Tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Và dấu hiệu pháp lý về tham ô tài sản là gì?

Tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc về vấn đề tham ô, tham nhũng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản từ một số tiền nhất định có thể bị truy tố và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với Tổng đài pháp luật thông qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố ? Gọi ngay 1900.6174

Tham ô là gì? Truy tố là gì?

 

Tham ô là gì?

 

Theo Điều 353 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015, tham ô tài sản được định nghĩa là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đây là một trong những tội phạm kinh tế nghiêm trọng, gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cả xã hội.

tham-o-bao-nhieu-tien-thi-bi-truy-to

 

Tham ô tài sản công ty là một hành vi rất nguy hiểm và cần phải được xử lý một cách nghiêm minh để bảo vệ tài sản công và đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Các biện pháp chặt chẽ và minh bạch cần được đưa ra để ngăn chặn và xử lý những tình trạng tham ô tài sản này, giúp xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững và chính trị trong sạch.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu tham ô là gì?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố?Gọi ngay 1900.6174

Truy tố là gì?

 

Quy trình xét xử của một vụ án hình sự thông thường có 5 giai đoạn cơ bản diễn ra, bao gồm: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét sử và thi hành án. Như vậy, có thể nhận thấy rằng truy tố là giai đoạn thứ 3 của một vụ án hình sự sau khởi tố và điều tra vụ án. Để nói đến khái niệm về truy tố là gì thì pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về định nghĩa của truy tố.

Tuy với, với nhiều năm kinh nghiệm hành nghề liên quan đến pháp lý. Chúng tôi khẳng định từ những thực tiễn trong cuộc sống qua nhiều vụ án khác nhau. Có thể hiểu, truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước Toà án để tiến hành xét xử. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ thực huyện quyền truy tố xét xử là Viện kiểm soát.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham ô tài sản bao nhiêu tiền bị truy tố, gọi ngay 1900.6174

Tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố

 

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hành vi tham ô tài sản là một hành vi nghiêm trọng. Bất kỳ cá nhân nào phạm tội này đều phải đối diện với những hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, căn cứ vào tài sản tham ô và tính chất của vụ việc để đưa ra quyết định có bị khởi tố hay không. Dưới đây là chi tiết về vấn đề liên quan tới tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố mà bạn có thể tham khảo:

Không bị truy tố

 

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản từ 02 triệu đồng trở lên có thể bị truy tố và đối mặt với Tội nhận tham ô tài sản.

Tuy nhiên, nếu số tiền chiếm đoạt trong hành vi tham ô tài sản chỉ dưới 02 triệu đồng, thì sẽ bị xử phạt hành chính thay vì bị truy tố hình sự. Mức tiền phạt trong trường hợp này dao động từ 01 đến 05 triệu đồng, đây là biện pháp xử lý hành chính nhằm cảnh báo và đặt ra một hạn chế về việc vi phạm pháp luật.

>>>Xem thêm: Tham ô là gì? Tội tham ô tài sản bị xử lý như thế nào?

Bị truy tố

 

Tuy nhiên, nếu người nào lợi dụng chức quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng hoặc 2 triệu đồng sẽ bị truy tố nếu như thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

– Trước đó đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà vẫn tiếp tục vi phạm

– Trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau: Tội tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng quyền trong khi thi hành chức vụ… mà chưa được xoá án tích

Vì vậy, để bị truy tố về tội tham ô tài sản và đối diện với hình phạt hình sự, số tiền chiếm đoạt phải từ 02 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, hành vi tham ô chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu cũng sẽ bị truy tố nếu thuộc một trong số các trường hợp nêu trên.

Điều này nhấn mạnh rằng việc chiếm đoạt tài sản không chỉ là một vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn đòi hỏi hình phạt thích đáng để trừng trị và ngăn chặn tình trạng này lan rộng trong xã hội. Bảo vệ tài sản công và đảm bảo sự công bằng trong xã hội là mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước văn minh, phát triển và ổn định.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề Mức phạt Tội tham ô tài sản hiện nay thế nào?Gọi ngay 1900.6174

Mức phạt Tội tham ô tài sản hiện nay thế nào?

 

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi vào năm 2017, về tội tham ô tài sản, hình phạt được quy định cụ thể như sau:

Khung 01:

Người thực hiện hành vi tham ô tài sản có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên, nhưng dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc vào một trong những trường hợp quy định cụ thể, sẽ bị xử phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Khung 02:

Phạm tội tham ô tài sản sẽ bị phạt tù từ 07 đến 15 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Có sự tổ chức trong việc thực hiện hành vi tham ô tài sản.

b) Sử dụng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm trong việc chiếm đoạt tài sản.

c) Phạm tội 02 lần trở lên.

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

f) Gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng.

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

tham-o-bao-nhieu-tien-thi-bi-truy-to

Khung 03:

Phạm tội tham ô tài sản sẽ bị phạt tù từ 15 đến 20 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 03 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Khung 04:

Phạm tội tham ô tài sản sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên.

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong thời gian từ 01 đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng và tài sản của họ có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ.

