Đương sự là gì? – Cách xác định tư cách đương sự trong tố tụng [2022]

Đương sự là gì và cách xác định tư cách đương sự trong tố tụng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của quý vị đọc giả thời gian gần đây. Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định pháp luật hiện hành xoay quanh vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp ngay lập tức, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí, nhanh chóng nhất.

duong-su-la-gi

 

Trong vụ việc dân sự, đương sự là gì?

 

Đương sự là gì? Đương sự bao gồm những ai?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết đương sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Đương sự đã được quy định tại Khoản 1 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:

Theo đó trong vụ án dân sự, đương sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; và là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự.

>> Xem thêm: Nguyên đơn dân sự là gì? Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự

 

Bác Văn Hoàng (Nghệ An) có đặt câu hỏi như sau:

Chào luật sư, tôi năm nay 60 tuổi và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Nghệ An. Tôi có một vài thắc mắc mong nhận được sự hỗ trợ từ luật sư.

Nhà tôi bên cạnh nhà ông K. Tháng 6 vừa qua ông K mới sửa lại nhà và xây dựng cổng nhưng lại lấn sang đất nhà tôi 30m2. Tôi đã nhiều lần ngăn cản và nói chuyện với ông K nhưng ông K cho rằng đó là đất nhà mình và khẳng định nếu tôi kiện thì ông K sẽ kiện ngược lại tôi. Tôi muốn kiện ông K ra tòa vì lấn chiếm đất nhà tôi nhưng vì tuổi già, sức khỏe không tốt, khó khăn cho việc di chuyển nên tôi định nhờ con trai của mình thực hiện thủ tục kiện thay tôi.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể nhờ con mình khởi kiện được không? Và nếu kiện được thì ông K có kiện lại chúng tôi được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Luật sư tư vấn quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong khởi kiện vụ án dân sự. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bác Hoàng, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về cho Tổng Đài Pháp Luật. Về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong khởi kiện vụ án dân sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 69 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể rằng:

– Thứ nhất, về năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng dân sự.

– Thứ hai, việc ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng dân sự phải đáp ứng các yêu cầu về thủ tục được quy định tại điều này.

Như vậy, một cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo luật định thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Lưu ý, tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Điều 72 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn đó là được đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.

Theo đó, nếu như nguyên đơn có quyền quyết định việc khởi kiện và nội dung khởi kiện thì ngược lại bị đơn có quyền được đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.

Trong tố tụng dân sự, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện ngược lại nguyên đơn về một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã khởi kiện.

Như vậy, một trong những biểu hiện của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là việc thực hiện quyền khởi kiện, nội dung khởi kiện,… Tòa án đóng vai trò thụ lý giải quyết vụ án chỉ khi có đơn khởi kiện của các chủ thể.

Xét trong trường hợp của bác, nếu sức khỏe của bác không tốt, bác có thể nhờ con mình làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Lưu ý ở mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của con bác rõ ràng, cụ thể. Bác vẫn là người có toàn quyền quyết định trong việc khởi kiện ai và khởi kiện về những nội dung gì. Bạn có thể nêu rõ để con bác viết đầy đủ trong đơn khởi kiện để quá trình khởi kiện được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Về việc ông K có thể kiện ngược lại bác hay không thì tùy từng trường hợp cụ thể mà ông K có thể phản tố hoặc có quyền đưa ra yêu cầu độc lập.

>> Xem thêm: Thụ lý là gì? Điều kiện thụ lý vụ án dân sự? [Chi tiết 2022]

Năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự

 

Chị Mai Loan (Bắc Giang) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, dạo gần đây có rất nhiều vụ án dân sự bị trì trệ và kéo dài vì lý do liên quan đến năng lực tố tụng dân sự của đương sự làm cho các bên tốn rất nhiều chi phí và công sức. Tôi cũng rất khó hình dung về vấn đề này, mong luật sư giải đáp rõ hơn về năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Luật sư tư vấn miễn phí về năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Mai Loan, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về vấn đề năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đương sự là một loại chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Bởi vậy, để tham gia vào quan hệ này thì đương sự phải đáp ứng 2 yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm: năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Tại Khoản 1 Điều 69 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định rằng mọi cơ quan, tổ chức cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự và có mối quan hệ mật thiết với năng lực pháp luật dân sự.

– Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân bắt đầu tồn tại từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Tương tự như vậy, năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và mất đi khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động.

Khoản 2 Điều 69 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định rằng năng lực hành vi tố tụng dân sự là việc đương sự tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cho đương sự theo quy định tại điều này như việc phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, nhận tức,…

Như vậy, năng lực hành vi tố tụng dân sự lại là yếu tố luôn có sự biến động và được xác định ở các mức độ khác nhau. Như vậy, khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự là các năng lực pháp luật tố tụng của các đương sự là như nhau thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

>> Xem thêm: Hòa giải trong tố tụng dân sự có đặc điểm, phạm vi thế nào?

Xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự

 

Anh Phương Nam (Bình Thuận) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 35 tuổi và hiện tôi đang sống ở tỉnh Bình Thuận. Tôi có một số thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Hiện tại tôi đang có tranh chấp với bà B trong 1 hợp đồng kinh doanh. Theo đó, bà B đã kiện tôi vì không hoàn thành tiến độ công việc đúng thời hạn. Ngoài ra có đề nghị ông D, bà E là người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: cách xác định tư cách pháp lý của các đương sự trong vụ án dân sự là như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

 

> Luật sư hướng dẫn cách xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Phương Nam. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu của mình đến Tổng Đài Pháp Luật. Về cách xác định tư cách của các đương sự trong vụ án dân sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tại Điều 68 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 đã chỉ rõ về cách xác định tư cách đương sự. Theo đó, tư cách cụ thể của các bên được xác định như sau:

– Nguyên đơn là người khởi kiện hoặc người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

– Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu tham gia giải quyết vụ án dân sự.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không phải là người khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người này.

+ Luật quy định những người này được tự mình đề nghị hoặc được các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa vào tham gia giải quyết vụ án dân sự.

+ Trong trường hợp không được các đương sự khác đề nghị tham gia vào quá trình tố tụng nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến họ thì Tòa án sẽ trực tiếp đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn là bị đơn, bà B là nguyên đơn và ông D, bà E là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trên đây là giải đáp của luật sư về cách xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn từ luật sư.

trong-vu-viec-dan-su-duong-su-la-gi

>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật

Trong tố tụng hình sự, đương sự là gì?

 

Đương sự là gì?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết đương sự là gì trong tố tụng hình sự. Gọi ngay 1900.6174

Đương sự trong tố tụng hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Tố tụng hình sự 2015 cũng là các cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Đương sự gồm những ai?

 

> Đương sự bao gồm những ai? Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Tại Điều 63, Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

– Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chịu thiệt hại do tội phạm gây ra trong vụ án hình sự.

– Bị đơn dân sự bao gồm các các cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự. Thực tế, trong nhiều vụ án hình sự sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố dân sự ví dụ như: vụ án, cố ý gây thương tích, hành hạ, bạo hành người khác sẽ đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến dân sự.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài Pháp luật cho câu hỏi đương sự là gì trong tố tụng hình sự. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

trong-to-tung-hinh-su-duong-su-la-gi

 

>> Xem thêm: Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015

Trong tố tụng hành chính, đương sự là gì?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết đương sự là gì trong tố tụng hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015, đương sự trong tố tụng hành chính gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong đó:

– Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến quyết định, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,…

– Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,…

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ mặc dù không phải là người khởi kiện

Nội dung tư vấn trên là giải đáp của luật sư về đương sự trong tố tụng hành chính. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

trong-to-tung-hanh-chinh-duong-su-la-gi

 

>> Xem thêm: Quy định xét xử sơ thẩm là gì? Nguyên tắc xét xử sơ thẩm [2022]

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề đương sự là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được cách xác định tư cách đương sự trong tố tụng và một số trường hợp cụ thể trong thực tế. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì chưa rõ cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi đến ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

  19006174