Di chúc để lại đất cho con và những quy định mới nhất năm 2022

Di chúc để lại đất cho con được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự 2015. Việc nắm được những quy định này sẽ giúp bạn tránh được những tranh chấp về phân chia tài sản của người thừa kế. Di chúc có cần chữ ký của tất cả mọi thành viên trong gia đình không? Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả những vấn đề này.

>>Tư vấn quy định di chúc để lại đất cho con mới nhất, gọi ngay 1900.6174

di-chuc-de-lai-dat-cho-con

Di chúc là gì?

Điều 624 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về khái niệm di chúc:

“Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Di chúc bao gồm 2 loại chính:

+ Di chúc bằng văn bản: Di chúc có thể được đánh máy hoặc viết tay, cần được xác nhận bằng chữ ký và điểm chỉ, có thể có hoặc không có người làm chứng/công chứng

+ Di chúc bằng miệng: Di chúc chỉ được lập khi không thể lập bằng văn bản. Sau 3 tháng, di chúc sẽ bị hủy bỏ nếu người lập vẫn còn minh mẫn và sáng suốt

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Mẫu di chúc để lại đất cho con viết thế nào?

Chị M.T ( Hà Nội) có gửi câu hỏi:

Xin chào Tổng đài, tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn. Bố mẹ tôi có 4 người con là 2 con trai và 2 con gái. Mẹ tôi mất năm 2015. Bố tôi có một mảnh đất ở quê với diện tích 200m2 muốn để lại cho các con sau khi mất. Hiện nay, bố tôi muốn lập bản di chúc để lại đất cho con. Vậy tôi muốn hỏi mẫu lập di chúc này được viết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>>  Hướng dẫn viết di chúc nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

MẪU DI CHÚC ĐỂ LẠI ĐẤT CHO CON

Download (DOCX, 13KB)

Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và xin đưa ra cho bạn mẫu di chúc để lại đất cho con như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———-

DI CHÚC ĐỂ LẠI ĐẤT CHO CON

Hôm nay, ngày ….tháng … năm …. tại địa chỉ ……………………………………

Tôi là: ……………………………………………………………………………….

Ngày sinh:…………………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:…………………do……………..cấp ngày……………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

Hiện nay, tôi đang có trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ sự đe dọa, lừa dối hoặc cưỡng ép nào. Tôi lập di chúc này để định đoạt phần tài sản của mình như sau:

Tài sản của tôi bao gồm:

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….. Số phát hành …. số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:…….. do ………… cấp ngày……..

Thông tin được thể hiện cụ thể như sau:

Quyền sử dụng đất:

+ Diện tích đất: …..m2 (Bằng chữ: ……..)

+ Địa chỉ mảnh đất: …………………………………………………..

+ Thửa đất:…… – Tờ bản đồ:….

+ Mục đích sử dụng:…………………….

+ Thời hạn sử dụng:……………..

+ Nguồn gốc sử dụng:……………

Sau khi tôi mất, di sản nêu trên của tôi sẽ được để lại cho:

1. Ông:…………….

Sinh ngày:……..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………….do………….cấp ngày………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………..

2. Ông:…….

Sinh ngày:……..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………….do………….cấp ngày………

Hộ khẩu thường trú:

3. Bà:…………….

Sinh ngày:……..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………….do………….cấp ngày………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………..

4. Bà:…………….

Sinh ngày:……..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………….do………….cấp ngày………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………..

Ngoài ra, tôi sẽ không để lại tài sản nêu trên của tôi cho bất kỳ ai khác.

Ý nguyện của tôi: Diện tích đất trên được chia đều cho bốn con mỗi người….m2.

Sau khi tôi qua đời, các con của tôi sẽ được toàn quyền đứng tên số tài sản theo bản di chúc bằng việc làm các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Di chúc này do tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ và dứt khoát ý chí của tôi. Di chúc được lập thành 02 bản, mỗi bản gồm…. trang.

Người lập di chúc

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là bản cập nhất mới nhất về mẫu di chúc để lại đất cho con. Nếu chưa biết điền thông tin phù hợp vào mẫu, bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Tổng Đài Pháp Luật để được tư vấn.

 

>>Xem thêm: Luật thừa kế tài sản không di chúc và quy định của pháp luật

 Di chúc để lại đất cho con có cần chữ ký của tất cả các con không?

 

Anh L.M (Hưng Yên) có câu hỏi:

Xin chào Tổng Đài Pháp Luật. Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ tổng đài giải đáp. Gia đình tôi có 5 người con gồm 2 con trai và 3 con gái. Vợ tôi đã mất từ lâu. Sau một thời gian kinh doanh, tôi có tiết kiệm được một khoản tiền để mua một mảnh đất rộng 218m2. Tôi dự định lập di chúc để chia số tài sản này cho các con. Bạn tôi có nói là lập di chúc để lại đất cho con cần chữ ký của tất cả các con? Tuy nhiên, một người con trai tôi đang đi làm xa và không có mặt ở địa phương. Vậy tôi muốn hỏi ý của bạn tôi nói trên có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc chỉ có chữ ký của người không phải lập di chúc trong các trường hợp:

1. Di chúc bằng miệng

Điều kiện để di chúc này hợp pháp được quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

+ Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình cần có sự làm chứng của ít nhất 02 người

+ Người làm chứng cần ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng

+ Trong vòng 05 ngày sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, bản di chúc này phải được mang đến cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ cho người làm chứng

Vì vậy, nếu bạn làm di chúc miệng thì cần có chữ ký hoặc điểm chỉ của ít nhất 02 người làm chứng. Việc xác nhận chữ ký của người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên thực hiện.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:

+ Người lập di chúc không tự mình viết văn bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy giúp bản di chúc.

+ Phải có sự làm chứng của ít nhất 02 người

+ Trước mặt những người làm chứng, người lập di chúc phải tiến hành ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc

+ Những người làm chứng cũng cần xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc

Nếu lập di chúc trong trường hợp này, bạn cần có chữ ký của người lập di chúc và người làm chứng.

Theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện của người làm chứng.

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc , trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc là người được hưởng di sản thừa kế nêu trong bản di chúc hoặc các đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc di chúc theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015

2. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan tới tài sản có trong nội dung di chúc.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Do đó, những người con không được phép làm chứng trong di chúc của bố mẹ. Việc này cũng đồng nghĩa với bản di chúc của bố mẹ không thể có chữ ký của các người con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề lập di chúc để lại đất cho con, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng Đài Pháp Luật để được tư vấn.

Cha mẹ không có di chúc để lại đất cho con, quyền thừa kế giải quyết ra sao?

 

Câu hỏi của chị T.A (Bắc Giang):

Thưa Tổng đài, tôi có một số câu hỏi cần được tư vấn và giải đáp. Sau thời gian kinh doanh, bố tôi có một khoản tiền tiết kiệm để mua được mảnh đất có diện tích 546m2. Gia đình tôi gồm có bố, tôi, 2 người con của mẹ kế và mẹ kế. Khi bố tôi mất chỉ để lại di chúc có mẹ kế và 2 con của mẹ kế thừa hưởng tài sản của bố. Vậy tôi muốn hỏi, tôi có luật chia đất đai cho con gái không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>>Giải quyết quyền thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật. Chúng tôi đã tiếp nhận vấn đề và đưa ra phản hồi cho bạn như sau:

Luật thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn có thể nhận thừa kế khi di chúc không để lại tài sản cho bạn.

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Theo như những thông tin bạn cung cấp, bạn là con trai ruột của bố bạn. Mặc dù bố bạn không có di chúc để lại đất cho con là bạn mà để lại cho mẹ kế và con của mẹ kế, bạn vẫn có thể nhận được hai phần ba suất thừa kế của một người theo pháp luật. Tài sản của bố bạn sẽ được chia thành 4 phần bằng nhau và bạn được nhận hai phần ba của một phần tài sản đó.

 

giai quyet-quyen-thua-ke-khi-cha-me-khong-di-chuc-de-lai-dat-cho-con

Di chúc để lại đất cho con bằng miệng có giá trị pháp lý không?

 

Chị B.H ( Hà Nam) có câu hỏi:

Chào Tổng đài. Tôi có việc này muốn hỏi Tổng đài. Trước khi mất, bố tôi có dặn dò tất các các anh chị em của tôi về vấn đề tài sản, đất đai. Bố tôi có một mảnh đất với diện tích 1535m2 và một khoản tiền tiết kiệm. Bố tôi có chia rõ ràng cho 5 anh chị em chúng tôi mỗi người một phần như nhau. Tất cả chúng tôi đều đồng ý với ý nguyện của bố và không có tranh chấp gì. Tuy nhiên tôi muốn hỏi di chúc để lại đất cho con bằng miệng có được công nhận không? Tôi cảm ơn Tổng đài.

 

>> Di chúc để lại đất cho con bằng miệng có giá trị pháp lý không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài. Sau khi tiếp nhận vấn đề chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Di chúc miệng được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015.

“Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Di chúc bằng miệng được pháp Luật công nhận, di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Vậy để di chúc hợp pháp thì anh chị em bạn cần tìm ít nhất 2 người làm chứng. Sau đó nhờ người làm chứng ghi chép lại. Cuối cùng, trong thời hạn 05 ngày làm việc thì anh chị em bạn mang di chúc đó đi công chứng hoặc chứng thực xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng để bản di chúc để lại đất cho con này có hiệu lực.

Bố di chúc để lại đất cho con, mẹ có được hưởng không?

 

Chị T.L ( Hà Nội) có câu hỏi:

Nhà tôi có 3 anh chị em, bố tôi đã mất chỉ còn lại mẹ. Trước khi mất, bố tôi đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là một lô đất cho anh trai tôi. Tuy nhiên, anh trai tôi chỉ được phép chiếm hữu và sử dụng tài sản này nhưng không có quyền định đoạt. Do cần vốn kinh doanh nên anh tôi muốn bán lô đất này đi. Tôi và em tôi không đồng ý và muốn chia lại tài sản. Tôi muốn mẹ tôi cũng nhận được một phần tài sản của bố. Vậy tôi muốn hỏi, khi bố di chúc để lại đất cho con thì mẹ tôi có được thừa kế tài sản của bố không? Xin cảm ơn Tổng đài.

 

>> Mẹ có được hưởng di san khi bố để lại di chúc cho con không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Tổng đài đã tiếp nhận được thông tin của bạn và xin phản hồi như sau:

Theo Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những người này có quyền được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất tài sản của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản đó được chia theo pháp luật. Điều này áp dụng với trường hợp họ không được hưởng di sản do người lập di chúc để lại hoặc chỉ được hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Những người đó là:

+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn thuộc trường hợp hưởng tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Nếu mẹ bạn nằm trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được nhận di sản.

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy bố bạn di chúc để lại đất cho con, nhưng nếu mẹ bạn đủ điều kiện nhận di chúc thì mẹ bạn sẽ được hưởng phần tài sản bằng hai phần ba phần bắt buộc của một suất thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp của bạn, phần di sản sẽ được chia thành 4 phần và mẹ bạn sẽ được hưởng hai phần ba của một phần đó. Phần còn lại sẽ được chia theo di chúc. Nếu còn thắc mắc vấn đề về luật thừa kế, bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174.

Lập di chúc để lại đất cho con rồi có thay đổi được không?

 

Anh H.K (Hưng Yên) có câu hỏi:

Xin chào Tổng đài, tôi có câu hỏi cần được tư vấn. Cách đây sáu tháng, bố tôi có làm bản di chúc để lại căn nhà vợ chồng tôi và bố đang sống cho tôi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bố tôi muốn lập lại di chúc để chia đôi tài sản cho em gái của tôi một phần. Vì vậy, bố tôi muốn hủy bản di chúc trước. Tôi muốn hỏi di chúc đã được công chứng có thể hủy bỏ được hay không? Bố tôi có thể thay đổi nội dung di chúc không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Có thể thay đổi việc lập di chúc để lại đất cho con không?Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài. Về vấn đề này bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp.

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Như thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã công chứng bản di chúc nên nó được coi là hợp pháp. Trong trường hợp bố bạn vẫn còn minh mẫn, sáng suốt và không chịu bất kỳ sự đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép ép thì bố bạn có để thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập. Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập qua đời. Khi người lập muốn hủy bỏ, bổ sung , thay thế thì cần tuân thủ theo quy định tại Điều 640 của Bộ luật Dân sự 2015.

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.”

Nếu bố bạn muốn hủy bỏ bản di chúc thì phải phải đến các cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ. Trong trường hợp việc hủy bỏ không hợp lệ thì di chúc cũ vẫn có hiệu lực.

 

>>Xem thêm: Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc theo quy định mới nhất

Di chúc để lại đất cho con nhưng không muốn con chuyển nhượng lại đất cho người khác?

 

Chị D.L ( Nam Định) có câu hỏi:

Xin chào Tổng đài. Tôi năm nay ngoài 50 tuổi. Tôi và 3 người con đã lớn đang cùng chúng sống trên một mảnh đất 300m2. Tôi là người đứng tên trên sổ đỏ của mảnh đất này, Tôi muốn lập một bản di chúc để lại toàn đổ mảnh đất này cho con trai cả của tôi. Tuy nhiên tôi nghe bạn bè tôi nói để có thể lập di chúc cần có chữ ký của cả 3 người con. Nhưng tôi biết chúng sẽ không đồng ý về bản di chúc này. Vậy tôi muốn hỏi ý kiến của bạn bè tôi có đúng không? Bên cạnh đó, tôi di chúc để lại đất cho con cả nhưng muốn con bán đất được không? Đây là mảnh đất tổ tiên để lại nên tôi không muốn nó bị bán. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Cách lập di chúc để lại đất cho con nhưng không muốn con bán đất. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Sau đây chúng tôi xin phép tư vấn về vấn đề bạn đang thắc mắc như sau:

Đầu tiên, việc có cần sự đồng ý của các thành viên trong gia đình khi lập di chúc

Theo thông tin được cung cấp, bạn là chủ sở hữu của mảnh đất này. Căn cứ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 179 Luật đất đai 2013 thì:

“ đ. Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Do đó, bạn hoàn toàn có quyền theo ý chí của mình để lại di chúc mà không cần có sự đồng ý của các con.

Tuy nhiên, trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình là thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên trong gia đình, thì việc lập di chúc phải có sự thỏa thuận của tất cả thành viên. Nội dung này được quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015.

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Cuối cùng về vấn đề muốn người hưởng di chúc không chuyển nhượng đất cho người khác.

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về việc người lập di chúc có những quyền gì.

“1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015:

” Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”

Do vậy, nếu bạn muốn con trai bạn không chuyển nhượng mảnh đất sau khi bạn mất thì trong di chúc bạn cần nêu rõ mảnh đất bạn để lại sẽ được dùng cho việc thờ cúng và do con trai bạn quản lý.

Các câu hỏi tình huống liên quan đến di chúc để lại đất cho con

 

Quy định của pháp luật về thừa kế di sản như thế nào?

 

Câu hỏi của chị K.T (Hà Nam):

Xin chào Tổng đài. Tôi có câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn từ tổng đài. Ông bà tôi có một mảnh đất cùng một căn nhà ở quê. Tuy nhiên, trước khi mất ông bà tôi không để lại di chúc. Năm 2008, bố tôi có cắt mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các con để ở. Năm 2015, cô chú tôi muốn nhận một phần mảnh đất theo quyền thừa kế. Vậy tôi muốn hỏi cô chú tôi có quyền thừa kế trên mảnh đất này không? Quy định của pháp luật về quyền thừa kế như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn.

 

>> Thừa kế di sản như thế nào theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Tổng đài. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra phản hồi cho bạn.

Theo thông tin bạn cung cấp, ông bà bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết sẽ được hưởng phần tài sản. Vì vậy, phần tài sản này sẽ được chia đều cho các con của ông bà.

Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế.

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.’’

Trong trường hợp của bạn, cô chú có thể khởi kiện tại Tòa án để được chia lại phần di sản thừa kế. Đồng thời, cô chú của bạn có thể xem xét để yêu cầu hủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Nếu bố bạn vẫn muốn đứng tên trên Giấy chứng nhận thì phải thanh toán bằng tiền phần giá trị mà người đồng thừa kế được nhận.

 

quyen-thua-ke-theo-di-chuc-de-lai-dat-cho-con

Con không hợp tác, cha mẹ có quyền định đoạt lại di chúc không?

 

Anh T.H (Hà Nội) có câu hỏi:

Xin chào Tổng đài. Tôi năm này đã ngoài 50 tuổi. Hiện nay, tôi đang sở hữu một căn nhà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi và vợ tôi. Chúng tôi đã lập một bản di chúc để lại đất cho con vào năm 2018 để phân chia tài sản thừa kế. Tuy nhiên bản di chúc này chưa được công chứng. Nay tôi muốn bán ngôi nhà đang ở để về quê sống và thực hiện chia tài sản thừa kế theo đúng di chúc. Nhưng một người con của tôi không hợp tác và không chịu ký vào bản ủy quyền cho tôi bán nhà. Vậy tôi muốn hỏi tôi có thể đứng ra bán căn nhà này không? Xin trân trọng cảm ơn.

 

>>Quyền định đoạt lại di chúc của cha mẹ theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Sau khi tiếp nhận thông tin cần thiết, chúng tôi xin được phép giải đáp vấn đề này như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, ngôi nhà này là tài sản chung không thể phân chia. Do đó, để bán được tài sản chúng này thì cần có sự đồng ý của các chủ thể còn lại. Đồng thời, cần ủy quyền cho một người đứng ra bán theo quy định tại  Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

“2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;”

Theo quy định, nếu như một trong những người con không đồng ý thì bạn không thể bán căn nhà này. Tuy nhiên, bạn có thể thỏa thuận với các con của mình về việc giao một nửa giá trị của căn nhà cho các con. Nửa còn lại là tài sản chung của vợ chồng. Sau khi thỏa thuận thì có thể yêu cầu người con ký xác nhận đồng ý giao dịch này. Từ đó, bạn có thể đứng ra bán căn nhà.

Giữ lại nhà thờ tổ thế nào khi không có di chúc cụ thể?

 

Anh D.N (Hưng Yên) có câu hỏi:

Chào Tổng đài, tôi có câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn. Bố mẹ tôi có 4 người con gồm 2 con trai và 2 con gái. Bố mẹ tôi có một mảnh đất do ông bà tôi để lại. Trên mảnh đất này, bố mẹ tôi đã xây dựng một nhà tổ để thờ cúng ông bà. Vì đây là đất của tổ tiên nên bố mẹ tôi muốn sau khi mất thì các con không chuyển nhượng mảnh đất này. Bố mẹ tôi muốn lập di chúc để lại đất cho con nhưng con không có quyền định đoạt mảnh đất này. Tuy nhiên, khi bố mẹ tôi mất không kịp để lại di chúc. Vì vậy, anh trai tôi muốn bán mảnh đất này đi để có quyền kinh doanh. Tôi muốn hỏi anh tôi có quyền bán mảnh đất này không?

 

>> Cách giữ lại nhà thờ tổ khi không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Sau đây, chúng tôi xin phản hồi vấn đề này của bạn như sau:

Khi bố mẹ bạn mất không để lại di chúc thì phần tài sản thừa kế của bố mẹ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho tất cả người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Hàng thừa kế này được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Theo đó, việc bố mẹ bạn mất không để lại di chúc thì toàn bộ di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Việc anh trai của bạn muốn bán mảnh đất này thì sẽ vi phạm pháp luật. Vì vậy, để giữ lại quyền thừa kế hợp pháp của các thành viên trong gia đình thì các thành viên có thể thỏa thuận để giữ lại nhà thờ tổ. Nếu anh trai của bạn vẫn muốn bán phần thừa kế được hưởng thì bạn có thể thỏa thuận mua lại phần di sản đó với số tiền tương đương.

 

>>Xem thêm: Di chúc dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật năm 2022

Trên đây là tổng hợp những quy định về việc lập di chúc để lại đất cho con. Hy vọng với việc nắm được những quy định này sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Với đội ngũ luật sư giải chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, Tổng Đài Pháp Luật luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào chưa rõ bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ tư vấn luật thừa kế ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp