Cách lập di chúc hợp pháp như thế nào? Làm sao để di chúc hợp pháp? Cần những điều kiện gì để một bản di chúc được hợp pháp? Bản di chúc hợp pháp gồm những quy định gì? ….Thực tế ngày nay có rất nhiều gia đình gặp những vấn đề về việc lập di chúc. Đây là loạt những câu hỏi mà các luật sư của Tổng đài pháp luật thường xuyên nhận được và khách hàng mong muốn được hỗ trợ giải quyết. Vì vậy, nếu có những thắc mắc tương tự xin hãy liên hệ ngay đến đường dây 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư chuyên môn cao. Tổng đài pháp luật hy vọng qua bài viết này có thể giải đáp khúc mắc của bạn về những vấn đề xoay quanh bản di chúc hợp pháp.
Thế nào là 1 bản di chúc hợp pháp? Cách lập di chúc hợp pháp
Khái niệm về di chúc hợp pháp
Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, khái niệm về di chúc được quy định như sau:
“Điều 624. Di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
>>> Từ khái niệm trên, di chúc có thể hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc thể hiện quyền định đoạt tài sản thừa kế của người để lại di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của mình cho những người khác người thừa kế theo di chúc được chỉ định theo ý chí của người để lại di sản trong di chúc.
Hình thức của di chúc hợp pháp
Căn cứ vào Điều 627 Bộ luật dân sự 2015, Hình thức của di chúc được quy định như sau:
“Điều 627 Hình thức của di chúc:
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
Theo điều luật trên, căn cứ vào điều 628 và 629 di chúc hợp pháp có 2 hình thức như sau:
– Thứ nhất, di chúc phải được lập thành văn bản.
“Theo Điều 628: Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
– Thứ hai, di chúc được xác lập bằng miệng:
“Theo Điều 629. Di chúc miệng
+ Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.”
+ Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự viết di chúc, hoặc bị đe doạ đến tính mạng thì có thể lập di chúc bằng miệng nhưng bắt buộc phải có người bằng chứng và có bằng chứng như băng ghi âm hoặc trực tiếp viết bằng văn bản để tránh những tranh chấp xung đột về tài sản sau này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Nếu người lập di chúc miệng còn sống, minh mẫn sáng suốt sau 3 tháng kể từ khi đưa ra di chúc thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ, không còn là di chúc hợp pháp.
Xem thêm: Các mẫu viết di chúc chuẩn nhất
Nội dung của di chúc hợp pháp:
Theo Điều 631, nội dung của di chúc bao gồm:
“Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Cách lập di chúc hợp pháp:
Để có một bản di chúc hợp pháp và có hiệu lực về mặt pháp lý, chúng ta cần lưu ý những điều kiện sau đây:
– Theo điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp cần có đủ những điều kiện sau đây:
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép
Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. “
– Có thể chọn một trong những hình thức lập di chúc sau:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Người làm chứng cho việc lập di chúc có thể bất kỳ người nào, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự);
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
– Ngoài ra, khi lập di chúc cần lưu ý thể hiện rõ các nội dung sau:
+ Thời gian lập di chúc bao gồm ngày, tháng, năm;
+ Họ và tên kèm nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản đó;
+ Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ (nếu có).
+ Trong bản di chúc không được phép viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; phải đánh số trang nếu di chúc gồm nhiều trang; phải có chữ ký hoặc chỉ điểm của người lập di chúc.
– Nếu lập di chúc bằng miệng cần lưu ý những điều kiện sau:
+ Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 627, Điều 629 và khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự.
+ Điều 629 Bộ Luật dân sự quy định về điều kiện di chúc có hiệu lực: “khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.”
Ngoài ra, khoản 5 Điều 360 cũng quy định rõ việc lập di chúc bằng miệng là mong muốn của người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình. Việc lập di chứng phải có ít nhất hai người làm chứng và di chúc phải được những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ để xác thực di chúc ấy. Kể từ thời gian người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc ấy có 5 ngày để được công chứng hoặc chứng thực.
>>> Tư vấn lập bản di chúc ? Liên hệ hệ tư vấn 19006174
Điều kiện để một bản di chúc hợp pháp được công nhận theo quy định về luật lập di chúc:
Anh T.Đ gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật:
“Xin chào luật sư. Mẹ tôi mất sớm. Bố tôi có ba người con là tôi và hai người con riêng. Hiện tại chúng tôi đều đã trưởng thành và có gia đình của riêng mình. Cách đây không lâu bố tôi mất đột ngột nên không để lại di chúc cho ba anh em tôi. Tuy nhiên, người em thứ đã tự ý lên kế hoạch bán số tài sản của bố để xây nhà và chia tiền cho cô út mà không thông qua ý kiến gia đình tôi. Họ đề xuất họp gia đình và đọc lên một bản di chúc mà tôi chưa từng được thấy và nghe bố nói gì về bản di chúc này. Luật sư cho tôi hỏi bản di chúc như vậy có được coi là bất hợp pháp hay không ? Gia đình tôi có thể dành quyền lợi nào trong vấn đề này không ?”
>>> Những quyền lợi bạn được hưởng trong bản di chúc? Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:
– Bản di chúc như vậy có được coi là bất hợp pháp hay không?
Theo lời của bạn, bản di chúc bạn chưa từng được nhìn và nghe sau khi bố bạn mất. Căn cứ vào Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, bản di chúc này chỉ có hiệu lực khi và được coi là hợp pháp khi :
“Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
– Ngoài ra, trong trường hợp di chúc văn bản không có công chứng, chứng thực từ các cơ quan thẩm quyền, di chúc hợp pháp cần:
“ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Thứ hai, về nội dung thì di chúc phải có đủ nội dung quy định tại Điều 631, cùng với đó nội dung của di chúc không được trái hoặc vi phạm các hành vi cấm của xã hội cũng như không được vi phạm đạo đức xã hội;”
– Trong trường hợp di chúc viết tay không có người làm chứng thì người lập biên bản phải tự tay viết, ký vào bản di chúc, căn cứ vào Điều 633 Bộ Luật dân sự 2015.
– Nếu văn bản di chúc có người làm chứng, theo Điều 634 bộ luật này về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”
Đối với người làm chứng: Căn cứ vào điều 632 Bộ luật dân sự 2015
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Nếu di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.” ( theo Điều 635 Bộ Luật Dân sự 2015 )
Quyền lợi của bạn trong bản di chúc:
Căn cứ vào Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Quyền của người lập di chúc:
“Người lập di chúc có các quyền sau đây:
Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Vì vậy, những quyền lợi mà gia đình bạn có được theo di chúc hợp pháp là:
+ Hưởng phần thừa kế của gia đình bạn nếu trong di chúc ghi rõ những phần bạn được hưởng.
+ Không được hưởng phần nào của di sản nếu trong bản di chúc không chỉ định gia đình của bạn được hưởng thừa kế.
Di chúc không có công chứng, chứng thực có hợp pháp không?
Anh H.P gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:
“ Thưa luật sư, gia đình tôi mẹ tôi mất sớm, mình bố tôi tần tảo nuôi anh em lớn khôn. Vừa rồi bố tôi đột ngột qua đời, khi dọn những kỷ vật của ông chúng tôi thấy văn bản di chúc của ông viết cách đây 3 năm nhưng chúng tôi lại không hề hay biết về bức di chúc này. Bản di chúc này có hợp pháp không ?”
>>> Công chứng di chúc cần lưu ý những vấn đề gì? Liên hệ 19006174
Đôi khi, vẫn có những bản di chúc không được công chứng, chứng thực nhưng vẫn hoàn toàn hợp pháp. Hiểu đơn giản, Di chúc không có công chứng, chứng thực nêu ở đây là loại di chúc không cần công chứng, chứng thực hay xác nhận, căn cứ theo điều 638 quy định về di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc không có chứng thực chính là 2 loại: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng và di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Theo Điều 633, Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
“ Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”
+ Ở loại văn bản di chúc này, chúng ta có thể hiểu đây là loại di chúc tự viết. Đúng như trên luật đã viết, đặc trưng cơ bản của loại di chúc này là tự viết nguyện vọng của kình và tự ký tên chứng thực bản thân. Việc tự viết và tự ký một văn bản di chứng sẽ rất thuận lợi cho việc giám định bởi sẽ có thể làm giả chữ viết hay chữ ký của chính chủ. Hơn nữa di chúc tự viết thường sẽ có tính bảo mật cao, độ riêng tư lớn, thuộc quyền sở hữu cá nhân nên đây là loại di chúc phổ biến cũng như truyền thống nhất có xu hướng tồn tại lâu dài nhờ các thuận tiện mà nó đem lại.
+ Tuy nhiên, bản di chúc phải chắc chắn người viết đã ký chứng thực thì mới được chính thức công nhận hoàn thiện. Trên thực tế đã có rất nhiều những di chúc mới được viết và chưa có chữ ký, những bản di chúc này sẽ chỉ được coi là dự thảo không có hiệu lực. Di chúc tự viết vẫn phải có đầy đủ những điều kiện để làm một bản di chúc hợp pháp.
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Theo Điều 634 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng
“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”
+ Với loại di chúc này ta có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ. Đánh máy thường hình thức đẹp hơn nên với loại di chúc này đánh máy sẽ được lựa chọn phổ biến hơn. Ta cũng có thể tự đánh máy hoặc nhờ người đánh. Vì để tránh những trường hợp giả mạo di chúc hay người đưa di chúc bị đe dọa không thể bày tỏ đúng nguyện vọng của mình, loại di chúc này sẽ cần có người làm chứng.
+ Khi nhờ người khác đánh máy hoặc viết hộ di chúc cần lưu ý nhờ những người biết chữ, không bị hạn chế về mặt thể chất ( mù, điếc, câm … ); nếu không biết chữ hay có sự hạn chế về thể chất thì lại thuộc loại bắt buộc phải có công chứng, chứng thực được quy định ở khoản 3 Điều 630.
+ Bên cạnh việc tuân thủ những điều kiện cũng như các quy định hợp pháp, di chứng bằng văn bản còn phải lưu ý đến điều 632 của Bộ luật dân sự về người làm chứng cho việc lập di chúc hợp pháp.
“Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
>>> Ta phải lưu ý những người không đủ điều kiện để được làm chứng. Thực tiễn xét xử đã có những nhiều trường hợp người đánh máy hay viết hộ đồng thời là người làm chứng, song những người này lại nằm trong danh sách không được làm chứng việc lập di chúc ví dụ như con cái chưa đủ tuổi vị thành niên, người thừa kế di chúc đó … Những trường hợp này đều coi là không hợp pháp. Người làm chứng phải chứng kiến người lập di chúc ký tên hoặc chỉ điểm. Vì vậy, những người làm chứng phải có cùng lúc có mặt khi người lập di chúc chỉ điểm hoặc ký tên, như vậy bản di chúc mới được coi là hợp pháp.
Một số lưu ý trong quá trình lập di chúc hợp pháp
Độ tuổi người lập di chúc:
Theo Điều 625 quy định về người có thể lập di chúc là:
– Người đã đủ tuổi thành niên, ngoại trừ những trường hợp có vấn đề về bệnh tâm thần hoặc những căn bệnh không nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
– Người từ 15 – 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ.
Hiệu lực pháp luật của di chúc:
– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
+ Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
+ Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
+ Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
+ Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
>>> Lưu ý: Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Căn cứ vào Điều 644 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc hợp pháp cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
>>>Tại sao bản di chúc của bạn không có hiệu lực? Gọi ngay 19006174
Phát sinh tranh chấp từ di chúc hợp pháp và cách giải quyết
Anh M.Đ gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật:
“Chào luật sư, nhà tôi có 6 người và hiện tại đều đang sống ở Hà Nội. Ngoài những căn nhà đang sinh sống ở Hà Nội chúng tôi còn có một căn nhà ở quê và dự tính sẽ đưa bố về sống để an dưỡng tuổi già . Năm 2020 bố tôi 84 tuổi nhưng do ốm nặng nên ông đã mất trước được về quê sống. Trước khi mất bố có tâm nguyện muốn giữ căn nhà ở quê để xây nhà thờ tổ và tôi sẽ là người quản lí di sản này, điều này bố chưa viết trong di chúc nhưng khi căn dặn đều có 6 người con chúng tôi chứng kiến. Hơn 1 năm sau khi bố mất 2 cậu út đòi bán nhà để chia đều tài sản mỗi người một ít, cương quyết không chịu xây căn nhà thành nhà thờ tổ. Do quá bận rộn nên tôi cũng chưa chuẩn bị được văn bản di chúc mới. Theo luật sư giờ gia đình chúng tôi phải giải quyết thế nào ?”
>>> Giải quyết tranh chấp di chúc miệng ? Liên hệ 19006174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:
Căn cứ vào điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Ngoài ra, để di chúc miệng được hợp pháp thì còn phải đủ điều kiện:
“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
>>> rong trường hợp của bạn, tuy di chúc chưa được lập văn bản rõ ràng nhưng khi lập di chúc miệng đều có sự chứng kiến của 6 người con. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây phải chứng minh được lúc đó bố của bạn minh mẫn khi đưa ra quyết định này, như vậy di chúc mới được coi là hoàn toàn hợp lệ. Bên cạnh đó, nếu muốn di chúc phát sinh hiệu lực và được pháp luật công nhận thì theo luật sau 5 ngày kể từ khi bố bạn để lại chúc phải có văn bản ghi chép và lên căn phòng công chứng chữ ký xác nhận của người ghi chép văn bản. Trên thực tế sau khi 1 năm khi 2 người em của bạn đến phản đối lại di chúc và bạn cũng chưa có văn bản di chúc cụ thể có công chứng, vậy nên trước hết gia đình bạn nên ngồi lại để bàn bạc với nhau tránh gây xích mích nội bộ, nếu không thể giải quyết tranh chấp đôi bên có thể gửi đơn kiện lên Tòa án để làm rõ vấn đề này.
Di sản được dùng vào việc thờ cúng:
Chị L.M đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật:
“ Trong di chúc của mẹ tôi có viết sẽ dành ra một phần đất ở quê để xây nhà thờ tổ và gia đình anh cả sẽ phụ trách việc thờ cúng đó, phần còn lại sẽ chia đều cho các anh em trong nhà. Nhưng đến nay vợ chồng anh cả từ chối đáp ứng mong muốn của mẹ, gia đình anh muốn dùng phần đất đó cho việc kinh doanh riêng. Mọi người có lên ý kiến phản đối song anh lại nhất quyết làm theo ý mình với lý do phần đất này mẹ đã đưa anh phụ trách. Theo luật sư giờ gia đình tôi phải xử lí thế nào cho phải ?”
>>> Giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng? Liên hệ 19006174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn dưới đây.
Theo thông tin bạn cung cấp, trong di chúc đã nêu rõ phần di sản thờ cúng và người chỉ định chịu trách nhiệm nhưng gia đình anh trai bạn lại muốn sử dụng vào công việc tư. Chúng tôi xin được cung cấp một vài thông tin theo quy định của pháp luật về việc sử dụng di sản thờ cúng như sau:
Quy định của pháp luật về di sản thờ cúng:
Căn cứ vào Điều 645 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng
“- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
– Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
– Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
– Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
>>> Theo quy định, những di sản theo di chúc hợp pháp để lại nhằm mục đích thờ cúng sẽ không chia thừa kế hay chuyển nhượng tặng cho người khác mà giao cho một cá nhân được chỉ định để quản lý phần di sản này. Trong trường hợp không ai đứng ra nhận trách nhiệm quản lý thì di sản đó sẽ được những người đồng thừa kế cửa ra một người đại diện quản lý. Trong trường hợp vẫn còn những khoản thanh toán người để lại di sản chưa trả hết thì phải ưu tiên các khoản thanh toán trước, sau đó phần còn lại sẽ được dùng cho việc thờ cúng còn nếu không phần di sản đó cũng được ưu tiên cho việc thanh toán trước.
Về việc sử dụng di sản thờ cúng:
– Trong di chúc bên cạnh những tài sản thừa kế được chia đều theo nguyện vọng của người viết còn có một phần di sản được để lại để phục vụ cho mục đích thờ cúng. Các đồng thừa kế đều có quyền được về và thờ cúng trong di sản đó nhưng chỉ giao cho một người đại diện đứng lên quản lý di sản.
– Các hành vi sử dụng, chiếm hữu di sản thờ cúng cho mục đích cá nhân là bất hợp pháp. Người quản lý có nhiệm vụ thông báo cho tất cả đồng thừa kế được biết nếu có sự thay đổi trong di sản thờ cúng.
>>> Với trường hợp trong gia đình bạn, dù di sản đó có được giao cho anh bạn chịu trách nhiệm song đó vẫn thuộc phạm vi của những người đồng thừa kế và đã được nêu rõ trong di chúc hợp pháp, vậy nên anh bạn không được phép có ý chiếm hữu riêng để phục vụ cho công việc cá nhân của mình, như vậy không chỉ làm trái với pháp luật mà còn làm trái với tâm nguyện của người đã khuất. Gia đình bạn nên thông báo ngồi lại và tự giải quyết trong nội bộ, nếu không thể xử lí được thì có thể thuê luật sư để can thiệp vào chuyện này.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của các Luật sư, Luật gia chuyên môn về lĩnh vực Luật dân sự gửi tới Quý bạn đọc về “Di chúc hợp pháp“. Hy vọng rằng bài viết mang đến nhiều kiến thức và thông tin hơn cho mọi người. Nếu bạn cũng đang rơi vào những trường hợp xoay quanh vấn đề này mà chưa tìm được cách giải quyết, hãy liên hệ 19006174 để Tổng đài pháp luật hỗ trợ bạn ngay nhé!