Việc thực hiện bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì cuộc sống hôn nhân luôn vui vẻ, hạnh phúc. Vậy làm sao để làm được điều đó? Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình cần có những nguyên tắc gì? Làm thế nào để duy trì sự bình đẳng trong các mối quan hệ của thành viên trong gia đình? Hãy cùng Tổng đài pháp luật giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây nhé!
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?
Thu Hằng (Nha Trang):
Thưa luật sư, gia đình tôi có 4 người mà ngày nào tôi cũng phải thui thủi một mình trong bếp để phục vụ cả nhà. Hôm qua tôi có bàn với chồng tôi về việc trong gia đình cần phải phân chia công việc một cách bình đẳng thì chồng tôi bảo là anh ấy đã đi làm rồi còn tôi thì không phải đi làm nên phải lo hết việc nội trợ ở nhà là đúng rồi. Vậy luật sư cho tôi hỏi bình đẳng trong gia đình là như thế nào ạ? Có đúng như chồng tôi nói hay không?
>> Tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, bình đẳng trong hôn nhân và gia đình chính được hiểu là sự bình đẳng về quyền giữa vợ và chồng cùng với các thành viên khác trong gia đình. Mối quan hệ đó phải dựa trên cơ sở nguyên tắc về sự dân chủ, công bằng cũng như tôn trọng lẫn nhau, không được phép phân biệt đối xử với các mối quan hệ trong phạm vi gia đình và trong xã hội được pháp luật quy định.
Tại sao cần phải bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Diệu Linh (Hà Nội):
Thưa luật sư, chuyện là con gái tôi từng tỏ ra giận dỗi và khá tủi thân vì nói rằng chúng tôi luôn chỉ lo lắng cho con trai mà không quan tâm gì đến cháu gái. Chúng tôi cũng có giải thích rằng vì em trai bé hơn nên cũng cần được quan tâm nhiều hơn nhưng bé không chịu và nói rằng sự thiên vị của chúng tôi sẽ làm hư em và khiến cháu gái tổn thương. Xin hỏi luật sư sự bình đẳng trong gia đình có quá quan trọng hay không và tại sao lại như vậy?
>> Tư vấn về tài liệu, giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Trước tiên cần phải khẳng định rằng, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Thực hiện bình đẳng trong hôn nhân và gia đình sẽ đem lại sự hài hòa về tình cảm cũng như vật chất của mỗi người. Về vấn đề này, Điều 18 Luật bình đẳng giới trong gia đình có một số quy định như sau:
Vợ chồng cần phải bình đẳng với nhau trên nhiều mối quan hệ dân sự cũng như các quan hệ khác trong hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, vợ chồng cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản và sử dụng nguồn thu nhập chung của hai vợ chồng; quyết định cùng nhau về mọi nguồn lực.
Không chỉ bình đẳng với nhau trong mối quan hệ dân sự mà các thành viên trong gia đình cũng cần phải bình đẳng về các mối quan hệ khác. Đồng thời, vợ chồng phải cùng nhau quyết định, lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai một cách an toàn cũng như quyết định việc sử dụng thời gian nghỉ để chăm sóc cho con ốm theo quy định. Cả con trai và gái đều có quyền được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện học tập, lao động và vui chơi, phát triển như nhau, không phân biệt giới tính.
Chính vì thế nên bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình không những mang lại lợi ích cho gia đình mà còn giúp cho xã hội có thể phát triển một cách bền vững hơn. Từ đó, tỷ lệ ly hôn cũng sẽ ngày càng giảm xuống. Mỗi một gia đình hạnh phúc thì cả đất nước mới có thể trở nên văn minh và phồn thịnh.
>> Xem thêm: 10+ chuyên gia tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình nổi tiếng
Nguyên tắc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Minh Anh (Hà Nam):
Luật sư có thể tư vấn giúp em có những nguyên tắc nào để có thể xây dựng được sự bình đẳng trong hôn nhân có được không ạ? Em cảm ơn luật sư!
>> Tư vấn về quyền thăm nuôi con sau ly hôn, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Trong chế độ hôn nhân và gia đình có một nguyên tắc cơ bản đó là dựa trên nguyên lý và tư tưởng chỉ đạo toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật trong hôn nhân và gia đình.
Nội dung của những nguyên tắc này đã thể hiện quan điểm cũng như đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng các mối quan hệ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. Từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích cho các thành viên trong gia đình.
Tại Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định những nội dung như sau:
“Hôn nhân dựa trên sự tự nguyện, một vợ một chồng cần phải có mối quan hệ bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo hay người theo tôn giáo lấy người không theo, giữa người Việt Nam và người nước ngoài, giữa người theo tín ngưỡng với người không theo đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Xây dựng một gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc; các thành viên trong gia đình cần phải tôn trọng, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau; không được phân biệt đối xử giữa các con trong nhà.
Nhà nước cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giúp đỡ trẻ em, người cao tuổi cũng như người khuyết tật thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình. Đồng thời thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng làm mẹ.
Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta trong mối quan hệ hạnh phúc trong gia đình.
Có trách nghiệm thực hiện nghiêm túc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.”
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về nguyên tắc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, chính vì thế để xã hội văn minh và phát triển thì trước hết gia đình phải hạnh phúc, thuận hòa. Mọi người trong gia đình phải cùng nhau xây đắp tổ ấm của mình từ những việc đơn giản nhất như thực hiện bình đẳng với con cái, với bố mẹ, với người thân trong nhà. Có thế thì mới gìn giữ được hạnh phúc lâu dài!
Ý nghĩa của việc thực hiện bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Việt Thành (Thanh Hóa):
Thời gian vừa qua, công việc của tôi vô cùng áp lực và cả bố mẹ tôi cũng mới không may tai nạn qua đời. Mọi thứ ập đến với tôi như 1 cơn ác mộng và vì cảm thấy quá tuyệt vọng nên tôi đã rơi những giọt nước mắt sau khi trở về nhà sau buổi tang lễ của bố mẹ tôi. Nhưng vợ tôi thấy thế không động viên tôi lấy 1 lời mà còn mỉa mai là : “Anh là đàn ông mà sao yếu đuối thế” làm tôi cảm thấy tổn thương vô cùng. Luật sư cho tôi hỏi vợ tôi nói như vậy có phải là sai và không tôn trọng bình đẳng giới không ạ?
>> Tư vấn về lệ phí và thủ tục khai sinh cho con, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Thành, trước hết có thể nói nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất các cặp vợ chồng cần phải tuân thủ. Trên cơ sở đó, vợ chồng sẽ phải có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ vợ chồng. Từ đó tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như đảm bảo cho quan hệ vợ chồng duy trì mối quan hệ một cách tốt nhất.
Bình đẳng giới thực chất không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng cho đàn ông. Bởi khi chúng ta quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không những nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng sẽ bị hệ lụy.
Điển hình như trường hợp của bạn, quan niệm nam giới là phái mạnh nên lúc nào cũng phải tỏ ra mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc của riêng mình là một trong những sự không tôn trọng bình đẳng giới. Điều này tưởng chừng như không ảnh hưởng quá nhiều nhưng thực chất đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam hiện nay cao gấp 3 lần nữ giới.
Kèm theo đó là tuổi thọ của nam giới cũng ngắn hơn và tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng.
Qua đây có thể khẳng định lại một lần nữa, người đàn ông đúng là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác những công việc nặng nhọc nhất như sự nghiệp, công danh, mua nhà, mua xe, chu cấp cho gia đình,… Chính áp lực cuộc sống đã khiến nhiều người đàn ông mải mê lao vào kiếm tiền mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc bất chấp kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý. Rất nhiều nam giới đã bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám, chữa hay tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị cho là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính”. Nhưng bạn cần phải cho vợ bạn biết và nhận thức được rằng, mỗi con người đều có những cảm xúc riêng, không phân biệt về độ tuổi hay giới tính. Do đó, cô ấy cần phải tôn trọng sự bình đẳng giới và tôn trọng những cảm xúc riêng của bạn.
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng thể hiện như thế nào?
Bảo Ngọc (TP HCM):
Thưa luật sư, kể từ khi sinh con, em đã bỏ công việc ở cơ quan để ở nhà lo việc bếp núc và chăm con theo lời chồng bảo. Vì gia đình chồng em cũng có điều kiện kinh tế rất khá giả nên em cũng đồng ý và không phản đối gì. Nhưng từ khi đẻ 2 con xong, em cũng muốn đi làm để có thêm bạn bè đồng nghiệp và cũng như tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình nhưng chồng em thì cứ một mực không cho phép và nói rằng con gái thì ở nhà mà nội trợ thôi chứ đi làm không nổi đâu. Theo luật sư, đó có phải là phân biệt giới tính không và em phải làm thế nào để chồng em bớt có suy nghĩ như vậy đi ạ? Em cảm ơn luật sư!
>> Tư vấn trường hợp vợ cấm chồng gặp con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Theo luật sư của Tổng đài pháp luật, trước tiên bạn cần phải nói rõ cho chồng bạn hiểu về vai trò của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình quan trọng như thế nào. Nó được hiểu là việc cả hai vợ chồng đều có những quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ vợ chồng. Từ đó việc duy trì mối quan hệ bình đẳng sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên cũng như sẽ giúp hôn nhân luôn bền vững.
