Mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính sẽ được viết như thế nào? Thời hạn giải quyết đơn tố cáo quan hệ bất chính là bao lâu? Cụ thể tố cáo quan hệ bất chính sẽ như thế nào? Tất cả sẽ các câu hỏi nêu trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và cập nhật các kiến thức pháp luật mới nhất.
Để được Tổng đài pháp luật hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tố cáo quan hệ bất chính là như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Quan hệ bất chính là gì?
Trước khi tìm hiểu về “mẫu đơn quan hệ bất chính“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm “di quan hệ bất chính”.
Căn cứ Điều 36 Luật Hiến pháp 2013, hôn nhân được tiến hành theo nguyên tắc tiến bộ, tự nguyện, một vợ một chồng và vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định, nghiêm cấm các hành vi về người đang có vợ/chồng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác và ngược lại.
Do vậy, có thể hiểu, quan hệ bất chính là hành vi vi phạm, khi trong hôn nhân có việc người thứ ba xen vào mối quan hệ giữa vợ/chồng, khiến cho mối quan hệ của cặp vợ chồng đó trờ nên tồi tệ, thậm chí dẫn đến nguy cơ phải ly hôn.
Quan hệ bất chính bị xử phạt như thế nào?
Quan hệ bất chính trong hôn nhân là hành vi vi phạm về chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Cụ thể, mức xử phạt đối với hành vi quan hệ bất chính được quy định như sau:
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
– Đang có vợ hoặc chồng nhưng lại kết hôn với người khác, hoặc chưa có vợ hoặc chồng nhưng lại kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
– Đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chồng nhưng lại chung sống như vợ chồng với người mà mình đã biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Ngoài ra, các trường hợp trên còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ 01 năm, phạt tù từ 03 tháng – 01 năm nếu:
– Làm cho mối quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến phải ly hôn
– Cố tình vi phạm mặc dù đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
Thậm chí, hành vi này còn có thể bị xử phạt ngồi tù từ 06 tháng – 03 năm nếu:
– Khiến cho vợ, chồng hay con của một trong các bên tự tử
– Tòa án đã đưa ra quyết định về việc hủy hôn, buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chết độ một vợ một chồng nhưng vẫn cố tình chống đối, duy trì mối quan hệ đó.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định, phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với các hành vi:
– Kết hôn, chung sống như vợ chồng đối với những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc trong phạm vi ba đời.
– Kết hôn, chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Ngoài ra,
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về quan hệ bất chính bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Nội dung mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính
Nội dung mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin như sau:
– Ngày, tháng, năm tố cáo;
– Cơ quan nhận đơn tố cáo
– Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo
– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo
– Nội dung cụ thể của sự việc
– Chữ ký
>>> Nội dung mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính? Gọi ngay 1900.6174
Mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính
Sau đây là mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính mà bạn có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ……………………………………………………………………………..
Họ và tên tôi: ……………………………….…… Sinh ngày:……………………..
Căn cước công dân số: ………………………
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………
Tôi làm đơn tố cáo này và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh/chị: …………………………………………………Sinh ngày:……………………..
Căn cước công dân số: ………………………….
Ngày cấp:………………………………………Nơi cấp: …………………………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………
Vì anh/chị ……………….. đã có hành vi ………………………………………………………
Sự việc cụ thể như sau:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh/chị ……………… có dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật. Và tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm 20…
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính? Gọi ngay 1900.6174
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn tố cáo quan hệ bất chính mà bạn có thể tham khảo:
(1) Mục Tên của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo:
– Nếu như là Cơ quan/Tổ chức cấp huyện, thì cần ghi rõ Cơ quan/ Tổ chức nào thuộc tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nào.
– Nếu như là Cơ quan/ Tổ chức cấp tỉnh thì cần ghi rõ Cơ quan/ Tổ chức tỉnh (thành phố) nào.
(2) Mục thông tin người tố cáo và người bị tố cáo:
– Bao gồm đầy đủ thông tin (nếu có) về họ tên, giấy tờ căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email), hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại.
– Nếu như người tố cáo là người được ủy quyền tố cáo thì cần ghi rõ tên của các cá nhân ủy quyền. Hoặc là người chưa thành niên thì cần có tên của người đại diện trong đơn tố cáo.
(3) Mục nội dung sự việc:
Trong phần này, người tố cáo cần tóm tắt các thông tin chính về hành vi quan hệ bất chính, bao gồm:
+ Hành vi quan hệ bất chính: Mô tả chi tiết về hành vi quan hệ bất chính bao gồm đối tượng bị tố cáo, thời gian xảy ra hành vi vi phạm..
+ Quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và thiệt hại: Mô tả những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
+ Ghi rõ những tài liệu, chứng cứ kèm theo: Có thể là văn bản xác thực về hành vi quan hệ bất chính cơ quan có thẩm quyền cấp, văn bản xác thực lấy ý kiến từ những bên liên quan hình ảnh, video, ghi âm chứng minh hành vi vi phạm…
(4) Mục chữ ký:
Người tố cáo cần ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp những người tố cáo không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn tố cáo, không tự mình ký tên hay điểm chỉ được thì người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm bằng chứng, ký xác nhận vào đơn tố cáo đó.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cách viết đơn tố cáo quan hệ bất chính? Gọi ngay 1900.6174
Cơ quan thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) sẽ có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) sẽ có thẩm quyền giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và người đứng đầu, cấp phó của những người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
– Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ của người đứng đầu, cấp phó của những người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) sẽ có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu và cấp phó của những người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm hay quản lý trực tiếp.
– Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương sẽ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết các tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục hay Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ sẽ có thẩm quyền giải quyết về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện những nhiệm vụ và công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan và đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
– Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền giải quyết các tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng của cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng của cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, trực tiếp quản lý.
Thẩm quyền giải quyết về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước:
– Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền trong việc:
+ Giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện những nhiệm vụ, công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
– Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ có thẩm quyền giải quyết về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm, trực tiếp quản lý.
– Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực có thẩm quyền giải quyết về tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, trực tiếp quản lý.
– Người đứng đầu các cơ quan khác của Nhà nước sẽ có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, trực tiếp quản lý.
– Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với các cán bộ là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình quản lý.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập:
– Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
– Người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
Thẩm quyền giải quyết về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội:
– Người đứng đầu các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ có thẩm quyền giải quyết về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình trực tiếp quản lý.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức và viên chức:
– Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức và viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo quan hệ bất chính? Gọi ngay 1900.6174
Thời hạn giải quyết đơn tố cáo quan hệ bất chính
Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định cụ thể tại Điều 30 của Luật Tố cáo 2018 như sau:
– Thời hạn giải quyết tố cáo sẽ là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
– Đối với các vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng cũng không được quá 30 ngày.
– Đối với các vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không được quá 30 ngày.
– Người giải quyết tố cáo quyết định bằng các văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến cho người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, thời hạn giải quyết đơn tố cáo quan hệ bất chính là không quá 90 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ về vụ việc.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn giải quyết đơn tố cáo quan hệ bất chính? Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Đơn tố cáo quan hệ bất chính” đã được chúng tôi tìm hiểu. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |