Điều kiện hưởng BHXH 1 lần là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Vậy chế độ lãnh bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định thế nào? Cách tính mức hưởng BHXH ra sao? Việc rút tiền bảo hiểm xã hội một lần có phải luôn mang lại lợi ích không?…
Khi bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì về chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, hãy gọi ngay đến tổng đài 19006174 để có thể được các luật sư tư vấn trực tuyến nhanh chóng nhất.
Tư vấn điều kiện hưởng BHXH 1 lần – Gọi ngay 19006174
1. Tư vấn về điều kiện hưởng BHXH 1 lần
Anh P.T gửi câu hỏi về điều hiện hưởng BHXH 1 lần:
Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi câu hỏi này. Tôi là giáo viên đã vào biên chế dạy cấp 3 và hưởng lương ngân sách từ năm 1999 (có ghi trong sổ bảo hiểm), tôi làm việc công tác tại trường đến năm 2011 thì xin thôi không làm nữa. Bây giờ nhà tôi có chút chuyện nên tôi muốn xin rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Tôi không biết rằng mình có đủ điều kiện để hưởng BHXH 1 lần không? Số tiền tôi có thể rút là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>>Tư vấn điều kiện hưởng BHXH 1 lần và mức hưởng – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gọi điện gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Theo đó, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần:
Về mức hưởng BHXH được tính theo số năm đóng BHXH, cụ thể mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội thực tế của bạn và tự tính được số tháng BHXH được hưởng. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Nếu bạn tham gia BHXH tính đến trước ngày 1 tháng 1 năm 2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
>> Xem thêm: Bảo hiểm hưu trí là gì? Những quyền lợi khi tham gia BHHT
Về mức tiền lương đóng BHXH:
Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Dựa vào những quy định trên thì bạn có thể tự tính mức tiền lương phải đóng BHXH cho mình và cho người khác. Nếu còn vướng mắc gì liên quan đến điều kiện hưởng BHXH 1 lần hay cần tính mức hưởng BHXH một cách chi tiết hơn, hãy gọi ngay tổng đài tư vấn luật lao động 19006174 để được luật sư hỗ trợ trực tiếp.
Tổng đài tư vấn pháp luật BHXH trực tuyến – Gọi ngay 19006174
2. Điều kiện hưởng BHXH 1 lần và mức hưởng
Anh M.K gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn về điều kiện hưởng BHXH 1 lần và mức hưởng:
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi, tôi làm việc tại một công ty xuất khẩu giày từ cuối tháng 12 năm 2013 nhưng đến tháng 7 năm 2014 cong ty mới đóng bảo hiểm cho tôi từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014 mức đóng là 2.500.000.đ, từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015 mức đóng là 2.800.000đ, tháng 1/2016 đến tháng 4/2016 mức đóng là 3.300.000đ. Sau đó tôi tiếp tục chuyển đến làm việc tại công ty khác cũng làm về xuất khẩu giày, nhưng đến tháng 01/2017 đóng cho đến hết tháng 4 năm 2017 mức đóng giống như trên. Nay tôi xin nghỉ việc, vậy tôi có được hưởng chế độ BHXH một lần không và nếu được thì hưởng bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>>Tư vấn điều kiện hưởng BHXH 1 lần và mức hưởng – Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy hiện tại nếu bạn dừng đóng BHXH một năm hoặc thuộc một trong các trường hợp khác đủ điều kiện rút BHXH một lần thì bạn có thể làm thủ tục hưởng chế độ BHXH một lần. Mức hưởng này sẽ phụ thuộc vào số năm đóng BHXH. Theo đó trước hết bạn cần tính bình quân tiền lương tổng thời gian đã tham gia BHXH, cách tính mức hưởng sẽ là: 1,5 tháng bình quân tiền lương đối với mỗi năm đóng trước 2014, 2 tháng bình quân tiền lương đối với mỗi năm đóng từ 2014 trở đi.
Nếu còn vướng mắc gì liên quan đến điều kiện hưởng BHXH 1 lần hay cần tính mức hưởng BHXH một cách cụ thể hơn, hãy gọi ngay đến 19006174 để được luật sư hỗ trợ nhanh nhất.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
Lãnh bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì? Xem ngay TẠI ĐÂY
3. Cách tính BHXH 1 lần
Chị N.U hỏi về cách tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Chào luật sư, xin luật sư tính giúp tôi về mức hưởng BHXH 1 lần với ạ. Tôi sinh năm 1986, là công nhân của nhà máy dệt. Tôi có tham gia đóng BHXH đầy đủ từ 12/2011 – 8/2016. Nay tôi muốn rút tiền BHXH 1 lần với chi tiết mức đóng như sau:
– Từ 12/2011 – 2/2012: lương đóng BHXH 1.600.000 đ
– Từ 3/2012 – 9/2012: lương đóng BHXH 1.900.000 đ
– Từ 10/2012 – 2/2013: lương đóng BHXH 2.200.000 đ
– Từ 3/2013 – 12/2013: lương đóng BHXH 3.150.500 đ
– Từ 1/2014 – 12/2014: lương đóng BHXH 3.700.000 đ
– Từ 1/2015 – 2/2015: lương đóng BHXH 3.780.000 đ
– Từ 3/2015 – 2/2016: lương đóng BHXH 4.900.000 đ
– Từ 3/2016 – 8/2016: Lương đóng BHXH 5.400.000 đ
Mong luật sư tính giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>>Tư vấn điều kiện hưởng BHXH 1 lần và thủ tục lãnh BHXH – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khoản 2 Điều 60 quy định:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, mức hưởng BHXH 1 lần của bạn được tính như sau:
Với thời gian đóng BHXH từ 12/2011 – 12/2014: mức hưởng = [Bình quân tiền lương] x 2 (năm) x 1,5 (hệ số)
Với thời gian đóng BHXH từ 1/2015 – 8/2016: mức hưởng = [Bình quân tiền lương] x 2 (năm) x 2 (hệ số) {Giải thích: 8 tháng đóng lẻ được làm tròn thành 1 năm}
Nếu cần tính mức hưởng BHXH một cách cụ thể hơn, hãy gọi ngay đến 19006174 để được luật sư hỗ trợ nhanh nhất
Tư vấn điều kiện hưởng BHXH và mức hưởng – Gọi 19006174
4. Có được lãnh trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và BHXH 1 lần cùng lúc được không?
Anh L.L gửi câu hỏi đến Tổng đài nhờ tư vấn:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp: Tôi làm việc cho một công ty nước giải khát từ 7/2010, trong quá trình tôi làm việc tại đây, công ty đã đóng cho tôi đầy đủ các loại bảo hiểm như: BHYT, BHXH, BHTN…Tôi dự định sẽ nghỉ việc tại đây và đã gửi đơn xin nghỉ việc, do tôi đang làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, nên sau 45 ngày Công ty mới có thể giải quyết, dự kiến 31/01/2018 sẽ giải quyết xong xuôi. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp tôi rằng:
– Tôi sẽ được hưởng trợ cấp gì khi tôi nghỉ việc ở đây? Có quy định nào về các mức trợ cấp đó không?
– Tôi muốn lãnh tiền BHXH và BHTN thì phải làm gì khi tôi không muốn đóng tiếp các loại bảo hiểm trên.
Xin chân thành cảm ơn luật sư!
>> Đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư tư vấn pháp luật BHXH: Tại đây!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép tư vấn như sau:
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Như vậy, điều kiện để bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
+ Bạn là người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.”
+ Chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp hưởng lương hưu hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
+ Đã nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.
+ Chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên thì bạn đến tổ chức bảo hiểm xã hội để lãnh tiền BHXH. Về mức hưởng trợ cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013:
“Mức lương trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thức hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu cùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chất dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc”.
Về trợ cấp thôi việc, căn cứ vào khoản 3, Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
“Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
“Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”
Về điều kiện hưởng BHXH 1 lần:
Tại Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
…”
Và tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 có quy định:
“…Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Về mức hưởng BHXH 1 lần:
Đối với mức hưởng được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về mức hưởng BHXH một lần và cách tính theo số năm đóng BHXH như sau:
“…a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”
Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm, bạn có thể nhận đủ các mức trợ cấp bảo hiểm như trên.
Trên đây là phần trả lời của luật sư, nếu còn thắc mắc gì hãy gọi đến Tổng đài 19006174 để được hỗ trợ nhanh nhất.
5. Lãnh BHXH 1 lần có những hạn chế gì?
Chị M. gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:
Chào luật sư. Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội đến nay được 5 năm. Gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19, kinh tế gia đình gặp khó khăn, tôi muốn rút tiền BHXH 1 lần nhưng nghe nói về sau sẽ không được hưởng lương hưu. Tôi đang phân vân không biết có nên rút hay không. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>>Gửi câu hỏi cho luật sư Tổng đài pháp luật qua email: Tại đây!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép tư vấn như sau:
Khi lựa chọn hưởng BHXH 1 lần, người lao động sẽ bị hạn chế quyền lợi hơn so với khi hưởng lương hưu. Cụ thể:
Khi so sánh mức hưởng giữa hưởng lương hưu và hưởng BHXH một lần thì tổng mức hưởng lương hưu trong một năm cao hơn so với mức hưởng BHXH một lần
a. Giả sử tiền lương bình quân đóng BHXH của người lao động là 1000. Tổng số tiền mà người lao động đã đóng (8%) và người sử dụng lao động đóng cho người lao động (14%) vào quỹ hưu trí, tử tuất của BHXH trong một năm là [1000 x 22% x 12 tháng] = 2640.
b. Trong trường hợp hưởng lương hưu:
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% – 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, tổng tiền lương hưu nhận được trong một năm ở mức thấp nhất là [1000 x 45% x 12 tháng] = 5400 (> 2640).
Lưu ý:
Trước ngày 01/01/2018: Mức 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Từ ngày 01/01/2018: Mức 45% tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
c. Trong trường hợp hưởng BHXH một lần: Mức hưởng BHXH 1 lần là từ 1,5 – 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH. Như vậy, tổng tiền BHXH hưởng một lần cho một năm ở mức cao nhất là [1000 x 02 x 1 năm] = 2000 (< 2640)
Lưu ý:
+ Đối việc đóng BHXH trước 2014: Mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.
+ Đối việc đóng BHXH từ 2014 trở đi: Mức hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.
Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức lãnh BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Khi đã chọn hưởng BHXH một lần, người lao động sẽ không còn được hưởng các phúc lợi đi kèm việc hưởng lương hưu, gồm:
a. Trợ cấp mai táng dành cho gia đình hoặc người lo mai táng trong trường hợp người lao động chết: 10 lần mức lương cơ sở.
b. Trợ cấp tử tuất dành cho thân nhân của người lao động trong trường hợp người lao động chết: Tùy từng trường hợp mà được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.
+ Mức trợ cấp tử tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân là từ 50% – 70% mức lương cơ sở. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng không vượt quá 04 người. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này sẽ được hưởng 2 lần mức trợ cấp.
+ Mức trợ cấp tử tuất một lần đối với thân nhân của người lao động được tính như BHXH 1 lần (tức tính theo số năm người lao động đã đóng BHXH):
- Đối với những năm trước 2014, mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.
- Đối với những năm từ 2014 trở đi, mức hưởng là 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.
Tuy nhiên, mức hưởng BHXH một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
c. Được Quỹ BHXH đóng bảo hiểm y tế (“BHYT”) và được chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định của luật BHYT.
Theo những thông tin trên, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn hình thức nhận tiền BHXH để có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài nhất.
Trên đây là phần tư vấn của luật sư Tổng đài pháp luật. Nếu còn vướng mắc, hãy gọi đến số 19006174 để có thể được các luật có nhiều kinh nghiệm sư tư vấn hỗ trợ trực tuyến nhanh nhất về điều kiện hưởng BHXH 1 lần, cách tính BHXH và thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư hoặc gửi câu hỏi qua hòm thư email với những vụ việc mang tính chất phức tạp. Rất mong có thể nhận được sự hợp tác từ phía bạn!