Bình đẳng trong hôn nhân được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ như: Tài sản, nhân thân, chăm sóc và giáo dục con con, những quyền và nghĩa vụ cơ bản. Khi thực hiện được điều này đồng nghĩa với việc mọi sự tôn trọng dành cho các thành viên sẽ được nâng lên cao.
Bình đẳng trong hôn nhân cần phải đến từ cả 2 phía. Đó là việc người phụ nữ trở nên có tiếng nói hơn trong gia đình, được người chồng chia sẻ việc nhà. Đồng thời, người vợ cũng có quyền được tham gia bàn bạc và quyết định việc trong gia đình, giúp gia đình bền vững hơn.
Đổi lại, không chỉ giải phóng cho người phụ nữ, nam giới cũng sẽ có rất nhiều lợi ích từ sự bình đẳng giới. Đó là bởi khi chúng ta quá đề cao nam giới thì trách nhiệm mà người chồng phải gánh vác cũng sẽ rất nhiều. Nhưng khi đã sống một cách bình đẳng thì cánh mày râu cũng sẽ được chia sẻ nhiều hơn, phụ nữ cũng có thể chung tay gánh vác với chồng về mặt kinh tế. Ngược lại, đàn ông cũng có thể phụ vợ làm việc nhà hay nuôi dạy con cái.
Do đó có thể thấy sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vô cùng quan trọng và cần được áp dụng trên nhiều phương diện và với tất cả các gia đình. Đó chính là chiếc cầu nối vững chắc giúp mọi người trong nhà chung sống hạnh phúc và có trách nhiệm với tổ ấm của mình hơn.
Bình đẳng trong các mối quan hệ của thành viên trong gia đình
Thành Nam (TP HCM):
Thưa luật sư, chuyện là thời gian trước tôi có dính vào cờ bạc vì làm ăn thua lỗ. Mẹ tôi biết vậy đã rất buồn và đổ bệnh nhưng vào thời gian đó tôi đã không ý thức được những việc mình đang làm sai trái như thế nào. Bây giờ bệnh của mẹ tôi trở nặng và đã phải nhập viện. Tôi rất muốn được vào viện chăm sóc mẹ nhưng chị gái tôi rất giận và không cho phép tôi được đến chăm sóc mẹ. Cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có quyền được bỏ qua sự cấm cản của chị để vào viện chăm sóc mẹ tôi không ạ?
>> Tư vấn về nghĩa vụ trả nợ chung sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Về vấn đề này, Điều 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau
“(i) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con:
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình tốt nhất cả về thể chất và tinh thần. Cha mẹ phải định hướng cho con về lựa chọn nghề nghiệp…
(ii) Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
Pháp luật quy định mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng và dân chủ, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con cái có nghĩa vụ lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ thể hiện truyền thống, trật tự trong gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó pháp luật cũng ghi nhận quyền tự quyết định của người con, không hoàn toàn phụ thuộc vào những ý kiến, quan điểm của cha mẹ (Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ là quyền bình đẳng đối với các con, không có sự phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú, con ngoài giá thú. Ngược lại, quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con là bình đẳng giữa cha mẹ. Mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, hành hạ cha mẹ sẽ bị xử lý theo pháp luật tùy vào mức độ vi phạm.
(iii) Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Anh, chị, em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả khi còn cha mẹ và khi không còn cha mẹ, cả khi sống chung với nhau cũng như khi không sống chung với nhau.
(iv) Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ hoặc anh, chị, em để nuôi dưỡng hoặc tuy còn nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cháu thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.”
Dựa vào quy định này có thể thấy, chị của bạn dù rất giận nhưng cũng hoàn toàn không có quyền được cấm bạn chăm sóc cho mẹ bạn vì con cái chăm sóc cho bố mẹ là quyền bình đẳng của người. Do đó, bạn nên xin lỗi chị bạn một cách chân thành nhất và bày tỏ rõ cho chị bạn thấy mình đã hối hận như thế nào trong suốt khoảng thời gian đó. Nếu chị bạn vẫn nhất quyết không tha thứ thì bạn hãy nói rõ cho chị bạn hiểu đó là quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bạn được phép chăm sóc cho mẹ của mình giống như chị, do đó chị bạn không có quyền cấm bạn được thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến ý nghĩa, vai trò cũng như tầm quan trọng của sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình mà Tổng Đài Pháp Luật muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng bạn đã có được những kiến thức thật bổ ích thông qua bài viết này! Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất!
Liên hệ với chúng tôi:
✅ Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân, gia đình | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |