Đất trông cây hàng năm là gì? Các loại đất trồng cây hàng năm theo quy định? Hướng dẫn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý giải đáp kịp thời!
Đất trồng cây hàng năm là gì?
>> Đất trồng hàng năm là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trước đây căn cứ theo Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT có giải thích về đất trồng cây hàng năm, cụ thể như sau:
“Đất trồng cây hàng năm là loại đất chuyên trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo được sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi và đất trồng cây hàng năm khác.”
Đối chiếu với quy định trong thông tư trên thì đất trồng cây hàng năm được xác định là đất đai có mục đích chuyên dụng đối với những loại cây trồng mà các loại cây này có thời gian phát triển, sinh trưởng cho đến khi thu hoạch được cây trồng là không quá một năm kể cả đất đai được sử dụng cho mục đích canh tác không thường xuyên hay đó là đất cỏ tự nhiên đã được qua cải tạo đất để được sử dụng phục vụ cho mục đích chăn nuôi. Bao gồm cả đất canh tác trồng lúa, hay đất cỏ được sử dụng vào chăn nuôi gia súc hay đó là đất đai được sử dụng để trồng cây hàng năm khác.
Tổng Đài Pháp Luật cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật đất đai, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự,… Trải qua gần 10 năm hoạt động trong nghề, tổng đài đã trở thành địa chỉ tư vấn và hỗ trợ pháp lý uy tín trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Phân loại đất trồng cây hàng năm
>> Các loại đất trồng cây hàng năm gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT có quy định về chỉ tiêu thống kê và kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về loại đất đai thì được quy định về đất trông cây hàng năm cụ thể như sau:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng lúa
Đất trồng lúa là nương rẫy và ruộng trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với những mục đích sử dụng đất khác nhưng chủ yếu là trồng lúa và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định pháp luật. Đất trồng lúa được ký hiệu là LUA.
Đất trồng lúa bao gồm các loại đất, cụ thể như sau:
– Đất chuyên trồng lúa nước (ký hiệu: LUC): Là ruộng trồng lúa nước, đất hàng năm cấy trồng từ 2 vụ lúa trở lên.
– Đất trồng lúa nước còn lại (ký hiệu: LUK): Là ruộng trồng lúa nước, đất hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa.
– Đất trồng lúa nương (ký hiệu: LUN): Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi và núi dốc từ 1 vụ trở lên.
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa. Ví dụ đất trồng những loại rau, màu, đất trồng cây dược liệu, dâu tằm, đay, cói, mía, sả, gai, đất trồng cỏ, hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ký hiệu của đất trồng cây hàng năm khác là HNK.
Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm:
– Đất bằng trồng cây hàng năm khác (ký hiệu: BHK): Là đất đai bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng và cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
– Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (ký hiệu: NHK): Là đất đai trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc và kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm
>>Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Theo Điều 125, 126 Luật đất đai năm 2013 về thời hạn sử dụng đất gồm 02 loại như sau:
– Loại 1: Sử dụng đất ổn định lâu dài (không giới hạn về thời gian) chủ yếu là do cộng đồng dân cư sử dụng
– Loại 2: Đất có thời hạn sử dụng
Bên cạnh đó, còn quy định rõ về thời hạn sử dụng đất trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau: chuyển nhượng (mua bán), chuyển đổi, tặng cho, …
Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã, phường, thị trấn thì thời hạn không quá 05 năm.
Cá nhân, hộ gia đình, trực tiếp sản xuất nghiệp sử dụng đất được giao và công nhận quyền sử dụng trong trường hợp được giao đất trồng cây hàng năm có thời hạn là 50 năm.
Khi hết thời hạn, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất đai theo thời hạn 50 năm.
Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp thì có thời hạn không quá 50 năm. Lưu ý: Khi hết thời hạn thuê đất đai, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước sẽ xem xét tiếp tục cho thuê.
Tổ chức được thuê đất, giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được xem xét và quyết định dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất không quá 70 năm.
Khi hết thời hạn sử dụng đất đai, nếu không được gia hạn hoặc không muốn gia hạn hoặc không thuê thì sẽ bị thu hồi đất.
Chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư được không?
Anh Toàn (Hà Nam) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được hỗ trợ tư vấn như sau:
Ông bà tôi được cấp nhà nước giao đất trồng cây hàng năm từ năm 1980. Ông bà tôi hiện nay đã già yếu và không còn khả năng trồng trọt nữa. Ông bà tôi định tặng cho mảnh đất này. Vậy thưa Luật sư, tôi mong Luật sư giải đáp tôi thắc mắc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư được hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở được không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn anh Toàn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của anh, các Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra phần giải đáp cho thắc mắc trên như sau:
Căn cứ theo Điểm d, Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đai phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm như sau:
…
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”.
Đất trồng cây hàng năm là loại đất nông nghiệp, đất thổ cư là đất phi nông nghiệp. Vì vậy, việc chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư thì phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Căn cứ theo Điều 59, Luật Đất đai năm 2013 quy định:
+ Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai với tổ chức.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai với hộ gia đình, cá nhân.
– Ngoài ra căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ theo Điều 52, Luật Đất đai năm 2013 là:
+ Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, có thể chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư nhưng việc chuyển đổi này phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện (tùy từng đối tượng) cho phép. Người sử dụng đất đai phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện sẽ phê duyệt theo kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp huyện.
Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của anh Toàn. Trong trường hợp, anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất ở chính xác, đúng nhất
Hướng dẫn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư
>> Hướng dẫn chi tiết chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, Gọi ngay 1900.6174
Trong quá trình tìm hiểu về Đất trồng cây hàng năm là gì? Tổng Đài Pháp Luật sẽ hướng dẫn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, cụ thể như sau:
Cơ quan cho phép chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất đai từ đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất thổ cư phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai đối với tổ chức.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai đối với cá nhân, hộ gia đình.
Như vậy, đối với cá nhân, hộ gia đình khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất đai phải xin phép cơ quan Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai sẽ đóng dấu của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Căn cứ pháp lý
* Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai
Căn cứ theo các quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất đai được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai nhưng phải khi ra quyết định cho phép chuyển mục đích đất phải dựa vào hai căn cứ trên, không được quyết định theo ý chí chủ quan.
Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, khi người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất người sử dụng đất cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
– Đơn xin phép theo Mẫu số 01.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
Quy trình thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, đối với cá nhân, hộ gia đình sau khi chuẩn bị đầy đủ nộp hồ sơ sẽ nộp tại cơ quan phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Việc quan trọng nhất đối với cá nhân, hộ gia đình trong giai đoạn này là nhận thông báo nộp tiền và sẽ nộp theo số tiền và thời hạn theo thông báo.
Bước 4. Trả kết quả
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thời gian trên không tính vào các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân sử dụng đất.
Thời gian thực hiện
Căn cứ theo Điều 61, Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BTNMT quy định cụ thể như sau:
“1. Thời gian thực hiện thủ tục cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
a) Giao đất, cho thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày làm việc.
…
4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật và thời gian trưng cầu giám định.
Trường hợp hồ sơ xin chuyển mục đích chưa hợp lệ , chưa đầy đủ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn cá nhân nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục được quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai”.
Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ giải quyết thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, với các xã miền núi, hải đảo, vùng xa, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì khoảng thời gian giải quyết sẽ không quá 25 ngày.
Lưu ý: Khoảng thời gian trên không tính:
– Không tính thời gian các ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
– Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân sử dụng đất
Có được xây nhà trên đất trồng cây hàng năm không?
>> Có được xây nhà trên đất trồng cây hàng năm không? Gọi ngay
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Luật Đất đai năm 2013 thì đất đai phải được sử dụng đúng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Hiện nay, chỉ đất thổ cư mới được phép xây dựng nhà ở và những công trình khác để phục vụ cuộc sống của con người. Mà đất trồng cây hàng năm được sử dụng vào mục đích trồng cây. Vì vậy, cá nhân sử dụng đất không được tự ý xây dựng nhà ở trên đất trồng cây hàng năm. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính và phải thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả như tháo dỡ nhà và các công trình đã xây dựng…
Để xây dựng nhà ở hợp pháp trên đất trồng cây lâu năm, cá nhân sử dụng đất phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và chỉ được xây dựng khi được sự cho phép của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đất trồng cây hàng năm có bị thu hồi không?
