A. Hướng dẫn triển khai, thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích: Nâng cao chất lượng của công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ và hành động cụ thể của toàn xã hội về bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.
2. Yêu cầu:
– Thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, luôn bám sát các vấn đề thời sự, cập nhật thông tin, hoạt động đa dạng, hình thức phong phú phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa phương, địa bàn;
– Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em: (i) bình đẳng; (ii) vì quyền lợi tốt nhất; (iii) hài hoà các quyền;(iv) tôn trọng trẻ em.
– Công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội được thực hiện trên phạm vi toàn quốc; ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
– Lồng ghép nội dung tuyên truyền về bảo vệ trẻ em vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật chung về BVCSTE, các hoạt động truyền thông khác của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và của địa phương;
– Sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, lồng ghép với các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án khác như: Tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lao động -Xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về Dạy nghề, Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm…và các chương trình, dự án khác của địa phương.
II. Nội dung hoạt động
1. Các hoạt động trọng tâm
1.1. Xây dựng Chiến lược, kế hoạch truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Khảo sát, đánh giá nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Xây dựng, chiến lược, kế hoạch truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tổ chức triển khai thực hiện khi được phê duyệt.
-Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông và giám sát các hoạt động truyền thông; việc giám sát các hoạt động truyền thông có thể được tiến hành một cách trực tiếp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, họp đánh giá,…; giám sát gián tiếp các hoạt động truyền thông như: nghiên cứu các báo cáo, thông tin số liệu; hoặc lồng ghép với các hoạt động giám sát bảo vệ, chăm sóc trẻ em khác;
– Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ít nhất là 6tháng một lần;
1.2. Biên soạn , phát hành hoặc nhân bản các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức và thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng.
– Nghiên cứu sản xuất và nhân bản các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: bộ thông điệp mẫu về bảo vệ , chăm sóc trẻ em, sách mỏng dành cho trẻ em và cha mẹ hướng dẫn các kỹ năng tự bảo vệ trước các nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bị xâm hại, bạo lực; tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền các quy định của pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm quyền trẻ em, về bảo vệ trẻ em đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; sổ tay tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em dành cho các báo cáo viên, phóng viên, cộng tác viên, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;…
– Phát hành tài liệu về Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Sản xuất các phim phóng sự về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan truyền thông thực hiện các hoạt động truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
1.3. Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương.
– Khảo sát, đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, phóng viên, báo cáo viên, biên tập viên về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Xây dựng tài liệu tập huấn về truyền thông bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Tổ chức các khóa tập huấn, cung cấp thông tin, nâng cao kỹ năng tuyên truyền về bảo vệ , chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên củacác cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương
1.4. Phối hợp với các cơ quan truyềnthông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Cung cấpkịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các cơquan thông tấn báo chí, tạp chí của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội,website của Bộ và các Sở; Hỗ trợ hoạt động truyền thông trên website của Cục bảovệ, chăm sóc trẻ em.
– Xây dựng chuyên trang, chuyên mục,chuyên đề, phóng sự về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên các phương tiện truyềnthông của trung ương và địa phương (báo, tạp chí, website của ngành Lao động -Thương binh và Xã hội, chương trình truyền hình vì trẻ em…).
– Cung cấp cho các cơ quan thông tấn báo chí thông tin về những điển hình tốt, những mô hình hay về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; những vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
1.5. Lồng ghép việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Lồng ghép, phổ biến, tuyên truyền các nội dung về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các hội nghị, hội thảo, tập huấn của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan thông qua các bài phát biểu, tham luận, phát hành tài liệu, sách, sổ tay, tờ rơi tuyên truyền về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015,Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 và các ấn phẩm về kết quả, thành tựu về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng nhân các sự kiện, các ngày kỷ niệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ,…
– Tổ chức hội thảo định hướng các nội dung tuyên truyền, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; các hội thảo chuyên đề, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em; hội thảo xây dựng Chiến lược truyền thông về bảo vệ trẻ em đến năm2020.
1.6. Phát động Chiến dịch truyền thông tại trung ương và địa phương
– Xây dựng và thiết kế nội dung của Chiến dịch truyền thông về về bảo vệ trẻ em.
– Tổ chức các Chiến dịch truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi cả nước, trong đó trung ương hỗ trợ triển khai thí điểm tại một số địa phương nhân Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Ngày quốc tế thiếu nhi, Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em,…
– Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị,… về kết quả công tác truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Tổ chức cuộc thi tìm hiểu, thi sáng tác về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Đối tượng truyền thông
Đối với mỗi hoạt động truyền thông cần xác định rõ những đối tượng truyền thông bao gồm:
– Đối tượng ưu tiên 1 (đối tượng đích): là đối tượng mà hoạt động truyền thông hướng tới để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về bảo vệ trẻ em. Trong Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, đối tượng truyền thông đích được xác định là trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ em.
– Đối tượng ưu tiên 2: Là đối tượng có ảnh hưởng đến đối tượng ưu tiên 1 đó là đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, cơ sở và đội ngũ phóng viên, tuyên truyền viên về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;.
– Đối tượng quan trọng: Là lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, người có uy tín trong cộng đồng.
3. Các kênh truyền thông
– Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, trang web, hệ thống loa phát thanh,…
– Truyền thông qua các tài liệu, sách mỏng, tờ gấp, tờ rơi,…
– Truyền thông trực tiếp tại các cuộc thi, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, mít tinh, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ,…
V. Một số giải pháp
1. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục, vận động xã hội, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, đoàn thể, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong việc bảo vệ trẻem.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng, chính quyền; sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong việctuyên truyền vận động phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Nâng cao nhận thức của gia đình, cộngđồng và trẻ em về việc bảo vệ trẻ em,nhất là nhóm có nguy cơ bị tổn thương.
4. Khảo sát nắm bắt thực trạng về nhậnthức và hành vi của gia đình, cộng đồng và trẻ em về nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt và nhóm có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt để có các hình thức truyềnthông phù hợp.
5. Biểu dương các địa phương, cơ sởlàm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát hiện và đề xuất biện pháp xử lýkịp thời, nghiêm minh những đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em, những cơquan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối vớiviệc thực hiện quyền trẻ em.
6. Khuyến khích sự tham gia của trẻem, nhất là nhóm trẻ em có có hoàn cảnh đặc biệt vào các hoạt động tuyên truyềnvận động và các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng chương trình, kế hoạchliên quan đến trẻ em.
7. Tăng cường sự ủng hộ và tham gia củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với Chương trình quốc gia bảo vệtrẻ em.
B. Hướng dẫnxây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Dự án 3)
I. Mục đích, yêucầu
1. Mục đích:
Đảm bảo các điều kiện đáp ứng kịp thờivà hiệu quả quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hành vi xâm hại, bạo lực, bóclột và sao nhãng.
2. Yêu cầu:
– Các loại hình dịch vụ BVTE từng bước được củng cố và phát triển
– Cấu trúc tổ chức cán bộ và nhân viên thực hiện việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn.
– Việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em từng bước được thực hiện theo một quy trình liên tục từ khâu phát hiện, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch, can thiệp và giám sát, đánh giá.
II. Quy trình triển khai xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
Bước 1. Xác định địa bàn thí điểm: Căn cứ vào bối cảnh kinh tế – xã hội của địa phương; căn cứ thực trạng trẻ em và các điều kiện thực hiện công tác bảo vệ trẻ em; các tỉnh, thành phố xác định số lượng, địa bàn thí điểm Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo tiêu chí sau:
a) Tiêu chí chọn địa bàn cấp quận, huyện: Có sự quan tâm, ủng hộ và cam kết hỗ trợ huy động nguồn lực thực hiện mô hình của lãnh đạo chính quyền địa phương (thông qua việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015cấp huyện); đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, có khả năng đáp ứng các hoạt động bảo vệ trẻ em; là địa bàn có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bị xâm hại.
b) Tiêu chí chọn địa bàn cấp xã: Có sự quan tâm, ủng hộ và cam kết hỗ trợ huy động nguồn lực thực hiệnmô hình của lãnh đạo chính quyền địa phương (thông qua việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 cấp xã); đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, có khả năng đáp ứng các hoạt động bảo vệ trẻ em; là địabàn có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại;trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bị xâm hại.
Bước 2. Xây dựngkế hoạch thực hiện
1. Nội dung kế hoạch
a) Phân tích thực trạng trẻ em vàcông tác bảo vệ trẻ em của địa phương
– Đánh giá những thành tựu và kết quả;
– Xác định vấn đề của từng nhóm trẻem có hoàn cảnh đặc biệt, những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em;
– Phân tích nguyên nhân, bao gồm:Nguyên nhân về nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cộng đồng và trẻem chưa cao; nguyên nhân về tổ chức và năng lực của cán bộ; nguyên nhân thiếu dịchvụ trợ giúp trẻ em; nguyên nhân do cơ chế phối hợp và điều phối; các yếu tốnguy cơ nảy sinh trong môi trường sống; các quy định của pháp luật và chínhsách trợ giúp trẻ em chưa đầy đủ…;
b) Xác định mục tiêu và các chỉ sốgiám sát, đánh giá
Căn cứ vào các mục tiêu quốc gia; căncứ vào nhu cầu và điều kiện của từng địa phương đối với việc thực hiện công tácbảo vệ trẻ em của địa phương để xác định mục tiêu phù hợp, khả thi (mục tiêu đến năm 2015 và hàng năm).
– Số quận, huyệnvà xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻem;
– Số lượng cán bộ,cộng tác viên tham gia vào hệ thống cung cấp dịch vụ được củng cố và nâng caonăng lực;
– Số lượng các loạihình dịch vụ được thành lập và hoạt động ở các cấp (Trung tâm công tác xã hộitrẻ em cấp tỉnh; Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện; điểm tư vấn cộng đồng, trườnghọc…);
– Các mục tiêuđánh giá kết quả vận hành của Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em: tỷ lệ trẻem có HCĐB; tỷ lệ trẻ em có HCĐB được trợ giúp phục hồi và hòa nhập cộng đồng;tỷ lệ trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào HCĐB được can thiệp để giảm thiểu,loại bỏ nguy cơ rơi vào HCĐB…;
c) Lựa chọn các giải pháp và hoạt động
Bao gồm các nhóm giải pháp liên quanđến việc củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; các giải pháp đảm bảocác điều kiện đáp ứng nhu cầu cần cung cấp dịch vụ trợ giúp các đối tượng trẻem có hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ:
– Giải pháp nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của các cấp chính quyền, cộng đồng và trẻ em về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em, đặc biệt là cácnhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
– Giải pháp củng cố tổ chức và năng lựccủa cán bộ.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
– Giải pháp về tăng cường chính sáchvà các dịch vụ trợ giúp trẻ em.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
d) Kinh phí thực hiện:
– Kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệtrẻ em của địa phương bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương, ngânsách địa phương và các nguồn huy động khác;
– Nội dung và định mức chi được thựchiện theo Thông tư số 181/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/12/2011của Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sửdụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 –2015 và các quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Phân công trách nhiệm
Trên cơ sở các nội dung hoạt động đề ra,căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các ngành ở địa phương, cần phân công cụ thểtrách nhiệm của từng ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các nội dung đề ra.
2. Phê duyệt kế hoạch: Kế hoạch xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được xây dựng cùng với kếhoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em của địa phương hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Bước 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch
1. Truyền thông vận động chính sách
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, công tác bảo vệ trẻ em nói riêng, từ đó có những thay đổi tích cực trong việc quan tâm, đầu tư ngân sách và các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Củng cố tổ chức bảo vệ trẻ em
Ban hành các văn bản quy định thành lập và quy chế hoạt động của Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻem cấp tỉnh, huyện và Ban bảo vệ trẻ em cấp xã (quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thường trực và các ngành thành viên trong việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em); có chính sách cụ thể đối với việc tổ chức và hoạt động của đội ngũcông tác viên thôn, bản; thống nhất cơ chế quản lý và điều hành các cấp; đào tạo cho cán bộ BVTE và cộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt…
2.1. Cấu trúc tổ chức bảo vệ trẻem cấp xã
a) Ban Bảo vệ trẻ em xã, phường, thịtrấn (gọi chung là xã)
Ban Bảo vệ trẻ em xã trực thuộc Ủyban Nhân dân xã được cấu trúc với sự tham gia của các ban ngành và các tổ chứcquần chúng tại địa phương. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã là Trưởng ban.Phó ban thường trực là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Cácthành viên của Ban bao gồm Công an, Tư pháp, Y tế, Giáo viên, Hội Phụ nữ, ĐoànThanh niên và các thành phần khác phù hợp ở địa phương.
– BanBảo vệ trẻ em xã có nhiệmvụ: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho côngtác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em xã; chỉđạo và giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của chương trình bảo vệ,chăm sóc trẻ em tại xã; chỉ đạo cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em xã và các banngành thành viên triển khai các hoạt động, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chỉđạo và điều phối thực hiện các quy trình về bảo vệ trẻ em, bao gồm việc tiến hành điều tra các trường hợp ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em; chỉ đạotiến hành thu thập số liệu về tình hình trẻ em trên địa bàn xã; báo cáo định kỳvà đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp quận/huyện về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Nhiệm vụ của các thành viên Ban Bảo vệ trẻ em xã: Ban bảo vệ trẻ em xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức (tham gia xây dựng kế hoạch; cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; báo cáo kết quả công tác bảo vệ trẻ em theo hệ thống …)
b) Cộng tác viên bảo vệ trẻ em: Cộng tác viên bảo vệ trẻ em (CTV): Là người hợp tác với chính quyền và cán bộ tại thôn như: trưởng thôn, y tế thôn, phụ nữ, thanh niên, giáo viên, công an, nhóm trẻ em nòng cốt và các tổ chức, cá nhân khác để cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dưới sự giám sát và hỗ trợ của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã.
– Đội ngũ CTV được hình thành tạithôn/bản/xóm/ấp/cụm dân cư, đảm bảo:
+ Miền núi: Một cộng tác viên phụtrách từ 100 đến 150 hộ gia đình có trẻ em
+ Đồng bằng: Một cộng tác viên phụtrách từ 150 đến 200 hộ gia đình có trẻ em.
+ Có thể lựa chọn số lượng CTV theothôn (mỗi thôn có từ 1 – 2 CTV) và bố trí CTV là giáo viên trong trường học.
– Tiêu chí lựa chọn cộng tác viên:Tình nguyện, nhiệt tình, có năng lực, có thời gian tham gia các hoạt động củathôn/bản/xóm/ấp/tổ dân phố; có thể là cán bộ đoàn thanh niên, phụ nữ thôn, trưởngthôn, bí thư chi bộ, cán bộ y tế, giáo dục tại thôn bản …
– Nhiệm vụ của cộng tác viên: Thamgia vào các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em; thực hiện thu thập số liệu vàtheo dõi về tình hình trẻ em trên địa bàn được phân công phụ trách; hỗ trợ cánbộ trẻ em cấp xã thực hiện các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em, bảo vệtrẻ em; phát hiện và báo cáo các trường hợp trẻ em bị sao nhãng, xâm hại, bóc lộtvà bạo lực; hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã cung cấp và kết nối các dịch vụ chămsóc, giáo dục, phục hồi và hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bịtổn hại, bao gồm cả dịch vụ quản lý trường hợp.
c) Nhóm trẻ em nòng cốt (cộng tácviên là trẻ em)
– Nhóm trẻ em nòng cốt bao gồm trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi tình nguyện tham gia thực hiện và kết nối c¸c dÞch vô hç trî cho trÎ emvµ người chưa thành niªn ở cấp xã hoặc thôn, bản.
Nhóm trẻ em nòng cốt có thể do Đoàn thanh niên phụ trách và chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức hoạt động.
– Tiêu chí lựa chọn trẻ em tham gia nhóm nòng cốt:
+ Độ tuổi từ 10 – 15 tuổi;
+ Tình nguyện tham gia hoạt động bảovệ trẻ em;
+ Nhóm trẻ nòng cốt bao gồm cả trẻ emcó điều kiện bình thường; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơivào hoàn cảnh đặc biệt và có ít nhất 2-3 độ tuổi để có thể kế cận nhau hoạt độngliên tục có hiệu quả;
+ Mỗi thôn/ấp nên có một nhóm trẻ emnòng cốt.
– Nhiệm vụ của nhóm trẻ em nòng cốt:Truyền thông về quyền trẻ em, về bảo vệ trẻ em đến trẻ em, các bậc cha mẹ và cộngđồng; phát hiện và báo cáo cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên vềcác nguy cơ trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạmpháp luật; hỗ trợ trẻ em và những người chưa thành niên khác phòng ngừa cácnguy cơ bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật;hỗ trợ các hoạt động phục hồi tái hòa nhập cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạolực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; tham gia các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em và các hoạt động lập kế hoạch khác của cộng đồng có liên quan đếntrẻ em.
2.2. Cấu trúc tổ chức bảo vệ trẻ em cấp quận, huyện.
a) Ban Điều hành bảo vệ trẻ em quận/huyện(gọi chung là huyện)
– Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em huyện đượchình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, do Phó chủ tịch Uỷ bannhân dân huyện làm Trưởng ban. Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội làPhó ban (có thể có một hoặc hai phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện củaPhòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo,Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chứckhác (nếu cần).
– Nhiệm vụ của Ban Điều hành bảo vệtrẻ em huyện: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụcho công tác BVTE; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách vàcác Chương trình về bảo vệ trẻ em tại huyện; hỗ trợ kỹ thuật và giám sát banBVTE xã thực hiện các chương trình và công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo các ngànhthành viên thực hiện cung cấp dịch vụ BVTE theo quy trình thống nhất; tham mưucho UBND cấp huyện và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch BVTE cấp huyện; báo cáođịnh kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh/thành phố về côngtác bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện;
b) Giúp việc cho Ban điều hành bảo vệtrẻ em huyện có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em. Nhóm công tác liênngành BVTE được hình thành để hỗ trợ Ban Điều hành BVTE huyện. Thành viên củaNhóm công tác liên ngành bao gồm các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ trẻ em củacác phòng, ban và các tổ chức liên quan như Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội,Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụnữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.
– Nhiệm vụ của nhóm Công tác liênngành bảo vệ trẻ em:Tham mưu và thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo vệtrẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, tổ chức; phối hợp thực hiệnchuyển tuyến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của trẻ em và gia đình; tham mưu và phốihợp xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em huyện; báo cáo cho Ban Điều hành bảo vệ trẻem huyện về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy dịnh.
c) Nhiệm vụ các ngành là thành viênBan Điều hành bảo vệ trẻ em huyện: Ban Điều hành bảo vệ trẻ em huyện phân côngnhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trẻem theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức (tham gia xây dựng kế hoạch;cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; báo cáo kết quả công tác bảo vệ trẻ em theo hệ thống …)
2.3. Cấu trúc chức bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, thành phố
a) Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh/thành phố (gọi tắt là tỉnh)
Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là Phó ban (có thể có một hoặc một vài phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.
– Nhiệm vụ của Ban Điều hành bảo vệ trẻ em tỉnh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại địa phương; hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện thực hiện các chương trình BVCSTE và công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình thống nhất; tham mưu cho UBND cấp tỉnh và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch bảo vệ trẻ em; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
b) Giúp việc cho Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em. Nhóm công tác liên ngành BVTE được hình thành để hỗ trợ Ban Điều hành BVTE tỉnh. Thành viên của Nhóm công tác liên ngành bao gồm các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ trẻ em của các ngành và các tổ chức liên quan như Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.
– Nhiệm vụ của nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em: Tham mưu và thực hiện các hoạt động cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành/tổ chức; phối hợp thực hiện chuyển tuyến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của trẻ em và gia đình; tham mưu và phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh; đề xuất xây dựng và thực hiện những thủ tục và chính sách bảo vệ trẻ em phù hợp; báo cáo cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em tỉnh về tình hình trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em theo quy định.
– Nhiệm vụ các ngành là thành viên Ban điều hành bảo vệ trẻ em tỉnh: Ban Điều hành bảo vệ trẻ em tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức (tham gia xây dựng kế hoạch; cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; báo cáo kết quả công tác bảo vệ trẻ em theo hệ thống…)
3. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công tác viên tham gia trong hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
3.1. Về kiến thức: Quy định của Luật pháp, chính sách liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình dịch vụ; vai trò của từng vị trí trong hệ thống cung cấp dịch vụ BVTE…
3.2. Về kỹ năng: Công tác xã hôi; tham vấn, tư vấn; kỹ năng thực hiện quy trình quản lý, can thiệp, trợ giúp từng nhóm trẻ em có HCĐB, trẻ em bị tổn thương (quản lý trường hợp); kỹ năng truyền thông, vận động xã hội…
4. Củng cố và phát triển các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu của công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương
4.1. Xây dựng đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập và tổ chức hoạt động của Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh.
4.2. Tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các quận, huyện nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định việc thành lập và tổ chức hoạt động của Văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em cấp quận, huyện.
4.3. Tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn Ban bảo vệ trẻ em xã, phường nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân xã, phường quyết định việc thành lập và tổ chức hoạt động của Điểm tham vấn cộng đồng.
5. Tổ chức cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em (Hướng dẫn chi tiết tại mục III của tài liệu này).
Bước 4. Hướng dẫn, kiểm tra định kỳ
1. Ban Bảo vệ trẻ em xã: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các ngành thành viên và đội ngũ cộng tác viên;
2. Ban Điều hành BVTE huyện: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại tại các xã;
3. Ban điều hành BVTE tỉnh: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại huyện và các xã được lựa chọn;
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức giám sát và hỗ trợ kỹ thuật tại địa phương 6 tháng 1 lần.
Bước 5. Đánh giá và báo cáo (theo quy định tại phần C tài liệu này)
1. Ban Bảo vệ trẻ em xã: Đánh giá và báo cáo BĐH cấp Quận, huyện;
2. Ban Điều hành cấp huyện: Đánh giá và báo cáo BĐH cấp tỉnh, thành phố;
3. Ban điều hành cấp tỉnh: Đánh giá và báo cáo Bộ LĐTBXH.
4.Bộ LDTBXH: Đánh giá và báo cáo Chính phủ.
III. Hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
1. Dịch vụphòng ngừa (cấp độ 1)
1.1. Mục đích
Việccung cấp các dịch vụ cấp độ 1 nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh,đảm bảo các điều kiện thực hiện các quyền cơ bản cho mọi trẻ em, phòng ngừa cóhiệu quả các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng trẻ em:
1.2. Yêu cầu
– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ, cácthành viên trong cộng đồng, xã hội và bản thân trẻ em nhận thức và thực hiện tốttrách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của phápluật; có kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiệu quả; có khảnăng nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em và thông báo đến những ngườicó trách nhiệm về các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bóc lột và saonhãng;
– Có những chương trình, chính sách,hướng dẫn nhằm tăng cường sự phối hợp và thực hiện của các ngành, đoàn thể, cáctổ chức xã hội về quyền của trẻ em và phúc lợi trẻ em.
– Thực hiện tốt việc xây dựng xã phườngphù hợp với trẻ em.
1.3. Hoạt động
– Tổ chức các hoạt động truyền thông,giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về quyền trẻ em,các quy định của luật pháp liên quan đến Bảo vệ trẻ em thông qua việc xây dựngcác tài liệu truyền thông, thông tin đại chúng tại cộng đồng; giáo dục cha mẹ,người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Giáodục kỹ năng sống cho trẻ em; tổ chức vui chơi, giải trí cho trẻ em và thanh thiếuniên;
– Thực hiện cácchương trình trợ giúp trẻ em tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻem.
– Thúc đẩy việcxây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.
2. Dịch vụ can thiệp sớm (cấpđộ 2)
2.1. Mục đích
Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 2 nhằmxác định và loại bỏ kịp thời những yếu tố, nguy cơ có thể dẫn đến trẻ embị xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng.
2.2. Yêu cầu
– Thực hiện tốt việc phát hiện và báo cáo các yếu tốnguy cơ trong cộng đồng, gia đình;
– Các yếu tố nguy cơ về xâm hại, bạo lực, bóc lộtvà sao nhãng trẻ em trong cộng đồng được xác định, đánh giá và xử lý kịp thời, hiệu quả;
2.3. Hoạt động
– Xây dựng và thực hiện quytrình phát hiện và báo cáo yếu tố nguy cơ; Thực hiện việc tiếp nhận và đánh giácác yếu tố nguy cơ;
– Các hoạt động tham vấn trợ giúp trẻ em giải quyếtkhó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.
– Thực hiện các chương trình: hỗtrợ cho trẻ em bỏ học trở lại trường; giáo dục kỹ năng sống cho nhóm trẻem có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; hướng dẫn cho cha mẹ kỹ năng làm chamẹ tốt; hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho thanh thiếu niên có nhu cầu;
– Các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu mức độ khókhăn về kinh tế của cộng đồng và các gia đình có trẻ em thông qua chương trình vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm;
3. Dịch vụ trợgiúp phục hồi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (cấp độ 3)
3.1. Mục đích:
Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 3 nhằmhướng đến việc thực hiện các can thiệp, trợ giúp cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt, trẻ em bị tổn thương được phục hồi và hòa nhập cộng đồng:
3.2. Yêu cầu:
– Quản lý tốt cácđối tượng trẻ em có HCĐB, trẻ em bị tổn thương trên địabàn;
– Thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp phục hồi cho trẻ em cóHCĐB, trẻ em bị tổn thương.
– Có các chương trình/dịchvụ và chính sách cụ thể của địa phương nhằm hỗ trợ trẻ em cóHCĐB, trẻ em bị tổn thương và gia đình.
3.3. Các hoạt động
a)Tổ chức quản lý vàphát hiện kịp thời các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt, trẻ em bị tổn thương.
– Xây dựng hệ thống biểu mẫu quản lýcác đối tượng trẻ em trên địa bàn;
– Phân công cán bộ, cộng tác viên quảnlý đối tượng theo địa bàn và tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh của từng trẻ em cóHCĐB;
– Tổ chức việc tiếp nhận các thôngbáo về các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.
b) Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻem có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương vận dụng theo Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội về quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạolực, bị xâm hại tình dục.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động –Thương binh và Xã hội:
– Hướng dẫn và chỉ đạo Phòng Lao động– Thương binh và Xã hội các quận, huyện đánh giá thực trạng trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt và các điều kiện cần thiết để triển khai xây dựng Hệ thống cung cấp dịchvụ bảo vệ trẻ em, làm cơ sở để lựa chọn địa bàn; căn cứ tiêu chí chọn địa bànvà nguồn ngân sách (bao gồm cả ngân sách Trung ương và địa phương), lập danhsách các đơn vị triển khai xây dựng mô hình trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
– Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạchvà hướng dẫn địa phương triển khai xây dựng Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻem.
– Tổ chức tập huấn nâng cao năng lựccho Ban điều hành/Ban chỉ đạo và đội ngũ cộng tác viên về tổ chức và thực hiệncác hoạt động.
– Tổ chức các hoạt động truyền thôngtại tỉnh, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động triển khai mô hình tạihuyện, xã.
– Tham mưu cho Ban Điều hành duy trì họp giao ban ít nhất 1 quí một lần, trừ trường hợp đặc biệt
+ Thành phần: Các thành viên Banđiều hành Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, thành phố; Nhóm công tác liên ngành Bảo vệ trẻem cấp tỉnh, thành phố; Trưởng/phó Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em các Quận, huyệnthí điểm.
+ Nội dung: Nắm tình hình trẻ emvà việc thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em tại các địa bàn thí điểm; Trao đổivà thông qua kế hoạch quản lý các trường hợp trẻ em có HCĐB, trẻ em bị bị bạo lực,bị xâm hại, bị bóc lột và sao nhãng nghiêm trọng tại địa phương; Bàn bạc vàphân công trách nhiệm các ban ngành, tổ chức trong việc cung cấp các dịch vụ hỗtrợ các em bị tổn hại và các em có nguy cơ cao; Trao đổi kinh nghiệm trong việctiếp cận, quản lý các trường hợp và cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; Ghi nhậnnhững khó khăn, bàn biện pháp giải quyết bao gồm việc báo cáo và đề xuất hỗ trợcủa các cơ quan chức năng cấp trên; Hướng dẫn triển khai các hoạt động quý tiếptheo
– Thực hiện việc hướng dẫn kỹ thuậtvà kiểm tra việc thực hiện tại cơ sở, đánh giá và báo cáo tình hình và kết quảhoạt động của mô hình theo quy định.
2. Phòng Lao động– Thương binh và Xã hội các quận, huyện.
– Phối hợp với các Ban, ngành có liênquan đánh giá và thống nhất việc lựa chọn danh sách các đơn vị triển khai; xâydựng kế hoạch và hướng dẫn địa phương triển khai xây dựng mô hình.
– Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chứccác hoạt động tại xã.
– Tổ chức các hoạt động truyền thôngtại tỉnh, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động triển khai mô hình tạixã.
– Tham mưu cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em duy trì họp ít nhất 1 quí một lần, trừtrường hợp đặc biệt.
+ Thành phần: Các thành viên củaBan điều hành cấp huyện; Trưởng ban Bảo vệ trẻ em và cán bộ bảo vệ trẻ em cácxã triển khai thí điểm.
+ Nội dung: Chia sẻ thông tin vềtình hình thực hiện công tác bảo vệ trẻ em tại các xã; Cập nhật thông tin về tìnhhình trẻ em có nguy cơ, trẻ bị bạo lực, bị xâm hại, bóc lột và sao nhãng tại địaphương; Trao đổi và thông qua kế hoạch quản lý các trường hợp trẻ bị bị bạo lực,bị xâm hại, bị bóc lột và sao nhãng nghiêm trọng tại địa phương; Bàn bạc vàphân công trách nhiệm các ban ngành, tổ chức trong việc cung cấp các dịch vụ hỗtrợ các em bị tổn hại và các em có nguy cơ cao; Trao đổi kinh nghiệm trong việctiếp cận, quản lý các trường hợp và cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; Ghi nhậnnhững khó khăn, bàn biện pháp giải quyết bao gồm việc báo cáo và đề xuất hỗ trợcủa Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và các cơ quan chức năng cấp trên.
– Thực hiện công tác giám sát, đánhgiá và báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của mô hình theo quy định.
3. Ủy ban nhân dânxã, phường
– Chỉ đạo thực hiên công tác khảosát, phân loại và quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa bàn; xây dựng kếhoạch hoạt động theo hướng dẫn của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp.
– Kiện toàn Ban điều hành/Ban chỉ đạomô hình cấp xã và đội ngũ cộng tác viên thôn, bản.
– Chỉ đạo thực hiện cácc hoạt độngtheo kế hoạch được duyệt.
– Tổ chức các hoạt động truyền thôngtại cộng đồng, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động triển khai mô hình tạixã.
– Thực hiệnchế độ giao ban hàng tháng
+ Thành phần: Các thành viên củaBan Bảo vệ trẻ em của xã, các cộng tác viên thôn bản và đại diện nhóm trẻ emnòng cốt.
+ Nội dung: Chia sẻ thông tin vềtình hình thực hiện công tác bảo vệ trẻ em tại các thôn/ấp (các cộng tác viênvà đại diện nhóm trẻ em nòng cốt báo cáo, cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã bổ sung);Cập nhật thông tin về tình hình trẻ em có nguy cơ, trẻ bị bạo lực, bị xâm hại,bị bóc lột và sao nhãng tại địa phương; Trao đổi và thông qua kế hoạch quản lýcác trường hợp trẻ bị bị bạo lực, bị xâm hại, bị bóc lột và sao nhãng tại địaphương; Thảo luận và phân công trách nhiệm cho các ban ngành, các tổ chức trongviệc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các em bị tổn hại và các em có nguy cơ cao; Trao đổikinh nghiệm trong việc tiếp cận, quản lý trường hợp và cung cấp các dịch vụ bảovệ trẻ em; Ghi nhận những khó khăn, bàn biện pháp giải quyết bao gồm việc đề xuấthỗ trợ và báo cáo Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện và các cơ quan chứcnăng cấp trên.
– Thực hiện công tác đánh giá và báocáo tình hình và kết quả hoạt động của mô hình theo quy định./.
C. Hướng dẫnxây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Dự án 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
– Duy trì các hoạt động trợ giúp trẻ emcó hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, đồng thời với việc thực hiện các hoạt độngphòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
– Có được các mô hình trợ giúp trẻ emcó hoàn cảnh đặc biệt thành công, làm cơ sở khuyến nghị xây dựng chính sách vànhân rộng trên địa bàn toàn quốc; tạo nền tảng xây dựng và phát triển hệ thốngcung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đồng bộ.
II. Quy trìnhtriển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn củaTrung ương và Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của địa phương,việc xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đượcthực hiện theo một quy trình, gồm các bước cơ bản như sau:
1. Bước 1. Lựa chọn danh sách và số lượng các Quận, huyện, xã, phường thực hiệnviệc duy trì và xây dựng mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1.1. Tiêu chí chọn địa bàn:
a) Địa bàn quận, huyện, thành phố trựcthuộc tỉnh: Có sự quan tâm, ủng hộ và cam kết hỗ trợ huy độngnguồn lực thực hiện mô hình của lãnh đạo chính quyền địa phương (thông qua việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015cấp huyện); đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình, tâmhuyết, có khả năng đáp ứng các hoạt động bảo vệ trẻ em; là địa bàn có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,trẻ em bị xâm hại; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bị xâmhại.
b) Địa bàn cấp xã, phường, thị trấn:(i) địa bàn có nhiều đối tượng trẻ em là 1 trong 7 nhóm đối tượng tác động theo 4mô hình của dự án 4 thuộc Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (xemxét dựa trên tỷ lệ % nhóm đối tượng trẻ em cần tác động trên địa bàn so với tổngsố trẻ em bằng hoặc cao hơn tỷ lệ % nhóm đối tượng trẻ em cần tác động chung củacả tỉnh); (ii) có sự quan tâm, ủng hộ và cam kết hỗ trợhuy động nguồn lực thực hiện mô hình của lãnh đạo chính quyền địa phương (thông qua việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015cấp xã); (iii) đội ngũ cán bộ có nănglực, nhiệt tình, tâm huyết, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệtrẻ em; (iv) không trùng với địa bànthí điểm Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (được lựa chọn thí điểm theo dựán 3 của Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chươngtrình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 và các dự án khác).
Tùy theo thực trạng các nhóm trẻ emcó hoàn cảnh đặc biệt để lựa chọn việc xây dựng mô hình trợ giúp cho nhóm trẻem bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật/hoặc mô hìnhphòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc, nguy hiểm,tiếp xúc với chất độc hại/hoặc mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hạitình dục, bị bạo lực/hoặc mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật.
1.2. Căn cứ tiêu chí chọn địa bàn vànguồn ngân sách (bao gồm cả ngân sách Trung ương và địa phương), Sở Lao động –Thương binh và Xã hội lập danh sách các đơn vị triển khai xây dựng mô hìnhtrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện
2.1. Nội dung kế hoạch
a) Phân tích thực trạng trẻ em vàcông tác bảo vệ trẻ em của địa phương (đánh giá những thành tựu và kết quả; xácđịnh vấn đề của từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những hạn chế trongcông tác trợ giúp các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phân tích nguyênnhân):
– Vấn đề của từng nhóm đối tượng trẻem và những hạn chế trong công tác trợ giúp các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
– Phân tích nguyên nhân, bao gồm:Nguyên nhân về nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cộng đồng và trẻem chưa cao; nguyên nhân về tổ chức và năng lực của cán bộ; nguyên nhân thiếu dịchvụ trợ giúp trẻ em; nguyên nhân do cơ chế phối hợp và điều phối ; các yếu tốnguy cơ nảy sinh trong môi trường sống; các quy định của pháp luật và chínhsách trợ giúp trẻ em chưa đầy đủ…;
b) Xác định mục tiêu và các chỉ sốgiám sát, đánh giá của dự án và của từng mô hình.
Các tỉnh, thành phố căn cứ vào mứctăng, giảm hàng năm của các mục tiêu quốc gia và thực trạng số lượng các nhóm trẻem có hoàn cảnh đặc biệt để xác định mục tiêu phù hợp, khả thi;
– Mục tiêu 1:Tăng tỷ lệ % trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnhhình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng so với đầu kỳ (mụctiêu quốc gia đến năm 2015 là 80%);
– Mục tiêu 2:Tăng tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc sovới đầu kỳ (mục tiêu quốc gia đến năm 2015 là 90%);
– Mục tiêu 3: Giảmhàng năm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực (mục tiêu quốc gia đếnnăm 2015 là 10%); tăng tỷ lệ trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạolực được can thiệp, trợ giúp (mục tiêu quốc gia đến năm 2015 là 100%);
– Mục tiêu 4: Giảmtỷ lệ trẻ em lang thang so với đầu kỳ (mục tiêu quốc gia đến năm 2015 xuống7/10.000 trẻ em); giảm tỷ lệ trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếpxúc với chất độc hại so với đầu kỳ (mục tiêu quốc gia đến năm 2015 là 10/10.000trẻ em);
– Mục tiêu 5: Giảmtỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật (mục tiêu quốc gia đến năm 2015là 7/10.000 trẻ em).
c) Lựa chọn các giải pháp và hoạt động
Bao gồm các nhóm giải pháp liên quanđến việc giảm thiểu/loại bỏ các nguyên nhân có ảnh hưởng đến trẻ em và công tácbảo vệ trẻ em; các giải pháp đảm bảo các điều kiện đáp ứng nhu cầu cần cung cấpdịch vụ trợ giúp các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
– Giải pháp nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của các cấp chính quyền, cộng đồng và trẻ em về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em, đặc biệt là cácnhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
……..
– Giải pháp củng cố tổ chức và năng lựccủa cán bộ.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
………
– Giải pháp về tăng cường chính sáchvà các dịch vụ trợ giúp trẻ em.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
…..
d) Kinh phí thực hiện:
– Kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệtrẻ em của địa phương bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương, ngânsách địa phương và các nguồn huy động khác;
– Nội dung và định mức chi đượcthực hiện theo Thông tư số 181/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày15/12/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quảnlý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn2011 – 2015 và các quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Phân công trách nhiệm
Trên cơ sở các nội dung hoạt động đềra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các ngành ở địa phương, cần phân công cụ thểtrách nhiệm của từng ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các nội dung đề ra.
2.2. Phê duyệt kế hoạch: Kế hoạch xâydựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được xây dựngcùng với kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em của địa phương hàng nămtrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Bước 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch (đối với các địa bàn xã, phường được chọnxây dựng mô hình)
3.1. Thành lập Ban điều hành hoặc Banchỉ đạo và đội ngũ cộng tác viên.
a) Ban Điềuhành/Ban Chỉ đạo:
– Thành phần: Trưởng ban (Chủ tịchhoặc Phó Chủ tịch UBND phụ trách công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em); Phó ban (cánbộ Lao động – Thương binh và Xã hội); Thành viên (các ngành, đoàn thể liên quanở xã)
– Nhiệm vụ: Chỉ đạo xây dựng và thựchiện kế hoạch triển khai mô hình tại xã; xây dựng đội ngũ cộng tác viên; vận động chính sách, nguồn lực thực hiện mô hình; đánh giá tình hình vàkết quả triển khai mô hình; thực hiện chế độ báo cáo quận, huyện theo quy định.
b) Cộng tác viên
– Thành phần: Có thể lựa chọn cán bộphụ nữ, đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội chữ thập đỏ, cán bộ y tế thôn bản…lànhững người: Nhiệt tình và tự nguyện tham gia hoạt động; có khả năng trong côngtác truyền thông tư vấn; có trình độ văn hoá từ THCS trở lên; cam kết tham giadự án và giữ các bí mật cá nhân cho các trưởng hợp trẻ được quản lý.
– Nhiệm vụ: Theo dõi, lập danh sáchtrẻ em thuộc diện đối tượng của mô hình; đánh giá nhu cầu và xác định nhu cầu củatrẻ theo mẫu quy định; trợ giúp trẻ được tiếp cận với các dịch vụ theo nhu cầu,được tiếp nhận chế độ chính sách của nhà nước; truyền thông tư vấn về chínhsách của nhà nước hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; giám sát tình hình cungcấp các dịch vụ trợ giúp trẻ em; thu thập thông tin, báo cáo về tình hình trẻtheo mẫu quy định.
3.2. Tổ chức tập huấn, nâng cao nănglực cho đội ngũ cán bộ các cấp và cộng tác viên.
3.3. Khảo sát, phân loại, lập hồ sơtheo dõi đối tượng.
– Thống kê, phân loại theo mức độ cầncan thiệp, trợ giúp đối với đối tượng của mô hình.
– Đánh giá tình hình thực hiện chínhsách đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
– Rà soát các loại hình dịch vụ trợgiúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (ở mỗi mô hình) và tình hình cung cấp các dịchvụ trợ giúp trẻ em.
– Xác địnhnhu cầu cung cấp dịch vụ cho từng nhóm đối tượng và khả năng đáp ứng của các dịchvụ tại địa phương;
3.4. Tổ chức hoạt động phòngngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Hướng dẫn hoạt động chi tiết tạiphần II, tài liệu hướng dẫn này).
4.Bước 4.Hướng dẫn, kiểm tra định kỳ
1. Ủy ban nhân dân xã: Chịu tráchnhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt độngcủa các ngành thành viên và đội ngũ cộng tác viên;
2. Phòng LĐTBXH : Chịu trách nhiệmhướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệnkế hoạch tại tại các xã;
3. Sở LĐTBXH : Phối hợp với PhòngLĐTBXH hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện kế hoạch tại các xã được lựachọn;
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội tổ chức giám sát và hỗ trợ kỹ thuật tại địa phương 6 tháng 1 lần.
Bước 5. Đánh giá và báo cáo (theo hướng dẫn tại phần C tài liệu này)
1. Ủy ban nhân dân xã: Đánh giá vàbáo cáo Phòng LĐTBXH;
2. Phòng LĐTBXH: Đánh giá và báocáo Sở LĐTBXH;
3. Sở LĐTBXH : Đánh giá và báo cáoBộ LĐTBXH.
4. Bộ LDTBXH: Đánh giá và báo cáoChính phủ.
III. Nội dung hoạtđộng trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Hoạt động trợgiúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật
1.1. Truyền thông, giáo dục, vận độngxã hội trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ emkhuyết tật tại cộng đồng.
a) Nội dung truyền thông, giáo dục, vậnđộng xã hội: Tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách trợgiúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật;giáo dục kiến thức, phương pháp, kỹ năng chăm sóc trẻ em mồ côi, phục hồi chứcnăng cho trẻ em khuyết tật; vận động cộng đồng nhận đỡ đầu, nhận chăm nuôi tạmthời cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; vận động cộng đồnghỗ trợ nguồn lực chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,trẻ em khuyết tật; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật.
b) Hình thức truyền thông, giáo dục,vận động xã hội: Truyền thông trên hệ thống phát thanh; qua việc phát hành tàiliệu, tờ gấp, băng, đĩa; tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho cha mẹ,người chăm sóc trẻ; thông qua hình thức sinh hoạt của các Câu lạc bộ gia đìnhcó trẻ em khuyết tật; tổ chức các lớp tập huấn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ vềkiến thức, kỹ năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật.
1.2. Theo dõi và xác định nhu cầu để đáp ứng toàndiện cho trẻ:
a) Lập danh sách trẻ em bị bỏ rơi, trẻem mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật trên địa bàn; tổ chức khám sứckhỏe định kỳ, phân loại trẻ khuyết tật.
b) Đánh giá nhu cầu trẻ em bị bỏ rơi,trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa trên mẫu quy định cụthể: Nhu cầu về thực phẩm và dinh dưỡng; nhu cầu có nhà ở và đượcchăm sóc; nhu cầu được bảo vệ, không bị kỳ thị, nhu cầu được chăm sóc ytế; nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội; nhu cầu được phục hồi chức năng;nhu cầu được học tập, vui chơi, giải trí, được họcnghề, tạo việc làm.
1.3. Hỗ trợ các dịch vụ đáp ứng nhu cầutrẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật
a) Các dịch vụ trợ giúp trẻ em bị bỏrơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa:
– Trong trường hợp khẩn cấp khi trẻchưa có người nhận chăm nuôi: Hỗ trợ khám bệnh và thuộc uống khi trẻ bị ốm, hỗtrợ dinh dưỡng; hỗ trợ các thủ tục xác nhận tình trạng của trẻ; đưa trẻ đếntrung tâm công tác xã hội để chăm sóc tạm thời khi chưa có người nhận nuôi.
– Khi trẻ sống với họ hàng, người nhậnnuôi: Hỗ trợ các thủ tục pháp lý giúp trẻ và gia đình được nhận trợ cấp và cácchính sách theo quy định của nhà nước.
– Trường hợp trẻ chưa được nhận nuôi:tìm gia đình chăm nuôi tạm thời cho trẻ; nếu không tìm được gia đình nhận nuôi,không có họ hàng nhận nuôi thì làm thủ tục đưa trẻ đến sống tại các trung tâm bảotrợ xã hội, trung tâm nuôi trẻ mồ côi theo các quy định hiện hành của nhà nước.
– Hỗ trợ và giới thiệu học nghề chotrẻ mồ côi, bỏ rơi có nhu cầu học nghề
– Hỗ trợ tư vấn tâm lý tại nhà hoặccác tại các trung tâm tư vấn chuyên sâu khi trẻ có nhu cầu.
b) Các dịch vụ trợ giúp trẻ khuyết tật:
– Hỗ trợ phục hồi chức năng: Đối vớitrường hợp khuyết tật nhẹ thì hướng dẫn gia đình phục hồi chức năng cho trẻ tạinhà; đối với khuyết tật nặng giới thiệu gia đình chuyển tuyến cho trẻ phục hồitại các trung tâm phục hồi chức năng chuyên sâu.
– Hỗ trợ giáo dục: đối với trẻ khuyếttật vẫn còn khả năng đi học thì phối hợp với ngành giáo dục giới thiệu trẻ đượchọc các lớp học hòa nhập và chuyên biệt.
– Hỗ trợ tư vấn tâm lý tại nhà hoặccác tại các trung tâm tư vấn chuyên sâu khi trẻ có nhu cầu.
– Hỗ trợ học nghề: Đối với trẻ khuyết tật có khả lao động thì kết nối với các trung tâm dạy nghề giúp trẻ học nghề.
– Hỗ trợ các trẻ em đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động.
– Hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng: Tư vấn cho gia đình có trẻ em khuyết tật cần xây dựng các công trình vệ sinh, đường đi phù hợp với trẻ khuyết tật; phối hợp với các trường học tại địa phương có giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cần có các công trình công cộng hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập.
2. Hoạt động phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
2.1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
a) Nội dung truyền thông, giáo dục, vận động xã hội: Tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; nâng cao nhận thức về tác hại và hậu quả trước mắt và lâu dài của việc để trẻ em đi lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; vận động các gia đình cam kết không để trẻ em đi lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhằm giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, có tình cảm gắn bó với gia đình, cộng đồng; phê phán những gia đình, cha mẹ cố tình đẩy trẻ em đi lang thang, lao động kiếm sống.
b) Hình thức truyền thông, giáo dục, vận động xã hội: Truyền thông trên hệ thống phát thanh; qua việc phát hành tài liệu, tờ gấp, băng, đĩa; tổ chức các buổi nói chuyện với cha mẹ, người chăm sóc trẻ; giáo dục, vận động tại từng gia đình.
2.2. Phát hiện, can thiệp trợ giúp kịp thời các đối tượng trẻ em có nguy cơ lang thang, nguy cơ phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
a) Lập danh sách trẻ em trên địa bàn; phân loại đối tượng; lập hồ sơ quản lý các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và trẻ em có nguy cơ lang thang, nguy cơ phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
b) Phân công cán bộ, cộng tác viên phụ trách việc theo dõi các đối tượng trẻ em có nguy cơ lang thang, đề xuất các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp:
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em có nguy cơ lang thang, nguy cơ phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; vận động cộng đồng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
– Trợ giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản cho trẻ em.
– Kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật những hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em lang thang, lao động kiếm sống nhằm bóc lột lao động trẻ em.
2.3. Các biện pháp hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
a) Đối với các địa bàn nơi trẻ em đến lang thang, lao động kiếm sống (đầu đến)
– Thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình trẻ em lang thang, trẻ em tham gia các hình thức lao động kiếm sống trên địa bàn (lập hồ sơ, xác minh rõ hoàn cảnh gia đình của trẻ).
– Có các biện pháp bảo vệ trẻ em lang thang, trẻ em tham gia các hình thức lao động kiếm sống tránh các nguy cơ bị xâm hại, bị nhiễm các tệ nạn xã hội hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (tạo điều kiện cho trẻ có nơi ở an toàn; giám sát chặt chẽ các địa điểm cho trẻ thuê trọ trên cơ sở xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nhà trọ an toàn và thân thiện với trẻ em; tuyền truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng sống cho trẻ…).
– Phân công cán bộ (cộng tác viên) phụ trách các nhóm trẻ, lập hồ sơ quản lý và thực hiện việc xác minh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của trẻ, nguyên nhân trẻ bỏ nhà đi lang thang, lao động kiếm sống, nhu cầu và nguyện vọng của trẻ…, tham vấn cho trẻ lang thang giúp các em nhận thức và tìm được biện pháp giải quyết vấn đề của chính mình để có một cuộc sống ổn định và bền vững hơn cuộc sống lang thang, xa gia đình.
– Phối hợp với ngành Giáo dục & Đào tạo, tạo điều kiện cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống được học văn hóa, học nghề, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí…
– Phối hợp với ngành Y tế tổ chức khám sức khỏe, chữa bệnh cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống
– Phối hợp chặt chẽ với các địa phương nơi có trẻ em đi lang thang, lao động kiếm sống (đầu đến) để thống nhất các biện pháp can thiệp trợ giúp các em.
+ Trường hợp trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống do mồ côi, không nơi nương tựa cần có biện pháp vận động cộng đồng nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng (Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi). Chuẩn bị các thủ tục đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội(trong trường hợp không tìm được gia đình thay thế).
+ Đối với nhóm trẻ em đi lang thang, lao động kiếm sống do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, do mâu thuẫn với gia đình, đua đòi, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo cần phối hợp chặt chẽ với địa phương (đầu đi) và gia đình của trẻ để tham vấn cho trẻ em và gia đình trẻ giải quyết các vấn đề do mâu thuẫn, do nhận thức và vận động đưa trẻ em hồi gia.
+ Đối với nhóm trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống cùng gia đình: Tham vấn trực tiếp đến gia đình và bản thân trẻ nhận thức được tác hại của việc lang thang, lao động kiếm sống; vận động và trợ giúp các gia đình cam kết không để trẻ em lang thang, tham gia các hình thức lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho các em học văn hóa, học nghề…; đồng thời vận động các gia đình trở về quê hương.
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát địa bàn nơi có trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
b) Đối với các địa phương nơi có trẻ em đi lang thang, lao động kiếm sống (đầu đi)
– Nắm chắc tình hình, cập nhật kịp thời số trẻ em đi lang thang, trẻ em lao động kiếm sống, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em phải bỏ nhà lang thang, lao động kiếm sống. Phối hợp với các địa phương nơi trẻ em đến để xác minh và thực hiện các biện pháp can thiệp, trợ giúp phù hợp.
– Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia
– Hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em lao động hồi gia giải quyết khó khăn trước mắt; vận động và hỗ trợ các em trở lại trường học; tổ chức các hình thức hướng nghiệp, học nghề và trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em; vận động các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động nghể với tạo việc làm, tăng thu nhập để ổn định cuộc sống cho trẻ em và gia đình của trẻ.
– Trợ giúp giađình, người chăm sóc trẻ TELT, trẻ em lao động kiếm sống về kiến thức, kỹ năng, tay nghề, ổn định sinh kế, tăng thu nhập với điềukiện cam kết không để trẻ em đi lang thang, không để trẻ em phải làmviệc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độchại, đi giúp việc các gia đình khác, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền cơ bản cho các em.
3. Hoạtđộng phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực.
3.1. Truyền thông, giáo dục, vận độngxã hội.
a) Nội dung truyền thông, giáo dục,vận động xã hội: Tuyên truyền, phổ biến những quy định củapháp luật, chính sách trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực; nâng cao nhận thức về tác hại và hậu quảđối với trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực;giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ về phòng ngừa, phát hiện và xửlý kịp thời các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em; giáo dụckỹ năng sống cho trẻ em nhằm giúp các em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình,bảo vệ bạn bè trước các hành vi xâm hại, bạo lực.
b) Hình thức: Lựa chọn hình thứctruyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn cụ thể: Truyền thông trên hệ thống phát thanh; qua việc phát hành tài liệu, tờgấp, băng, đĩa; tổ chức các buổi nói chuyện với cha mẹ, người chăm sóc trẻ vàtrẻ em.
3.2. Hoạt độngquản lý, phát hiện, can thiệp, trợ giúp trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục,bị bạo lực.
a) Lập danh sách trẻ em trên địa bàn; phân loại đối tượng;lập hồ sơ quản lý các đối tượng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực,trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị bạo lực.
b) Phân công cán bộ, cộng tác viên phụ trách việc theo dõicác đối tượng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em có nguy cơbị xâm hại tình dục, bị bạo lực, đề xuất các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội đối vớitrẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em có nguy cơ bị xâm hạitình dục, bị bạo lực.
– Trợ giúp các hộ gia đình và trẻ em phát hiện và có kỹnăng xử lý, bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ xâm hại, bạo lực.
3.3. Hoạt động can thiệp, trợ giúptrẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực
a) Nội dung canthiệp, trợ giúp:
– Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bịxâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực; trợ giúp các em trong quá trình trị liệutâm lý và phục hồi sức khoẻ.
– Trợ giúp giađình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em thông các hoạt động tậphuấn hoặc hội họp tại địa phương;
– Vận động cộng đồng nhận chăm sóc,nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực trong trường hợp phải tách trẻ em bị XHTD, trẻ em bị bạo lực ra khỏi môi trường có nguy cơcao bị xâm hại;
– Tổ chức hướngnghiệp, dạy nghề cho trẻ em và hỗ trợcác em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình các em,giúp các em tiêu thụ sản phẩm nếu có điều kiện để các em có thu nhập. Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp nhậnvà sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động giúp các emcó việc làm và thu nhập ổn định.
– Phối hợp xác minh, thu thập chứng cứ,điều tra, xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
b) Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻem bị xâm hại tình dục, bị bạo lực (áp dụng theo Thông tư số 23/LĐTBXH-BVCSTE ngày 16/8/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quy trình canthiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục)
4. Hoạt động phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên viphạm pháp luật.
4.1. Hoạt động truyền thông, vận động xã hội về phòng ngừa, trợ giúp ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật
a) Nội dung: Tuyêntruyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách trợ giúp người chưathành niên vi phạm pháp luật, nếp sống văn hóa, bài trừtệ nạn xã hội; nâng cao nhận thức về tác hạivà hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật; giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ về phòng ngừa, nhậnbiết kịp thời những yếu tố có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên vi phạmpháp luật và trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật phục hồi, hòa nhậpcộng đồng; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhằm giúp các em có kiếnthức, kỹ năng tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè, không bị lôi kéo tham gia vào cáchoạt động vi phạm pháp luật, có ý thức tôn trọngpháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bảnthân, gia đình và xã hội; phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong phòng chốngthanh thiếu niên nghiện ma tuý và ngăn chặn các hoạt động tệ nạn xã hội trong lứatuổi chưa thành niên.
b) Hình thức: Lựa chọn hình thứctruyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn cụ thể: Truyền thông trên hệ thống phát thanh; qua việc phát hành tài liệu, tờgấp, băng, đĩa; tổ chức các buổi nói chuyện với cha mẹ, người chăm sóc và trẻem; tổ chức tham vấn trực tiếp đối người chưa thành niên vi phạm pháp luật vàgia đình của NCTN vi phạm pháp luật.
4.2. Quản lý, theo dõi, phát hiệnvà can thiệp sớm để chấm dứt nguy cơ dẫn đến người chưathành niên vi phạm pháp luật.
a) Lập danh sách người chưa thành niên trên địa bàn; phânloại đối tượng; lập hồ sơ quản lý các đối tượng ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật; người chưa thành niên có nguy cơ vi phạmpháp luật.
b) Phân công cán bộ, cộng tác viên phụ trách việc theo dõicác đối tượng người chưa thành niên vi phạm phápluật; người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật, đề xuấtcác biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật; người chưa thành niên có nguycơ vi phạm pháp luật.
– Tăng cường các biện pháp trợ giúp các hộ gia đình và ngườichưa thành niên phát hiện và có kỹ năng xử lý, bảo vệ trẻ em trước các yếu tố có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật (tư vấn tâm lý, phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng, trợ giúp giảmthiểu nguy cơ; cung cấp và kết nối các dịch vụ và chính sách xã hội hỗ trợ giađình và người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật…).
4.3. Hoạt động can thiệp, trợ giúpngười chưa thành niên vi phạm pháp luật.
a) Nội dung can thiệp, trợ giúp:Quản lý chặt chẽ và thực hiện các biện pháp giáo dục, trợ giúp người chưa thànhniên vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng. Các hoạt động can thiệp, trợgiúp phải dựa trên điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và nhu cầu của từng trẻ, đảm bảolợi ích tốt nhất của người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
– Tham vấn, trợ giúp tâm lý, giáodục cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng, trong các trườnggiáo dưỡng, giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật hiểu biết về pháp luật,nhận thức được sai lầm của mình, có ý thức thức tôn trọng pháp luật, tôn trọngquy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xãhội.
– Tổ chức cáclớp hướng nghiệp, dạy nghề choNCTN vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung và cácem được giáo dục tại cộng đồng (trợgiúp các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình,giúp các em tiêu thụ sản phẩm nếu có điều kiện để các em có sinh kế ổn định; hỗ trợ các em và các doanh nghiệp nhận và sửdụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động giúp các em có việclàm và thu nhập ổn định).
– Truyền thông giáo dục, vận động xã hội không có thái độ phân biệt đối xử với người chưa thành niên viphạm pháp luật.
b) Quy trình can thiệp trợ giúp: Vậndụng quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bịxâm hại tình dục (theo Thông tư số 23/LĐTBXH-BVCSTE ngày 16/8/2010 của Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội)
III. Tổ chức thựchiện
1. Sở Lao động –Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Công an và các ngành, đoàn thể liên quan
– Hướng dẫn Phòng Lao động – Thương binhvà Xã hội các quận, huyện đánh giá thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vàcác điều kiện cần thiết để triển khai xây dựng mô hình tại các xã, phường, thịtrấn, làm cơ sở để lựa chọn địa bàn; căn cứ tiêu chí chọn địa bàn và nguồn ngânsách (bao gồm cả ngân sách Trung ương và địa phương), lập danh sách các đơn vịtriển khai xây dựng mô hình trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
– Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạchvà hướng dẫn địa phương triển khai xây dựng mô hình 1, mô hình 2 và mô hình 3(thuộc dự án 4 của Quyết định số 267/QĐ-TTg ) Phối hợp với Sở Công an xây dựngkế hoạch và hướng dẫn địa phương triển khai xây dựng mô hình 4 (thuộc dự án 4 củaQuyết định số 267/QĐ-TTg ).
– Tổ chức tập huấn nâng cao năng lựccho Ban điều hành/Ban chỉ đạo và đội ngũ cộng tác viên về tổ chức và thực hiệncác hoạt động.
– Tổ chức các hoạt động truyền thôngtại tỉnh, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động triển khai mô hình tạixã.
– Thực hiện công tác giám sát, đánhgiá và báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của mô hình theo quy định.
2. Phòng Lao động– Thương binh và Xã hội
– Phối hợp với Công an huyện và cácngành liên quan thực hiện đánh giá và thống nhất việc lựa chọn danh sách cácđơn vị triển khai; xây dựng kế hoạch và hướng dẫn cấp xã triển khai xây dựng môhình.
– Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chứccác hoạt động tại xã.
– Tổ chức các hoạt động truyền thôngtại tỉnh, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động triển khai mô hình tạixã.
– Thực hiện công tác giám sát, đánh giávà báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của mô hình theo quy định.
3. Ủy ban nhân dânxã, phường
– Chỉ đạo thực hiện công tác khảosát, phân loại và quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa bàn; xây dựng kếhoạch hoạt động theo hướng dẫn của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội vàngành Công an các cấp.
– Kiện toàn Ban điều hành/Ban chỉ đạomô hình cấp xã và đội ngũ cộng tác viên thôn, bản.
– Chỉ đạo thực hiện các hoạt độngtheo kế hoạch được duyệt.
– Tổ chức các hoạt động truyền thôngtại cộng đồng, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động triển khai mô hình tạixã.
– Thực hiện công tác giám sát, đánhgiá và báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của mô hình theo quy định.
C. Hệ thốngtheo dõi và đánh giá Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015
I. Căn cứ đểxây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá
1. Chương trình hành động vì trẻem và Chương trình bảo vệ trẻ em cấp quốc gia và cấp tỉnh.
2. Chương trình công tác (hay bảnkế hoạch) về Chương trình Bảo vệ trẻ em của Sở LĐTBXH tỉnh, huyện và Ban BVCSTExã.
3. Hệ thống các chỉ tiêu, chỉ sốkiểm định mục tiêu của Chương trình Bảo vệ trẻ em cấp quốc gia và cấp tỉnh.
4. Hệ thống biểu mẫu báo cáoChương trình BVCS trẻ em các cấp.
II. Mục đích,yêu cầu
1. Mục đíchtheo dõi và đánh giá Chương trình
Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻem và Chương trình Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh là một bộ phận của chương trình pháttriển KT-XH, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều tổ chức với nguồn lực tàichính lớn. Để các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả phải có hệ thốngtổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học, trong đó vai trò của hoạt động theo dõi vàđánh giá (TDĐG) là yếu tố góp phần quan trọng, hướng tới một số mục đích chínhnhư sau:
a) TDĐG Chương trình Bảo vệ trẻ embắt đầu được thực hiện từ năm 2011, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định267/QĐ-TTg về Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em, Chính phủ bắt đầu tập trungnguồn lực cho Chương trình này, cùng lúc với hệ thống TDĐG công tác BVCSTE đượccủng cố và phát triển. Hệ thống TDĐG Chương trình BVTE là một hợp phần trong hệthống TDĐG công tác BVCSTE và thực hiện Quyền trẻ em.
b) Chương trình Bảo vệ trẻ em kếthừa những nội dung BVCSTE giai đoạn trước đây, công tác TDĐG cần đảm bảo thựchiện và đánh giá kết quả các nội dung về BVCSTE theo 3 cấpđộ bảo vệ: (i) Phòng ngừa, (ii) Giảm thiểu nguy cơ, (iii) Can thiệp, trợgiúp tái hòa nhập. Trong đó nội dung hoạt động ưu tiên là đảm bảo các dịch vụcó hệ thống và mang tính liên tục, có quy định rõ các thủ tục và quy trình bảovệ trẻ em. Từ đó các dự án, hoạt động được hoạch định theo các mục tiêu, nhiệmvụ được giao trong Chương trình Bảo vệ trẻ em cấp quốc gia và cấp tỉnh.
c) Một chương trình quốc gia gồmcác mục tiêu bảo vệ trẻ em cấp quốc gia và cấp tỉnh, vì vậy cần xây dựng hệthống TDĐG cấp quốc gia, trên cơ sở đó các tỉnh thiết lập hệ thốngTDĐG phù hợp với mục tiêu địa phương nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu TDĐG cấpquốc gia. Thông tin TDĐG giúp các nhà lãnh đạo, quản lý chỉ đạo, điều hành, điềuchỉnh kịp thời, chính xác các hoạt động thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đãđược xây dựng trong chương trình/dự án cấp quốc gia và địa phương. Xem xét kếtquả đạt được về mục tiêu, đầu ra, hoạt động của công tác BVCSTE có phù hợp vớikế hoạch đã đề ra hay không. Xem xét các điều kiện có đáp ứng với thực tế tổ chứcthực hiện công tác BVTE ở các cấp, các ngành, các tổ chức hay không. Xem xét nộidung và tiến độ thực hiện các hoạt động có đáp ứng mong muốn hay không.
d) TDĐG bao gồm các hoạt động xemxét kết quả, tác động của Chương trình, dự án, nhằm chuẩn bị cho các dự án mới,hoạch định các mục tiêu mới để đạt được các mục tiêu BVCSTE nói chung và BVTEnói riêng. TDGS Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em gắn liền với TDGS việc thựchiện CTHĐGQ vì trẻ em 2012-2020, đặc biệt đối với nhóm mục tiêu BVTE.
2. Yêu cầu vềtheo dõi và đánh giá Chương trình
Ba yêu cầu trong hoạt động TDĐG làchính xác – kịp thời – đầy đủ luôn gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời.Do đó, các cán bộ quản lý và cán bộ TDĐG phải nắm vững và thực hiện nghiêm túccác yêu cầu này.
Tính chính xác: Nếu kết quả hoạt độngTDĐG không chính xác, không đúng thực tế đang diễn ra sẽ làm chương trình/dự ánmất phương hướng hoặc đi chệch mục tiêu đã định.
Tính kịp thời: Kết quả hoạt độngTDĐG phục vụ cho công tác quản lý, giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được thựctrạng đang xảy ra tại cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp tác độngnhằm thực hiện các mục tiêu đã hoạch định.
Tính đầy đủ (hay tính toàn diện):Hoạt động TDĐG nếu không đảm bảo tính đầy đủ sẽ đưa ra những nhận xét phiến diện,thiếu chính xác, vừa không đạt được kết quả mong muốn, vừa khiến cho đối tượngđược TDĐG có tâm lý thiếu tin tưởng vào cơ quan quản lý cấp trên và xem nhẹ ýnghĩa của hoạt động TDĐG. Tính đầy đủ được thể hiện tốt trong hoạt động TDĐG sẽcung cấp cho người quản lý những quyết định đúng đắn, kịp thời, bảo đảm chocông việc được thực hiện như hoạch định.
Các yêu cầu của TDĐG hiệu quả:Giao tiếp 2 chiều, phản hồi hiệu quả, lắng nghe tích cực; tìm hiểu và đáp ứng cácnhu cầu của cán bộ; tham gia giải quyết vấn đề; xây dựng kế hoạch hành động,trong đó trả lời cụ thể cho các câu hỏi: làm gì, ai làm, làm khi nào, làm thếnào, làm ở đâu; sử dụng biểu mẫu, bảng kiểm nào; thời lượng sử dụng trong TDĐG;quy trình TDĐG bao gồm lượng giá về khối lượng, chất lượng công việc, kỹ năngvà xem xét cơ sở có sẵn sàng cung cấp dịch vụ không.
Đối với công tác BVTE, yêu cầu vềTDĐG cần lưu ý thêm các điểm sau:
– Bảo đảm tính pháp lý của hoạt độngTDĐG, sự thống nhất về nội dung và công cụ TDĐG trong quá trình thực hiện.
– Phát hiện những khó khăn, vướngmắc, rút ra những bài học kinh nghiệm để giúp các nhà quản lý điều chỉnh kế hoạch,đề ra biện pháp và cơ chế, chính sách phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu, hoạtđộng, đầu ra của công tác BVTE và hoàn thiện cơ chế quản lý công tác BVTE.
– Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữacác cấp, các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện có hiệu quả công tác BVTE.
III. Nội dung TDĐG công tác BVTE
1. Các mục tiêu chương trình, dự án, chính sách
Các mục tiêu Chương trình quốc gia BVTE giai đoạn 2011-2015
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Mục tiêu |
1 |
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt so với tổng dân số |
% |
5,5 |
2 |
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc |
% |
80 |
3 |
Tỷ lệ trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, can thiệp |
% |
70 |
4 |
Tỷ lệ tỉnh/thành phố xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em |
% |
50 |
5 |
Tỷ lệ người dân được tiếp cận thông tin về bảo vệ trẻ em |
% |
90 |
6 |
Tỷ lệ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em |
% |
90 |
7 |
Tỷ lệ cán bộ BVCSTE cấp huyện trở lên được NCNL về quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về BVCSTE |
% |
100 |
8 |
Tỷ lệ cán bộ BVCSTE ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên được NCNL về bảo vệ trẻ em |
% |
50 |
9 |
Số huyện có hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em |
Huyện |
64 (2 huyện/tỉnh) |
10 |
Tỷ lệ xã có hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (trong địa bàn 2 huyện thí điểm) |
% |
100 |
11 |
Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chăm sóc |
% |
80 |
12 |
Tỷ lệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi được chăm sóc |
% |
90 |
13 |
Tỷ suất trẻ em lang thang tính trên 10.000 trẻ em |
/10.000 |
7 |
14 |
Tỷ suất trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tính trên 10.000 trẻ em |
/10.000 |
10 |
15 |
Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục |
% |
Giảm 10%/năm |
16 |
Tỷ lệ trẻ em bị ngược đãi, bạo lực |
% |
Giảm 10%/năm |
17 |
Tỷ lệ trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp |
% |
100 |
18 |
Tỷ suất NCTN vi phạm pháp luật tính trên 10.000 trẻ em |
/10.000 |
10 |
19 |
Số mô hình/ trường hợp thí điểm xử lý chuyển hướng đối với NCTN phạm tội |
Mô hình |
– |
20 |
Số phiên toà riêng xét xử những vụ án liên quan đến NCTN |
Mô hình |
– |
21 |
Số mô hình phòng điều tra thân thiện dành cho trẻ em và NCTN |
Mô hình |
Các mục tiêu Chương trình Hành động vì trẻ em giai đoạn 2012-2020(dự thảo)
(Các mục tiêu có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Bộ LĐTBXH thực hiện)
TT
|
Các mục tiêu cụ thể
|
ĐVT
|
2010
|
2015
|
2020
|
1
|
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt so với tổng số trẻ em |
%
|
6
|
5,5
|
5
|
2
|
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc |
%
|
76
|
80
|
85
|
3
|
Giảm tỷ lệ trẻ em bị bạo lực |
%
|
20
|
40
|
|
4
|
Tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích/100.000 trẻ |
Trên 10.000 trẻ em
|
65
|
20
|
18
|
5
|
Tỷ lệ xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn |
%
|
39
|
50
|
55
|
6
|
Tỉ lệ trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em các cấp |
Trên 100.000 trẻ em
|
15
|
20
|
25
|
7
|
Tỷ lệ xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em |
%
|
60
|
70
|
80
|
2. Hệ thống chỉ số báo cáo theo dõi và đánh giá
TT
|
Chỉ số |
I
|
Thông tin chung
|
1
|
Tổng dân số trẻ em |
2
|
Số trẻ em dưới 6 tuổi |
3
|
Số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT |
4
|
Số người chưa thành niên từ 16 đến dưới 18 tuổi |
5
|
Tổng ngân sách thực hiện mục tiêu BVCSTE (trong đó kinh phí sự nghiệp BVCSTE, kinh phí thực hiện Chương trình BVTE các cấp, huy đông từ Quỹ BTTE) |
II
|
Truyền thông giáo dục và vận động xã hội |
1
|
Số người dân được tuyên truyền trực tiếp về BVCSTE dưới các hình thức |
2
|
Số chương trình/sản phẩm truyền thông về BVCSTE được sản xuất ở địa phương (số sản phẩm và số lượng bản) |
3
|
Số xã/phường có Quỹ BTTE |
4
|
Tổng số xã phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em |
5
|
Tổng số ngôi nhà đạt tiêu chuẩn ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em |
6
|
Số lượng diễn đàn trẻ em được tổ chức trong năm (trong đó số trẻ em tham gia các cấp) |
7
|
Số lượng điểm tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (số trẻ em tham gia tỉnh/huyện/xã) |
8
|
Số lượng điểm tổ chức Tết trung thu cho trẻ em (số trẻ em tham gia tỉnh/huyện/xã) |
III
|
Cán bộ và nâng cao năng lực BVCSTE các cấp |
1
|
Số cán bộ làm công tác BVCSTE các cấp (tỉnh/huyện/xã) |
2
|
Số cộng tác viên thôn bản |
3
|
Số lớp/số giảng viên nguồn cấp tỉnh được đào tạo, tập huấn về BVCSTE: |
4
|
Số lớp/số cán bộ BVCSTE cấp tỉnh/huyện được tập huấn về BVCSTE (quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án… BVCSTE ở địa phương) |
5
|
Số lớp/số cán bộ xã, cộng tác viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư được tập huấn về kỹ năng bảo vệ trẻ em |
IV
|
Dịch vụ BVCSTE và Mô hình hệ thống BVCSTE |
1
|
Số cơ sở trợ giúp trẻ em công lập và ngoài công lập |
2
|
Tổng số huyện là địa bàn thí điểm thực hiện Chương trình BVTE (quốc gia, tỉnh) |
3
|
Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Chương trình BVTE (quốc gia, tỉnh) |
4
|
Số tỉnh/TP đã có Quyết định thành lập ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh? |
5
|
Số tỉnh/TP đã có Quyết định thành lập trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh? |
6
|
Số huyện có Quyết định thành lập ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện |
7
|
Số huyện có văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện |
8
|
Số xã có quyết định thành lập Ban bảo vệ trẻ em cấp xã |
9
|
Số xã có mạng lưới cộng tác viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn/ xóm/bản/làng/cụm dân cư |
10
|
Số điểm tư vấn cộng đồng |
11
|
Số điểm tư vấn trường học |
V
|
Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt |
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (10 nhóm theo Luật BVCSTE) |
|
1
|
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi |
2
|
Số trẻ em bị khuyết tật/tàn tật |
3
|
Số trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học |
4
|
Số trẻ em nhiễm HIV/AIDS |
5
|
Số trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
6
|
Số trẻ em lang thang |
7
|
Số trẻ em bị xâm hại tình dục |
8
|
Số trẻ em nghiện ma tuý |
9
|
Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật |
10
|
Số trẻ em làm việc xa gia đình |
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác (3 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được quy định trong Luật BVCSTE) |
|
11
|
Số trẻ em bị mua bán, bắt cóc |
12
|
Số trẻ em bị ngược đãi, bạo lực |
13
|
Số trẻ em bị tai nạn thương tích (trong đó có số trẻ em bị tử vong) |
Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (6 nhóm trẻ em) |
|
1
|
Số trẻ em trong các gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo của Việt Nam)
(ước tính) |
2
|
Trẻ em bỏ học khi chưa hoàn thành chương trình phổ cập 9 năm |
3
|
Trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội (Cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS) |
4
|
Trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (nghiện rượu, sử dụng ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm) |
5
|
Trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật và đang trong thời gian thi hành án |
6
|
Trẻ em không sống cùng với cả bố và mẹ từ 6 tháng trở lên |
V. Hệ thống biểu mẫu theo dõi và đánh giá
1. Mẫu báo cáo theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em các cấp (Phụ lục 1)
Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về tình hình thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em các cấp, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch kịp thời so với kế hoạch hàng năm và 5 năm
Mẫu biểu
|
Kỳ thu thập
|
Thời gian gửi báo cáo
|
Mẫu số 01/BVTE: Danh sách địa bàn thí điểm dự án, mô hình thuộc chương trình bảo vệ trẻ em |
Hàng năm
|
Tháng 6, 12
|
Mẫu số 02/BVTE : Chỉ tiêu theo dõi và giám sát thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em hàng năm |
Hàng năm
|
Tháng 6, 12
|
Mẫu số 03/BVTE: Danh mục các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cấp tỉnh |
Hàng năm
|
Tháng 6, 12
|
2. Mẫu báo cáo thống kê định kỳ hàng năm thực hiện mục tiêu BVCSTE (phụ lục 2)
Mục đích: Nhằm thu thập số liệu kết quả thực hiện các chương trình, chính sách, mụctiêu BVCSTE, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu BVCSTE nói chung và mục tiêu BVTE nói riêng.
Mẫu biểu
|
Kỳ thu thập
|
Thời gian gửi báo cáo
|
Mẫu số 01/BVCSTE: Thống kê số liệu cơ bản về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em |
Hàng năm
|
Tháng 6, 12
|
Mẫu số 02/BVCSTE: Thống kê hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em |
Hàng năm
|
Tháng 6, 12
|
Mẫu số 03/BVCSTE: Thống kê trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt |
Hàng năm
|
Tháng 6, 12
|