Đơn tố cáo giật hụi theo quy định Luật Tố cáo 2018. Họ, hụi, phường, … (sau đây gọi chung là hụi) được biết đến như là một hình thức huy động và xoay vòng tài chính. Thông thường một hụi sẽ có một số lượng người nhất định và hầu hết là những người có quen biết, tin tưởng lẫn nhau. Do đó, các giao dịch giữa những cá nhân trong một hụi thường sẽ là giao dịch bằng miệng mà không có giấy tờ hay văn bản gì cả. Chính vì điều này dẫn đến một thực trạng là “giật hụi”, việc “giật hụi” làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến lợi ích của những người khác tham gia hụi và là một hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy, giật hụi là gì? Thực trạng hành vi giật hụi hiện nay? Đơn tố cáo giật hụi bao gồm những nội dung nào? Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Đơn tố cáo giật hụi” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Chơi hụi là gì?
>> Hướng dẫn miễn phí đơn tố cáo giật hụi nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Hụi được hiểu là một hình thức huy động và xoay vòng vốn đã xuất hiện từ lâu trong đời sống của người dân nước ta.
Việc xây dựng hụi chủ yếu dựa trên tinh thần hỗ trợ tài chính lẫn nhau giữ những người tham gia.
Về bản chất, việc tham gia hụi giống như hình thức vay tiền, xoay vòng vốn.
Một hụi đều sẽ có một số lượng người nhất định (không giới hạn) và một người đứng ra làm chủ hụi, người này có vai trò tổ chức, thu tiền đóng hụi định kỳ của người những người tham gia hụi.
Những người tham gia chơi được gọi là con hụi. Một nhóm người tham gia hụi và chủ hụi được hiểu là một dây hụi
Ví dụ: Một dây hụi gồm 5 người tham gia, trong đó bà B là chủ hụi. Theo thỏa thuận (quy tắc hụi), mỗi người chơi (bao gồm cả chủ hụi) góp định kỳ mỗi tháng 5.000.000 đồng.
Như vậy, tháng đầu tiên, một người trong số 5 tham gia (bà H) hốt hụi với số tiền là: 5.000.000 x 5 = 25.000.000 đồng.
Như vậy, rõ ràng bà B đã nhận được số tiền gấp 5 lần so với số tiền mình bỏ ra trong 1 tháng.
Đến những tháng tiếp theo, bà H và những người khác vẫn phải đóng số tiền hụi là 5.000.000 đồng nhưng người hốt hụi sẽ là người khác.
Và việc này sẽ xoay vòng cho đến hết lượt, tức là, ai trong hụi cũng được hốt hụi.
Bà B là chủ hụi sẽ có trách nhiệm thu tiền của từng người tham gia khi đến hạn nộp tiền.
Như vậy, về bản chất, người hốt hụi sẽ vay tiền của những người tham gia hụi và trả dần vào những tháng sau.
Theo quy định pháp luật hiện nay, chơi hụi không phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Mà chỉ bị cấm trong trường hợp những người chơi hụi lợi dụng điều này để che giấu hoạt động phạm pháp như: cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …
>> Xem thêm: Đơn tố cáo gửi công an theo quy định Luật Tố cáo 2018
Thực trạng hành vi giật hụi hiện nay
>> Hướng dẫn chi tiết đơn tố cáo giật hụi miễn phí, liên hệ 1900.6174
Theo cách hiểu thông thường, bể hụi được hiểu là việc người chủ hụi đã thu tiền hụi của người tham gia nhưng đến khi mở hụi lại không trả tiền này cho người hốt hụi.
Giật hụi được hiểu là đến kỳ mở hụi nhưng người chủ hụi đã bỏ trốn, người tham gia hụi không không tìm được người này.
Giật hụi là hành vi xảy ra rất thường xuyên hiện nay.
Việc này xuất phát từ việc những người tham gia hụi chủ yếu là tin tưởng nhau và thực hiện những giao dịch thông qua lời nói mà không có văn bản thỏa thuận cụ thể.
Mặt khác, theo suy nghĩ đơn giản của những người tham gia hụi là việc chơi hụi là một trong những hình thức đảm bảo về tiền.
Họ gửi tiền vào hụi, tiền sẽ được xoay vòng, khi nào có nhu cầu họ sẽ rút tiền ra.
Suy nghĩ này bắt nguồn từ việc người tham gia chơi hụi tin tưởng một cách tuyệt đối vào những người chơi khác cũng như chủ hụi. Suy nghĩ này dù không sai nhưng mang tính rủi ro rất cao.
Bởi lẽ, như trên đã phân tích, vì mục đích tương trợ và tin tưởng lẫn nhau, những giao dịch về tài sản thường sẽ thực hiện bằng lời nói mà không có bất kỳ văn bản hay thỏa thuận nào.
Vì vậy, khi xảy ra tình trạng bể hụi, giật hụi, người tham gia không có cách nào cung cấp những bằng chứng, tài liệu chứng mình cho cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 144/2006/NĐ-CP, việc giải quyết tranh chấp giữa nhứng người tham gia hụi sẽ được giải quyết theo 02 phương thức sau:
– Giải quyết tranh chấp bằng hình thức tự thương lượng, hòa giải theo yêu cầu của người tham gia hụi;
– Giải quyết tranh chấp tại tòa án theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Như vậy, theo quy định trên, khi xảy ra tình trạng giật hụi, người tham gia hụi và chủ hụi có thể tự thỏa thuận, hòa giải với nhau về trách nhiệm và quyền lợi của các bên.
Nếu không thể tự thương lượng, người tham gia hụi có thể khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, để đảm bảo Tòa án thụ lý đơn khởi kiện, người khởi kiện cần phải cung cấp những tài liệu, chứng cư có liên quan đến yêu cầu khởi kiện và để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp:
Ví dụ như: thỏa thuận, cam kết, tin nhắn, nội dung và biên lai chuyển khoản, …
Nếu trong trường hợp chủ hụi vẫn trốn tránh trách nhiệm của mình hoặc bỏ trốn khi bể hụi.
Hoặc, nếu người tham gia hụi phát hiện chủ hụi có hành vi gian dối để trục lợi về bản thân thì người tham gia hụi có thể nhờ đến sự can thiệp của Cơ quan Công an có thẩm quyền vì những hành vi nêu trên đang có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
>> Xem thêm: Rút đơn tố cáo theo quy định Luật Tố cáo 2018
Mẫu đơn tố cáo giật hụi mới nhất
>> Tư vấn chi tiết đơn tố cáo giật hụi miễn phí, gọi ngay 1900.6174
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
…………., ngày …….. tháng …….. năm………
ĐƠN TỐ CÁO
(Về việc……………của…………………..)
Kính gửi: CÔNG AN NH N D N QUẬN/HUYỆN………………………………………….
VIỆN KIỂM SÁT ………………………………………………………………….
Họ và tên tôi: ………………………………………. Sinh ngày: ……………………………………….
Thẻ căn cước công dân số:………………………………………………………………………………….
Ngày cấp…../…./……. Nơi cấp: ……………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh/chị:………………………………………… Sinh ngày: …………………………………………………
Thẻ căn cước công dân số: ………………………………………………………………………………….
Ngày cấp: ……../……../……… Nơi cấp: …………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………………
Vì đã thực hiện hành vi có dấu hiệu ……………………………………………………………………..
