Căn cứ thu hồi đất được pháp luật quy định như thế nào? Theo quy định pháp luật nước ta hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhưng để đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng đất đạt hiệu quả cao, Nhà nước quyết định giao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho người dân qua việc giao đất, cho thuê đất. Trong quá trình sử dụng và khai thác đất, đại đa số người sử dụng đất đều đã ít nhiều đầu tư, cải tạo làm tăng giá trị của đất đai.
Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến căn cứ thu hồi đất của nhà nước. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>>Chuyên viên tư vấn những căn cứ thu hồi đất theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Anh Hưng ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi như sau:
“Năm 1890, cha mẹ tôi được giao 300m2 đất thổ cư nhưng chưa được cấp sổ đỏ mà mới chỉ được ghi nhận tại sổ địa chính. Đến năm 2002, cha mẹ tôi mất và để lại di chúc cho tôi thừa kế toàn bộ diện tích đất trên.
Năm 2005, tôi được cấp sổ đỏ đứng tên mình tôi. Đến năm 2022, tôi được biết Nhà nước đang có kế hoạch thu hồi đất xây dựng trường học. Theo như kế hoạch, toàn bộ diện tích đất của nhà tôi bị thu hồi.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: việc thu hồi này có đúng với quy định pháp luật không trong khi nhà tôi đã có sổ đỏ và sinh sống ổn định? Thủ tục thu hồi đất được thực hiện như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”
Cảm ơn câu hỏi của Anh Hưng gửi về cho Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi nghiên cứu các điều luật hiện hành liên quan, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thu hồi đất là gì?
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng, khi được Nhà nước giao đất và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc các chứng tư pháp lý khác có giá trị pháp lý tương đương) thì được coi là chủ sở hữu đất. Tuy nhiên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và quản lý. Mà người được Nhà nước giao đất được gọi là người sử dụng đất mà không phải chủ sở hữu.
Người sử dụng đất có quyền chiếm hữu, sử dụng đất đai mà không có quyền định đoạt đất đai. Việc mua bán, cho tặng, thế chấp,… hoặc các giao dịch khác về đất đai là việc định đoạt quyền sử dụng đất mà không phải định đoạt đất đai.
Chính vì là chủ sở hữu đất đai, Nhà nước có quyền thu hồi đất từ người sử dụng đất, tức là Nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất mà trước đó đã trao quyền sử dụng đất cho người đó theo quy định pháp luật.
Nhưng xét về bản chất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên việc thu hồi đất không thể thực hiện một cách tùy ý, theo ý chí chủ quan của cơ quan chính quyền mà buộc phải thực hiện theo những nguyên tắc mà Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác về đất đai đặt ra để đảm bảo quyền lợi chung của đại đa số mọi người trong xã hội.
>>> Tìm hiểu thu hồi đất là gì? Liên hệ ngay 1900.6174 để được giải đáp miễn phí
Các căn cứ thu hồi đất
Như trên đã phân tích, Nhà nước đại diện là các cơ quan có thẩm quyền không được tùy ý thu hồi đất của người dân. Chỉ khi thuộc một, một số những trường hợp mà pháp luật cho phép thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền mới được ra quyết định thu hồi đất.
Từ Điều 61 đến Điều 65 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, việc thu hồi đất được căn cứ vào mục đích thu hồi đất. Cụ thể như sau:
(1) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Việc thu hồi đất vì mục đích, quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 61 Luật Đất đai 2013. Theo đó, Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình phục vụ cho hoạt động của lực lượng an ninh quốc phòng.
Ví dụ như: Nơi đóng quân, trụ sở làm việc của cơ quan quân đội, biên phòng, công an, … (lực lượng quốc phòng, an ninh); hoặc xây dựng căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự, hay kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao trường, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ.
(2) Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng.
Thu hồi đất thuộc trường hợp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng được quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013.
Đối với trường hợp này, việc thu hồi đất để được xác định nhằm thực hiện các dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình công cộng – dân sinh, khu dân cư, khu công nghiệp, hay các công trình giao thông, thủy lợi, điện lực và các dự án phát triển kinh tế – xã hội và các dự án công trình công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư; hoặc các dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận.
Lưu ý: Tại Điều 63 Luật đất đai 2013 quy định việc thu hồi đất thuộc hai trường hợp trên phải dựa trên các căn cứ sau đây:
– Dự án thực hiện phải thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013;
– Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Tiến độ của việc sử dụng đất thực hiện dự án.
>>>Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được bồi thường bao nhiêu tiền?
(3) Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà cần thiết phải áp dụng biện pháp thu hồi đất.
Trong trường hợp này, thu hồi đất đai được coi là biện pháp ngăn chặn khi người sử dụng đất cố tình thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà pháp luật xét thấy cần phải ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, người vi phạm các quy định pháp luật đất đai còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường dân sự (nếu có thiệt hại) khi có hành vi vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
(4) Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người
Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2015. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất khi có một trong các căn cứ sau:
– Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước khi không còn nhu cầu sử dụng.
– Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế theo quy định pháp luật; trường hợp người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản hoặc không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.
– Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng thiên tai nếu vẫn tiếp tục sử dụng sẽ đe dọa tính mạng con người.
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất mà người sử dụng không được cơ quan có thẩm quyền gia hạn.
Như vậy, Nhà nước thu hồi đất không được tùy ý thu hồi mà phải dựa trên các căn cứ mà pháp luật đất đai quy định. Đồng thời, dù thu hồi đất trong trường hợp nào thì việc thu hồi đất của Nhà nước cũng sẽ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất kể từ thời điểm thu hồi đất mà người sử dụng đất phải có trách nhiệm bàn giao đất lại cho Nhà nước.
>>>Những căn cứ thu hồi đất hiện nay là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Thẩm quyền thu hồi đất
Quản lý đất đai luôn là vấn đề được Chính phủ và Nhà nước ta quan tâm vì những thủ tục liên quan đến đất đai rất nhiều và khác phức tạp. Hơn nữa, tình trạng “đất chật người đông” càng khiến cho đất đai trở thành “mặt hàng nóng” nên càng dễ xảy ra tiêu cực trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai.
Mặt khác, thu hồi đất là việc tác động trực tiếp đến quyền sử dụng đất của người dân nên những quy định pháp luật về thu hồi đất được thể hiện rất chi tiết, cụ thể và rõ ràng.
Về thẩm quyền thu hồi đất, Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định rõ thẩm quyền thu hồi đất của UBND các cấp như sau:
(1) Thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp tỉnh
– Thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam);
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
(2) Thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp huyện
– Thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất thổ cư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
(3) Trường hợp khác: Trong khu vực thu hồi đất mà có cả hai cấp UBND thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
>>>Chuyên viên tư vấn thẩm quyền thu hồi đất miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174
Trình tự, thủ tục thu hồi đất
Thu hồi đất là thủ tục khá phức tạp và được Luật Đất đai quy định rất đầy đủ và chi tiết vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sử dụng đất của người dân có đất bị thu hồi. Trình tự thủ tục thu hồi đất được quy định tại Điều 69 Luật đất đai 2013 như sau:
Thông báo thu hồi đất
Thông báo thu hồi đất là bước đầu để thực hiện thu hồi đất. Theo đó, UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người dân có đất thu hồi.
Việc này đảm bảo rằng người dân nắm bắt được thông tin về việc Nhà nước thu hồi đất để kịp thời chuẩn bị di dời. Ngoài ra, thông báo phải được công bố, công khai dưới nhiều hình thức như: thông báo qua các trang thông tin điện tử, niêm yết công khai,…
Thông báo thu hồi đất phải được gửi cho người sử dụng đất trước khi có quyết định thu hồi đất trong thời hạn nhất định được quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
– Trong thời hạn 90 ngày đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp.
– Trong thời hạn 180 ngày đối với trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp.
>>>Thông báo thu hồi đất là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Ra quyết định thu hồi đất
UBND có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất theo thẩm quyền của mình theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013. Quyết định thu hồi đất là căn cứ pháp lý làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi.
Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
– UBND cấp xã cùng với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai phối hợp thực hiện kế hoạch thu hồi đất và thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm kê đất đai và tài sản có trên đất;
– Người dân có đất bị thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê tài sản trên đất như nhà ở, công trình phụ, cây cối, … để làm căn cứ lập phương án bồi thường.
Trong trường hợp người dân có đất bị thu hồi có thái độ, hành vi không phối hợp, chống đối, UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã tổ chức thuyết phục, vận động người dân. Nếu người sử dụng đất vẫn không hợp tác, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định và tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
>>>Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường và tổng hợp ý kiến của người dân bị thu hồi đất. Việc tổng hợp ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
– UBND cấp xã phối hợp tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường thông qua việc tổ chức những cuộc họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi (Biên bản họp và lấy ý kiến của người dân phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của 3 bên: UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã và đại diện những người dân có đất bị thu hồi).
Phương án bồi thường khi thu hồi đất phải được niêm yết công khai theo quy định Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 để mọi người dân nắm bắt được thông tin về bồi thường thu hồi đất.
– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất xem xét.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư, liên hệ ngay 1900.6174
Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
– UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường và gửi quyết định này đến từng người dân có đất thu hồi để người dân nắm được mức bồi thường, hỗ trợ, và phương án tái định cư (Nếu không đồng ý, người dân có thể khiếu nại, khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật nhưng vẫn phải bàn giao đất cho Nhà nước theo quy định).
Việc niêm yết và gửi quyết định phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
>>> Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Tổ chức chi trả bồi thường
– Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư thực hiện chi trả bồi thường dựa theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.
– Trường hợp người sử dụng đất thuộc diện có đất bị thu hồi mà không thực hiện bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Nhưng nếu người sử dụng đất vẫn tiếp tục không hợp tác và có hành bi chống đối, không thực hiện bàn giao đất thì thực hiện cưỡng chế thu hồi đất dựa trên quyết định cưỡng chế của UBND cấp huyện.
Việc Nhà nước quyết định thu hồi đất đất làm chấm dứt quan hệ pháp luật về đất đai, chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định pháp luật.
Việc thu hồi đất ít nhiều đều gây thiệt hại cho người dân, người bị thu hồi đất có thể mất đi phương tiện sản xuất chủ yếu của mình, mất nơi ở, mất tài sản trên đất, mất công sức tôn tạo đất, … vì thế việc thu hồi đất không thể diễn ra bừa bãi mà phải thực hiện trên các nguyên tắc Luật định.
Bên cạnh đó, việc thực hiện bồi thường khi thu hồi đất cũng phải thực hiện dựa trên các quy định pháp luật để giảm thiểu tối đa thiệt hại của người dân, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước.
>>>Tổ chức chi trả bồi thường như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Căn cứ thu hồi đất”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |