Chế định Pháp luật là gì? Chế định mang hàm nghĩa như thế nào, có giống chế định hay là không ? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về thuật ngữ “chế định”. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về đặc điểm và cách phân biệt chế định với chế tài một cách chính xác nhất để bạn đọc tham khảo. Nếu có câu hỏi nào muốn đặt ra cho Tổng Đài Pháp Luật, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được giải đáp!
>> Tư vấn của Luật sư tư vấn chế định pháp luật được hiểu như thế nào. Gọi ngay 19006174
Chế định pháp luật là gì?
Thứ nhất, chế định pháp luật (định chế pháp luật hoặc chế định) là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có cùng đặc điểm để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội tương ứng nhau trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật.
Thứ hai, có thể hiểu chế định theo hai nghĩa gồm:
Nghĩa rộng (những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội), bao gồm các mối quan hệ được chế định điều chỉnh.
Nghĩa hẹp (tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý), mỗi ngành đều có chế định riêng và mỗi chế định sẽ khác nhau,
Thứ ba, định chế pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội gần gũi, giống nhau về tính chất trong phạm vi mỗi ngành luật gồm nhiều chế định.
Ví dụ chế định pháp luật:
– Ngành Luật Dân sự có các chế định pháp luật: chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng,…
– Ngành Luật Hình sự có những chế định: các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…
Như vậy, chế định pháp luật là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có cùng tính chất trong phạm vi một ngành luật điều chỉnh quan hệ xã hội một ngành hoặc nhiều ngành luật và mang hai hàm nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
>> Tư vấn của Luật sư tư vấn kỹ về quy định của chế định. Gọi ngay 19006174
Chế định pháp luật tiếng Anh
Trong tiếng Anh, các thuật ngữ liên quan đến chế định được dịch như sau:
Chế định – Institution
Chế tài – Punishment
Quy phạm – Norm
Dân sự – Civil
Hình sự – Criminal
Quan điểm – Opinion
Luật – Law
Như vậy, với các nghĩa bằng tiếng Anh trên, bạn đọc có thể tham khảo để sử dụng trong một số trường hợp cần thiết, đảm bảo đúng nghĩa và phát âm.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự miễn phí – Tổng đài tư vấn pháp luật 24/7
Ví dụ về chế định pháp luật
Một số chế định cơ bản của Ngành Luật Ngân hàng:
– Chế định tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
– Chế định hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
– Chế định tài chính, kế toán của Ngân hàng Nhà nước
– Chế định thanh tra, giám sát ngân hàng
– Chế định kiểm toán nội bộ
Một số chế định cơ bản của Ngành Luật Hình sự:
– Chế định các tội xâm phạm an ninh quốc gia
– Chế định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người
– Chế định các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, quyền dân chủ của công dân
– Chế định các tội xâm phạm sở hữu
– Chế định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
– Chế định các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
– Chế định các tội phạm về môi trường
– Chế định các tội phạm về ma túy
– Chế định các tội xâm phạm an toàn giao thông, trật tự công cộng
– Chế định các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
Như vậy, trên đây là một số chế định của ngành Luật Ngân hàng và Ngành Luật Hình sự, là cơ sở để xác định các quan hệ xã hội cần điều chỉnh.
>> Tư vấn của Luật sư tư vấn cơ sở xác định quan hệ pháp luật cần điều chỉnh của chế định. Gọi ngay 19006174
Đặc điểm và thuộc tính của chế định pháp luật là gì?
Chế định pháp luật có những đặc điểm cụ thể như sau:
– Đa dạng: Pháp luật Việt Nam rất phong phú được thể hiện qua nhiều chế định khác nhau
– Liên ngành: Chế định pháp luật không bị hạn chế thuộc một ngành luật riêng lẻ mà với mỗi ngành luật sẽ có những chế định pháp luật khác nhau. Mỗi chế định liên ngành sẽ hoạt động và cách hình thành khác nhau.
– Hiến pháp và nền tảng: Tất cả các chế định pháp luật đề được xây dựng và phát triển dựa trên Hiến pháp, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất.
– Tính chất nhóm: Mỗi chế định pháp luật đề được xây dựng nhằm mục đích điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cụ thể và tạo ra các quy tắc, chuẩn mực phù hợp.
– Không tồn tại độc lập: Mỗi chế định pháp luật sẽ không hoạt động riêng lẻ, tách biệt mà chúng sẽ hoạt động bỗ trợ, liên quan, tương tác với nhau, tác động đến các chế định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật trong một hệ thống pháp luật.
– Thống nhất: Mỗi chế định có một đặc điểm riêng và mang tính chất nhóm, vì vậy chúng có mối liên hệ thống thất, gần gũi với nhau
– Tuân theo quy luật: Mỗi chế định pháp luật hoạt động theo các quy luật tự nhiên và chịu tác động đến từ các chế định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật.
– Phân loại rõ ràng: Để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế xã hội thời nay thì phải xác định rõ rang giới hạn và nội dung của mỗi chế định pháp luật
– Tính hợp nhất: Từ sự đa dạng của các chế định pháp luật liên ngành được hình thành kết hợp lại tạo nên nhiều ngành luật khác nhau, khi kết hợp lại hình thành nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Như vậy, có thể thấy chế định pháp luật có tính liên ngành, tuy mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng đều tác động đến các chế định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật.
>> Tư vấn của Luật sư tư vấn đặc điểm của chế định pháp luật. Gọi ngay 19006174
Phân biệt chế định pháp luật và chế tài pháp luật
Chế định pháp luật: là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có cùng tính chất trong phạm vi một ngành luật điều chỉnh quan hệ xã hội một ngành hoặc nhiều ngành luật và mang hai hàm nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Chế tài pháp luật:
Là một trong 3 bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật (giả định, quy định, chế tài).
Là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.
Chế tài được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào tính chất của nhóm quan hệ xã hội mà pháp luật Việt Nam điều chỉnh: chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính….
Chế tài gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (hình sự), chế tài khôi phục tình trạng pháp lý ban đầu (hành chính, dân sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hóa.
Chế tài là bộ phận quan trọng trong một quy phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; trật tự và an toàn xã hội; thể hiện thái độ của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật; phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật cho công dân, góp phần thực hiện kế hoạch công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong mọi lĩnh vực ở các giai đoạn khác nhau.
Như vậy, có thể thấy bản chất của chế định và chế tài hoàn toàn khác nhau; hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và không hề đồng nhất với nhau.
Đối với chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội gần gũi, ngược lại chế tài là hình thức trách nhiệm pháp được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung.
Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Tổng Đài Pháp Luật về chế định pháp luật, từ khái niệm đến đặc điểm, đặc biệt mang đến cho bạn các ví dụ về chế định pháp luật và cung cấp thông tin về sự khác biệt giữa chế định và chế tài một cách đầy đủ, chính xác. Khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin nếu gặp phải khó khăn cần giải đáp về chế định pháp luật, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất !
>> Tư vấn của Luật sư tư vấn sự khác nhau giữa chế định pháp luật và chế tài pháp luật. Gọi ngay 19006174
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp văn bản có chứa quy phạm pháp luật, quy tắc xử sự chung mà Nhà nước ban hành để cho công dân tuân thủ nhằm đảm bảo việc thực thi. Được hiểu là văn bản có giá trị và hiệu lực pháp lý cao, bắt buộc tất cả mọi công dân trong một quốc gia phải tuân thủ các quy phạm đó.
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
– Được Nhà nước ban hành: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành và đảm bảo việc thực thi
– Có tên gọi riêng: Theo quy định của Hiến pháp thì văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi riêng là Nghị định, pháp lệnh….
– Hiệu lực trong toàn lãnh thổ quốc gia: Văn bản quy phạm pháp luật có hiện lực từ thời điểm ban hành quy phạm, được áp dụng cho một số đối tượng cụ thể nào đó hoặc tất cả nhóm người
Các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam hiện nay:
– Hiến pháp của Quốc Hội 2013: Là văn bản quan trọng nhất có hệ thống cao nhất trong văn bản quy phạm pháp luật, khẳng định quy định, nguyên tắc và mục tiêu của một chính quyền
– Bộ luật: Là văn bản quy định chi tiết về các vấn đề như quyền và nghĩa vụ của công dân, kinh tế, tôn giáo, an ninh, tài chính, giáo dục, y tế,…. các hình phạt và tội danh khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
– Nghị quyết và Nghị định của Quốc hội: Xử lý, bổ sung thêm một số Điều Luật
– Thông tư: Là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ trưởng và Thủ trườn ban hành
– Công văn: Là văn bản được sử dụng với mục đích để giao tiếp, trao đổi, hướng dẫn công việc giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Các văn bản khác: Là các văn bản của quyết định của Uỷ ban nhân dân và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |