Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất khai hoang bao gồm những thông tin gì?
Có được xây nhà trên đất thuộc hành lang an toàn đê điều hay không? Mức xử phạt khi cố tình xây nhà trên đất khai hoang là bao nhiêu?
Trong bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi câu hỏi của bạn về các vấn đề này.
>>> Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Đặt lịch với Luật sư
Đất khai hoang là gì?
Hiện nay, pháp luật không có quy định hay định nghĩa rõ ràng về đất khai hoang.
Trước ngày 27/11/2017, tại khoản 1, Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT đã quy định rõ ràng về đất khai hoang:
“Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt”
Tuy nhiên, đến nay thông tư này đã hết hiệu lực. Do đó căn cứ theo cách gọi phổ biến của người dân, thực tiễn sử dụng và nguồn gốc sử dụng đất thì đất khai hoang có thể được hiểu như sau:
Đất khai hoang là đất hoang hóa, đất khác mà thời điểm sử dụng đất trên thực địa không thuộc về cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác. Việc sử dụng đất khai hoang là sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, thủ tục cho thuê đất theo quy định.
Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Anh Xuân Hùng (Yên Bái) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi về đất khai hoang mong luật sư giải đáp. Trước năm 1986, gia đình tôi có khai hoang 1 mảnh đất để canh tác hoa màu. Sau này vào năm 2000, khi quy hoạch khu kinh tế, Nhà nước yêu cầu thu hồi lại đất và nhà tôi phải tự tìm chỗ ở mới. Tôi lên UBND xã xin phép cho đổ đất lên vị trí đất hoa màu để ở tạm.
Từ lúc về ở đến nay, nhà tôi chưa hề phát sinh tranh chấp đất đai. Năm 2016 nhà tôi nhiều lần yêu cầu được cấp sổ đỏ thì UBND xã không đồng ý và nói rằng chưa đủ điều kiện. Vậy luật sư cho tôi hỏi: đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Nếu muốn được cấp thì cần những điều kiện gì ạ? Tôi xin cảm ơn.
>>> Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Đặt lịch với Luật sư
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn gặp phải, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Như vậy, nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc về vấn đề đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không, liên hệ ngay với chúng tôi để được luật sư giải đáp miễn phí.
Thủ tục cấp sổ đỏ đất khai hoang
Anh Quang Hùng (Hà Nam) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi năm nay 40 tuổi và hiện đang sinh sống tại tỉnh Hà Nam. Trước năm 1990, gia đình tôi có khai hoang một mảnh đất rộng 400m2 để trồng hoa màu. Từ thời điểm đó đến nay, đất nhà chúng tôi đang sử dụng không hề phát sinh tranh chấp và khi cơ quan xuống kiểm tra cũng không xử phạt vi phạm nào về đất đai.
Hiện tại, tôi muốn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang nhưng không biết phải làm như thế nào. Vậy luật sư cho tôi hỏi: đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Và thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang gồm những thông tin gì? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi thắc mắc đến cho luật sư chúng tôi. Liên quan đến vấn đề đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không, chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Cho nên đất khai hoang của bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất.
Thứ 2, thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân xin được cấp sổ đỏ cho đất khai hoang cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)
+ Thông tin giấy tờ chứng thực về nguồn gốc đất đang sử dụng hoặc giấy xác nhận đất hoa do UBND xã cấp.
+ Thông tin biên bản xét duyệt do hội đồng xét duyệt cấp.
>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng đất theo luật hiện hành cần chuẩn bị hồ sơ gì?
+ 2 tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (Được quy định theo mẫu 01/LPTB nếu có).
+ 2 tờ khai tiền sử dụng đất (Theo mẫu số 01-05/TSDĐ nếu có).
+ 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Theo mẫu 11/TK-TNCN nếu có).
+ 2 bản thông tin giấy tờ khác liên quan về việc miễn giảm nộp tiền sử dụng đất (nếu có).
+ 2 đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất (nếu có).
+ Thông tin bản án của Tòa án, biên bản thi hành án và quyết định thi hành án tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định từ các cấp (nếu có).
– Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện
– Bước 3: Tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện, cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ và sẽ trực tiếp kiểm tra thông tin hồ sơ.
– Bước 4: Các cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi nhận thông báo thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có). Sau đó sẽ nộp biên lai thuế trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận. Sau đó, người sử dụng đất nhận phiếu hẹn lấy giấy chứng nhận.
– Bước 5: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trên đây là giải đáp của luật sư về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất khai hoang theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư hướng dẫn làm thủ tục cấp sổ đỏ đất khai hoang. Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Đặt lịch với Luật sư
Một số câu hỏi liên quan đến đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng như thế nào đối với phần đất khai hoang?
Chị Thu Hà (Lâm Đồng) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi năm nay 38 tuổi và hiện đang sinh sống tại xã Đạ Long, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Năm 2012, gia đình tôi có khai hoang một mảnh đất đồi bỏ hoang để canh tác nông nghiệp nhưng không có bất kỳ giấy tờ gì. Ủy ban nhân dân xã cũng biết việc này nhưng không xử phạt vi phạm.
Từ đó đến nay, đất của gia đình tôi cũng chưa từng xảy ra tranh chấp với ai. Hiện giờ, gia đình tôi muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất này. Vậy luật sư cho tôi hỏi: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng như thế nào đối với phần đất khai hoang? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng như thế nào đối với phần đất khai hoang.
>>> Xem thêm: Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện như nào?
Có được xây nhà trên đất thuộc hành lang an toàn đê điều không?
Anh Trung Hiển (Nam Định) có câu hỏi:
Thưa luật sư của Tổng đài pháp luật, tôi có câu hỏi về việc cấp sổ đỏ mong được luật sư giải đáp. Tôi năm nay 50 tuổi và đang sinh sống tại tỉnh Nam Định. Cách đây 5 năm trước, do chăm chỉ làm việc, tôi có dành dụm được 600 triệu để mua đất làm nhà. Nhờ người quen giới thiệu, tôi đã mua một mảnh đất có diện tích khoảng 200m2.
Khi tiến hành làm thủ tục mua bán đất, tôi mới phát hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cán bộ có ghi mục đích sử dụng đất là đất ở lâu dài và có một phần ghi chú rằng “18m2 thuộc hành lang an toàn đê”. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi muốn xây nhà trên toàn bộ 200m2 đất này thì theo quy định của pháp luật, tôi có được xây nhà trên đất thuộc hành lang an toàn đê điều không? Nếu vẫn cố tình xây dựng thì tôi sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Với vấn đề có được xây nhà trên đất thuộc hành lang an toàn đê điều không, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 5, Điều 7 Luật đê điều 2006 quy định rằng:
Việc xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều là hành vi bị nghiêm cấm trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
Căn cứ theo khoản 6, Điều 20 Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm tại Điều 7 Nghị định này như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất – Mẫu giấy tờ thỏa thuận mua bán đất viết tay
+ Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ và trong hành lang bảo vệ đê điều với khối lượng từ 200m3 trở lên
+ Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt
Căn cứ theo khoản 9 Điều 20 Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“ Điều 20: Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c, Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn có mua một mảnh đất có diện tích 200m2, trong đó có 18m2 là hành lang an toàn đê điều. Tuy nhiên bạn muốn xây dựng nhà trên toàn bộ 200m2 này.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7, khoản 6 Điều 20 Luật đê điều 2006 và khoản 9 Điều 20 Nghị định 104/2007/NĐ-CP, trường hợp của bạn chính là hành vi vi phạm pháp luật và bạn sẽ bị xử phạt từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, bạn sẽ bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách tháo dỡ nhà ở.
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Kết luận của luật sư tư vấn đất đai về đất khai hoang có được cấp sổ không
Kết luận, đất khai hoang có được cấp sổ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm khai hoang, và sự đáp ứng các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, đất khai hoang có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng các yêu cầu về việc sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và đủ điều kiện theo quy định.
uật sư tư vấn khuyến nghị người sử dụng đất cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định, đồng thời cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc và quá trình sử dụng đất hợp pháp để tránh những rủi ro pháp lý về sau.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về đất khai hoang và các thủ tục cần thiết để xin được cấp sổ đỏ cho đất khai hoang.