Đơn tố cáo xúc phạm danh dự theo Luật Tố cáo 2018

Đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự đánh giá và đánh giá về tính chất, hành vi và phẩm chất của một cá nhân. Nó liên quan đến cách mà người khác xem bạn và đánh giá bạn dựa trên hành vi, lời nói và các hành động của bạn. Theo quy định pháp luật, cá nhân có quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Do đó, hành vi xúc phạm, danh dự nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Đối với cá nhân bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, họ có quyền làm đơn tố cáo ra cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm.

Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm? Đơn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bao gồm những nội dung gì?… Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Đơn tố cáo xúc phạm danh dự là gì?

 

>> Hướng dẫn miễn phí đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể để giải thích về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Hiểu một cách thống nhất, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác được hiểu là việc người nào đó dùng những lời nói, hình ảnh hoặc những hình thức nào nhằm mục đích nhục mạ, hạ thấp uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của người khác.

don-to-cao-xuc-pham-danh-du-khai-niem

Ví dụ như: A dùng hình ảnh của B và đăng lên các diễn đàn trên mạng xã hội, kèm theo đó là những lời nói tục tĩu, xúc phạm và nói B là gái mại dâm.

Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của B.

Bởi lẽ, rõ ràng, khi mọi người nhìn thấy bài viết đó sẽ đánh giá B là người không có đạo đức và những suy nghĩ không hay khác về B.

Nhìn chung, những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần của người bị xúc phạm mà còn có thể tác động tiêu cực đến cách nhìn nhận, đánh giá của mọi người đối với người bị xúc phạm.

Chính điều này sẽ gây ra những tổn thương về tâm lý của nạn nhân nếu những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm không được ngăn chặn kịp thời mà kéo dài trong thời gian dài.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Do đó, hành vi này cần phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Vì vậy, khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc phát hiện hành vi này đối với người khác, cá nhân hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền về hành vi này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định pháp luật, tùy theo mức độ nghiêm trọng và hậu quả gây ra của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vậy, đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm gồm những nội dung gì?

>> Xem thêm: Rút đơn tố cáo theo quy định Luật Tố cáo 2018

Đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm gồm những nội dung gì?

 

>> Hướng dẫn chi tiết đơn tố cáo xúc phạm danh dự miễn phí, liên hệ 1900.6174

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, đơn tố cáo nói dung và đơn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nói riêng cần đảm bảo những nội dung sau đây:

– Địa điểm, thời gian làm đơn tố cáo;

– Thông tin của người tố cáo (họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ);

– Thông tin của người bị tố cáo (là những thông tin liên quan đến người bị tố cáo mà mình biết được);

– Hành vi vi phạm quy định pháp luật bị tố cáo;

– Thông tin khác có liên quan đến việc tố cáo.

– Chữ ký hoặc điểm chỉ cỉa người tố cáo.

Lưu ý: Nếu trong trường hợp nhiều người cùng làm đơn tố cáo về cùng một hành vi vi phạm của một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó thì trong đơn tố cáo phải ghi thông tin của từng người làm đơn tố cáo; thông tin của người đại diện cho những người tố cáo (nếu có)

Vậy, mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm như thế nào?

>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/24 qua điện thoại [MIỄN PHÍ]

Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm

 

>> Tư vấn chi tiết đơn tố cáo xúc phạm danh dự miễn phí, gọi ngay 1900.6174

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ……

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ………………………………………………………

Tôi tên là: ………………………………………………………………………………

CCCD số: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này để tố cáo

Ông/ bà: …………………………………………………………………………………

CCCD số: ………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của………………………………………

Sự việc cụ thể như sau:

………………….……………………………………………………………………….

………………….……………………………………………………………………….

………………….……………………………………………………………………….

………………….……………………………………………………………………….

Vì những lý do trên, tôi viết đơn này kính đề nghị Quý Cơ quan giải quyết những vấn đề sau đây:

(1)………………………………………………………………………………………..

(2)………………………………………………………………………………………..

(3)………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tài liệu kèm theo đơn tố cáo:

1. ……………………………;

2. ……………………………;

Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vậy, hướng dẫn viết đơn tố cáo xúc phạm danh dự như thế nào?

>> Xem thêm: Tố cáo là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người tố cáo

 

 Hướng dẫn viết đơn tố cáo xúc phạm danh dự

 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, trong đơn tố cáo phải đảm bảo những nội dung sau:

– Ghi rõ Thời gian, địa điểm làm đơn tố cáo.

Ví dụ như: Bắc Ninh, ngày 15 tháng 07 năm 2023;

– Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018. Ví dụ: Kính gửi: Cơ quan công an huyện X;

– Thông tin của người tố cáo (họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ,…);

– Thông tin của người bị tố cáo, bao gồm những thông tin mà mình biết được như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, nơi làm việc, … mà không bắt buộc phải ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu;

– Trình bày cụ thể, chi tiết hành vi vi phạm quy định pháp luật của người bị tố cáo có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

– Trình bày rõ yêu cầu giải quyết tố cáo.

don-to-cao-xuc-pham-danh-du-cu-the

Ví dụ như: buộc xin lỗi công khai, buộc cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý theo quy định pháp luật;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

Vậy, xử lý hành vi đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như thế nào?

>> Tư vấn miễn phí đơn tố cáo xúc phạm danh dự chính xác, liên hệ 1900.6174

Xử lý hành vi đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác

 

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý như sau:

(1) Xử phạt hành chính: Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cụ thể và mức độ xử phạt đối với người thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 7):

– Người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (trừ một số trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);

– Người có hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 (điểm b khoản 2 Điều 21): Người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 1 Điều 54): Người có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 2 Điều 54):

+ Người có hành vi phát tán hoặc tiết lộ tài liệu, tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ;

+ Sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình;

– Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình.

(2) Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với hành vi phạm tội này, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tùy vào mức độ nguy hiểm và các tình tiết năng nặng, giảm nhẹ khác của hành vi phạm tội. Hình phạt chính bao gồm:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000;

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

– Phạt tù có thời hạn tối đa 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đơn tố cáo xúc phạm danh dự là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống cá nhân và xã hội.

Nó đề cập đến sự tôn trọng, uy tín và lòng tin của người khác đối với bạn.

Đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm được xây dựng thông qua hành động, lời nói và giá trị cá nhân mà bạn thể hiện.

don-to-cao-xuc-pham-danh-du-muc-phat

Do đó, những hành vi đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nạn nhân.

Vì vậy, khi cá nhân bị đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm, họ có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi này một cách nghiêm minh.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Đơn tố cáo xúc phạm danh sự, nhân phẩm” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp