cá nhân hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Theo đó, một người hoặc pháp nhân tham gia vào tố tụng hình sự với tư cách là bị can khi và chỉ khi có quyết định khởi tố bị can đối với cá nhân hoặc pháp nhân đó. Khi này họ sẽ tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần của giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Đồng thời, tư cách bị can sẽ chấm dứt khi vụ án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc khi có quyết định của Tòa án khi đưa vụ án ra xét xử.
Căn cứ theo quy định điều luật nêu trên, có thể thấy trong trường hợp của chị do vụ án đã có quyết định khởi tố bị can của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên chị bị triệu tập để điều tra với tư cách bị can là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Trên đây là phần trả lời của chúng tôi về vấn đề khi nào được gọi là bị can trong vụ án hình sự. Nếu bạn đang gặp khó khăn và muốn được hỗ trợ pháp lý về rắc rối đang gặp phải, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Đánh nhau gây thương tích có bị đi tù không?
Quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định thế nào?
Anh Thắng (Hải Dương) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn được giải đáp như sau:
Tôi có đánh một người bị thương nặng phải nhập viện với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 30%. 2 hôm trước tôi có bị cơ quan điều tra gửi quyết định khởi tố và tôi bị triệu tập để điều tra với tư cách là bị can. Tôi đang thắc mắc về các quyền và nghĩa vụ của tôi trong vụ án khi bị khởi tố với tư cách là bị can là gì?
Nên Luật sư có thể giải đáp giúp tôi xem trong trường hợp này thì tôi sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào được không? Tôi cảm ơn luật sư!”
>>> Tư vấn quyền và nghĩa vụ của bị can trong vụ án hình sự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Thắng, cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của anh thì chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bị can có những quyền như sau:
– Bị can có quyền biết mình bị khởi tố với tội danh gì
– Bị can có quyền nhận được các quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác;
– Bên cạnh đó, bị can còn có quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
Bị can cũng có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi thấy các quyết định này xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.
Thứ hai, bị can cần phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
Cũng theo quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tố tụng, trường hợp vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc không do trở ngại có thể sẽ bị áp giải hoặc bị truy nã khi có hành vi bỏ trốn. Đồng thời, bị can cũng phải chấp hành quyết định và yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định.
Trên đây là quy định của pháp Luật tố tụng hình sự 2015 về quyền và nghĩa vụ của bị can. Để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì anh Thắng có thể thực hiện các quyền của bị can được nêu ở trên. Nếu có thắc mắc nào khác anh Thắng, có thể liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?
Quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát
Chị Mai (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:
“ Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Vào tháng đầu tháng 8/2022 tôi có bị khởi tố về tội đánh bạc với giá trị tài sản là 1 tỷ đồng. Đến tháng vừa đây tôi có nhận được bản cáo trạng của Viện kiểm sát về việc quyết định truy tố vụ án của tôi. Tôi có nghe nói là việc Viện kiểm sát ra quyết định truy tố thì phải lập bản cáo trạng với cơ cấu và bố cục nội dung theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Tôi có tìm hiểu qua về những quy định này. Tuy nhiên, bản cáo trạng mà tôi nhận được thì có một số phần không đúng với quy định giống như tôi tìm hiểu.
Nên Luật sư có thể nói rõ cho tôi về quy định của cơ cấu và bố cục của bản cáo trạng theo quy định hiện hành được không? Tôi cảm ơn luật sư!”
>>> Cơ quan nào có thẩm quyền truy tố bị can? Luật sư tư vấn 1900.6174
Đối với Cơ cấu của bản cáo trạng
Theo căn cứ tại Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, một bản cáo trạng sẽ có cơ cấu như sau:
Thứ nhất: Về thẩm quyền quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì sẽ do Viện kiểm sát tiến hành.
Thứ hai: Bản cáo trạng cần ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội của bị can; những chứng cứ để xác định hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; đồng thời thì bản cáo trạng cũng cần thể hiện được những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của bị can, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ và xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác liên quan đến vụ án.
Thứ ba: Về kết luận của bản cáo trạng phải ghi rõ tội danh và điều, khoản và điểm của điều luật được áp dụng.
Thứ tư: Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng và họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
>>> Xem thếm: Tội đánh bạc lần đầu bị xử lý thế nào? Luật hình sự mới nhất
Đối với nội dung của bản cáo trạng
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt về tội đánh bạc mới nhất 2022
Nội dung của bản cáo trạng bao gồm hai phần cơ bản như sau:
Phần nội dung của bản cáo trạng
Phần nội dung của bản cáo được coi là phần chính và cơ bản nhất của bản cáo trạng, ở phần này cần phải trình bày tóm tắt những vấn đề sau:
– Diễn biến hành vi phạm tội của bị can;
Những chứng cứ xác định hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
Căn cứ áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế;
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý hình sự và đặc điểm nhân thân của bị can trong vụ án;
Việc thu thập và xử lý vật chứng của vụ án;
Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác liên quan đến vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng bao gồm các nội dung sau:
– Bị can đã phạm tội gì?, ở đâu và thời điểm phạm tội là khi nào?
Đồng thời, ở phần này thì cần xác định rõ lý lịch tư pháp của bị can về các thông tin như: Xác định chính xác họ và tên bị tuổi, quê quán, tạm trú, nghề nghiệp và trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của bị can (nếu có), tiền án tiền sự của bị can, bị can có đang bị tạm giam hay không hay vẫn được tại ngoại và họ tên, tuổi, địa chỉ nghề nghiệp của bố mẹ bị can;
Hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm (nếu có) đã vi phạm vào điều, khoản nào theo quy định của pháp Luật tố tụng hình sự. Đồng thời, cần ghi rõ nội dung quy định cụ thể của điều, khoản đó tương ứng với trường hợp phạm tội của bị can.
Căn cứ vào những vấn đề xác định ở trên để Viện Kiểm sát quyết định các vấn đề sau:
Truy tố bị can có lý lịch nêu trên ra trước toà án để xét xử vụ án với tội danh và điều luật đã viện dẫn;
+ Quyết định truy tố các vấn đề dân sự khác (nếu có);
+ Quyết định truy tố về hình phạt bổ sung (nếu có);
+ Về xử lý vật chứng của vụ án (nếu có).
Phần cuối cùng của cáo trạng cần ghi rõ kèm theo bản cáo trạng là hồ sơ vụ án bao gồm những tài liệu, số trang từ bút lục số… đến số…; ngày, tháng, năm lập cáo trạng có chữ ký của viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát và dấu của cơ quan.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Toà án để đảm bảo việc xét xử kịp thời và đúng tội phạm. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến toà án có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày.
Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 7 ngày viện kiểm sát phải thông báo cho toà án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.
Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tòa án sẽ không nhận hồ sơ vụ án trong trường hợp khi bàn giao hồ sơ mà Viện kiểm sát chưa giao cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can.
Trên đây là quy định của pháp luật về bố cục nội dung của bản cáo trạng khi Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can. Nếu anh thấy có sự sai sót trong bản cáo trạng mà mình được nhận thì anh có thể gửi đơn khiếu nại đến bên Viện kiểm sát để được giải quyết.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong bị can là gì và các vấn đề xoay quanh. Hy vọng là bài viết của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin bổ ích cho bạn về chủ đề này. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến pháp lý, hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được đội ngũ Luật sư hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng nhất.