Công văn 01/STC-QLNS hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách

UBND TỈNH LÀO CAI
SỞ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 01/STC-QLNS
V/v Hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2009

Lào Cai, ngày 01 tháng 01 năm 2009

Kính gửi:

– UBND các huyện, thành phố
– Các đơn vị dự toán ngân sách tỉnh
– Các ban quản lý dự án
– Các đơn vị thuộc Ngành Tài chính

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CPngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-TTgngày 19/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2009;

Căn cứ Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày20/11/2008 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm2009;

Căn cứ Quyết định số 120/2008/QĐ-BTCngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán ngân sách nhà nước vàhoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Căn cứ Thông tư 107/2008/TT-BTC ngày18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hànhngân sách nhà nước, Thông tư số 115/2008/TT-BTC ngày 02/12/2008 của Bộ Tàichính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm2009;

Căn cứ Quyết định số 45/2008/QĐ-UBNDngày 16/12/2008 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009,

Sở Tài chính hướng dẫn một số điểmvề tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 trên địa bàn tỉnh LàoCai như sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO VỀ PHÂN BỔ,GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NĂM 2009:

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2009cần quán triệt việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong năm 2008nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế – xã hội. Theo đó, năm 2009 tiếp tụcthực hiện thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước; rà soát, sắp xếp lại các khoảnchi ngân sách (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) triệt để tiếtkiệm và nâng cao hiệu quả chi ngân sách, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Cân đối nguồn lực đảm bảo phục vụ kịpthời cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; trong đó tậptrung cho xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện xóa đói, giảm nghèo, pháttriển vùng cao, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tếđộng lực, khu kinh tế trọng điểm và khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường; ưu tiêncho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, y tế và giảiquyết các vấn đề an sinh xã hội, môi trường.

II. PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN:

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

Việc phân bổ, giao dự toán thu ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc:

– Phân bổ, giao dự toán thu nội địa trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 đối với từng địa bàn, từng ngành,lĩnh vực, các cơ sở kinh tế đảm bảo tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từngsắc thuế theo đúng các luật thuế, chế độ thu.

– Phân bổ, giao dự toán thu tiền sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự kiến tiến độ giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu các dự án có sử dụng đất theo quy định củapháp luật.

– Các khoản thu được để lại chi theo chế độ phải căn cứ vào chính sách, chế độ thu và căn cứ thực hiện thu năm 2007,ước thực hiện thu năm 2008, những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm 2009.

Dự toán thu ngân sách UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp, đơn vị, huyện, thành phố tại Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 là mức tối thiểu. Các sở, ban, ngành và UBNDcác huyện, thành phố triển khai giao nhiệm vụ thu năm 2009 cho các đơn vị trựcthuộc, chính quyền cấp xã phải đảm bảo mức phấn đấu tăng tối thiểu 5% so với dựtoán đã được UBND tỉnh giao.

2. Phân bổ, giao dự toán thu và dựtoán chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất:

Năm 2009, tiếp tục thực hiện cơ chếđầu tư trở lại cho các huyện, thành phố đối với nguồn thu tiền sử dụng đất. Cơchế phân bổ vốn đầu tư thực hiện theo Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 29/4/2008của UBND tỉnh. Việc giao dự toán thu (chi tiết đến từng địa bàn, dự án) và dựtoán chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất (chi tiết đến từng danh mục công trình,dự án) phải được thực hiện cùng với việc giao dự toán thu, chi ngân sách củahuyện, thành phố và hoàn thành trước ngày 31/12/2008. Các huyện, thành phố chủđộng sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất của huyện để hoàn trả ngân sách tỉnhcác khoản tạm ứng, đồng thời bố trí thêm cho các dự án xây dựng trụ sở xã đượctỉnh hỗ trợ từ nguồn kiến thiết thị chính để đảm bảo cân đối đủ vốn cho các dựán hoàn thành trong năm.

3. Phân bổ, giao dự toán chi ngânsách địa phương:

– Dự toán chi ngân sách các huyện,thành phố phân bổ căn cứ theo dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp ngân sách, tỷ lệ % phânchia nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương, định mức phân bổ dự toánchi thường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2007 – 2010 theo quy định tạiNghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày 16/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh vàQuyết định số 87/2006/QĐ-UBND ngày 17/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Dự toán chi của các đơn vị dự toánngân sách phân bổ căn cứ vào nguồn thu được để lại đơn vị theo quy định; định mứcphân bổ dự toán ngân sách địa phương; quyết định giao quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; quyết định giaoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; các chính sách, chế độhiện hành và nhiệm vụ được giao năm 2009.

– Dự toán chi thường xuyên phân bổ,giao cho các cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố ổn định như năm 2008, chỉ bố tríbổ sung thêm các khoản chi theo chính sách, chế độ, chi cho số biên chế tăngthêm và nhiệm vụ mới phát sinh trong khi giá cả tăng cao là khó khăn lớn đòihỏi các cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố phải tiếp tục thực hiện triệt để cácbiện pháp sử dụng hiệu quả kinh phí và tiết kiệm chi. Các huyện, thành phố vàcác đơn vị sự nghiệp có thu trong quá trình thực hiện dự toán phải phấn đấu tăngthu để nâng mức tự trang trải nhu cầu chi.

– Dự toán chi đầu tư phát triển bốtrí theo hướng tiếp tục thực hiện các giải pháp về rà soát, sắp xếp, điều chỉnhlại vốn đầu tư theo Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ và Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế. Bố trí đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODAtheo cam kết; bố trí ngân sách tỉnh đảm bảo hoàn trả đầy đủ các khoản vay đến hạnphải trả; thanh toán dứt điểm nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, đồngthời quán triệt trong tổ chức thực hiện không để phát sinh nợ xây dựng cơ bảnmới; hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản đã ứng trước; bảo đảm vốn cho cáccông trình, dự án chuyển tiếp; bảo đảm vốn cho công tác quy hoạch và chuẩn bịđầu tư. Phần còn lại bố trí cho các dự án, công trình mới, quan trọng, trong đóưu tiên vốn các dự án, công trình trọng điểm, đảm bảo an sinh xã hội, pháttriển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, khắc phục hậu quả thiên tai, các lĩnh vựcgiáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, y tế….

– Chi thực hiện các chương trình mụctiêu quốc gia, dự án quan trọng phân bổ căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cácchương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng giai đoạn 2006 – 2010 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ chế độ tài chính hiện hành và kết quả thựchiện chương trình, dự án trong 3 năm 2006 – 2008. Đồng thời, thực hiện lồngghép các nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các cơ chế chính sáchtheo các chương trình, đề án của tỉnh. Việc phân bổ, giao ngân sách các chươngtrình mục tiêu quốc gia, các dự án và các nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trựcthuộc phải khớp đúng tổng mức ngân sách đã được UBND tỉnh giao.

– Dự toán năm 2009 giao cho các đơnvị dự toán, các huyện, thành phố tại Quyết định 45/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008đã bao gồm:

+ Chi cải cách tiền lương theo Nghịđịnh số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 và Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày17/12/2007 của Chính phủ.

+ Thực hiện chế độ học bổng học sinhdân tộc nội trú theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 và Quyết địnhsố 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ phổcập giáo dục trung học cơ sở theo Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD &ĐTngày 10/8/2005 của liên bộ: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, BộGiáo dục và Đào tạo.

+ Thực hiện chế độ phụ cấp của cán bộ,giáo viên công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặcbiệt khó khăn theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Số kinh phí cònthiếu, Sở Tài chính sẽ trình UBND tỉnh bổ sung cho các đơn vị huyện, thành phốsau khi có kết quả thẩm định nhu cầu.

+ Thực hiện chế độ phụ cấp đối vớicán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và bảo vệ dân phố theo Quyếtđịnh số 33/2008/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của UBND tỉnh.

+ Phụ cấp cho lực lượng dân quântheo Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Pháp lệnh dân quân tự vệ và Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày12/01/2007 của UBND tỉnh.

+ Thực hiện chế độ đối với Đảng bộcơ sở theo Quyết định số 84/QĐ-TW ngày 01/10/2003 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng.

+ Thực hiện chính sách trợ giúp cácđối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 củaChính phủ và Quyết định số 75/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh.

+ Kinh phí thực hiện chính sách vềbảo hiểm y tế và mai táng phí đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹcứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chínhphủ và Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 17/12/2005hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

+ Kinh phí thực hiện chế độ đối vớicựu chiến binh theo Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ; Thôngtư số 10/2007/TTLT-BLĐTB &XH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007 của liên bộ: BộLao động Thương binh và Xã hội – Hội Cựu chiến binh Việt Nam – Bộ Tài chính -Bộ Quốc phòng; Công văn số 10/LN :STC-SLĐTBXH-HCCB ngày 15/10/2007 của liên cơquan: Sở Tài chính – Sở Lao động Thương binh và Xã hội – Hội Cựu chiến binh.

+ Kinh phí thực hiện công tác vệsinh môi trường đô thị theo Quyết định số 14/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008 củaUBND tỉnh.

+ Kinh phí thực hiện cải cách hànhchính nhà nước theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướngChính phủ.

+ Kinh phí tổ chức, chỉ đạo và hoạtđộng của công tác thanh tra nhân dân theo Thông tư liên tịch số 39/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN ngày 12/05/2006 của Bộ Tài chính và Ban Thườngtrực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thông tư số 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVNngày 12/05/2006 của Bộ Tài chính, Ban Thường trục Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

+ Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tưcộng đồng theo Thông tư liên tịch số 04/2006p/TTLT-KH pp&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày04/12/2006 của liên cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường trực Ủy banTrung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tài chính.

+ Kinh phí cho công tác phổ biến,giáo dục pháp luật theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tàichính.

+ Kinh phí hoạt động của các ban chỉđạo cấp huyện và cấp xã.

+ Chế độ chi hỗ trợ đào tạo, bồidưỡng đối với cán bộ cơ sở theo Quyết định số 44/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008của UBND tỉnh.

+ Chế độ đối với nhân viên thú y cấpxã theo Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 13/8/2008 của UBND tỉnh.

+ Chế độ đối với giáo viên mầm nondân lập, chế độ đối với học sinh là người dân tộc thiểu số học trung học phổthông ở nội trú tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và chế độ đối vớicán bộ cấp dưỡng cho các đối tượng này quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 02/01/2008 của UBND tỉnh.

+ Chế độ phụ cấp đối với cán bộchuyên trách Ban đại diện Hội người cao tuổi cấp tỉnh và cấp huyện theo Quyếtđịnh số 2615/QĐ-UBND ngày 11/10/2007.

+ Chế độ đối với cán bộ tăng cường135 giai đoạn II theo Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướngChính phủ và Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh.

+ Kinh phí hỗ trợ công tác cainghiện ma túy theo Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 26/02/2008 của UBND tỉnh.

+ Các chính sách, chế độ khác củaTrung ương và của tỉnh ban hành từ 31/12/2008 trở về trước.

4. Các đơn vị dự toán cấp I khi phânbổ, giao dự toán chi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải khớp đúng dự toán chi đã đượcUBND tỉnh giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; ưu tiên đốivới những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật; đảm bảo vốn đối vớinhững nhiệm vụ UBND tỉnh đã quyết định; phân bổ dự toán chi phải đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

5. UBND các huyện, thành phố khiphân bổ, giao dự toán chi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấpdưới phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu sau:

– Cơ quan tài chính các cấp tham mưuvới HĐND, UBND phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị trên cơsở định mức phân bổ dự toán chi ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh. Nguồn kinh phí xác định dự toán chi của các đơn vị bao gồm: kinh phí ngânsách nhà nước cấp, nguồn thu để lại đơn vị theo quy định (trừ các khoản phảinộp ngân sách, nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, chi phí sản xuất kinhdoanh và chi phí phục vụ công tác thu). Nguồn kinh phí ngân sách cấp theo địnhmức được ổn định trong 4 năm (2007-2010), chỉ điều chỉnh, bổ sung khi thay đổichế độ tiền lương. Nguồn thu để lại đơn vị, sau khi cân đối nguồn thực hiện cảicách tiền lương, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và thực hiện nghĩa vụvới ngân sách nhà nước, được để lại toàn bộ để tăng chi hoạt động của đơn vị vàbổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan theo quy định.

– Đối với những khoản chi thườngxuyên không có định mức phân bổ, được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hìnhthực hiện ngân sách năm 2008 và chế độ tiêu chuẩn định mức chi. Ưu tiên bố tríkinh phí thực hiện những chế độ, chính sách chi đã được ban hành; những nhiệmvụ quan trọng mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

– Dự toán chi phân bổ cho các cơquan, đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo không được thấp hơn mức dự toánUBND tỉnh giao. Đối với các lĩnh vực khác, căn cứ định mức phân bổ dự toán, chếđộ chi ngân sách, khối lượng nhiệm vụ của từng lĩnh vực, yêu cầu thực tế củađịa phương để quyết định giao, phân bổ dự toán ngân sách.

– Phân bổ dự toán cho công tác vệsinh môi trường theo đúng định mức, đơn giá quy định tại Quyết định số14/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008 của UBND tỉnh, hướng dẫn tại Văn bản số 944/LS .TC-XD ngày 24/11/2008 của Sở Tài chính và Sở Xây dựng. Từ năm 2009, cáckhoản chi cho công tác vệ sinh môi trường của các huyện, thành phố phát sinhngoài dự toán do ngân sách các huyện, thành phố tự cân đối, ngân sách tỉnhkhông cấp bổ sung.

– Hướng dẫn chính quyền cấp xã thựchiện quy trình quyết định, phân bổ, giao dự toán theo đúng quy định của LuậtNgân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

– Phân bổ đúng mục đích các khoản bổsung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh.

– Phân bổ kinh phí mua sắm trangthiết bị làm việc cho cấp xã tối thiểu bằng mức tỉnh đã giao.

– Phân bổ dự toán chi từ nguồn thuđể lại quản lý qua ngân sách cho các đơn vị ngay từ đầu năm.

– Ngân sách các cấp bố trí dự phòngngân sách tối thiểu theo mức quy định tại Nghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày16/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh và không thấp hơn mức dự phòng UBND cấptrên giao để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiệnnhững nhiệm vụ quan trọng cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

6. Về bố trí ngân sách và thực hiệncơ chế tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2009 như sau:

­- Các huyện, thành phố sử dụng 50%tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán ngân sách UBND tỉnh giao năm 2007(không kể thu tiền sử dụng đất, thu quản lý qua ngân sách và thu xử phạt viphạm hành chính).

– Thực hiện tiết kiệm 10% số chithường xuyên. Việc xác định số tiết kiệm 10% cải cách tiền lương áp dụng nhưphương pháp tính tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2008nhằm kiềm chế lạm phát theo hướng dẫn của Sở Tài chính tại Công văn số 347/STC-QLNS ngày 09/5/2008.

Ngân sách các cấp chính quyền địaphương quản lý tập trung nguồn 10% tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc ngânsách cấp mình thực hiện điều hòa chung giữa các đơn vị khi xác định nguồn kinhphí thực hiện cải cách tiền lương của từng cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấpmình.

– Sử dụng tối thiểu 40% số thu đượcđể lại đơn vị theo chế độ (riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%, sau khi trừchi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao).

– Nguồn cải cách tiền lương của cácnăm trước chưa thực hiện hết chuyển sang.

Sau khi thực hiện các biện pháp nêutrên mà không đủ nguồn thì ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm để đảm bảo nguồn thực hiệncải cách tiền lương năm 2009. Trường hợp nguồn thực hiện cải cách tiền lươngxác định theo các quy định trên của đơn vị dự toán các cấp và ngân sách các cấpchính quyền địa phương lớn hơn nhu cầu chi thực hiện cải cách tiền lương thìchuyển sang năm sau để tạo nguồn cải cách tiền lương, không sử dụng cho các mụcđích khác.

III. VỀ THÔNG BÁO CHI TIẾT, PHÂN BỔVÀ GIAO DỰ TOÁN CỦA CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN:

1. Đối với dự toán giao đầu năm:

Căn cứ quyết định giao dự toán thu,chi ngân sách năm 2009 của UBND cùng cấp, đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổvà giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theođúng các nguyên tắc, nội dung quy định tại Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày06/6/2003 của Chính phủ.

Các đơn vị dự toán cấp I lập phươngán phân bổ ngân sách gửi về cơ quan tài chính trước ngày 10/01/2009 (sau ngày10/01/2009, nếu đơn vị dự toán chưa gửi phương án phân bổ ngân sách thì cơ quantài chính chủ động tính toán, thông báo dự toán chi tiết của đơn vị gửi Kho bạcNhà nước). Công tác phân bổ, giao dự toán năm cho các đơn vị sử dụng ngân sáchphải thực hiện xong trước ngày 31/01/2009 để gửi đến đơn vị sử dụng ngân sáchvà Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch (trường hợp đặc biệt phải có ý kiếncủa cơ quan tài chính cùng cấp bằng văn bản).

2. Trường hợp bổ sung dự toán:

– Trường hợp phát sinh nhiệm vụngoài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có chỉ đạobằng văn bản của UBND cùng cấp; đơn vị lập dự toán chi tiết kèm theo các hồ sơcó liên quan gửi cơ quan tài chính để thẩm định. Việc thẩm định dự toán bổ sungcủa các đơn vị được tiến hành vào các ngày từ ngày 25 đến ngày 30 hàng tháng.Căn cứ văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và kết quả thẩm định của cơ quan tàichính, đơn vị dự toán đề nghị KBNN tạm ứng trong dự toán được giao theo quyđịnh hiện hành; nếu dự toán năm còn lại không đủ nguồn để tạm ứng dự toán thìđơn vị đề nghị cơ quan tài chính xem xét, có ý kiến bằng văn bản với KBNN cho phéptạm ứng ngoài dự toán đã giao cho đơn vị.

– Định kỳ, cơ quan tài chính tổnghợp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán. Sau khicó quyết định bổ sung dự toán của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tài chính rathông báo bổ sung dự toán gửi KBNN và đơn vị dự toán. Sau khi nhận được thông báobổ sung dự toán ngân sách do cơ quan tài chính gửi đến, thủ trưởng đơn vị dựtoán cấp I có trách nhiệm quyết định bổ sung dự toán cho các đơn vị sử dụngngân sách trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp(bản tổng hợp các đơn vị) và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị sử dụng ngân sách giaodịch. Biểu mẫu thông báo bổ sung dự toán như nội dung nêu tại Mục 1 Phần IIIcủa Công văn này.

IV. VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNHNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Công tác quản lý thu ngân sáchnhà nước:

– Ngay từ đầu năm, cơ quan Thuế, Hảiquan triển khai tổ chức, quản lý thu nộp ngân sách nhà nước theo đúng các chínhsách chế độ thu của nhà nước. Thực hiện cải cách hành chính thuế, cải cách thủtục hải quan theo hướng đơn giản hóa và công khai minh bạch các thủ tục thu nộpngân sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanhvà thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước. Thực hiện đúng quy định về tổchức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho cácdoanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách thuế của Nhà nước. Đẩy mạnhthanh tra, kiểm tra và thu kịp thời, đầy đủ các khoản nợ đọng, các khoản tiềnthuế bị gian lận vào ngân sách. Đồng thời, tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩmquyền xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi.

– UBND các huyện, thành phố tăngcường chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trên địa bàn phối hợp với cơ quan Thuế,Hải quan thực hiện kiểm tra, chống các hành vi trốn lậu thuế, gian lận thươngmại, tập trung vào những địa bàn, những lĩnh vực hiện đang thất thu lớn. Thựchiện công tác kiểm tra thường xuyên theo chế độ quy định đối với tất cả các đốitượng thu nộp ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thutheo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai từkhâu quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyểnnhượng đất đai để quản lý và thu ngân sách đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độquy định. Rà soát tình hình sử dụng đất trên địa bàn nhằm phát hiện các trườnghợp đã được giao đất nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, những tổ chức, cá nhânđang sử dụng đất nhưng chưa nộp tiền thuê đất, thuế nhà đất,…

– Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cườngcông tác kiểm tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng, quản lý, kiểm tra chặt chẽtừng trường hợp khấu trừ, hoàn thuế theo đúng chế độ quy định. Thực hiện nghiêmngặt chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ để ngăn ngừa, chống gian lậntrong việc hoàn thuế để chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước; xử lý kịp thờinghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.

– Tổ chức triển khai thực hiện tốtLuật Quản lý thu thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bảnhướng dẫn thực hiện của Chính phủ, Bộ Tài chính.

– Thực hiện việc thu phí, lệ phítheo đúng quy định của pháp luật, nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnhviệc thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí, lệ phí, chính sách huyđộng và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

– Thực hiện nghiêm túc chính sáchgiảm thuế, giãn thời gian nộp thuế, thời gian ân hạn nộp thuế và tạm hoàn thuếtheo quy định của Chính phủ tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 vàcác văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.

– Cơ quan tài chính, cơ quan quản lýthu, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp và thựchiện công tác quản lý thu ngân sách theo đúng quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý cáckhoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

2. Về tổ chức thực hiện chi ngânsách ở các cơ quan, đơn vị, các địa phương:

– Các cơ quan, đơn vị, địa phương sửdụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi tiêu; nghiêm cấm các trường hợp chiếm dụng, vay, cho vay trái vớicác quy định của pháp luật. Trong quá trình điều hành ngân sách phải quản lý chặtchẽ vốn của ngân sách nhà nước, chống thất thoát, lãng phí, nhất là trong đầutư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các quy địnhsau:

– Đơn vị dự toán cấp I lập phương ánphân bổ ngân sách của đơn vị mình và phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vịsử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có), chi tiết đến loại, khoản chi và mã tínhchất nguồn kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra (theo Mẫu số 1avà 1b đính kèm Công văn này). Mã tính chất nguồn kinh phí được quy định cụ thểnhư sau (theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008):

0112 – Kinh phí thực hiện chế độ tựchủ: Là phần kinhphí khoán chi hành chính của các cơ quan nhà nước được giao để thực hiện chế độtự chủ về tài chính và kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệpcó thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định.

Không hạch toán vào mã 0112 cáckhoản kinh phí từ nguồn tiết kiệm cải cách tiền lương.

0213 – Kinh phí không thực hiện chế độtự chủ: Là kinh phícủa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp không thực hiện chế độ tự chủ vàkinh phí của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủđược ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền.

Không hạch toán vào mã 0213 cáckhoản kinh phí từ nguồn tiết kiệm cải cách tiền lương.

0216- Kinh phí thực hiện cải cáchtiền lương: Bao gồmcác nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán củađơn vị.

– Sau khi nhận được phương án phân bổdự toán ngân sách, cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm tra phương án phân bổdự toán ngân sách của đơn vị và thông báo chi tiết dự toán thu – chi ngân sáchcủa đơn vị và thông báo chi tiết dự toán thu – chi ngân sách gửi KBNN cùng cấpvà đơn vị dự toán (bản chi tiết, theo Mẫu số 2a và 2b đính kèm Công văn này).

– Sau khi nhận được thông báo chitiết dự toán thu – chi ngân sách do cơ quan tài chính gửi đến, thủ trưởng đơnvị dự toán cấp I có trách nhiệm giao ngay dự toán cho các đơn vị sử dụng ngânsách trực thuộc, đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp (bảntổng hợp các đơn vị) và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch(gửi thông qua đơn vị sử dụng ngân sách bản chi tiết đối với đơn vị) theo Mẫu số2a và 2b đính kèm. Đơn vị sử dụng ngân sách không có các đơn vị sử dụng ngânsách trực thuộc không phải thực hiện công việc này.

– Thông báo chi tiết dự toán của cơquan tài chính (đối với các đơn vị dự toán không có đơn vị sử dụng ngân sáchtrực thuộc) và quyết định giao dự toán của đơn vị dự toán cấp I (đối với cácđơn vị dự toán có đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc) gửi KBNN là căn cứ đểKBNN thực hiện kiểm soát chi ngân sách.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm về việc phát sinhnợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi phụ trách. Ngân sách không bố tríriêng nguồn vốn để thanh toán những khoản nợ đầu tư xây dựng cơ bản trái quyđịnh của pháp luật cho các đơn vị và các địa phương.

3. Về việc thực hiện cấp phát theo dự toán đối với chi thường xuyên:

Việc chi trả, thanh toán thực hiệntheo phương thức: các đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi ngân sách, khối lượng nhiệm vụ thực tế phát sinh và dự toán ngân sáchđược giao, rút kinh phí tại Kho bạc Nhà nước để chi tiêu, Cơ quan tài chính,Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện những quy định chủ yếusau:

3.1. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách:

Căn cứ vào dự toán năm được giao,đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chitiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ,khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:

– Các khoản chi thanh toán cá nhân(lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội…) đảm bảo thanh toán theo mức được hưởnghàng tháng của các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Việcchi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương thực hiện theo Chỉthị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ và quy định củaUBND tỉnh.

– Những khoản chi có tính chất thờivụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm,sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanhtoán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định.

Ngay từ đầu năm đơn vị sử dụng ngânsách gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch các hồ sơ làmcơ sở thực hiện dự toán chi ngân sách của đơn vị, gồm:

– Quyết định giao dự toán của cơquan cấp trên (nếu có).

– Bản đăng ký tiền lương, Quy chếchi tiêu nội bộ được ban hành theo thẩm quyền (nếu có).

– Các hồ sơ cần thiết khác theo quyđịnh của Bộ Tài chính tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003, Thông tưsố 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006, Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006,Thông tư số 84/2007/TT-BTC Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 và cácvăn bản khác có liên quan.

3.2. Đối với cơ quan tài chính:

Lập kế hoạch điều hành ngân sáchhàng quý, đảm bảo nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán đã được cấpcó thẩm quyền quyết định, dự toán chi tiết đã thông báo đầu năm và các khoảnchi đột xuất phát sinh so với dự toán giao đầu năm. Trường hợp khó khăn vềnguồn thì thực hiện các giải pháp xử lý quy định tại Điểm 16, Phần IV, Thông tưsố 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

3.3. Đối với Kho bạc Nhà nước:

– Kho bạc Nhà nước tỉnh phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn để đảm bảo thực hiện dự toán chi ngân sách địaphương, đồng thời KBNN chủ động phân bổ các chỉ tiêu nguồn đối với từng Kho bạcNhà nước cấp dưới.

– Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị sửdụng ngân sách giao dịch đảm bảo chi trả, thanh toán kịp thời cho các đơn vị sửdụng ngân sách theo đúng dự toán, đúng chính sách, chế độ, tiến độ thực hiệnnhiệm vụ.

– Trong quá trình thực hiện chi trả,thanh toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước có quyền từchối thanh toán các khoản chi ngân sách không có đủ điều kiện chi theo quy địnhhoặc tạm dừng thanh toán nếu các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách,chế độ, đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo và Kho bạc Nhà nước chịu tráchnhiệm về các quyết định của mình.

– Về hạch toán các khoản tạm ứngngân sách: Khi thực hiện tạm ứng ngân sách, Kho bạc Nhà nước hạch toán, kế toántheo quy định của Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Khobạc Nhà nước và Mục lục Ngân sách nhà nước; trong đó, đối với những trường hợpđã rõ nội dung chi, có thể chi tiết đến tiểu mục thì phải hạch toán chi tiếtđến tiểu mục; trường hợp chưa rõ về nội dung, không thể xác định được tiểu mụcthì hạch toán tạm ứng vào tiểu mục khác của mục; khi thanh toán tạm ứng thựchiện hạch toán theo đúng các tiểu mục thực tế phát sinh.

4. Về tạm ứng chi thường xuyên khiđơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp thuộc đối tượng ngân sách đảm bảokinh phí chưa được giao dự toán:

Trường hợp trong tháng 01/2009 đơnvị sử dụng ngân sách chưa được cấp có thẩm quyền giao, thông báo dự toán ngânsách, Kho bạc Nhà nước được tạm ứng cho đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Chi lương và các khoản có tínhchất tiền lương;

– Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;

– Chi một số khoản chi cần thiếtkhác để bảo đảm hoạt động của bộ máy.

Việc tạm ứng dự toán chỉ được thựchiện trong tháng 01/2009 với mức tạm ứng tối đa bằng 1/12 mức thực hiện của năm2008 (trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chínhcùng cấp). Khi thực hiện tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị trực tiếpvới Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.

5. Về cấp phát một số nội dung chicó tính đặc thù:

5.1. Chi bổ sung từ ngân sách cấptrên cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã:

a) Bổ sung cân đối ngân sách:

– Căn cứ dự toán được cấp có thẩmquyền giao, cơ quan tài chính thông báo mức được phép rút dự toán bổ sung cânđối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gửi Kho bạc Nhà nước và cơquan tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp dưới.

– Căn cứ thông báo của cơ quan tàichính cấp trên và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng cơ quan tài chínhcấp dưới (UBND cấp xã) chủ động rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịchđể đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình. Mức rút dự toán hàng tháng không vượtquá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứyêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổngmức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm. Trường hợp đặcbiệt cần tăng tiến độ rút dự toán, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản đềnghị Sở Tài chính xem xét, giải quyết.

– Căn cứ giấy rút dự toán ngân sáchcủa cơ quan tài chính, UBND cấp xã (theo Mẫu số C2- 09/NS đính kèm Công vănnày): Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dựtoán được giao, trong giới hạn rút vốn hàng tháng, sau đó hạch toán chi ngânsách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung khoản bổ sung và Mụclục Ngân sách nhà nước.

b) Bổ sung có mục tiêu:

– Căn cứ dự toán đầu năm và dự toánbổ sung được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan tài chính thông báo mức được phéprút dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới(chi tiết theo từng nhiệm vụ chi) gửi Kho bạc Nhà nước và cơ quan tài chính,Kho bạc Nhà nước cấp dưới.

– Căn cứ thông báo của cơ quan tàichính cấp trên và tiến độ thực hiện nhiệm vụ, tham khảo kết quả thanh toán chitrả hàng tháng do cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch gửi, cơ quan tài chínhtổng hợp nhu cầu rút dự toán bổ sung có mục tiêu (theo Mẫu số 3 đính kèm Côngvăn này), kèm giấy rút dự toán (theo Mẫu số C2-09/NS đính kèm Công văn này) gửiKho bạc Nhà nước nơi giao dịch để rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấptrên. Mức rút tối đa bằng thông báo dự toán của cơ quan tài chính về mức đượcphép rút dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấpdưới cho từng nhiệm vụ chi. Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm về mức đề nghịrút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đểthực hiện các nhiệm vụ đã được giao.

– Căn cứ vào giấy rút dự toán ngânsách của cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã, Kho bạc Nhà nước nơi giaodịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, tiến độ thực hiện,quyết định của cấp có thẩm quyền bổ sung trong quá trình thực hiện dự toán ngânsách; sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúngnội dung chi bổ sung có mục tiêu và Mục lục Ngân sách nhà nước.

– Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vàongày 15 của tháng sau, Kho bạc Nhà nước tổng hợp, báo cáo cơ quan tài chínhcùng cấp về kết quả rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu củangân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong tháng trước theo quy định hiệnhành.

– Kết thúc năm ngân sách, trường hợpsố đã rút dự toán về ngân sách địa phương không thực hiện hết việc thanh toánchi trả đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấptrên cho ngân sách cấp dưới, Ủy ban nhân dân cấp dưới có báo cáo gửi cơ quantài chính cấp trên để tổng hợp trình UBND cấp trên xem xét xử lý cụ thể, trừtrường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo chế độ quy định.

5.2. Cấp phát bằng lệnh chi tiền:

Cơ quan tài chính cấp tỉnh và cấphuyện thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền đối với các nội dung, nhiệm vụ chisau:

– Các khoản chi thường xuyên của cáccơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Chi thường xuyên từ ngân sách địaphương cho các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (bao gồm cả kinh phíthực hiện các chương trình mục tiêu).

– Chi tạm ứng cho vay, trả nợ, hỗtrợ, viện trợ.

– Chi từ nguồn thu xử phạt vi phạmhành chính theo quy định.

– Chi trả các khoản thu đã quyếttoán ngân sách các năm trước (các khoản không thể thực hiện thoái thu).

– Chi cho các cơ quan, đơn vị, tổchức kinh tế – xã hội và cá nhân không có quan hệ thường xuyên với ngân sáchcùng cấp.

– Chi nộp ngân sách cấp trên.

– Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.

Căn cứ vào dự toán được giao và yêucầu thực hiện nhiệm vụ chi, cơ quan tài chính xem xét, kiểm tra từng yêu cầuchi và nếu đảm bảo đủ các điều kiện thanh toán thì ra lệnh chi trả cho tổ chức,cá nhân được hưởng ngân sách. Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách,chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt cho tổ chức, cá nhân được hưởngngân sách.

5.3. Cấp phát, tạm ứng, thanh toánngân sách cấp xã:

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tàichính tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 và Công văn số 7541 TC/NSNNngày 08/7/2004; Công văn số 405/CV .TC ngày 03/9/2004 của Sở Tài chính về việchướng dẫn công tác quản lý ngân sách, tài chính xã theo Luật Ngân sách nhànước.

Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách vàphương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp xã được Hội đồng nhân dân quyếtđịnh, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện phân bổ dự toán chi ngân sách cấp xã,trong đó đối với dự toán chi thường xuyên phân bổ chi tiết đến loại, khoản củaMục lục Ngân sách nhà nước theo quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơigiao dịch (01 bản) làm căn cứ nhập dự toán và thanh toán, kiểm soát chi theoquy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bảndự toán do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến trước khi thực hiện nhập dự toán.

Trong quá trình thực hiện dự toán,trường hợp một số nội dung chi thường xuyên có trong dự toán như: công tác phí,hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ, tạm ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhàthầu theo hợp đồng… khi rút dự toán, nếu chưa có chứng từ thanh toán, thì đượctạm ứng tiền tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Điều kiện, thủ tục tạm ứng vàthanh toán tạm ứng thực hiện theo quy định tại Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày23/06/2003 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

Trường hợp thanh toán vốn đối vớicác công trình, dự án do xã làm chủ đầu tư bằng các nguồn vốn thuộc chươngtrình mục tiêu và nguồn vốn khác không thuộc ngân sách cấp xã: xã mở tài khoảntại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận vốn do cấp trên chuyển về, hoặcdo tổ chức cá nhân đóng góp. Kế toán xã phải mở sổ sách kế toán và tài khoản kếtoán (Tài khoản 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ) để theo dõi hạch toán riêng chotừng công trình, dự án và thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán theo quy định vềchế độ cấp phát thanh toán kinh phí ủy quyền hoặc các khoản thu hộ, chi hộ.

5.4. Giao dự toán, cấp phát, thanhtoán và quyết toán kinh phí ủy quyền ngân sách tỉnh:

a) Các nhiệm vụ chi thực hiện cấpphát kinh phí ủy quyền:

– Các khoản chi có tính chất sựnghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, nhiệm vụ Trung ương bổsung có mục tiêu cho tỉnh Lào Cai.

– Kinh phí thực hiện chính sách hỗtrợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

– Kinh phí hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng.

– Kinh phí hỗ trợ đào tạo và thu hútcán bộ

– Kinh phí sự nghiệp khoa học do đơnvị dự toán của huyện làm chủ đề tài, dự án.

– Các khoản kinh phí khác.

b) Giao dự toán, cấp phát, thanhtoán và quyết toán:

– Căn cứ vào quyết định giao dự toáncủa UBND tỉnh, Sở Tài chính thông báo chi tiết dự toán cho các huyện thành phốtheo từng nhiệm vụ chi (theo Mẫu số 03 đính kèm theo Công văn này);

– Căn cứ vào quyết định giao dự toáncủa UBND tỉnh và thông báo chi tiết của Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kếhoạch tính toán, trình UBND huyện, thành phố phân bổ và giao dự toán kinh phíủy quyền cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu chi ủy quyền và đúng chính sách,chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.

– Căn cứ thông báo chi tiết của SởTài chính và quyết định phân bổ, giao dự toán của UBND huyện, thành phố; PhòngTài chính – Kế hoạch tính toán, thông báo chi tiết dự toán kinh phí ủy quyềncho các đơn vị dự toán và các xã, phường, thị trấn (Chương 560, loại khoản theothông báo chi tiết của Sở Tài chính và mẫu biểu theo Mẫu số 2b đính kèm theoCông văn này).

– Căn cứ dự toán được giao, thôngbáo chi tiết dự toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch và tiến độ, khối lượng thựchiện công việc, đơn vị dự toán và các xã, phường, thị trấn thực hiện rút dựtoán như đối với rút dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện và hạch toán Chương560, loại khoản theo thông báo của cơ quan tài chính và mục, tiểu mục theo Mụclục Ngân sách nhà nước hiện hành.

– Kết thúc năm, số dư kinh phí ủyquyền ngân sách nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng tiếp thìbị hủy bỏ. Trường hợp có nhu cầu sử dụng tiếp, Phòng Tài chính – Kế hoạch báocáo Sở Tài chính (kèm thuyết minh chi tiết lý do đề nghị sử dụng tiếp và xácnhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch về số dư kinh phí ủy quyền) trước ngày10/01/2010 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo hướng dẫn tại Côngvăn số 1000/STC-QLNS ngày 16/12/2008 của Sở Tài chính.

– Sở Tài chính ủy quyền cho PhòngTài chính – Kế hoạch xét duyệt quyết toán và ra thông báo xét duyệt quyết toánđối với kinh phí ủy quyền ngân sách tỉnh trên địa bàn huyện và chịu trách nhiệmvề kết quả xét duyệt quyết toán. Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm gửithông báo xét duyệt quyết toán kinh phí ủy quyền cho đơn vị sử dụng ngân sáchvà KBNN nơi giao dịch.

5.5. Giao dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí ủy quyền ngân sách trung ương:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 115/2008/TT-BTC ngày 02/12/2008 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Bộ chủquản.

5.6. Cấp phát, thanh toán vốn đầu tưxây dựng cơ bản và có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản:

a) Đối với các nguồn vốn: xây dựng cơ bản tập trung, nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, nguồn chithường xuyên có tính chất XDCB:

– Căn cứ quyết định giao dự toán củaUBND cùng cấp, cơ quan tài chính thông báo chi tiết dự toán (đến nguồn vốn) gửiKho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm cơ sở cấp phát, thanh toán.

– Căn cứ quyết định giao dự toán củaUBND cùng cấp và thông báo chi tiết của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nướcthực hiện thanh toán, tạm ứng cho các chủ đầu tư theo quy định hiện hành. Mứcthanh toán, tạm ứng của từng nguồn vốn tối đa bằng mức theo thông báo của cơquan tài chính.

b) Các khoản chi từ nguồn thu tiềnsử dụng đất, bán trụ sở, san tạo mặt bằng, quản lý qua ngân sách và nguồn vốnvay theo khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước:

– Căn cứ quyết định giao dự toán củaUBND cùng cấp và nguồn vốn huy động được, định kỳ hàng quý cơ quan tài chínhthông báo chi tiết dự toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm cơ sở cấpphát, thanh toán.

– Căn cứ quyết định giao dự toán củaUBND cùng cấp và thông báo chi tiết của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nướcthực hiện thanh toán, tạm ứng cho các chủ đầu tư theo quy định hiện hành. Mứcthanh toán, tạm ứng tối đa bằng mức theo thông báo của cơ quan tài chính.

c) Các khoản chi từ nguồn ứng trướcngân sách Trung ương và nguồn tạm ứng vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước:

– Căn cứ quyết định giao dự toán củaUBND tỉnh và nguồn vốn huy động được, Sở Tài chính cấp phát tạm ứng ngân sách tỉnhbằng lệnh chi tiền vào tài khoản gửi vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước.

– Căn cứ quyết định giao dự toán củaUBND cùng cấp và nguồn Sở Tài chính chuyển sang, Kho bạc Nhà nước thực hiệnthanh toán, tạm ứng cho các chủ đầu tư từ tài khoản tiền gửi vốn đầu tư xâydựng cơ bản theo quy định hiện hành. Mức thanh toán, tạm ứng tối đa bằng mứcvốn Sở Tài chính chuyển sang.

5.7. Về ghi thu – ghi chi ngân sách:

– Các khoản thu ngân sách nhà nước từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp phần phải hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngânsách nhà nước: Định kỳ hàng quý, đơn vị dự toán gửi báo cáo quyết toán quý (cáckhoản ghi thu, ghi chi) cho cơ quan tài chính chậm nhất trước ngày 10 tháng đầuquý sau; căn cứ vào báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán, cơ quan tài chínhthực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước. Riêng đối với Quý 4, thựchiện ghi thu, ghi chi số chênh lệch giữa số liệu quyết toán năm được duyệt vớisố liệu đã ghi thu, ghi chi 3 quý đầu năm; đồng thời thực hiện điều chỉnh sốliệu đã ghi thu ghi chi 3 quý đầu năm, nếu có sai sót.

– Ghi thu – ghi chi vốn vay nợ, việntrợ nước ngoài: thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

5.8. Về xử lý ngân sách cuối năm:

Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tàichính tại Công văn 1000/STC-QLNS ngày 16/12/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuốinăm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn tỉnhLào Cai.

6. Về đăng ký, kê khai, cấp mã sốđơn vị có quan hệ với ngân sách và thực hiện Mục lục Ngân sách nhà nước:

– Các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụngngân sách, các chủ đầu tư, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp chủđộng triển khai việc đăng ký, kê khai, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệvới ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính tại Quyết định số 90/2007/QĐ-BTCngày 26/10/2007 và Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008, hướng dẫn củaSở Tài chính tại Công văn số 784/STC-QLNS ngày 26/9/2008.

– Từ ngày 01/01/2009, thống nhất ápdụng Mục lục Ngân sách nhà nước theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày02/6/2008, Công văn số 10532/BTC-NSNN ngày 09/9/2008 của Bộ Tài chính và áp dụng mã nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo Quyết định số 63/2008/QĐ-BTC ngày01/8/2008 của Bộ Tài chính.

7. Về triển khai Tabmis:

Triển khai quản lý ngân sách nhànước trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc(viết tắt là Tabmis) và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn tại Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày18/11/2008 và Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008.

Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai chưa thamgia hệ thống Tabmis vì vậy trên địa bàn tỉnh chưa triển khai thực hiện 2 thôngtư nêu trên. Khi tỉnh Lào Cai tham gia hệ thống Tabmis, Sở Tài chính sẽ có bănbản hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện.

Để chủ động triển khai thực hiện khitham gia vào hệ thống Tabmis, đề nghị thủ trưởng cơ quan tài chính, Kho bạc Nhànước chỉ đạo và phổ biến cho cán bộ công chức trong cơ quan nghiên cứu các vănbản của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước liên quan đến hệ thống Tabmis.

8. Về điều hành tồn quỹ ngân sáchcác cấp:

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệmthường xuyên theo dõi mức tồn quỹ ngân sách các cấp để phối hợp với cơ quan tàichính xử lý nguồn khi tồn quỹ ngân sách bằng với mức tối thiểu (riêng ngân sáchcấp xã không quy định mức tồn quỹ tối thiểu).

Mức tồn quỹ ngân sách tối thiểu đốivới các cấp ngân sách của tỉnh Lào Cai được quy định như sau:

– Ngân sách tỉnh: 10.000.000.000đồng.

– Ngân sách cấp huyện: 200.000.000đồng/huyện.

Khi số tiền tồn quỹ ngân sách bằngvới mức tồn quỹ tối thiểu, KBNN có trách nhiệm tạm dừng các khoản chi tiêu vàthông báo với cơ quan tài chính cùng cấp bằng văn bản. Cơ quan tài chính cótrách nhiệm huy động các nguồn vốn theo quy định để đảm bảo có nguồn thực hiệncác nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán được duyệt. Trường hợp tiếp tục chophép chi ngân sách trong phạm vi số tồn quỹ ngân sách còn lại (số tồn quỹ cònlại bằng hoặc thấp hơn mức quy định nêu trên) thì cơ quan tài chính phải thôngbáo bằng văn bản với KBNN cùng cấp.

9. Tổ chức điều hành dự toán ngânsách nhà nước khi tăng, giảm thu thực hiện theo nguyên tắc:

– Trong quá trình quyết định phân bổdự toán thu, chi ngân sách, trường hợp Hội đồng nhân dân quyết định dự toán thungân sách cấp mình được hưởng cao hơn mức cấp trên giao và trong quá trình thựchiện dự toán, số thu phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp vượt sovới dự toán thì số tăng thu này (không kể số tăng thu tiền sử dụng đất) sử dụngtối thiểu 50% để thực hiện cải cách tiền lương; số còn lại thực hiện bổ sung dựphòng ngân sách để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai hỏa hoạn, thựchiện các nhiệm vụ bức thiết về quốc phòng, an ninh, tăng đầu tư phát triển, cácchế độ, chính sách mới phát sinh và các nhiệm vụ quan trọng cấp bách khác. Ủyban nhân dân xây dựng phương án sử dụng số tăng thu ngân sách địa phương thốngnhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi thực hiện; báocáo Hội đồng nhân dân kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.

– Trường hợp số thu không đạt dựtoán đã được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân xây dựng phhương ánđiều chỉnh giảm chi tương ứng, tập trung cắt giảm hoặc giãn, hoãn những nhiệmvụ chưa thực sự cấp thiết báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xemxét, quyết định.

– Trong quá trình tổ chức thực hiện,nếu phấn đấu thu vượt dự toán ngân sách được giao thì các đơn vị dự toán đượcphép chủ động sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ đối với số thu vượt dựtoán ngân sách (sau khi đã bố trí nguồn cải cách tiền lương và tinh giản biênchế theo quy định). Nếu thu không đạt dự toán thì đơn vị chủ động điều hành giảmdự toán chi cho phù hợp.

10. Về việc quản lý, sử dụng dựphòng ngân sách:

Dự phòng ngân sách được sử dụng đểphòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nhiệm vụ quantrọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán.Trường hợp thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn xảy ra trên phạm vi rộng với mức độnghiêm trọng vượt quá khả năng ngân sách của địa phương, sau khi địa phương đãsử dụng hết dự phòng ngân sách, tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ cho địa phương để thựchiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn.

Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dânbáo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân kết quả sử dụng dự phòng ngân sách địaphương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.

11. Về thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí và công khai tài chính, ngân sách nhà nước:

Thực hiện đầy đủ các biện pháp tiếtkiệm, chống lãng phí theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng,chống tham nhũng; Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008, Nghị quyết 30/2008/NQ-CPngày 11/12/2008 của Chính phủ, Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủtướng Chính phủ và Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 01/7/2008 của UBND tỉnhLào Cai và các văn bản hướng dẫn. Mọi khoản chi tiêu, mua sắm trang thiết bị,tài sản phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức nhà nước quy định; nghiêmcấm sử dụng ngân sách nhà nước tiếp khách, biếu, thưởng… trái chế độ quy định.Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhànước đúng mục đích, đúng chế độ, hiệu quả và tiết kiệm. Kho bạc Nhà nước thựchiện việc kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước đảm bảo sử dụng ngân sáchđúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, đúng dự toán. Cơ quan tàichính, cơ quan quản lý nhà nước các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao cókế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tài chính ngân sách ở các đơnvị sử dụng ngân sách; xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm đã được các cơ quanthanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết luận. Định kỳ, tổng hợp báo cáo kết quả xửlý với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Tăng cườngcông tác giám sát của các cơ quan dân cử; tổ chức chính trị – xã hội, nhân dânđối với các khoản thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản huy động, sử dụngnguồn đóng góp nhân dân, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện quy định về công khai quảnlý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vàtổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫncủa Bộ Tài chính.

Thực hiện quy chế công khai tàichính và báo cáo tình hình thực hiện quy chế công khai ở tất cả các cấp, đơn vịđối với dự toán ngân sách năm 2009 được giao, quyết toán ngân sách năm 2007 vànăm 2008 của đơn vị và cấp mình theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTgngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế công khai tài chínhđối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chứcđược ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốnngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sáchnhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân và hướngdẫn của Bộ Tài chính tại các văn bản:

– Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày06/01/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với NSNN và chếđộ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính;

– Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày02/02/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phânbổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN;

– Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày11/3/2005 hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ NSNNvà các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân;

– Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày22/3/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dựtoán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ.

– Thông tư số 29/2005/TT-BTC ngày14/4/2005 hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhànước.

12. Công tác tự kiểm tra tài chính,kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:

Thực hiện theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quychế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phíngân sách nhà nước.

13. Về thực hiện khoán biên chế,kinh phí quản lý hành chính và chế độ tự chủ đối với các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp:

– Việc thực hiện khoán biên chế,kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính và chế độ tự chủ đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo các văn bản: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV của liên bộ Tài chính – Nội vụ; Thông tư số18/2006/TT-BTC Thông tư số 71/2006/TT-BTC Thông tư số 81/2006/TT-BTC Thông tưsố 71/2007/TT-BTC Thông tư số 84/2007/TT-BTC Thông tư số 113/2007/TT-BTCThông tư số 153/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính; Chỉ thị số 02/2008/CT-UBND ngày22/01/2008 của UBND tỉnh về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kếhoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2008 của UBND tỉnh;Công văn số 485/STC-HCSN ngày 13/11/2006 và Công văn số 487/STC-HCSN ngày13/11/2006 của Sở Tài chính.

– Năm 2009, triển khai áp dụng đồngloạt cơ chế nêu trên đối với các loại hình đơn vị: các cơ quan quản lý nhà nướctỉnh, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập, có bộ máy kế toán, tài khoản và condấu riêng. Đối với các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và các xã,phường, thị trấn thực hiện đối với các đơn vị có điều kiện thuận lợi. Phòng Tàichính – Kế hoạch có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai việc thực hiện khoánbiên chế, kinh phí quản lý hành chính và chế độ tự chủ đối với các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp do huyện, thành phố quản lý về Sở Tài chính trước ngày31/3/2009.

– Khuyến khích các cơ quan thuộcĐảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyệnthực hiện cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính. Nếuđơn vị có nhu cầu thực hiện cơ chế tự chủ thì đăng ký với cơ quan tài chínhcùng cấp bằng văn bản để báo cáo UBND cùng cấp quyết định giao quyền tự chủ vềkinh phí quản lý hành chính cho đơn vị.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Tàichính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 trên địa bàntỉnh Lào Cai. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, huyện, thành phố phản ánh về Sở Tài chính (Phòng Quản lý ngân sách- Số điện thoại 0203.824.615 hoặc 0203.820.443) để nghiên cứu, giải quyết.

Nơi nhận:– Như trên
– TT: TU, HĐND, UBND tỉnh (b/c);
– Ban KTNS – HĐND tỉnh;
– Huyện ủy, HĐND các huyện, thành phố;
– Lãnh đạo Sở;
– Các phòng, ban, trung tâm thuộc Sở;
– Lưu: VT, QLNS (10).

GIÁM ĐỐC

Hoàng Văn Thinh