Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh theo quy định mới năm 2022? Thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh đổi với hộ gia đình như thế nào? Hãy cùng nghe câu trả lời từ luật sư sau bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra nếu bạn đang muốn được luật sư tư vấn hay hỗ trợ về đăng kí kinh doanh hoặc các vấn đề pháp lý khác, có thể gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Đăng ký kinh doanh là gì? Tại sao cần đăng ký kinh doanh
Anh Quốc Đạt (Vũng Tàu) có câu hỏi:
Tôi và một vài người bạn nữa góp vốn cùng mở một cửa hàng lưu niệm nhỏ. Vì cứ nghĩ kinh doanh nhỏ thôi thì không cần thủ tục gì mà chỉ cần mở cửa hàng rồi hoạt động thôi, thế nên sau khi đi vào hoạt động được một thời gian ngắn thì chúng tôi bị lập biên bản vì không đăng ký kinh doanh mà tôi không hiểu đăng ký kinh doanh là gì? Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư: Đăng ký kinh doanh là gì? Tại sao cần đăng ký kinh doanh? Mong luật sư tư vấn!
>>>Hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh? Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Đạt! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận sự hoạt động kinh doanh bằng hình thức văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý và về sự ra đời của chủ thể kinh doanh nào đó.
Đăng kí kinh doanh chính là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức khi thực hiện hoạt động thương mại nào đó nhằm mục đích sinh lời. Nếu như không thuộc trường hợp cá nhân thực hiện hoạt động thương mại không cần phải đăng kí kinh doanh thì bắt buộc sẽ phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Giấy đăng kí kinh doanh có thể được hiểu đơn giản loại giấy phép mang tính chất là tờ giấy khai sinh cho việc mở ra một mô hình kinh doanh dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước dựa trên những nội dung đã được ghi nhận trong giấy phép đăng kinh kinh doanh như là: tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh, người đại diện…
Vậy tại sao phải đăng ký kinh doanh?
Khi hoạt động kinh doanh hay buôn bán bất cứ một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào, thì người hoạt động kinh doanh sẽ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cũng bởi việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Cụ thể, khi thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ nhận được một số lợi ích như sau:
– Sự bảo đảm của nhà nước: khi một chủ thể kinh doanh khi thực hiện đăng kí kinh doanh thì cũng có nghĩa là cơ sở kinh doanh của chủ thể đó sẽ tồn tại dưới dạng một tổ chức kinh tế, được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi đó, mỗi một hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế này đều sẽ được hợp pháp hóa một cách công khai, minh bạch. Điều này đồng nghĩa với việc mọi quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của chính chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
– Có được lòng tin của khách hàng: các chủ thể kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hộ kinh doanh hay thành lập công ty và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo đúng quy định sẽ chính là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó đối với chính khách hàng của mình cũng như trước pháp luật.
Bất cứ hoạt động thương mại nào của cơ sở kinh doanh đó nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và chịu trách nhiệm với khách hàng. Điều này sẽ giúp cơ sở kinh doanh tạo được lòng tin từ khách hàng đối với cơ sở kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp.
– Tạo niềm tin đối với nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh đều cần phải tìm kiếm và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, buộc họ cần phải có một nguồn vốn ổn định nhất định. Các nhà đầu tư là những đối tượng lý tưởng mà các chủ thể kinh doanh, những công ty cũng như doanh nghiệp hướng tới với mục đích tăng thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp mình.
Điều đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm ở cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp đó chính là tư cách hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh chỉ được coi là hợp pháp khi các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã được thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ pháp luật, tránh việc bị xử phạt: các cơ cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đó đang hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó, sẽ tránh được việc bị xử phạt hành chính khi những cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy phép kinh doanh.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh cá thể ở đâu
Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?
Anh Hải Dương (Phú Thọ) có câu hỏi:
Tôi có một vấn đề muốn hỏi như sau: tôi mới từ quê lên thành phố để làm ăn sinh sống. Sau khi tham khảo thị trường thì tôi quyết định mua một chiếc xe máy và bán hàng rong xiên chiên ở xung quanh các trường học. Vậy khi tôi buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?
Mong luật sư tư vấn!
>> Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh? Liên hệ 1900.6174
Xin chào anh Dương! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Để biết Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không, ta cần phải biết buôn bán nhỏ lẻ là gì? Đăng ký kinh doanh là gì?
Trước hết, những hoạt động buôn bán nhỏ lẻ là gì? Cá nhân được cho là thực hiện hoạt động thương mại nhỏ lẻ, độc lập, thường xuyên là những cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một hay một số hoặc toàn bộ những hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận sự hoạt động kinh doanh bằng hình thức văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý và về sự ra đời của chủ thể kinh doanh nào đó.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, những hoạt động buôn bán nhỏ lẻ thì không cần phải đăng ký kinh doanh.
Những người chỉ bán tạp hóa nhỏ lẻ, hoặc thực hiện dịch vụ trông giữ xe, cắt tóc… không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, vấn đề trên được quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
– Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán mà không có một địa điểm cố định nào (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), buôn bán rong bao gồm cả những việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo đúng quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán hàng vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc có thể không có địa điểm bán cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc có thể không có địa điểm bán cố định;
– Buôn chuyến, hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến nhằm mục đích bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, chữa khóa, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, việc bán xiên chiên ở xung quanh các trường học là hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, thuộc các trường hợp không phải đăng kí kinh doanh nên anh không cần phải đăng kí kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an ninh trật tự tại địa điểm kinh doanh cũng như phí, lệ phí và thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thủ tục đăng ký kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ
Chị Thường Thủy (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi đang có ý định mở một gian hàng nhỏ trước cổng nhà để bán bánh mì (đóng gói), sữa, nước uống các loại và bán lẻ đồ văn phòng phẩm như sách, vở, bút,… Vì nhà tôi ở đoạn đường gần trường học, nhiều học sinh đi qua nên nhu cầu mua đồ ăn sáng khá cao, để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như để kiếm thêm thu nhập (tôi bị tai nạn lao động, không còn đi làm nữa) nên tôi mới quyết định mở bán trong một khoảng thời gian lâu dài.
Tôi nghe nói rằng buôn bán nhỏ lẻ thì không cần phải đăng kí kinh doanh. Vì vậy tôi muốn hỏi rằng: Tôi có cần phải đăng kí kinh doanh không? Nếu có thì thủ tục đăng ký kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ là gì? Mong luật sư tư vấn!
>>> Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Thủy! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
– Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán mà không có một địa điểm cố định nào (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), buôn bán rong bao gồm cả những việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo đúng quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán hàng vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc có thể không có địa điểm bán cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc có thể không có địa điểm bán cố định;
– Buôn chuyến, hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến nhằm mục đích bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, chữa khóa, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Như vậy, theo quy định tại điều trên, những hoạt động buôn bán nhỏ lẻ thì không cần phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp của chị là buôn bán thường xuyên, có địa điểm cố định thì phải tiến hành đăng ký theo thủ tục sau:
Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:
Điều 52 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Cá nhân hay nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi mà đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần bao gồm:
– Tên của hộ kinh doanh, địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
– Ngành, nghề mà mình kinh doanh;
– Số vốn để kinh doanh;
– Họ và tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của những cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân cùng thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Đi kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần phải có bản sao của Giấy chứng minh nhân dân của những cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện cho hộ gia đình và Biên bản họp nhóm các cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. Đối với những ngành, nghề cần phải có vốn pháp định thì đi kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận hồ sơ của các chủ thể kinh doang, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiến hành trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đó có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề bị cấm kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh dự định đăng ký phải phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm thông báo rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà hộ kinh doanh không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan đăng kí thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện lập danh sách và gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh.
Về thời điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện.
Về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì cần phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không
Mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh có sao không?
Chị Thu (Thanh Hóa) có câu hỏi:
Tôi là giáo viên mầm non mới về hưu. Vì ở nhà không đi làm khiến tôi cảm thấy bứt rứt khó chịu nên con dâu và con trai có mở cho tôi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhà để buôn bán, vừa đỡ buồn lại vừa kiếm thêm thu nhập. Vì cứ nghĩ là mở một tiệm tạp hóa nhỏ buôn bán chủ yếu là cho người dân trong khu nên khi mở quán thì chúng tôi không đi đăng ký kinh doanh.
Sau khi mở bán được một thời gian ngắn thì tôi mới biết là cần phải đăng ký kinh doanh. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng: Mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh có sao không? Mong luật sư tư vấn!
>>>Mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không? Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Thu! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.
Theo đó, chị mở tạp hóa mà không đăng kí kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng vì hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo nội dung quy định của Điều luật nêu trên thì trường hợp của chị là hình thức kinh doanh hộ gia đình nên có thể bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Vì vậy nên chị nên đi đăng ký kinh doanh sớm nhất để không bị xử phạt và ngoài ra còn đảm bảo quyền lợi đối với việc kinh doanh của mình. Nếu chị còn vướng mắc hay muốn hỗ trợ cấp giấy phép kinh doanh hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất.
Buôn bán nhỏ lẻ có cần khai thuế?
Anh Minh Triết (Đăk Nông) có câu hỏi:
Nhà tôi có vị trí gần một khu chợ dân sinh. Khu vực để xe của khu chợ này thường xuyên bị quá tải, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hay ngày lễ. Lợi dụng tình hình đó, tôi đã cải tạo tầng một nhà mình thành nhà để xe và kinh doanh dịch vụ giữ xe. Vẫn biết là tôi không cần đăng ký kinh doanh nhưng tôi thắc mắc là liệu tôi có cần khai thuế không?
Mong luật sư tư vấn!
>> Buôn bán nhỏ lẻ có cần khai thuế không? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Triết! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Những người chỉ bán tạp hóa nhỏ lẻ, hoặc thực hiện dịch vụ trông giữ xe, cắt tóc… không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, vấn đề trên được quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
– Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán mà không có một địa điểm cố định nào (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), buôn bán rong bao gồm cả những việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo đúng quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán hàng vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc có thể không có địa điểm bán cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc có thể không có địa điểm bán cố định;
– Buôn chuyến, hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến nhằm mục đích bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, chữa khóa, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Và Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP cũng quy định: Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.”
Như vậy, mặc dù anh không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn cần tuân theo những quy định của pháp luật về lệ phí, về thuế,.. nên anh vẫn phải khai thuế. Để tránh trường hợp bị xử phạt và việc kinh doanh thuận lợi anh có thể đi đăng kí giấy phép kinh doanh và đóng thuế theo quy định pháp luật.
Những lưu ý khi tiến hành mở cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ
Chị Hà My (Hưng Yên) có câu hỏi:
Thưa luật sư. Trước kia, tôi làm thuê cho một hộ gia đình trong khâu đóng gói sản phẩm. Sau một khoảng thời gian dài làm việc tại đây, tôi quyết định xin nghỉ việc, nhập sản phẩm ở đây về nhà mở cửa hàng bán tại nhà. Sản phẩm bao gồm hoa quả sấy khô, ô mai các loại. Mặc dù cũng có tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của nhiều người cùng kinh doanh buôn bán nhưng tôi vẫn muốn được tư vấn cụ thể có những lưu ý nào khi tiến hành mở cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ?
Mong luật sư tư vấn!
>>Tư vấn các lưu ý khi kinh doanh nhỏ lẻ? Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị My! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Bên cạnh việc quan tâm về vấn đề buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh hay không thì cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau, để giúp việc kinh doanh được thuận lợi nhất.
– Cần chuẩn bị hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất. Bởi vì đăng ký hộ kinh doanh có cần hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê cửa hàng… đầy đủ thì mới được cấp giấy phép.
– Sau khi đi vào hoạt động kinh doanh, cửa hàng của bạn sẽ phải đóng đầy đủ những loại thuế sau nếu doanh thu cao hơn 100 triệu/ năm, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế môn bài.
Bậc thuế
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
– Chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh phải là người đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về vấn đề buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh? Mong rằng những thông tin trên thật sự mang lại hữu ích cho bạn. Ngoài ra nếu bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.