Những quy định trên nhằm tăng cường sự nghiêm minh, công bằng và hợp lý trong việc xử lý các vụ vi phạm tham ô tài sản, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích của công chúng và xã hội.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu Mức phạt Tội tham ô tài sản hiện nay thế nào?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề dấu hiệu pháp lý về tham ô tài sản?Gọi ngay 1900.6174

Dấu hiệu pháp lý về tham ô tài sản

 

Tội tham ô tài sản là một vấn đề pháp luật quan trọng trong xã hội, và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017, tội tham ô tài sản được xác định dựa trên nhiều yếu tố, trong đó khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan đóng vai trò quan trọng.

Khách thể của tội tham ô tài sản:

Khách thể là một trong những khía cạnh pháp lý quan trọng của tội tham ô tài sản. Điều này được quy định cụ thể như sau:

– Khách thể của tội tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và tài sản của cơ quan, tổ chức đó.

– Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật, điều lệ, quy chế và quy định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tôn chỉ mục đích của cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

–  Những hoạt động không đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm là những hoạt động vi phạm quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế; hoặc không thực hiện những hoạt động mà phải thực hiện; bị buộc phải làm nhưng không làm, bị cấm không được làm.

Có thể phân nhóm khách thể thành hai loại dựa vào lĩnh vực hoạt động:

–  Nhóm các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị – xã hội, bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

–  Nhóm các tổ chức kinh tế, gồm các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước và doanh nghiệp; tổ chức thuộc khu vực ngoài nhà nước.

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản:

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản bao gồm các dấu hiệu sau:

–  Dấu hiệu hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình. Hành vi chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ, quyền hạn là trái với nhiệm vụ được giao.

–  Hành vi chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn có mối quan hệ mật thiết với nhau; thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản tạo điều kiện cho hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản

tham-o-bao-nhieu-tien-thi-bi-truy-to

Chủ thể của tội tham ô tài sản:

Chủ thể của tội tham ô tài sản là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Chủ thể của tội tham ô tài sản thỏa mãn hai dấu hiệu: Về dấu hiệu chung: là người có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Về dấu hiệu chủ thể đặc biệt: là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản.

Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản:

–  Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích.

–  Theo Điều 10 Bộ Luật Hình sự năm 2015, tội tham ô tài sản là tội phạm có tính chất chiếm đoạt, lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng khi xét đến tính chất tội phạm này.

–  Điều 10 BLHS 2015 quy định cụ thể về lỗi cố ý trực tiếp đối với tội tham ô tài sản. Người tham ô phạm tội nhằm mục đích vụ lợi, tức là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức giao cho mình nhiệm vụ quản lý để sử dụng cho riêng mình. Mục đích vụ lợi được người phạm tội xác định và hướng tới trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội.

Vì vậy, người thực hiện hành vi tham ô tài sản phải có lỗi cố ý trực tiếp và mục đích vụ lợi làm cơ sở để truy tố và xử lý hình sự. Điều này nhấn mạnh rõ ràng tinh thần cố ý và tính chủ động trong hành vi vi phạm pháp luật này.

Tổng kết lại, tội tham ô tài sản là một vấn đề pháp luật quan trọng, đòi hỏi sự nghiêm túc trong xử lý và truy tố. Khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và giải quyết vấn đề này. Cần có sự cẩn trọng trong việc xác định lỗi cố ý trực tiếp và mục đích vụ lợi của người phạm tội để áp dụng các biện pháp trừng phạt phù hợp và đảm bảo công bằng cho xã hội.

>>> Luật sư tư vấn về mức xử phạt đối với tham ô tài sản?Gọi ngay 1900.6174

Hoàn trả tiền trong tham ô có được giảm án không?

 

Người nào có hành vi lợi dụng chứng vụ để chiếm đoạt tài sản nếu tự nguyện biết sửa chữa, hoàn trả tiền và bồi thường thiệt hại. Tự nguyện khắc phục hậu quả gây ra đối với hành vi tham ô của mình thì đó là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Do Toà án hiện nay trước khi đưa ra quyết định hình phạt với tội phạm nào đó, sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm, tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhân thân của người phạm tội để cân nhắc về mức xử phạt đối với tội phạm.

Vì vậy, khi tội phạm chủ động hoàn trả số tiền, bồi thường thiệt hại và khắc phụ hậu quả gây ra thì được coi là căn cứ để xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015

>>>Xem thêm: Tội tham ô tài sản xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Người phạm tội tham ô tài sản có bị tử hình hay không?

 

Căn cức vào quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể khẳng định rằng người nào lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc thậm chí là tử hình. Cụ thể, chi tiết được quy định như sau: 

1. Hình phạt đối với tội tham ô tài sản được quy định theo từng mức độ vi phạm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng liên quan đến những trường hợp như đã bị xử lý kỷ luật trước đó hoặc đã bị kết án về các tội phạm khác, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.

Nếu hành vi tham ô tài sản có tính chất phức tạp hơn, như có sự tổ chức, dùng các thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, hoặc gây thiệt hại về tài sản đáng kể, thì mức hình phạt sẽ cao hơn. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.

Nếu hành vi tham ô tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động, mức hình phạt có thể lên đến từ 15 đến 20 năm tù.

2. Các trường hợp nghiêm trọng hơn, như chiếm đoạt tài sản trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc thậm chí là tử hình.

Bên cạnh hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong một khoảng thời gian từ 1 đến 5 năm, và bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật như phạt tiền và tịch thu tài sản.

Như vậy, người nào lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên có thể bị xử lý bằng cách áp dụng khung phạt tử hình. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham ô tài sản, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu tham ô bao nhiêu tiền thì bị truy tố?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp