Đất bố mẹ chồng đứng tên có được chia tài sản không? Vợ chồng có được chia tài sản xây dựng trên đất bố mẹ khi ly hôn không? Những câu hỏi trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật liên quan đến vấn đề này, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến câu hỏi này hãy gọi ngay cho chúng tôi qua 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao.
Tài sản chung của vợ chồng được phân chia như thế nào khi ly hôn?
Chị Phương (Vũng Tàu) đưa ra câu hỏi:
“ Chào Luật sư! Tôi và chồng đã kết hôn 04 năm trước và có một bé trai, nhưng gần đây trong quá trình chung sống vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã không hòa thuận. Vợ chồng tôi quyết định sẽ ly hôn với nhau, nhưng chúng tôi chưa xác định được tài sản chung để phân chí. Vậy luật sư cho tôi hỏi làm sao để vợ chồng tôi xác định được tài sản chung. Trường hợp vợ chồng tôi ly hôn thì tài sản chung của hai vợ chồng được chia như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Tư vấn nhanh chóng phân chia tài sản chung vợ, chồng khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Phượng! Cảm ơn chị đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật là nơi gửi băn khoăn, thắc mắc. Đối với câu hỏi của chị, dựa theo quy định pháp luật hiện hành luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản những tài sản sau:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về hoa lợi, lợi tức tại Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Các loại thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân gồm các khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ các khoản tài sản gắn liền với nhân thân vợ chồng, ưu đãi người có công với cách mạng); tài sản mà hai vợ chồng xác lập quyền sở hữu với những vật bị bỏ quên, đánh rơi, chôn dấu, gia cầm, gia súc bị thất lạc,… Và các loại thu nhập hợp khác theo quy định về pháp luật đều được tính vào tài sản chung của hai vợ chồng.
– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu đời sống của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng;
– Trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân hầu hết đều được tính là tài sản chung của hai vợ chồng. Đối với tài sản riêng, để trở thành tài sản chung thì hai vợ chồng phải thỏa thuận gộp tài sản sản riêng thành tài sản chung. Thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản có công chứng sẽ là căn cứ chứng minh tài sản chung nếu có tranh chấp xảy ra.
>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân – Tư vấn từ A-Z
Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Sau khi mâu thuẫn gia đình không giải quyết được và có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn, bên cạnh việc quyết định ly hôn thì tòa án sẽ giải quyết những tranh chấp theo yêu cầu của hai vợ chồng về con cái và tài sản. Chủ yếu về giải quyết tranh chấp tài sản thì sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn hơn và khó có thể hòa giải.
Việc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi, tuy nhiên căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2015, thì khi có tranh chấp về tài sản thì sẽ phải tính đến những yếu tố sau:
– Hoàn cảnh của gia đình và của hai vợ chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập;
– Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có thể tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của bên vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng như: ngoại tình, bạo lực gia đình, không tôn trọng vợ/chồng,..
Như vậy đối với câu hỏi của chị khi vợ chồng chị đã xác định được tài sản chung, việc phân chia tài sản sẽ ưu tiên theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp có yêu cầu phân chia tài sản thì tài sản được chia theo nguyên tắc chia đôi. Nếu hai bên có tranh chấp vè tài sản thì khi phân chia Tòa án sẽ dựa theo những yếu tố nêu trên đây.
Trên đây là phân tích của Tổng Đài Pháp Luật cho vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu chị còn vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, gọi ngay hotline 1900.6174 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ luật sư.
>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Tư vấn miễn phí
Đất bố mẹ chồng đứng tên có được chia tài sản khi vợ chồng ly hôn không?
Chị Bích (Hưng Yên) có câu hỏi như sau:
“Luật sư cho tôi hỏi, vợ chồng tôi chuẩn bị ly hôn sau 10 năm sống chung với nhau. Trước đây, ông bà nội tức bố mẹ chồng tôi giao cho chúng tôi ở một mảnh đất riêng, nhưng mảnh đất này vẫn đứng tên bố tôi chứ không phải đứng tên vợ chồng tôi. Vì thế mà chúng tôi chưa thể thỏa thuận việc phân chia tài sản là ngôi nhà này khi ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi đất bố mẹ chồng đứng tên có được chia tài sản khi vợ chồng ly hôn không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Đất bố mẹ chồng đứng tên có được chia tài sản không? Gọi ngay 1900.6174.
Trả lời:
Xin chào chị Bích! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu về cho Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của chị Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:
Trong trường hợp của chị, đất bố mẹ chồng đứng tên đồng nghĩa với việc mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của bố mẹ chồng. Theo quy định tại Điều 168 Luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Chính vì vậy, bố mẹ chồng có muốn chuyển nhượng tài sản cho vợ chồng hay không là quyền của họ, không thể mặc nhiên tài sản của bố mẹ chồng là tài sản của vợ chồng để chia sau ly hôn.
Mảnh đất do bố mẹ chồng đứng tên sẽ được chia cho vợ chồng sau ly hôn trong trường hợp sau:
– Bố mẹ chồng tặng đất cho hai vợ chồng, đã thực hiện đầy đủ thủ tục tặng cho và sang tên hai vợ chồng. Điều này đồng nghĩa với việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do hai vợ chồng đứng tên và là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vậy, khi hai vợ chồng ly hôn, mảnh đất này sẽ được chia theo quy định pháp luật hoặc nếu đủ điều kiện sẽ làm thủ tục tách thửa để chia. Tuy nhiên, nếu đã có quyết định ly hôn của Tòa án nhưng thủ tục tặng cho đất vẫn chưa hoàn thành thì mảnh đất này vẫn sẽ không được chia vì quyền định đoạt tài sản vẫn là của bố mẹ chồng.
– Bố mẹ chồng tặng riêng cho vợ hoặc chồng, đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng và sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, sau ly hôn người nào được bố mẹ chuyển nhượng, tặng cho riêng thì đó là tài sản riêng, không phát sinh tranh chấp với vợ/chồng trong khối tài sản chung.
Như vậy trong trường hợp của chị Bích nêu trên đây, đất mà vợ chồng chị đang ở được bố mẹ chồng giao cho nhưng giấy tờ vẫn đứng tên bố chồng chị nên tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của bố chồng chị. Mảnh đất này chỉ được quy công nhận là tài sản của vợ chồng khi bố mẹ tặng đất cho hai vợ chồng và có đầy đủ giấy tờ thủ tục tặng cho và sang tên cho hai vợ chồng. Do đó mảnh đất này không thuộc tài sản chung của vợ chồng nên hai bên không thể chia tài sản này khi ly hôn.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi đất bố mẹ chồng đứng tên có được chia tài sản khi vợ chồng ly hôn không? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp chị hiểu hơn về vấn đề này. Trong trường hợp chị còn thắc mắc nào hãy gọi ngay cho chúng tôi đến hotline 1900.6174 để nhận tư vấn chuyên sâu từ luật sư.
>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chi tiết nhất 2022
Nhà xây dựng trên đất của bố mẹ chồng có được chia tài sản sau khi ly hôn không?
Chị Lan (Ninh Bình) có câu hỏi sau:
“Chào Luật sư! Năm 2018, tôi đăng ký kết hôn với chồng, sau hai năm chung sống thì hai vợ chồng xây được căn nhà, tuy nhiên căn nhà xây trên đất của bố mẹ chồng. Vì mâu thuẫn nên hiện tại tôi muốn ly hôn và chia giá trị của ngôi nhà này. Tuy nhiên, bố mẹ chồng nói là không cho vì đây là đất của họ, tôi không có quyền gì để đòi chia ngôi nhà này cả. Cho tôi hỏi bố mẹ chồng tôi nói vậy có đúng không? Làm thế nào để tôi được chia tài sản khi ly hôn (căn nhà)? Tôi xin cảm ơn!”
Trả lời:
Chào chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của chị, luật sư nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ vào Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản hình thành, tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vậy, khi ngôi nhà được xây dựng trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời ngôi nhà này có công sức đóng góp của cả hai vợ chồng thì đồng nghĩa với việc ngôi nhà này là tài sản chung của hai vợ chồng.
Nếu có tranh chấp mà không thỏa thuận được, Điều 59 của Luật này quy định về việc phân chia tài sản sau ly hôn sẽ dựa trên những yếu tố như sau:
– Hoàn cảnh của gia đình và hoàn cảnh của vợ và chồng;
– Công sức đóng góp của hai vợ chồng, cho việc tạo tập, duy trì sự phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là thu nhập lao động.
– Bảo vệ chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Căn cứ vào những quy định trên và những thông tin chị Lan đưa ra, ngôi nhà được xây dựng bằng sự đóng góp của hai vợ chồng và được tính là tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy được xây dựng trên đất của bố mẹ chồng nhưng tài sản này không được tính vào tài sản của bố mẹ chồng.
Vì căn nhà xây trên đất bố mẹ chồng, nên sẽ xét đến khi xây nhà đã có sự cho phép của bố mẹ chồng hay chưa? Nếu không được bố mẹ chồng cho phép mà vẫn cố ý xây dựng thì bố mẹ chồng có quyền yêu cầu tháo dỡ ngôi nhà. Nếu có thì việc xây dựng ngôi nhà là đúng quy định và được tính là tài sản chung của vợ chồng.
Bố mẹ chồng không có quyền quyết định đối với ngôi nhà này, đồng thời không có quyền ngăn việc phân chia ngôi nhà. Vì vậy, sau khi ly hôn, ngôi nhà này sẽ được chia phần cho hai vợ chồng tức là chị Lan vẫn được hưởng một nửa giá trị căn nhà. Ngoài ra, nếu chị Lan có giấy tờ, chứng cứ chứng minh chị có đóng góp nhiều hơn khi xây nhà thì chị có thể được hưởng theo giá trị mà chị đã bỏ ra. Bố mẹ chồng không có quyền chiếm cả ngôi nhà khi không có đóng góp gì khi xây dựng nên.
Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp những câu hỏi liên quan đến đất bố mẹ chồng đứng tên có được chia tài sản không? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về pháp luật, từ đó có thể bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn đọc còn câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệm!