Thỏa thuận lối đi chung là những thỏa thuận của những người có quyền sử dụng đất liền kề về các vấn đề liên quan đến lối đi chung chẳng hạn như kích thước lối đi, vị trí lối đi… Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi cung cấp đầy đủ những quy định liên quan đến vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, các bạn có thể gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất.
>>> Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí về vấn đề thỏa thuận về lối đi chung.
Anh Đăng ở Nam Định có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có mua một mảnh đất nhà chị Linh tuy nhiên mảnh đất này không có lối đi nên được nhà chị Linh bán cho tôi với một mức giá rẻ hơn. Sắp tới tôi có ý định sẽ xây nhà trên mảnh đất này, tuy nhiên vì không có lối đi nên tôi đã nhờ nhà chị Linh mở cho gia đình tôi 1 lối đi chung, gia đình tôi sẽ trả cho nhà chị một khoản tiền là 50 triệu đồng.
Chị Linh cũng có đồng ý và sắp tới chúng tôi sẽ cùng ký văn bản thỏa thuận về lối đi chung này để tránh những tranh chấp xảy ra sau này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi mẫu văn bản thỏa thuận về lối đi chung hiện nay là gì? Văn bản này có phải công chứng hay không?”
Trả lời:
Chào anh Đăng, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho vấn đề mà anh gặp phải như sau:
Lối đi chung được quy định như thế nào?
Lối đi chung là một phần diện tích đất được cắt ra để những người sử dụng đất xung quanh có thể sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng, nó cũng có thể được gọi là ngõ đi chung. Lối đi chung có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như là lối mòn đã có từ lâu, do một hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng cắt phần đất của mình ra để làm lối đi chung…
Tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể rằng khi chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi những bất động sản xung quanh khiến cho không có lối đi hoặc có những lối đi không đủ thì sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu những bất động sản vây quanh đó dành cho mình 1 lối đi hợp lý trên phần đất của họ
Tuy nhiên chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua sẽ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền một khoản tiền hợp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
>>> Lối đi chung được quy định như thế nào? Hãy liên hệ 1900.6174 để biết rõ hơn.
Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung
Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định về một mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung cụ thể, tuy nhiên mẫu văn bản thỏa thuận này cũng sẽ được trình bày tương tự như những văn bản thỏa thuận liên quan đến dân sự thông thường.
Anh Đăng có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mà Tổng đài pháp luật chúng tôi trình bày dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
BIÊN BẢN THỎA THUẬN LỐI ĐI CHUNG
Vào hồi …… giờ, ngày …… tháng …… năm …….., tại …
Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:
1. Ông (bà):…………….. Sinh ngày:……… Giới tính: ……………
Số CMND: ……………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ……
Số điện thoại: ………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………….
2. Ông (bà): ……….. Sinh ngày: ……… Giới tính: …………
Số CMND:……………………. Ngày cấp: ………. Nơi cấp:……….
Số điện thoại: ………………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….
3. Ông (bà): …………… Sinh ngày: ………………Giới tính: …………………..
Số CMND: ……… Ngày cấp: ……………….. Nơi cấp: ………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………
Chúng tôi đã thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể nội như sau:
1. Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài…… m, rộng….. m tại
2. Trong quá trình sử dụng cùng nhau chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vệ sinh lối đi chung, sửa chữa để thuận tiện trong quá trình đi lại.
3. Khi một trong các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì người đó vẫn được tiếp tục sử dụng lối đi chung và có trách nhiệm chung với các hộ còn lại về việc vệ sinh, sửa chữa lối đi.
4. Biên bản thỏa thuận được lập thành …….. bản, có giá trị pháp lý như nhau.
Các hộ đã nhất trí thông qua nội dung biên bản và cùng ký xác nhận.
Xác nhận của UBND/Văn phòng công chứng
(ký, ghi rõ họ tên)
>>>Luật sư tư vấn miễn phí văn bản thỏa thuận về lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174
Hướng dẫn cách điền biểu mẫu thỏa thuận lối đi chung
– Về phần các bên thực hiện thỏa thuận về lối đi chung
Các bên thỏa thuận về lối đi chung trong văn bản thỏa thuận sẽ là tất cả các thành viên trong hộ gia đình sở hữu đất liền kề.
Theo đó mỗi bên có thể là 1 cá nhân hoặc 2 vợ chồng hoặc cũng có thể là toàn bộ gia đình ở mục này cần nêu rõ những thông tin cá nhân của từng người chẳng hạn như họ tên, ngày tháng năm sinh, cccd/cmnd, ngày cấp, số điện thoại liên hệ…
– Về đối tượng của văn bản thỏa thuận
Đối tượng trong trường hợp này sẽ là lối đi chung liền kề, nêu rõ cụ thể thông tin về thửa đất được tách làm lối đi chung
– Về mục thỏa thuận của các bê
Văn bản này là văn bản thỏa thuận của các bên về việc sử dụng lối đi chung do đó trong văn bản cần nêu rõ thỏa thuận mà các bên đã cùng nhau thống nhất trước đó chẳng hạn như lối đi chung xác định như thế nào, nằm trên đất của ai, quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào, cam kết thực hiện thế nào…
Như vậy, anh Đăng cần lưu ý một số điểm mà chúng tôi trình bày ở trên để có thể soạn thảo một biên bản thỏa thuận về lối đi chung hoàn hảo nhất, tránh được những rủi ro đáng tiếc trong tương lai.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí hướng dẫn cách điền biểu mẫu thỏa thuận về lối đi chung. Gọi ngay 1900.6174
Thỏa thuận lối đi chung có cần phải công chứng không?
Hiện nay pháp luật đất đai cũng như những văn bản pháp luật khác có liên quan chưa có quy định bắt buộc thỏa thuận lối đi chung phải được công chứng, chứng thực. Do đó việc công chứng hay không sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận này cũng như đảm bảo tính khách quan, tránh những tranh chấp, rủi ro xảy ra các bên cần tiến hành lập biên bản thỏa thuận bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên và đem đi công chứng hoặc chứng thực tại UBND xac hoặc văn phòng công chứng.
>>>Thỏa thuận lối đi chung liệu có cần công chứng? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí.
Nguyên tắc sử dụng lối đi chung
Lối đi chung trên thực tế sẽ do các bên tự do thỏa thuận, tuy nhiên trong trường hợp không thỏa thuận được thì các bên phải thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm việc khai thác lối đi chung hợp với mục đích sử dụng đất
– Không được lạm dụng quyền đối với lối đi chung của người khác
– Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn
– Không được lấn, chiếm hoặc thay đổi mốc giới ngăn cách
– Phải có nghĩa vụ tôn trọng cũng như duy trì ranh giới chung
>>Xem thêm: Lấn chiếm lối đi chung
Hy vọng những thông tin liên quan đến vấn đề “thỏa thuận lối đi chung” mà chúng tôi trình bày ở trên sẽ phần nào giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc soạn thảo cũng như thực hiện thỏa thuận về lối đi chung trên thực tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và kết nối đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |