Cầm cố tài sản là gì? Quy định về giao dịch dân sự mới 2022

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến nhất hiện nay. Vậy hình thức cầm cố và lãi xuất được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định pháp luật xoay quanh vấn đề Cầm cố tài sản. Nếu các bạn có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy kết nối trực tiếp đến với chúng tôi thông qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

cam-co-tai-san

Cầm cố tài sản là gì?

 

Hiện nay tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Từ khái niệm trên có thể rút ra bản chất của cầm cố là tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, phải có sự chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố và mục đích của cầm cố là nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận của các bên, với mục đích bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của chính bên cầm cố hoặc của người thứ ba với bên có quyền. Việc cầm cố tài sản được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng.. Cầm cố tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ ngoài hợp đồng trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ví dụ: Như trường hợp anh A đang đi mô tô, không may đâm phải anh B đang chở bát đĩa trên đường, làm cho số bát đĩa của anh B bị vỡ hết. Anh A và anh B lúc này thỏa thuận A sẽ giao chiếc xe máy và giấy tờ xe của minh cho B giữ cho đến khi nào A bồi thường đủ giá trị của số bát đĩa đã làm vỡ của B.

Như vậy, cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm theo đó bên cầm cố giao tài sản và các giấy tờ liên quan tới tài sản (nếu có) thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? – Luật dân sự 2022

Hình thức của cầm cố tài sản

 

Anh Dũng (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Tôi và anh Hiếu là bạn bè thân thiết từ cấp 3, năm ngoái tôi có vay của anh Hiếu 15 triệu đồng để buôn bán và có trả lãi. Đầu năm nay đến hạn trả nợ, tuy nhiên do quá khó khăn nên tôi không trả được nợ mà đã quá hạn. Tôi có xin anh Hiếu cho tôi gia hạn khoản nợ này, anh Hiếu đồng ý nhưng anh yêu cầu tôi phải cầm cố chiếc điện thoại của tôi cho anh Hiếu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ (biết chiếc điện thoại của tôi thời điểm đó trị giá khoảng 30 triệu đồng).

Tôi có đề nghị anh Hiếu và tôi cùng lập một hợp đồng cầm cố tuy nhiên anh Hiếu bảo chỗ quen biết chỉ cần nói miệng là được. Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi cầm cố tài sản có bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản hay không?

Nếu tôi và anh Hiếu chỉ nói miệng với nhau thì có trái với quy định không? Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn về hình thức cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Dũng, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến cho Tổng đài pháp luật! Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp bên trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của anh như sau:

Bộ luật dân sự 2015 hiện không xác định rõ về hình thức của cầm cố tài sản, tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 310 Bộ luật dân sự 2015 thì có thể hiểu nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc bằng văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp có quy định khác. Vì vậy thông thường nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên trên thực tế để nâng cao độ an toàn pháp lý, các bên có thể thỏa thuận cầm cố phải có công chứng hoặc chứng thực.

Vì vậy trong trường hợp của anh Dũng bên trên có thể thấy anh có vay nợ của anh Hiếu 15 triệu đồng, do hiện tại chưa thể trả nợ nên anh và anh Hiếu có thỏa thuận với nhau dùng chiếc điện thoại trị giá khoảng 30 triệu đồng của anh dùng làm tài sản cầm cố.

Như chúng tôi phân tích ở trên thì pháp luật hiện hành không bắt buộc hình thức của cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản. Hơn nữa chiếc điện thoại trong trường hợp này là động sản do đó việc anh cầm cố chiếc điện thoại của mình để làm tài sản bảo đảm cho anh Hiếu thông qua hình thức miệng là không trái với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên như anh nói chiếc điện thoại của anh là tài sản bảo đảm có giá trị cao hơn rất nhiều số tiền mà anh còn nợ anh Hiếu. Do đó để tránh những rủi ro pháp lý trong tương lai có thể xảy ra anh nên lập một văn bản cầm cố có chữ ký của cả hai bên. Nội dung văn bản ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên cũng như phương thức xử lý tài sản cầm cố. Từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của cả hai bên trong tương lai.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và gọi ngay đến cho chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật dân sự chính xác, nhanh chóng nhất.

hinh-thuc-cam-co-tai-san

>>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng bao nhiêu? Theo quy định pháp luật

Đối tượng của cầm cố tài sản?

 

Anh Dương (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi năm nay 29 tuổi, vì từ trước đến nay chỉ mải mê ăn chơi nên tôi có nợ một số tiền khá lớn. Do hiện tại quá kẹt tiền nên tôi có nhờ anh Toàn là một người quen cho vay số tiền là 1 tỷ đồng. Anh Toàn lúc này thì đồng ý và nói phải có gì đó mang đến cầm cho anh thì anh sẽ giao tiền cho. Tuy nhiên tôi đang thất nghiệp nên không có tài sản nào đáng giá.

Anh Toàn có gợi ý cho tôi về lấy sổ đỏ của bố mẹ để mang đến cầm cho anh. Tôi cũng nghe theo, tính từ thời điểm đó đến nay là được 10 tháng. Đến nay tôi đã trả được toàn bộ số nợ cho anh Toàn cộng với 50 triệu tiền lãi, nhưng khi tôi hỏi đến sổ đỏ thì anh Toàn lấy lý do phải đợi trả tiền quá lâu nên ảnh hưởng đến quyền lợi của anh đồng thời anh Toàn đòi sang tên sổ đỏ của bố mẹ tôi sang cho anh.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có được sử dụng sổ đỏ của bố mẹ để làm tài sản cầm cố hay không? Bên nhận cầm cố là anh Toàn có quyền sang tên sổ đỏ của bố mẹ tôi hay không?

Mong Luật sư có thể sớm giải thích cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn về những tài sản là đối tượng của cầm cố theo quy định hiện hành, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Dương, cảm ơn anh Dương đã gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ Tổng đài pháp luật! Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành cũng như thông tin mà anh Dương cung cấp, chúng tôi xin đưa ra lời lý giải cho vấn đề của anh như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối tượng của hợp đồng cầm cố sẽ gồm các loại tài sản:

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản.

Tuy nhiên một tài sản để trở thành đối tượng của cầm cố thì phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố bởi khi bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho người có quyền, từ thời điểm đó họ bị hạn chế một số quyền đối với tài sản của mình mặc dù họ là chủ sở hữu thực sử của tài sản. Bên nhận cầm cố chiếm hữu tài sản đó trong suốt thời hạn cầm cố, đồng thời có quyền định đoạt tài sản đó khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận trước đó giữa các bên.

Nếu bên cầm cố giao tài sản không thuộc quyền sở hữu của thì chủ sở hữu thực sự của tài sản đó sẽ không chấp nhận những hạn chế về quyền của mình đối với tài sản đó và càng không chấp nhận những quyền mà bên nhận cầm cố có được.

– Vật cầm cố phải hiện hữu bởi khi cầm cố tài sản bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố. Do đó tài phải cầm cố phải là một vật đã hình thành, hiện hữu thì mới có thể giao được.

– Vật cầm cố phải được xác định hoặc có thể xác định được.

– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao. Bên nhận cầm cố chỉ có thể xử lý tài sản cầm cố nếu tài sản đó là tài sản được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Do đó nếu tài sản cầm cố là tài sản mà pháp luật cấm giao dịch thì không chỉ giao dịch cầm cố đó bị vô hiệu mà bên nhận cầm cố còn không thể xử lý được tài sản cầm cố.

Quay trở lại với trường hợp của anh Dương, tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 có quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Mặt khác tại Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Căn cứ vào những điều luật trên có thể thấy sổ đỏ theo quy định không phải là tài sản mà là chứng thư pháp lý. Hơn nữa cuốn sổ đỏ này không thuộc quyền sở hữu của anh Dương mà của bố mẹ anh. Vì vậy trong trường hợp này anh không thể dùng sổ đỏ để mang đi cầm cố.

Do đó căn cứ theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 giao dịch dân sự giữa anh và anh Toàn sẽ bị vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
….”

Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp này bên nhận cầm cố là anh Toàn sẽ không được quyền sang tên sổ đỏ dưới bất kỳ hình thức nào và phải hoàn trả lại sổ đỏ đã nhận. Nếu anh Toàn không chịu trả sổ đỏ thì anh có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại sổ đỏ từ bên nhận cầm.

Nếu anh còn bất cứ vấn đề gì chưa hiểu liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Quy định về thế chấp

Các trường hợp phải chấm dứt cầm cố tài sản

 

Chị Mai (Nam Định) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:

Vợ chồng tôi từ trước đến nay do đo làm thuê trên thành phố nên có thuê trọ của chị Thúy. Quá trình sinh sống tại đây, do hoàn cảnh khó khăn nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi có thiếu tiền phòng trọ và tiền mua hàng của chị Thúy (do nhà chị Thúy bán tạp hóa). Tổng cộng đến nay vợ chồng tôi thiếu của chị Thúy là 10 triệu đồng và có ký nhận số nợ này.

Để đảm bảo cho khoản nợ, chị Thúy đề nghị chồng tôi đưa xe mô tô hiệu Suzuki do chồng tôi đứng tên chủ sở hữu cho chị Thúy giữ, khi nào có tiền thì chị Thúy sẽ trả lại xe cho vợ chồng tôi và vợ chồng tôi cũng đồng ý. Gần đây khi vợ chồng tôi mang tiền đến trả đủ cả vốn lẫn lãi cho chị Thúy và đề nghị chị Thúy trả lại chiếc xe thì chị Thúy nói xe hiện không ở nhà hẹn vợ chồng tôi mấy hôm nữa đến lấy. Tuy nhiên đến nay đã gần 1 tháng, chị Thúy vấn không trả lại chiếc xe cho tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi khi vợ chồng tôi đã trả hết nợ thì việc cầm cố tài sản giữa tôi và chị Thúy đã chấm dứt hay chưa? Nếu đã chấm dứt thì tôi phải làm gì để đòi lại tài sản của mình?

Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt việc cầm cố, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Mai, cảm ơn chị đã gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật! Dựa theo những thông tin mà chị cung cấp bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Tại Điều 315 Bộ luật dân sự 2015 có quy định các trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản, cụ thể bao gồm:

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố đã chấm dứt

Cầm cố nghĩa vụ phụ tồn tại song song bên cạnh nghĩa vụ chính theo đó bên nhận cầm cố thực hiện việc nắm giữ tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố. Vì vậy khi nghĩa vụ được bảo đảm đã chấm dứt tức là bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì kèm theo đó biện pháp bảo đảm là cầm cố cũng chấm dứt theo. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và cũng chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt.

– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác

Khi các bên xác lập giao dịch cầm cố thì có thể thỏa thuận với nhau về các trường hợp biện pháp cầm cố bị hủy bỏ chẳng hạn như bên nhận cầm cố gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cầm cố. Lúc này khi xảy ra các sự kiện làm hủy bỏ biện pháp cầm cố đồng nghĩa với việc biện pháp cầm cố sẽ chấm dứt hiệu lực với các bên.

Đồng thời pháp luật cũng cho phép các bên sẽ được thỏa thuận thay thế từ biện pháp cầm cố sang bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác chẳng hạn như thế chấp, bảo lãnh… Khi thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác thì biện pháp cầm cố sẽ chấm dứt, thay vào đó làm phát sinh hiệu lực của biện pháp bảo đảm thay thế.

– Tài sản được dùng để cầm cố đã được xử lý

Khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm sẽ được quyền xử lý tài sản bảo đảm để bảo đảm quyền của mình. Bên nhận bảo đảm có thể nhận tài sản cầm cố đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố hoặc cũng có thể bán tài sản cầm cố.

Khi tài sản cầm cố bị xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì lúc này tài sản cầm cố không còn như vậy biện pháp cầm cố cũng chấm dứt. Tài sản cầm cố lúc này được xử lý thay thế cho nghĩa vụ chưa được thực hiện tức nghĩa vụ được bảo đảm cũng chấm dứt theo. Vì vậy có thể hiểu khi tài sản cầm cố được xử lý thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ được bảo đảm cũng chấm dứt, đối tượng của quan hệ cầm cố lúc này cũng không còn nên biện pháp cầm cố đương nhiên sẽ chấm dứt.

– Chấm dứt việc cầm cố tài sản theo sự thỏa thuận của các bên

Các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt việc cầm cố dù nghĩa vụ được bảo đảm vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ.

Quay trở lại với trường hợp của vợ chồng chị Mai bên trên, có thể thấy trước đó chị có nợ chị Thúy khoản tiền là 10 triệu đồng, để đảm bảo cho khoản vay này vợ chồng chị có cầm cố chiếc moto do chồng chị đứng tên, khi nào có đủ tiền trả chị Thúy thì sẽ nhận được xe. Dựa theo những nội tung mà cũng tôi phân tích bên trên có thể hiểu thời điểm vợ chồng chị thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chị Thúy đầy đủ đồng nghĩa với việc biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt theo.

Tại Điều 302 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về quyền được nhận lại tài sản bảo đảm, cụ thể:

“Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Khoản 2 Điều 312 có quy định bên cầm cố có quyền: “Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.”

Theo quy định tại các điều luật trên khi bên cầm cố là vợ chồng chị Mai thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình thì người nhận cầm cố là chị Thúy lúc này phải có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố chẳng hạn như giấy tờ xe cho vợ chồng chị.

Tại khoản 2 Điều 164 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định:

“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Vì vậy khi việc cầm cố tài sản giữa vợ chồng chị và chị Thúy đã chấm dứt bằng việc vợ chồng chị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ mà chị Thúy là bên nhận cầm cố không chịu trả lại tài sản cầm cố thì lúc này vợ chồng chị có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chị Thúy phải trả lại tài sản và phải bồi thường thiệt hại (nếu có).

Nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến các trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

cac-truong-hop-phai-cham-dut-cam-co-tai-san

Quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố tài sản

 

Anh Lộc (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, anh Toàn là hàng xóm nhà tôi, mấy hôm trước anh Toàn có sang nhà tôi ngỏ ý muốn vay 100 triệu đồng và có thỏa thuận muốn cầm cố cho tôi phần diện tích đất 4000m2 của anh trong thời gian là 2 năm, trong hai năm này tôi có thể canh tác trên mảnh đất này. Tôi và anh Toàn hẹn 1 tuần sau sẽ cùng nhau lập một hợp đồng cầm cố tài sản.

Vậy mong Luật sư cho tôi biết cách để lập một hợp đồng cầm cố tài sản theo đúng quy định của pháp luật là gì? Nội dung của hợp đồng cầm cố cần thể hiện những gì để sau này nếu tôi và anh Toàn có xảy ra tranh chấp thì có thể lấy hợp đồng này làm bằng chứng để chứng minh? Và Liệu hợp đồng cầm cố tài sản của tôi có cần phải công chứng, chứng thực hay không?

Mong luật sư có thể giải đáp cho tôi về những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn về quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng cầm cố tài sản, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Lộc, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những vướng mắc của mình đến cho Tổng đài pháp luật! Dựa theo những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của anh như sau:

Hợp đồng cầm cố tài sản là hợp đồng dân sự, thỏa thuận của các bên về việc bên nhận cầm cố nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định. Đối tượng của hợp đồng cầm cố là tài sản, giấy tờ chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản. Chủ thể của hợp đồng cầm cố tài sản sẽ bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố.

Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có những quy định chi tiết về hợp đồng cầm cố tài sản, tuy nhiên hợp đồng cầm cố cũng có những điểm tương tự như các loại hợp đồng thông dụng khác. Nội dung của hợp đồng cầm cố tài sản nên thể hiện các nội dung sau đây để có thể đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng:

Thông tin của bên cầm cố:

– Thông tin của bên nhận cầm cố: Các thông tin có thể định danh cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi ở hoặc các thông tin để định danh tổ chức như tên, mã số thuế, trụ sở, người đại diện hợp pháp.

– Thông tin về bên cầm số: Các thông tin định danh tương tự như thông tin của bên nhận cầm cố.

– Thông tin về tài sản cầm cố như đặc điểm của tài sản là gì và giá trị tài sản cầm cố là bao nhiêu

– Hiệu lực và thời hạn hợp đồng cầm cố tài sản: Các bên cần ghi rõ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và thời hạn thực hiện hợp đồng là trong vòng bao lâu.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên: Có thể ghi theo Điều 311, 312, 313, 314 Bộ luật dân sự 2015 hoặc cũng có thể thỏa thuận và ghi thêm một số quyền, nghĩa vụ khác.

– Hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản: Điều kiện để có thể hủy bỏ hợp đồng cũng như cách thức thực hiện và trách nhiệm của các bên

– Xử lý tài sản cầm cố: Phương thức xử lý tài sản cầm cố và thanh toán tiền xử lý tài sản trường hợp tiền thu lại nhiều hơn nghĩa vụ của bên cầm cố.

– Chấm dứt hợp đồng cầm cố và trả lại tài sản cầm cố.

– Phương thức giải quyết khi phát sinh tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản.

Quay lại với trường hợp của anh Lộc ở trên, như chúng tôi phân tích thì hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng cầm cố tài sản. Trên thực tế hợp đồng cầm cố tài sản là một giao dịch dân sự nên loại hợp đồng này có thể được lập bằng văn bản hoặc cũng có thể bằng lời nói tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu không có văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên thì khi có tranh chấp xảy ra việc có thể chứng minh được bên nào đúng bên nào sai, bên nào vi phạm là điều rất khó. Hơn nữa tài sản cầm cố trong trường hợp của anh Lộc là bất động sản và số tiền mà anh Toàn vay của anh là 100 triệu đồng, có thể cả giá trị tài sản và nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp này đều rất lớn. Vì vậy anh và anh Toàn nên thiết lập một hợp đồng cầm cố tài sản bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên để tránh những rủi ro trong tương lai.

Nội dung hợp đồng cầm cố tài sản là mảnh đất 4000m2 giữa anh và anh Toàn nên thể hiện những nội dung cơ bản sau:

– Thông tin cụ thể của bên cầm cố là anh Toàn và bên nhận cầm cố là anh chẳng hạn như họ tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, hộ khẩu thường trú…

– Ghi cụ thể nghĩa vụ được bảo đảm là gì, chẳng hạn như anh cho anh Toàn vay số tiền 100 triệu đồng, anh Toàn đồng ý cầm cố mảnh đất rộng 4000m2 thuộc quyền sở hữu của mình trong 2 năm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

– Thông tin về tài sản cầm cố như giá trị của tài sản, vị trí, diện tích…

– Ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên chẳng hạn như:

+ Anh Toàn phải có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố đã thỏa thuận cho anh Lộc, nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì phải giao cho anh Lộc bản gốc giấy tờ này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

+ Anh Toàn có nghĩa vụ phải báo cho anh Lộc về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba đối với mảnh đất này nếu có;

+ Anh Toàn có quyền yêu cầu anh Lộc đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố là mảnh đất nếu việc sử dụng mảnh đất của anh Lộc khiến tài sản này bị mất giá trị hoặc giảm giá trị sút;

+ Anh Toàn có quyền yêu cầu anh Lộc hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ cầm cố được thực hiện

+ Anh Lộc có quyền yêu cầu anh Toàn thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu mảnh đất theo quy định của pháp luật

+ Nếu anh Toàn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ nghĩa vụ trả nợ anh Lộc có quyền yêu cầu xử lí tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Anh Lộc sẽ được phép khai thác công dụng của tài sản cầm cố là mảnh đất và hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố đó

+ Anh Lộc có nghĩa vụ giữ gì, bảo quản tài sản mảnh đất, không được chuyển nhượng tặng cho hoặc dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo sự thỏa thuận của các bên.

– Ghi rõ hình thức xử lý tài sản cầm cố cũng như phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

Như chúng tôi phân tích ở trên thì hợp đồng cầm cố của anh có thể bằng lời nói bằng bằng văn bản nên việc công chứng, chứng thực không phải yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên theo chúng tôi nếu anh và anh Toàn đã thỏa thuận với nhau bằng hình thức văn bản thì nên tiếp tục thực hiện thủ tục công chứng vì việc công chứng sẽ bao gồm công chứng nội dung, công chứng hình thức của văn bản.

Do đó, họ có thể kiểm tra xem hợp đồng cầm cố của anh và anh Toàn có hiệu lực pháp luật không, có vi phạm điều cấm của Luật không…Từ đó hợp đồng sẽ có giá trị bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên và là căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh cũng như không bị Tòa án tuyên là hợp đồng vô hiệu.

Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến hợp đồng cầm cố tài sản, hãy nhấc máy và gọi ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản

 

Bên cầm cố

 

Chị Ngát (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, 1 tháng trước do cần tiền nên em có mang chiếc xe ô tô của em đến nhà chị Thơm là một người quen để cầm với số tiền là 200 triệu đồng và hứa 1 tháng sau em sẽ quay lại chuộc xe. Chị Thơm đồng ý tuy nhiên do tin tưởng nên em và chị Thơm không có lập hợp đồng bằng văn bản mà chỉ nói miệng với nhau.

Tuy nhiên gần đây khi đến hẹn thì em có mang tiền đến nhà chị Thơm để chuộc xe thì phát hiện chị Thơm có đưa xe của em cho con trai chị sử dụng và bị tai nạn làm toàn bộ phần đầu xe bị hư hỏng nặng. Em có yêu cầu chị Thơm bồi thường nhưng chị không đồng ý và nói em là chủ sở hữu chiếc xe nên em phải tự chịu thiệt hại này.

Vậy Luật sư cho em hỏi chị Thơm trả lời với em như vậy là đúng hay sai? Em có quyền yêu cầu chị Thơm bồi thường thiệt hại xảy ra đối với chiếc xe của em hay không?

Em xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Ngát, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình về với đội ngũ của Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi trên của chị, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố được quy định cụ thể tại Điều 311 và 312 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

– Quyền của bên cầm cố:

Nếu có căn cứ cho rằng việc sử dụng tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố có thể hoặc đã dẫn đến tình trạng làm cho tài sản cầm cố bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, gây ảnh hưởng xấu cho tài sản cầm cố thì bên cầm có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố dừng việc sử dụng tài sản cầm cố.

Cùng với việc chấm dứt nghĩa vụ cầm cố bên nhận cầm cố sẽ phải trả lại tài sản cầm cố cho bên cầm cố và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tài sản cầm cố đã giao nộp.

Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường những tổn thất, thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Ngay cả khi tài sản đang được cầm cố thì bên cầm cố vẫn có thể thực hiện việc bán, trao đổi, tặng cho, chuyển nhượng, thay thế tài sản cầm cố đó với điều kiện là phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về việc này và được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của bên cầm cố:

Bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố và các giấy tờ hợp pháp liên quan đến tài sản cầm cố theo thỏa thuận.

Trong trường hợp có người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản cầm cố thì bên cầm cố phải có trách nhiệm thông báo cho bên nhận cầm cố biết về sự tồn tại quyền lợi của người thứ ba này. Nếu trên thực tế có sự tồn tại quyền lợi của người thứ ba nhưng bên cầm cố cố tình che giấu và không thực hiện việc thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản cũng như chấm dứt nghĩa vụ giữa các bên và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc cũng có thể tiếp tục lựa chọn duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba.

Bên cầm cố có trách nhiệm thanh toán những chi phí hợp lý cho bên nhận cầm cố trong việc bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố theo như các bên đã thỏa thuận.

Vì vậy áp dụng trong trường hợp của chị Ngát bên trên có thể thấy, chị Thơm với tư cách là bên nhận cầm cố trong trường hợp này theo quy định thì khi nhận tài sản cầm cố là chiếc xe ô tô của chị phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố. Nếu làm hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố là chị.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 312 Bộ luật dân sự 2015 có quy định bên cầm cố có quyền “Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.”

Như vậy việc chị Thơm không được sự đồng ý của chị mà cho người khác sử dụng tài sản cầm cố là chiếc xe ô tô của chị gây hư hỏng nặng do đó chị Thơm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chị. Chị và chị Thơm có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường và phương thức bồi thường thiệt hại. Nếu chị Thơm không thực hiện nghĩa vụ của mình chị có quyền khởi kiện lên Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chị Thơm bồi thường thiệt hại.

Nếu chị còn bất cứ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và giải đáp.

Bên nhận cầm cố

 

Bạn Tiến (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, em có vấn đề cần được Luật sư giải đáp như sau:

Nam là một người bạn đại học của em, khoảng 3 tháng trước Nam có muốn vay em 5 triệu đồng để lấy tiền chơi chứng khoán. Em có đồng ý và đề nghị Nam phải mang thứ gì đó có giá trị đến cầm cho em để bảo đảm cho khoản vay này. Lúc này Nam có đưa cho em chiếc điện thoại của Nam trị giá khoảng 6 triệu đồng.

Em và Nam có thỏa thuận với nhau là trong vòng 2 tháng nếu Nam không trả được tiền cho em thì em có quyền giữ lại chiếc điện thoại này hoặc mang đi bán đề lấy tiền. Gần đây khi đã đến hẹn trả nợ thì Nam nhiều lần trốn tránh, không muốn trả tiền cho em. Khi em nói nếu không trả được tiền thì em sẽ mang điện thoại đi bán thì Nam không đồng ý và nói đây là điện thoại của Nam, em chỉ cầm hộ nên em không được phép bán.

Vậy Luật sư cho em hỏi em có được quyền bán chiếc điện thoại khi Nam không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không?

Em xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn Tiến, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật! Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra lời giải thích cho câu hỏi của bạn như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được Bộ luật dân sự quy định tại Điều 313 và điều 314, cụ thể như sau:

– Quyền của bên nhận cầm cố:

Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu đối tượng đang có hành vi chiếm hữu, chiếm đoạt, sử dụng tài sản cầm cố bất hợp pháp trả lại tài sản đó.

Khi chấm dứt nghĩa vụ cầm cố thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố như đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Nếu các bên đã thỏa thuận thì bên nhận cầm cố có quyền phát sinh đối với tài sản cầm cố chẳng hạn như cho thuê, mượn, khai thác công dụng hoặc hưởng những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cầm cố.

Bên nhận cầm cố có quyền được chi trả những chi phí hợp lý cho việc bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản đó cho bên cầm cố.

– Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ gìn giữ tài sản cầm cố trong thời gian cầm cố, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản cầm cố cố thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho tổn thất đó cho bên cầm cố.

Bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho hoặc dùng tài sản cầm cố để thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm khác trừ trường hợp có sự thỏa thuận rõ ràng giữa bên nhận cầm cố và bên cầm cố.

Bên nhận cầm cố không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Ngay thời điểm nghĩa vụ được bảo đảm kết thúc hoặc có sự thỏa thuận về việc thay đổi sang biện pháp bảo đảm khác thì bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố, đảm bảo tài sản không bị hỏng hóc, hư hại nếu có thì phải bồi thường.

Do đó, xét trong trường hợp của bạn Tiến, do đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng anh Nam không thực hiện, do đó căn cứ theo khoản 1 Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì bên nhận cầm cố là bạn có quyền xử lý tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản lợi ích mà anh Nam không thực hiện.

Do khi thỏa thuận về việc cầm cố bạn và anh Nam có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố là bán hoặc bạn có thể giữ lại là của mình, do đó bạn sẽ chỉ được xử lý theo những phương thức đã thỏa thuận.

Theo quy định tại Điều 300 Bộ luật dân sự 2015 thì bạn phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản cầm cố cho bên cầm cố là anh Nam. Vì vậy nếu đã thông báo trong thời hạn hợp lý mà anh Nam vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn có quyền xử lý tài sản bảo đảm này, anh Nam sẽ không được quyền đòi lại tài sản đó.

Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trách nhiệm của bên cầm cố tài sản khi tài sản cầm cố bị mất

 

Chị Hằng (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, khoảng 2 tháng trước tôi có đi vay tiền bằng hình thức cầm cố tài sản. Tài sản mà tôi mang đi cầm cố là Bằng Thạc sỹ và căn cước công dân của tôi. Hiện tôi đã giải quyết công việc xong và có mang tiền đến chuộc tài sản của tôi về. Tuy nhiên bên cầm cố trả lời là đã làm mất tấm Bằng Thạc sĩ của tôi, chỉ còn lại căn cước công dân.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn trách nhiệm của bên cầm cố tài sản khi làm mất tài sản, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Hằng, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ chúng tôi. Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vướng mắc của chị như sau:

Tại Điều 313 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố trong đó có nghĩa vụ “Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.”

Như vậy, do bên nhận cầm cố chiếm hữu tài sản cầm cố trong một thời hạn nhất định. Nên họ phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản trong suốt thời gian chiếm hữu. Trong trường hợp làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của các bên.

Người cầm cố làm hư hỏng tài sản sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Vì vậy chi chiếu theo quy định của pháp luật cùng với những thông tin chị Hằng cung cấp bên trên thì việc bên nhận cầm cố đã làm mất bằng thạc sỹ chị chị thì trong trường hợp này bên nhận cầm cố sẽ phải chịu trách nhiệm đối với chị, chẳng hạn như đền bù tài sản hoặc là thanh toán khoản tiền trị giá tương đương với tài sản đã bị mất.

Nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy kết nối ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản

 

Anh Đức (Lai Châu) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi và chị Thảo có quen biết nhau qua một người bạn. Một tuần trước tôi có ngỏ ý muốn mượn của chị Thảo 10 triệu đồng để làm ăn và dùng chiếc xe máy của tôi để cầm cố, khi nào có tiền sẽ đến lấy lại. Chị Thảo và tôi có kí với nhau hợp đồng cầm cố trong đó có ghi rõ chị Thảo có trách nhiệm bảo đảm, giữ gìn tài sản của tôi.

Khi ký hợp đồng xong tôi đề nghị chị Thảo chuyển tiền nhưng do không đủ tiền nên chị có hẹn tôi 2 ngày sau đến nhà chị lấy tiền. Hai hôm sau khi đến lấy tiền thì tôi phát hiện chị Thảo có sử dụng chiếc xe của tôi gây tai nạn làm chiếc xe hư hỏng nặng gần như không sử dụng được nữa. Tôi có yêu cầu bồi thường nhưng chị Thảo lấy lý do là chị chưa đưa tiền cho tôi nên hợp đồng cầm cố chưa có hiệu lực nên chị không có trách nhiệm phải đền.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hợp đồng cầm cố giữa tôi và chị Thảo trong trường hợp này đã có hiệu lực hay chưa? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Đức, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến cho Tổng đài pháp luật. Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên của anh như sau:

Căn cứ theo Điều 310 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng cầm cố có hiệu lực đối với các bên trong hợp đồng từ thời điểm giao kết và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trong trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản và việc cầm cố được đăng ký giao dịch bảo đảm thì có hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm đăng ký.

Căn cứ vào phân tích của chúng tôi ở trên có thể thấy hợp đồng cầm cố giữa anh Đức và chị Thảo trong trường hợp này đã có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết. Việc chị Thảo chưa đưa tiền cho anh chỉ là một lý do khách quan, không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Do đó lúc này khi đã nhận tài sản cầm cố là chiếc xe máy của anh chị Thảo phải có nghĩa vụ giữ gìn, bảo đảm cho tài sản không bị mất, hư hỏng nếu làm hư hỏng tài sản cầm cố thì chị Thảo phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố là anh.

Vì vậy trong trường hợp này anh có quyền yêu cầu chị Thảo bồi thường thiệt hại xảy ra đối với chiếc xe máy. Nếu chị Thảo cố tình không thực hiện, lúc này anh hoàn toàn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về cầm cố tài sản và các vấn đề xoay quanh hợp đồng cầm cố tài sản. Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như giải đáp được những thắc mắc về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này. Nếu các bạn có bất kỳ vấn đề gì còn vướng mắc, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất.