Chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần (CP) được xem là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông góp vốn cũ sang cổ đông mới khác, chuyển nhượng cổ phần chỉ được thực hiện trong những trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trừ một số các trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều 119 và khoản 1 của Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014.
Vậy, cụ thể thủ tục chuyển nhượng CP sẽ được thực hiện như thế nào. Để đơn giản hoá các bước thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp, các bạn có thể tìm đến với Luật sư doanh nghiệp Tổng đài pháp luật.
Tại đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ với quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng với mức chi phí vô cùng hợp lý.
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí về chuyển nhượng cổ phần. Gọi ngay: 1900.6174
Dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần tại Tổng đài pháp luật có ưu điểm gì?
Khi có nhu cầu chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Tổng đài pháp luật để được tư vấn và sử dụng dịch vụ với mức giá ưu đãi. Về thời gian chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện thủ tục này một cách nhanh nhất cho quý khách hàng.
Hơn nữa, công ty còn có một đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý nên hồ sơ được soạn chính xác, do đó mà khả năng chuyển nhượng vốn góp thành công rất cao, tiết kiệm được công sức và thời gian quý báu của khách hàng.
Khi cần hướng dẫn, muốn được tư vấn về các thủ tục nói trên khách hàng có thể liên hệ với Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ các vấn đề liên quan như:
– Tư vấn các quy định của Pháp luật liên quan đến vấn đề chuyển nhượng vốn góp;
– Hướng dẫn các khách hàng cung cấp thông tin, các tài liệu liên quan đến chuyển nhượng vốn góp;
– Soạn thảo hồ sơ và hợp đồng chuyển nhượng;
– Tư vấn, hỗ trợ cho quý khách hàng nộp thuế thu nhập cá nhân;
– Hỗ trợ quý khách hàng thông báo, thay đổi lại thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu như cần);
– Tư vấn những nội dung khác có liên quan;
Quy trình thực hiện dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần của Tổng đài pháp luật.
Bước 1: Tư vấn pháp luật cho quý khách hàng về chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP
Tư vấn cho khách hàng hiểu được cần chuẩn bị những giấy tờ gì, thời gian bao nhiêu lâu? Tư vấn cho khách hàng hiểu được các quy định của pháp luật hiện về việc chuyển nhượng vốn góp, cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì, thời gian thực hiện là bao nhiêu lâu? v.v…
Bước 2: Soạn thảo các hồ sơ
Các chuyên viên của Tổng đài pháp luật sẽ soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần cho quý khách hàng với đầy đủ các thành phần hồ sơ theo đúng quy định. Hồ sơ soạn thảo về nội dung và hình thức sẽ được chuyển cho quý khách hàng để ký hồ sơ.
Bước 3: Thay mặt quý khách hàng thực hiện thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kinh doanh
Sau khi đã thực hiện soạn xong hồ sơ, Tổng đài pháp luật sẽ chuyển hồ sơ để khách hàng kiểm tra lại lần nữa. Hồ sơ hợp lệ sẽ được phòng đăng ký kinh doanh giải quyết.
Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao lại cho quý khách hàng
Sau khi đã nhận kết quả, Tổng đài pháp luật sẽ triển khai và hoàn thiện các thủ tục sau chuyển nhượng vốn góp và nhanh chóng chuyển kết quả đến cho các khách hàng.
Bước 5: Chuyên viên tư vấn thủ tục sau khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần
Thời gian và chi phí dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP của Tổng đài pháp luật.
Chi phí của dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP thường sẽ bao gồm các khoản chi phí khác nhau.
Chi phí thuê dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP tại Tổng đài pháp luật sẽ được tính dựa trên khối lượng công việc mà các chuyên viên đã thực hiện.
Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP với nhiều gói ưu đãi và mức giá khác nhau, mọi chi phí đều được các nhân viên báo giá ngay từ đầu và có hợp đồng cam kết, Quý khách hoàn toàn có thể an tâm, tin tưởng, cam kết không có phí phát sinh thêm.
>>> Xem thêm: Chuyển nhượng cổ phần; Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần trọn gói
Cổ phần là gì?
Cổ phần (hay còn được gọi là cổ phiếu) là một đơn vị chứng khoán thể hiện sự sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức trong một công ty. Khi một công ty được thành lập, vốn của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần thể hiện quyền sở hữu và quyền tham gia trong quản trị và lợi nhuận của công ty.
Mỗi cổ phần có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng giữa các cổ đông. Việc mua cổ phần của một công ty cho phép người mua trở thành cổ đông và chia sẻ trong quyền lợi và rủi ro của công ty đó. Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty có quyền tham gia trong việc ra quyết định quan trọng của công ty thông qua việc bỏ phiếu trong các cuộc họp cổ đông, cũng như nhận chia sẻ lợi nhuận của công ty dưới dạng cổ tức.
Như vậy có thể hiểu cổ phần là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính và góp phần tạo nên sự vận động và phát triển của thị trường chứng khoán.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về thủ thục chuyển nhượng cổ phần. Gọi ngay: 1900.6174
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP được quy định như thế nào?
Ở Việt Nam, chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP được quy định chính thức trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Một số quy định chung về chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP:
– Quyền ưu tiên của cổ đông: Trước khi thực hiện chuyển nhượng vốn góp, các cổ phần của công ty cổ phần phải được chuyển nhượng trước hết cho các cổ đông hiện tại của công ty theo quyền ưu tiên. Nếu cổ đông hiện tại không tiến hành mua vốn góp, thì vốn góp mới có thể được chuyển nhượng cho người khác.
– Thủ tục chuyển nhượng: Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP phải tuân thủ các quy định về thủ tục và hình thức chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Thông thường, quá trình chuyển nhượng vốn góp bao gồm việc lập và ký kết hợp đồng chuyển nhượng, thông báo chuyển nhượng đến công ty và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thay đổi vốn góp trong công ty.
– Giấy tờ và thuế liên quan: Trong quá trình chuyển nhượng vốn góp, các bên liên quan cần chuẩn bị và hoàn thiện các giấy tờ pháp lý như hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu vốn góp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và các thông báo, báo cáo liên quan. Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn góp cũng có thể liên quan đến việc tính toán và nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.
Theo đó, quy định chi tiết về chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP có thể được tìm thấy trong Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Để đảm bảo tuân thủ đầy đủ và chính xác các quy định, các bạn nên tìm hiểu và tham khảo luật sư hoặc cơ quan chuyên môn có liên quan.
>>> Xem thêm: Phương pháp khấu trừ thuế trong Công ty Cổ phần và cách tính như thế nào?
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần cần hồ sơ, giấy tờ gì?
Trường hợp, nếu là cá nhân, tổ chức muốn tự thực hiện hãy chuẩn bị các hồ sơ như sau:
– 01 Thông báo về việc thay đổi đăng ký kinh doanh; (bỏ nội dung này do sẽ không cần phải nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư)
– 01 Quyết định bằng văn bản về việc sẽ thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký). Quyết định cần phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
– 01 Bản sao biên bản họp về việc sẽ thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông;
– 01 Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
– 01 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các loại giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc là hợp đồng tặng cho cổ phần;
– 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc là pháp nhân vẫn còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới;
– 01 Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí về thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Gọi ngay: 1900.6174
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty CP
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Cá nhân, các tổ chức chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng
Cá nhân/tổ chức có nhu cầu cần chuyển nhượng cổ phần cho nhau cần chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc chuyển nhượng như là chứng minh thư cá nhân/thẻ căn cước/hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng, số cổ phần mà mình muốn chuyển nhượng…..
– Bước 2: Bên nhận và bên chuyển nhượng sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Sau khi đã chuẩn bị xong hợp đồng chuyển nhượng, các bên sẽ tiến hành đọc và hiểu nội dung trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng để chính thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.
– Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng đó đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Lưu ý: Trước đây theo như quy định của Luật cũ, việc chuyển nhượng cổ phần sẽ phải nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận việc chuyển nhượng này.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại (2023) khi chuyển nhượng cổ phần, các doanh nghiệp KHÔNG cần phải nộp hồ sơ chuyển nhượng đến phòng kinh doanh.
– Bước 4: Phòng ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển nhượng
Phòng đăng ký kinh doanh chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khi chuyển nhượng cổ phần kết hợp với những nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khác kèm theo phần chuyển nhượng cổ phần.
– Bước 5: Thông báo kết quả hồ sơ chuyển nhượng cổ phần đến cho các doanh nghiệp
Do việc chuyển nhượng cổ phần không cần phải nộp lên sở kế hoạch đầu tư nên phòng đăng ký kinh doanh không xem xét tính hợp lý của hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ lưu giữ hồ sơ nội bộ tại doanh nghiệp để quản lý.
Lưu ý: Như vậy, hiện nay thủ tục chuyển nhượng cổ phần như trên KHÔNG còn được áp dụng do theo các quy định mới như đã nói ở trên. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong các công ty và lưu lại hồ sơ trong công ty khi chuyển nhượng, quy định mới này nhằm mục đích giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục chuyển nhượng vốn góp. Gọi ngay: 1900.6174
Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế
Ở Việt Nam, có một số trường hợp chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế theo quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý tài chính. Một số trường hợp chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế phổ biến:
– Hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với cổ phần của công ty đại chúng: Các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có thể áp dụng các quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần để bảo vệ lợi ích của cổ đông hiện tại và đảm bảo ổn định thị trường chứng khoán.
– Hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với ngành và lĩnh vực đặc biệt: Trong một số ngành và lĩnh vực đặc biệt, chẳng hạn như ngành ngân hàng, bảo hiểm, ngành dầu khí và công nghệ thông tin, có thể áp dụng các quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần để đảm bảo sự ổn định và an ninh của hệ thống tài chính và quốc gia.
– Hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với các doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp nhà nước có thể áp dụng các quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần để duy trì quyền kiểm soát và quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực chiến lược và quan trọng đối với quốc gia.
– Hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật: Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan khác có thể đưa ra các quy định cụ thể về hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong các trường hợp như sự đồng thuận của cổ đông khác, quyền ưu tiên chuyển nhượng, hoặc quy định về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông nhà nước.
>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH nhanh chóng, dễ dàng
Kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần
Để thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn/cổ phần, bên chuyển nhượng có thể thực hiện việc kê khai trực tiếp với các cơ quan thuế hoặc là thông qua doanh nghiệp (doanh nghiệp kê khai thay).
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần bao gồm các loại giấy tờ như sau:
– Trường hợp là cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế: Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;
– Trường hợp là cá nhân thông qua các doanh nghiệp: Tờ khai mẫu số 06/CNV – TNCN được ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015-BTC;
Ngoài ra bên chuyển nhượng còn cần chuẩn bị thêm những tài liệu cụ thể như sau:
+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Lưu ý: Ngoài các tài liệu vừa được liệt kê ở trên, có thể cơ quan thuế có thể yêu cầu thêm: Cổ phiếu, phiếu thu, giấy ủy quyền, bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân của người chuyển nhượng, sổ đăng ký cổ đông.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần ở đâu?
Cá nhân, các doanh nghiệp khai thay có thể thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế hoặc là Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần?
Tối đa sẽ là 10 ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, các cá nhân, phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tới các cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
>>> Chuyên gia tư vấn miễn phí về luật doanh nghiệp. Gọi ngay: 1900.6174
Kết luận của luật sư tư vấn đất đai về Chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần
Kết luận, việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch, công khai và quyền lợi hợp pháp của các cổ đông. Luật sư khuyến nghị các bên cần hiểu rõ các quy định về tỷ lệ sở hữu, điều kiện chuyển nhượng, cũng như thủ tục pháp lý liên quan để tránh phát sinh tranh chấp sau này.
Đảm bảo sự đồng thuận từ các cổ đông và tuân thủ các quy định của Điều lệ công ty và pháp luật hiện hành là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của quá trình chuyển nhượng. Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến cho các bạn.
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục liên hệ Tổng đài Pháp luật thông qua hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |