Hiện nay, hành động sử dụng vũ lực với vợ khi có mâu thuẫn đã dần ít đi. Tuy nhiên, tình trạng này đâu đó vẫn còn xảy ra, nó khiến cho tâm lý người bị bạo hành trở nên khủng hoảng. Mặc dù suy nghĩ luôn đặt ra câu hỏi liệu chồng vũ phu có nên ly hôn không?
Nhưng nhiều người phụ nữ vẫn cam chịu với cảnh bị đánh đập, bạo hành chỉ vì thương con, xót mình. Bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ tư vấn những quy định của pháp luật về hôn nhân và giải đáp những thắc mắc trong thủ tục ly hôn khi có chồng vũ phu. Mời quý độc giả cùng đón xem!
Chồng vũ phu có nên ly hôn không?
Câu hỏi:
Bạn Đặng Thị My ở Quảng Ninh gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư ly hôn của Tổng đài Pháp luật,
Em là My, năm nay 30 tuổi. Em kết hôn từ năm em 25 tuổi, hiện tại chúng em vẫn chưa có con. Khi mới cưới được 3 năm, cả hai vợ chồng chúng em có một cuộc sống rất hạnh phúc. Nhưng, sau một cuộc cãi vã, chồng em thường xuyên uống rượu và đánh đập em. Trong 2 năm qua em luôn có suy nghĩ liệu chồng vũ phu có nên ly hôn không? Em sợ khi ly hôn, em sẽ không có được cuộc sống mới hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, càng ngày anh ta càng tàn bạo với em hơn, có lần đã khiến em phải nhập viện.
Em suy nghĩ rất nhiều về việc có nên ly hôn để giải thoát cho cả hai hay tự vẫn để giải thoát cho chính mình. Nhưng nghĩ về bố mẹ em em lại không thể tự vẫn. Em đang rất rối trí, mong nhận được sự tư vấn từ luật sư.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Tư vấn chồng vũ phu có nên ly hôn? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn pháp luật. Với câu chuyện của bạn, chúng tôi cũng rất đồng cảm với bạn và xin được trả lời bạn như sau:
Hôn nhân hiện tại của bạn như nấm mồ chôn vùi thanh xuân của bạn. Bạn đã phải chịu cảnh bạo hành tàn bạo suốt 2 năm trời. Bị thương tích về cả thể xác lẫn tinh thần, vậy thì không có lý do gì, bạn lại ở lại, tiếp tục mối quan hệ này. Hơn nữa, bạn và người chồng tệ bạc của bạn lại chưa có con. Bạn nên giải thoát cho chính mình và chồng bạn bằng cách ly hôn.
Luật sư thấy rằng, bạn có suy nghĩ tự vẫn để giải thoát cho bản thân mình. Nhưng như thế, bạn lại quá ích kỷ với gia đình, bố mẹ – người mà đã có công sinh thành ra bạn, như vậy là tội bất hiếu. Và bạn cũng không nên có suy nghĩ sợ thiên hạ dị nghị mà phải cố đấm ăn xôi duy trì cuộc hôn nhân này. Thiên hạ không nuôi bạn ngày nào, thiên hạ cũng không cho tiền bạn để bạn hạnh phúc. Nên bạn đừng vì những người không quen biết mà làm khổ mình.
Khi bạn thấy mình quá mệt mỏi, không thể tiếp tục nữa thì hãy dừng lại. Bạn sẽ sớm gặp được người thương yêu bạn. Và kể cả không gặp được người thương yêu bạn thì ít ra bạn cũng không phải chịu những đau đớn như hiện tại.
Theo điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định, bạo lực gia đình sẽ là căn cứ để quyết định việc giải quyết thủ tục ly hôn như sau:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Nếu chồng bạn không đồng ý cho bạn ly hôn, thì bạn có thể đơn phương ly hôn. Khi nộp đơn ly hôn đơn phương, bạn hãy thu thập các bằng chứng, hình ảnh để chứng minh cho Tòa án biết chồng bạn đã hành hung bạn như thế nào. Nhờ vào những minh chứng đó, Tòa án có thể dễ dàng giải quyết ly hôn cho bạn.
Ngoài ra, theo Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bạo lực gia đình…. như sau:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Do đó, chồng bạn có thể sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt. Qua như bạn chia sẻ thì chồng bạn đã từng đánh bạn phải nhập viện. Trường hợp này, nếu có chứng nhận về việc gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% của bác sĩ thì anh ta có thể phải chịu trách nhiệm Hình sự theo điều 134 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
Trường hợp bạn còn bất cứ câu hỏi về “chồng vũ phu có nên ly hôn” cần lời giải đáp từ các luật sư của Tổng đài pháp luật, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhé.
>>> Xem thêm bài viết: Chồng đi tù có được ly hôn? Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù?
Điều kiện, thủ tục ly hôn với chồng vũ phu là gì?
Câu hỏi:
Chị Huyền Trang ở Nghệ Tĩnh gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư của Tổng đài Pháp luật,
Tôi là Trang, tôi và chồng kết hôn được mấy năm. Nhưng từ sau ngày cưới, anh ta ngày nào cũng cờ bạc rượu chè. Chi tiêu trong gia đình cũng là do tôi gánh hết. Bao nhiêu tiền tôi làm ra, anh ta cũng chơi bài bạc cả. Cứ khi nào tôi không cho tiền anh ta cờ bạc là anh ta lại giở thói vũ phu với tôi.
Luật sư cho tôi hỏi, giờ muốn ly hôn thì điều kiện và thủ tục ly hôn như thế nào, chồng vũ phu có nên ly hôn? Tôi xin chân thành cảm ơn”
Tư vấn công an có được ly hôn không? Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư tư vấn ly hôn của Tổng Đài Pháp Luật. Với câu hỏi của bạn: thủ tục chồng vũ phu có nên ly hôn?, chúng tôi cũng rất đồng cảm với bạn và xin được trả lời bạn như sau:
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo đó, Tòa án sẽ xem xét vào căn cứ, các tình tiết làm cho hôn nhân của bạn rơi vào tình trạng trầm trọng. Trong trường hợp của bạn, chồng bạn thường xuyên chơi cờ bạc rồi giở thói vũ phu là đa vi phạm tới quyền và nghĩa vụ làm chồng của mình.
Vi hành vi của chồng bạn, nên bạn hoàn toàn có thể gửi đơn xin ly hôn đơn phương để Tòa án thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, để ly hôn đơn phương thành công, bạn cần làm những việc sau:
Thu thập đầy đủ bằng chứng, chứng cứ về hành động bạo lực của chồng chị. Theo điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Tiếp theo, bạn cần viết đơn xin ly hôn đơn phương. Trong đơn xin ly hôn đơn phương bạn cần nêu rõ lý do muốn chấm dứt hôn nhân của mình là do thường xuyên bị chồng hành hạ, đánh đập một cách chi tiết nhất có thể.
Thứ 3, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
– Giấy khai sinh của các con
– Chứng minh nhân nhân của cả 2 vợ chồng
– Sổ hộ khẩu
– Giấy tờ nhà đất (trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai)
Cuối cùng, sau khi đầy đủ các giấy tờ và bằng chứng, bạn hãy gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú để Tòa thụ lý giải quyết. Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Tòa án sẽ giải quyết đơn cho bạn. Trên đây là các thủ tục cho việc “chồng vũ phu có nên ly hôn” mà bạn đang thắc mắc của Tổng đài Pháp luật công cấp cho bạn.
Ly hôn và giành quyền nuôi con khi có chồng vũ phu?
Câu hỏi:
Chị Trần Thị Hồng ở Bắc Ninh gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư của Tổng đài Pháp luật,
Tôi là Hồng, tôi và chồng đã kết hôn được 6 năm. Hiện tại, chúng tôi đang có 2 bé: một bé trai 5 tuổi và bé gái gần 3 tuổi. Khoảng suốt 6 năm vợ chồng tôi chung sống với nhau thì có tới 5 năm là anh ta không chịu đi làm, ngày nào cũng nhậu nhẹt, rồi về nhà đánh chửi vợ con. Toàn bộ tiền chi tiêu, nuôi con ăn học đều dựa vào thu thập của tôi.
Tôi chịu đựng 5 năm là quá đủ rồi. Hiện tại, tôi muốn không muốn tiếp tục nữa, muốn ly hôn để con cái tôi không phải nhìn cảnh bố đánh mẹ nó nữa. Nhưng liệu chồng vũ phu có nên ly hôn? Tôi muốn hỏi luật sư là tôi có thể giành quyền nuôi 2 con được không? Nếu được thì thủ tục ly hôn như thế nào, chồng vũ phu có nên ly hôn? Liệu rằng khi ly hôn, 3 mẹ con tôi có được an toàn không?
Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!”
Tư vấn đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện “chồng vũ phu có nên ly hôn” của chị, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời chị như sau:
Theo như thông tin chị cung cấp cho luật sư thì chồng chị hiện tại không có việc làm ổn định suốt 5 năm, thường xuyên nhậu nhẹt và đánh đập mẹ con chị. Điều này chứng tỏ rằng, cuộc sống hôn nhân giữa vợ chồng chị không thể tiếp tục kéo dài. Nó có thể làm tâm lý của chị và 2 bé trở nên khủng hoảng và ám ảnh nhiều.
Do đó, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn. Theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Tiếp theo về quyền nuôi con, tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”
Theo thông tin chị cung cấp cho chúng tôi thì hiện tại chị có 2 bé: một cháu 5 tuổi và một cháu gần 3 tuổi. Theo nguyên tắc thì chị có thể sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu 3 tuổi. Với cháu 4 tuổi thì chị có thể thỏa thuận với chồng về người trực tiếp nuôi dưỡng cháu.
Hoặc nếu chị muốn giành quyền nuôi cháu 5 tuổi thì cần đưa ra các bằng chứng, chứng cứ chứng minh rằng bố của 2 cháu không đủ điều kiện để nuôi cháu, bằng chứng chứng minh bố cháu đã nhiều lần đánh đập các cháu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của các cháu. Và chứng minh được việc ở với chị sẽ tốt hơn ở với bố chúng.
Và nếu chị là người trực tiếp nuôi dạy cả 2 con thì chồng chị phải có các nghĩa vụ sau đây:
– Nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với mẹ (người trực tiếp nuôi dạy con)
– Cấp dưỡng, phụ cấp cho con theo tháng hoặc năm
– Sau khi ly hôn, người bố vẫn có quyền được thăm con mà không ai được gây khó dễ.
Tuy nhiên, nếu chồng chị lạm dụng việc thăm con mà ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục, tinh thần và nhận thức của con chị thì chị có quyền yêu cầu Tòa hạn chế không cho bố đứa trẻ đến thăm con.
Tiếp theo, về chia tài sản khi ly hôn. Theo quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản sẽ được phân chia như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Như vậy, chị không cần lo lắng về việc phân chia tài sản giữa cả hai bên, hoặc chồng vũ phu có nên ly hôn? Nếu có bất cứ thắc mắc về việc ly hôn đơn phương với chồng có hành vi bạo lực, chị hãy liên hệ tới hotline của Tổng đài pháp luật: 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất có thể.
Con được 1 tháng tuổi chồng có quyền ly hôn không?
Câu hỏi:
Bạn Trần Bình Minh ở Ninh Bình gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư của Tổng đài Pháp luật,
Em là Minh, hiện tại em và vợ em đang xích mích, mâu thuẫn nhiều tháng trời. Chúng em không thể ngừng hiểu nhầm nhau. Em không thể chịu được cảnh, đi làm về bị trì trích suốt. Em muốn ly hôn với vợ em. Nhưng con em mới được 1 tháng tuổi. Vậy luật sư cho em hỏi: liệu em có giành quyền nuôi con em được không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn luật sư!”
Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, luật sư của Tổng đài pháp luật xin trả lời bạn như sau:
Theo điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”
Như vậy, với trường hợp của gia đình bạn, khi ly hôn thì con bạn sẽ ở với mẹ. Tức là, theo quy định thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp, bạn có bằng chứng chứng minh vợ mình không có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con. Lúc đó, quyền nuôi con khi ly hôn sẽ thuộc về bạn.
Tư vấn về việc được chấp nhận ly hôn?
Câu hỏi:
Chị Nguyễn Phương Chi ở Ba Vì, Hà Nội gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư của Tổng đài Pháp luật,
Em là Chi. Em và chồng em có kết hôn được 2 năm và có một bé gái tròn 2 tuổi. Từ ngày cưới em về, chồng em thường xuyên đi chơi về muộn, mỗi lần cãi nhau thì chồng em lại đánh em không thương xót. Em chưa bắt quả tang được chồng em đi bồ bịch, nhưng cả làng đồn đại chồng em đi tán gái. Em không thể chịu đựng được dư luận xã hội. Em muốn ly hôn có được không, chồng vũ phu có nên ly hôn?
Mong luật sư tư vấn và giải đáp giúp em. Em xin cám ơn!”
Tư vấn quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin nhận câu hỏi và trả lời bạn như sau:
Theo luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn có quy định như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một
bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”
Như vậy, với câu hỏi: “chồng vũ phu có nên ly hôn?”, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn. Bạn có thể gửi đơn ly hôn đơn phương và thủ tục ly hôn đơn phương cho Tòa, yêu cầu Tòa thụ lý giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình làm đơn, thủ tục ly hôn có thể liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn khi chồng vũ phu của Tổng đài Pháp luật?
Nếu bạn đang còn thắc mắc về câu hỏi: “chồng vũ phu có nên ly hôn không?” thì dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn khi chồng vũ phu của Tổng đài pháp luật sẽ là một lựa chọn sáng suốt. Luật sư sẽ tư vấn chi tiết, nhanh chóng cho bạn về vụ án và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bạn một cách tối đa nếu có xảy ra tranh chấp tài sản vợ chồng ly hôn và tranh chấp nuôi con.
Khi sử dụng dịch vụ ly hôn của Tổng đài pháp luật bạn sẽ yên tâm về chất lượng dịch vụ tư vấn. Bạn sẽ không cần phải tự mày mò thực hiện các thủ tục ly hôn phức tạp. Thậm chí, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vì không hiểu biết về pháp luật một cách đầy đủ.
Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ với chúng tôi:
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174