>> Đất trồng cây hàng năm có bị thu hồi không? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điểm h, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
…
h) Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục”.
Như vậy, đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục thì sẽ bị thu hồi theo quy định.
Ngoài ra, đất trồng cây hàng năm có thể bị thu hồi vì mục đích an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong trường hợp này, cá nhân sử dụng đất sẽ được bồi thường theo quy định (nếu đáp ứng đủ điều kiện).
Như vậy, đất trồng cây hàng năm là loại đất được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dưới một năm. Cá nhân sử dụng đất có thể chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư nếu được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất – Mới nhất năm 2022
Điều kiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm là gì?
>> Điều kiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm là gì? Gọi ngay 1900.6174
– Thứ nhất là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Thứ hai là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Thứ ba là diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với đất trồng cây hằng năm phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương.
– Ngoài ra, thì từng địa phương sẽ có thể có các điều kiện khác được quy định cụ thể tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ví dụ: Muốn tách thửa đất trồng cây hàng năm ở tỉnh Đồng Nai thì cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND:
Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm điều kiện chung để tách thửa đất và điều kiện riêng đối với đất trồng cây hàng năm.
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND này Điều kiện chung để được tách thửa đất quy định như sau:
– Thửa đất đã được cấp một trong những loại giấy tờ:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
+ Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất sẽ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
+ Thửa đất không thuộc khu vực bảo tồn và khu di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
+ Diện tích thửa đất tách thửa chưa có quyết định thu hồi đất đai, chưa có thông báo thu hồi đất và chưa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 hoặc không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi đất để thực hiện dự án.
+ Tách thửa đất đai để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013.
+ Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích và kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất được quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND.
Quy định diện tích và điều kiện cụ thể tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm (do đất trồng cây hằng năm nằm trong nhóm đất nông nghiệp nên được áp dụng theo Điều 5 của Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND) nên diện tích tối thiểu thửa đất đai hình thành sau khi tách thửa tại Đồng Nai, cụ thể như sau:
+ Các phường và các xã Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện diện tích tối thiểu thửa đất đai là 500m2 (năm trăm mét vuông);
+ Đối với các xã còn lại, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất là 1.000 m2 (một nghìn mét vuông).
Phân biệt đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm
>> Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm có điểm gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174
1. Về sự khác nhau giữa tên gọi đất trồng cây hằng năm khác và đất trồng cây lâu năm, cụ thể như sau:
Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-11-2004 của Bộ Tài nguyên – môi trường, giải thích tên gọi các loại đất cụ thể như sau:
+ Đất trồng cây hằng năm khác là đất chuyên trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch không quá một năm, chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, đay, mía, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không dùng trong chăn nuôi.
+ Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm, từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hằng năm, nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như cây nho, thanh long dứa, …
Như vậy sự khác nhau giữa đất trồng cây lâu năm khác và đất trồng hằng năm cây khác nhau ở chỗ đối với đất trồng cây hằng năm khác thì trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng không quá một năm, đối với đất trồng cây lâu năm thì trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ trên một năm trở lên.
2. Đất vườn, đất màu:
Theo Luật đất đai năm 2013, không phân loại đất là đất vườn hay đất màu. Do đó không có một định nghĩa có tính pháp lý cho hai khái niệm trên. Nhưng theo Từ điển tiếng Việt, có thể hiểu rằng đất màu, đất vườn, cụ thể như sau:
+ Đất màu là đất ở vùng khô chuyên trồng các loại cây hoa màu như lạc, khoai, đậu thay vì cây lúa.
+ Đất vườn là đất để trồng rau cỏ, cây cối.
3. Đất nông nghiệp:
Căn cứ theo khoản 1 điều 13 Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
a. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi và đất trồng cây hằng năm khác.
b. Đất trồng cây lâu năm.
c. Đất rừng sản xuất gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất và đất trồng rừng sản xuất.
d. Đất rừng phòng hộ gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ và đất trồng rừng phòng hộ.
e. Đất rừng đặc dụng gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng và đất trồng rừng đặc dụng.
f. Đất nuôi trồng thủy sản gồm đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
g. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về đất trồng cây hàng năm là gì? Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!