Đổi dân tộc cho con là vấn đề pháp lý mà các bậc cha mẹ băn khoăn khi có sai sót trong các giấy tờ về nhân thân của con. Vậy pháp luật có cho phép đổi dân tộc không? Ai quyền thực hiện thủ tục này? Thủ tục này được thực hiện như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Câu hỏi
Chị Vân Anh (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ như sau:
Tôi và chồng có kết hôn năm 2020 và đến năm 2021 chúng tôi đã sinh con. Khi đi làm khai sinh cho con, chồng tôi khai trong giấy khai sinh, dân tộc của cháu là dân tộc Kinh theo dân tộc của bố. Tuy nhiên, tôi là dân tộc Nùng và muốn con tôi theo dân tộc của mẹ. Vậy, nếu tôi muốn đổi dân tộc cho con từ Kinh sang Nùng có được hay không? Thủ tục xin đổi dân tộc cho con như thế nào? Có khó khăn phức tạp hay không?
Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi về vấn đề trên để tôi có thể làm thủ tục thay đổi dân tộc cho con nhanh chóng. Tôi chân thành cảm ơn!”
Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:
Chào chị Vân Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề chị gặp phải, chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:
Có được đổi dân tộc cho con không?
>> Luật sư giải đáp miễn phí có được đổi dân tộc cho con không? Gọi ngay 1900.6174
Mọi cá nhân khi sinh ra có quyền được xác định dân tộc. Pháp luật quy định cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ hay theo tập quán. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, hiện chưa thể xác định được cha, mẹ đẻ và đã được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
Theo quy định của pháp luật dân sự, các trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đổi dân tộc cho con trên giấy tờ pháp lý bao gồm:
– Được quyền thay đổi dân tộc cho con từ dân tộc của cha đẻ sang dân tộc của mẹ đẻ hoặc ngược lại trong trường hợp khi cha mẹ thuộc 2 dân tộc khác nhau.
– Được quyền thay đổi dân tộc cho con nuôi sang dân tộc của cha đẻ; mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Như vậy, khi có mong muốn được thay đổi dân tộc trên các giấy tờ nhân thân phải thuộc một trong hai trường hợp trên đây. Ngoài ra, đối với trường hợp bố, mẹ hay người giám hộ thực hiện thủ tục thay đổi dân tộc cho con là người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.
Đối với trường hợp của chị Vân Anh tại Đồng Nai thuộc một trong các trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu đổi dân tộc từ dân tộc của cha đẻ sang dân tộc của mẹ đẻ. Chị Vân Anh có thể làm hồ sơ, thủ tục đổi dân tộc cho con tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình tìm hiểu những quy định trên, chị có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Ai có quyền yêu cầu đổi dân tộc cho con?
>> Luật sư tư vấn miễn phí về quyền yêu cầu đổi dân tộc cho con, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
Theo quy định trên, mọi cá nhân đều có quyền xác định và xác định lại để thay đổi dân tộc của mình. Đối với cá nhân chưa đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, thường việc thay đổi dân tộc sẽ do bố, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện. Tuy nhiên, việc tiến hành các thủ tục thay đổi dân tộc cho con phải dựa trên những căn cứ; trường hợp được thay đổi dân tộc theo đúng quy định của pháp luật.
Pháp luật Việt Nam hiện hành cấm lợi dụng việc thay đổi lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi; gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
Trường hợp chị Vân Anh thì chị là mẹ đẻ, nên chị có quyền yêu cầu đổi dân tộc cho con. Nếu chị có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Thẩm quyền thay đổi dân tộc cho con
>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi dân tộc cho con? Gọi ngay 1900.6174
Luật Hộ tịch 2014 có quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
Tại Điều 46 Luật Hộ tịch hiện hành có quy định cụ thể về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã trong lĩnh vực hộ tịch như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người đó.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc khi cá nhân có yêu cầu.
Vậy thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền, nhiệm vụ thay đổi dân tộc; đối với người Việt Nam cư trú trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó đã đăng ký hộ tịch trước đây giải quyết việc thay đổi, xác định lại dân tộc.
Nếu chị Vân Anh muốn đổi dân tộc cho con thì có thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chị đã đăng ký hộ tịch cho con để làm hồ sơ thủ tục thay đổi dân tộc. Nếu chị còn có câu hỏi nào liên quan đến thẩm quyền thay đổi dân tộc cho con, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Thủ tục đổi dân tộc cho con
>> Luật sư hướng dẫn thủ tục đổi dân tộc cho con nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Để thay đổi dân tộc cho con cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Tờ khai đăng ký việc thay đổi, xác định lại dân tộc theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 04/2020/TT-BTP Hướng dẫn luật Hộ tịch. Trong trường hợp người thay đổi dân tộc đã đủ từ 15 tuổi trở lên thì phải có ý kiến của người đó thể hiện trong Tờ khai này.
Lưu ý: Người giám hộ cần lấy ý kiến của con hoặc khi làm thủ tục thay đổi cần mang theo con đến cơ quan nhà nước để tránh thủ tục phiền phức về sau.
– Bản chính giấy khai sinh.
– Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu.
Lưu ý: Hiện nay đã có chính sách bỏ sổ hộ khẩu. Tuy nhiên một số cơ quan nhà nước vẫn yêu cầu nên cá nhân có yêu cầu thay đổi thông tin vẫn cần mang theo phòng trường hợp cần dùng đến.
– Bản sao căn cước công dân (nếu có).
– Các giấy tờ, tài liệu có liên quan cần thiết khác để làm căn cứ cho việc thay đổi dân tộc: như văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc thay đổi dân tộc cho con hoặc văn bản xác định cha, mẹ, con, các quyết định của Tòa án cũng như cơ quan có thẩm quyền…
Khi tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc, người có yêu cầu thay đổi thay đổi dân tộc cho con cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã nêu ở trên, để việc giải quyết được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Khi đã chuẩn bị xong các giấy tờ như trên, cá nhân có yêu cầu tiến hành các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu thay đổi dân tộc như đã nêu ở trên, cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người đó để yêu cầu giải quyết.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Khi người có yêu cầu gửi hồ sơ xin thay đổi dân tộc, cán bộ tiếp nhận hồ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ của người có yêu cầu.
Trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu giấy tờ thì người tiếp nhận phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định pháp luật, không được có thái độ gây khó dễ, cản trở.
Người tiếp nhận hồ sơ có nhiệm vụ tiếp nhận đúng, đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì mới được tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc theo yêu cầu. Khi nhận hồ sơ người tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.
Bước 3: Tiến hành thay đổi dân tộc
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu xét hồ sơ thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu thay đổi dân tộc ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải thêm thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Khi có sự thay đổi dân tộc trong giấy khai sinh, người thực hiện thủ tục ghi nội dung thay đổi vào giấy khai sinh và cấp bản trích lục về việc thay đổi dân tộc của cá nhân đó cho người có yêu cầu
Trường hợp tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc không được tiến hành tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư liên quan đến trình tự, thủ tục xin thay đổi dân tộc cho con. Chị Vân Anh cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ và thực hiện thủ tục theo các bước mà chúng tôi cung cấp bên trên. Nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đổi dân tộc cho con, hãy nhấc máy và liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết!
Thông tin liên hệ:
Số điện thoại: 1900.6174
Email: lienhe.luatthienma@gmail.com
Website: tongdaiphapluat.vn
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến thay đổi dân tộc cho con. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc trang bị những thông tin hữu ích nhất, để có thể tự giải quyết được các vấn đề phát sinh. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!