Nội dung sự việc như sau:
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/chị ………………… đã có hành vi
…………………………………………………………………………………………………………………………
Qua thủ đoạn và hành vi trên, Anh/chị …………………………. đã chiếm đoạt tổng cộng ………….. của tôi.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo hành vi …………………. của anh/chị
……………………………………………………………………………………
Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh/chị …………………. và các người liên quan về hành vi ……………………………………………………
– Buộc anh/chị ………………….. phải trả lại cho tôi tổng cộng số tiền là ………………………
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu, chứng cứ đính kèm theo:
– ……………………………………………………;
– ……………………………………………………;
– ……………………………………………………;
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ và tên)
>> Xem thêm: Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện theo quy định Luật Tố cáo 2018
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo giật hụi
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, trong đơn tố cáo phải đảm bảo những nội dung sau:
– Thời gian, địa điểm làm đơn tố cáo. Ví dụ như: Bắc Ninh, ngày 15 tháng 07 năm 2023;
– Thông tin của người tố cáo (họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ,…);
– Thông tin của người bị tố cáo, bao gồm những thông tin mà mình biết được;
– Trình bày cụ thể, chi tiết hành vi vi phạm quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
– Thông tin người bị tố cáo và những thông tin liên quan khác
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
Lưu ý: Đối với người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì đơn tố cáo phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đại diện theo pháp luật của họ.
>> Tư vấn miễn phí đơn tố cáo giật hụi chính xác,liên hệ 1900.6174
Mức xử phạt nếu vi phạm lãi suất chơi hụi
Trên thực tế, có rất nhiều người đã cải thiện được cải thiện được đời sống kinh tế, tháo gỡ những khó khăn trước mắt về tài chính nhờ việc tham gia hụi. Do đó, không thể phủ nhận hoàn toàn lợi ích từ việc thành lập hụi và chơi hụi.
Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều vụ giật hụi, bể hụi dẫn đến vỡ nợ và nhiều hệ lụy thương tâm khác.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra, Chính phủ và Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP để quy định về cách thức hoạt động, về các tổ chức hụi.
Tại điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nêu ra các nguyên tắc của hoạt động tổ chức hụi như sau:
– Việc tổ chức hụi phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự 2015.
– Việc tổ chức hụi chỉ được thực hiện với mục đích hỗ trợ lẫn nhau giữa những người tham gia hụi.
– Không được phép tổ chức chơi hụi để thực hiện các hoạt động cho vay nặng lãi, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc thực hiện các hoạt động vi phạm quy định pháp luật khác.
Để đảm bảo các nguyên tắc này được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, nhà làm luật cũng đặt ra các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm liên quan đến nguyên tắc tổ chức hụi được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
– Không thông báo cho các thành viên tham gia hụi về nơi cư trú mới của mình khi có sự thay đổi về nơi cư trú;
– Không thông báo một cách đầy đủ, trung thực về số lượng dây hụi, kỳ mở hụi, số lượng thành viên của từng dây hụi,… và những thông tin khác liên quan.
– Không văn bản thỏa thuận về dây hụi hoặc văn bản thỏa thuận nhưng không đảm bảo các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
– Không lập sổ hụi theo quy định pháp luật;
– Không bàn giao các phần hụi cho thành viên lĩnh (hốt) hụi tại mỗi kỳ mở hụi;
– Không cho các thành viên tham gia hụi xem, sao chụp sổ hụi và không cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi người tham gia hụi có yêu cầu;
– Không giao giấy biên nhận tiền/ tài sản cho thành viên tham gia hụi mỗi khi họ góp hụi, lĩnh hụi, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan dây hụi.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
– Không thực hiện thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi (số tiền mà mỗi người tham gia hụi phải đóng) tại một kỳ mở hụi từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Không thực hiện thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây hụi trở lên.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
– Lợi dụng việc tổ chức hụi để thực hiện việc cho vay nặng lãi mà lãi suất cho vay vượt quá mức lãi suất giới hạn được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 là 20%;
– Tổ chức hụi nhằm mục đích huy động vốn trái với quy định pháp luật.
Như vậy, về bản chất, giật hụi tương tự với hành vi vay tiền mà không trả. Hành vi giật hụi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm tài sản.
Việc áp dụng biện pháp xử lý như thế nào phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và các yếu tố liên quan như: hậu quả, mục đích thực hiện hành vi, …
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề đơn tố cáo giật hụi nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Đơn tố cáo giật hụi” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |