Đất trồng lúa có xây nhà được không? Tự ý xây nhà xử lý thế nào?

Đất trồng lúa có xây nhà được không? Điều kiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở là gì? Tự ý xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào? Bài viết sau của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp cụ thể từng vấn đề trên. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

luat-su-giai-dap-dat-trong-lua-co-xay-nha-duoc-khong
Luật sư giải đất trồng lúa có xây nhà được không?

 

Đất trồng lúa có xây nhà được không?

 

Anh Đức Hiệp (Bắc Ninh) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi đang có thắc mắc mong muốn được Luật sư hỗ trợ giải đáp:

Gia đình tôi sinh ra và lớn lên tại nông thôn. Chúng tôi vẫn sinh sống dựa vào nghề trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa của nhà tôi là 1000m2. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đang có phương án là sẽ quy hoạch những mảnh đất trồng lúa để xây dựng khu đô thị mới. Theo như tôi tìm hiểu, nhà ở nằm trong diện tích quy hoạch sẽ được nhà nước hỗ trợ nhiều hơn đất trồng lúa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, đất trồng lúa có xây nhà được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí đất trồng lúa có xây nhà được không? Gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật đất đai:

Xin chào anh Đức Hiệp! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi về đất trồng lúa có được xây nhà không của anh, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013: đất trồng lúa chính là một loại đất trồng cây hàng năm thuộc vào nhóm đất nông nghiệp. Còn đối với đất ở bao gồm cả đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị thì thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy hai loại đất này thuộc hai nhóm đất hoàn toàn khác nhau và sẽ được sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Việc sử dụng đất trồng lúa được quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể: Nhà nước có các chính sách để bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển từ đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước sẽ có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc biện pháp tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Đồng thời, cũng theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 về việc sử dụng đất không đúng với mục đích ban đầu là một trong những hành vi của người sử dụng đất bị pháp luật nghiêm cấm.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nếu gia đình anh muốn được xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa thì trước hết anh cần thực hiện chuyển mục đích sử dụng dụng đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) và việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải cần được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nếu anh có bất cứ khó khăn nào, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với tổng đài 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Đất trồng lúa có được thế chấp không? Tư vấn chi tiết

 

 Xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

 

Anh Lương (Nam Định) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi đang có thắc mắc mong muốn được Luật sư hỗ trợ giải đáp:

Gia đình tôi hiện đang có một thửa đất dùng để trồng lúa, tuy nhiên nhiều năm nay chúng tôi đã không canh tác đến thửa đất này. Nay gia đình tôi muốn xây nhà ở cho con. Vì đất này là đất để trồng lúa nên Luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi xây nhà trên đất trồng lúa thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn mức xử phạt đối với trường hợp xây nhà trên đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Xin chào anh Lương! Cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi giải đáp mọi thắc mắc của chị! Dựa theo quy định của pháp luật, Luật sư đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Nếu người sử dụng đất không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở mà tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử lý với hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì mức xử phạt được xác định như sau:

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích dưới 0,01 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đất có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì sẽ bị phạt với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đất có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì sẽ bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì sẽ bị phạt với số tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì sẽ bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì sẽ bị phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì sẽ bị phạt với số tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực đô thị;

– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 03 héc ta trở lên thì sẽ bị phạt với số tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 240.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu đất đó có vị trí tại khu vực đô thị.

Như vậy, khi xây nhà trên đất trồng lúa không đúng theo quy định, có thể thấy rằng số diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất trái phép càng nhiều thì mức xử phạt càng cao. Đặc biệt là đối với các mảnh đất nằm tại khu vực đô thị thì mức xử phạt vi phạm hành chính cao gấp hai lần so với đất nằm tại khu vực nông thôn.

Quay trở lại với câu hỏi của anh Lương, vì anh không nói rõ là diện tích đất gia đình anh muốn chuyển là bao nhiêu, do đó, Tổng Đài Pháp Luật không thể đưa ra mức xử phạt chính xác nhất. Nếu anh bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh

 

dat-trong-lua-co-xay-nha-duoc-khong-dieu-kien-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-trong-lua-la-gi
Đất trồng lúa có xây nhà được không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là gì?

 

Điều kiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở

 

Chị Thu Phương (Thanh Hóa) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi đang có thắc mắc mong muốn được Luật sư hỗ trợ giải đáp.

Tôi có một thửa đất trồng lúa ở quê nhà. Vì đi làm ăn xa quanh năm nên thửa đất đó đã bị bỏ trống từ lâu. Nay tôi đã chuyển hẳn về làm gần nhà nên rất muốn có một mảnh đất để xây nhà. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn chuyển đất trồng lúa sang đất ở cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn miễn phí về điều kiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở, gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Xin chào chị Thu Phương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với câu hỏi thắc mắc của chị, Luật sư chúng tôi xin đưa ra câu trả lời dựa trên quy định của pháp luật như sau:

Để có thể chuyển được từ đất trồng lúa sang đất ở (đất thổ cư), chị sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai năm 2013. Điều kiện đó cụ thể như sau:

– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thể hiện trong dự án đầu tư của chủ đầu tư; 

– Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy để xem xét đất có đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất hay không khi có nhu cầu chuyển thì trước tiên chị cần phải liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để tìm hiểu rõ hơn về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có thửa đất đó. Nếu chị muốn được hỗ trợ xác định cụ thể thửa ruộng của chị đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất không, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?

 

Chuyển đất trồng lúa lên đất ở như thế nào?

 

Anh Văn Phú (Cần Thơ) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi đang có thắc mắc mong muốn được Luật sư tư vấn:

Gia đình tôi có một thửa đất trồng lúa. Những năm đổ về trước, vì tình hình kinh tế chưa thực sự phát triển, công việc chưa ổn định nên cả nhà tôi hầu như sinh sống bằng nghề trồng lúa. Tuy nhiên, từ thời điểm năm 2015 đến nay, mọi người đã dần xa quê hương để lên thành phố lập nghiệp, ở nhà chỉ còn hai ông bà tuổi đã cao. Do đó, thửa đất trồng lúa đó đã bị bỏ hoang nên tôi muốn xây nhà trên mảnh đất này. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ và thủ tục chuyển đổi chuyển đất trồng lúa lên đất ở? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Hướng dẫn thủ tục chuyển đất trồng lúa lên đất ở nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Văn Phú đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi! Đối với câu hỏi thắc mắc của anh, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho từng vấn đề của anh như sau:

 

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất gồm những gì?

 

>> Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174 

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất anh cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau đây:

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất áp dụng theo Mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của anh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Khi Cơ quan tài nguyên và môi trường nhận được hồ sơ của anh, cơ quan sẽ trình lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất. Hồ sơ mà cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ chuẩn bị bao gồm:

+ Các giấy tờ nêu trên mà anh đã nộp;

+ Bản trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc là bản trích đo địa chính thửa đất;

+ Biên bản xác minh về thực địa;

+ Tờ trình và dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất áp dụng theo Mẫu số 05 được ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

+ Văn bản thẩm định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất; văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ nếu các hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích chuyển đổi từ 0,5 héc ta trở lên;

+ Bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất nếu thuộc trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; bản sao của bản thuyết minh dự án đầu tư áp dụng đối với các dự án không phải xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Nếu anh thiếu, mất, hỏng và cần xin cấp lại bất kỳ giấy tờ, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

Thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

 

>> Hướng dẫn thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174 

Về thủ tục cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất thì được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 69 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Thủ tục đó cụ thể như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Anh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu ở trên và đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, Bộ phận một cửa tiếp nhận và hẹn trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để nộp hồ sơ.

– Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và sẽ chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường để thực hiện các công việc sau đây: công tác thẩm tra hồ sơ; thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất; xác minh trên thực địa.

+ Nếu hồ sơ nộp lên đã hợp lệ thì thực hiện các bước tiếp theo của thủ tục.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì sẽ tiến hành trả hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.

+ Nếu hồ sơ cần phải bổ sung thì thực hiện hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung hồ sơ.

– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính:

Sau khi xác định hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành hướng dẫn cho người sử dụng đất liên hệ với cơ quan thuế để hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Bước 4: Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

Cơ quan tài nguyên và môi trường lập tờ trình và trình lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó sẽ tiến hành chỉnh lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

– Bước 5: Trả kết quả:

Trả kết quả được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được công nhận việc chuyển mục đích sử dụng đất cho người sử dụng đất theo đúng ngày ghi trên giấy hẹn trả kết quả.

Tổng thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP là không quá 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về hồ sơ và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Tổng đài chúng tôi luôn cố gắng từng ngày để có thể mang đến cho bạn sự trải nghiệm hài lòng nhất. Trong trường hợp bạn muốn được hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất một cách nhanh chóng, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ Luật sư!

dat-trong-lua-co-xay-nha-duoc-khong-thu-tuc-chuyen-muc-dich-dat-trong-lua-nhu-the-nao
Đất trồng lúa có xây nhà được không? Thủ tục chuyển mục đích đất trồng lúa như thế nào?

 

Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174

Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như chuẩn bị về hồ sơ, thủ tục,… Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tại Tổng Đài Pháp Luật. Tổng đài chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng và tiến hành hỗ trợ các thủ tục liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của Tổng Đài Pháp Luật, chúng tôi sẽ thực hiện:

– Tư vấn về vấn đề pháp lý và các thủ tục liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 

– Nhận tài liệu từ quý khách khi quý khách có nhu cầu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa

– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh đúng theo quy định của pháp luật.

– Nhận ủy quyền để nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng.

Đến với Tổng Đài Pháp Luật bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như trên. Dịch vụ của chúng tôi luôn nhanh gọn, chính xác, đúng thời gian và chi phí hợp lý. Vì vậy, đừng ngần ngại, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 khi bạn có các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai.

 

Liên hệ Luật sư tư vấn đất đai tại Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Đặt lịch hẹn với Luật sư tư vấn luật đất đai, liên hệ ngay 1900.6174

Quý khách có thể liên hệ tới Luật sư tư vấn tại Tổng Đài Pháp Luật khi gặp các vấn đề pháp lý. Thông tin liên hệ bao gồm:

Văn phòng: Tầng 6 An Phát Building B14/D21 Khu đô thị mới quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 1900.6174

Bài viết trên là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề đất trồng lúa có xây nhà được không. Mọi thông tin chia sẻ chúng tôi đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ bởi Luật sư dày dặn kinh nghiệm mọi nơi, mọi lúc và nhanh chóng nhất!