Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài [Thủ tục A-Z]

Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài thường xảy ra khi một bên vợ, chồng cho rằng việc một bên còn lại không đáp ứng được các điều kiện về tài chính, tinh thần, môi trường sống tốt nhất dành cho con của mình. Vậy để giành lại quyền nuôi còn cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục giành lại quyền nuôi con cái được thực hiện như thế? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến Tổng Đài pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vẫn chuyên sâu!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, gọi ngay 1900.6174

luat-su-tu-van-mien-phi-thu-tuc-gianh-lai-con-khi-chong-di-nuoc-ngoai

 

Căn cứ giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

Chị Phương (Lạng Sơn) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc về vấn đề giành lại quyền nuôi con muốn được giải đáp như sau:

Tôi và chồng đã ly hôn theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự của Tòa án. Theo đó về con chung, chúng tôi có một con chung 4 tuổi, sau ly hôn do chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, tôi nhận chu cấp cho con sau ly hôn 1 tháng 1.000.000 đồng. Chúng tôi ly hôn đã được 2 năm, từ ngày ly hôn cháu ở với ông bà nội, bố cháu đi làm ở nước ngoài. Vì thế, tôi muốn được giành lại quyền nuôi con, tôi muốn hỏi Luật sư bản thân tôi cần những căn cứ gì để giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài?
Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Căn cứ giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài là gì? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định trên của pháp luật, việc tiến hành thay đổi người nuôi con có thể xảy ra trong trường hợp hai bên thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, trường hợp hai bên không thể thỏa thuận với nhau thì một bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn để đảm bảo lợi ích khi cho rằng bên còn lại không còn đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dạy con trong điều kiện tốt nhất.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Phương, chị có thể giành lại quyền nuôi con khi xét thấy có đầy đủ căn cứ về việc bố cháu bé không đủ điều kiện và khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng con. Xét thấy, sau ly hôn bố cháu được quyền nuôi con theo thỏa thuận của cả hai, tuy nhiên suốt quá trình này bố cháu bé đi nước ngoài và không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu. Điều này gây ảnh hướng đến quyền lợi của con, hai anh chị có thể tiến hành thỏa thuận, trường hợp hai bên không thể thỏa thuận thành công, lúc này chị có thể nộp đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con đến Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là giải đáp về căn cứ giành lại quyền nuôi con trong trường hợp chồng đi nước ngoài, trường hợp khách hàng còn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay tổng đài 1900.6174 để được các luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình như thế nào?

dieu-kien-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-di-nuoc-ngoai

 

Điều kiện để giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

Chị Kim (Lào Cai) có câu hỏi như sau:

“Tôi và chồng đã ly hôn được 3 năm và có bản án ly hôn từ Tòa án. Theo bản án, chồng tôi có quyền trực tiếp nuôi con tên là L sinh năm 2018, còn tôi được quyền đi lại thăm nom, chăm sóc con theo quy định. Gần đây tôi có nhận được thông tin về việc bố của con tôi sẽ đi nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động với khoảng thời gian là 3 hay 4 năm gì đấy. Vì thế, tôi muốn hỏi Luật sư rằng, tôi có thể giành lại quyền nuôi con được hay không? Nếu có thì điều kiện để giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài có phức tạp không?. Rất mong nhận được hồi đáp từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện để giành lại quyền luôn con khi chồng đi nước ngoài, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Kim, cảm ơn chị Kim đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Theo thông tin mà chị đã cung cấp ở trên, sau đây Luật sư căn cứ vào các quy định pháp luật sẽ có câu trả lời như sau:

Về nguyên tắc thay đổi người trực tiếp nuôi con, trước tiên pháp luật sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của các bên về người sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Do đó, nếu trường hợp chồng bạn đi nước ngoài xuất khẩu lao động thì hai vợ chồng có thể tiến hành thỏa thuận với nhau về việc này.

Tuy nhiên, trường hợp hai bên vợ chồng không thể thỏa thuận và không thống nhất về quan điểm thì chị có thể chủ động yêu cầu Tòa án giải quyết, xác định lại quyền nuôi con để đảm bảo quyền lợi của con cái. Tòa án sẽ xem xét về yêu cầu giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài của chị dựa trên căn cứ về điều kiện của người mẹ và người bố.

Theo đó, nếu chị muốn giành lại quyền nuôi con, chị cần đáp ứng các điều kiện như sau:

Một là, điều kiện về kinh tế: Chị phải đảm bảo về điều kiện vật chất tốt nhất và có đủ tài chính để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của con như ăn ở, học tập, vui chơi, giải trí… Đây được xem là một trong những bằng chứng quan trọng nhất để giành quyền nuôi con, thông qua khả năng tài chính và thu nhập hàng tháng.

Hai là, điều kiện về tinh thần: Chị cần bảo đảm khi nuôi con, con sẽ được phát triển trong môi trường tốt nhất từ thể chất lẫn tinh thần, có quỹ thời gian để nuôi dưỡng và giáo dục con.

Ba là, chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp: Cụ thể là yếu tố về nhân phẩm, đạo đức; lỗi dẫn đến ly hôn; đối phương không quan tâm chăm sóc đến con cái… ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của con.

Như vậy, để giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, chị Kim cần chứng minh bản thân đáp ứng được các điều kiện nêu trên theo quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp của Luật sư về điều kiện giành lại quyền nuôi con trong trường hợp chồng đi nước ngoài, mọi thắc mắc về các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn thực hiện như thế nào?

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

Chị Nguyễn Thảo (Yên Bái) có câu hỏi:“Tôi và chồng ly hôn nay đã được 5 năm, tháng 1/2022 chồng cũ của tôi sẽ đi nước ngoài để làm việc. Lúc ly hôn Tòa án có bản án và quyết định giao con cho chồng tôi nuôi do điều kiện của tôi không cho phép. Tuy nhiên, hiện tại bản thân tôi đã có thu nhập tốt hơn và đáp ứng được các điều kiện chăm sóc con nên bản thân có mong muốn giành lại quyền nuôi con từ chồng tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi, thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục giành lại quyền nuôi con cái khi chồng đi nước ngoài nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Thảo! Cảm chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Sau khi xem xét vấn đề mà chị gặp phải, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Trường hợp hai bên vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau về thay đổi quyền nuôi con, chị Thảo có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án xem xét nếu người khởi kiện đáp ứng được các điều kiện theo quy định sẽ giải quyết thủ tục giành lại quyền nuôi con của chị. Theo đó, để hoàn thành trình tự, thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, chị cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chị cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ như sau:

Đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện tùy theo Tòa án nơi giải quyết);

Bản án ly hôn hoặc quyết định ly hôn của Tòa án;

Giấy khai sinh của con (bản sao);

Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);

Các tài liệu và chứng cứ để làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.

Bước 2: Chị đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp hồ sơ

Sau khi hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ, người khởi kiện sẽ nộp hồ sơ lên Tòa án yêu cầu về thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc nộp hồ sơ có thể hiện theo các cách thức sau đây:

Nộp đơn trực tiếp tại Tòa án;

Gửi hồ sơ đến Tòa án qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh;

Gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có);

Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ và thụ lý, tiến hành mở phiên tòa.

Sau khi hồ sơ được thụ lý Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử. Nếu như không đồng ý với phán quyết, các bên có thể tiến hành kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên đây là câu trả lời của chúng tôi về toàn bộ thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, chị Kim cần lưu ý để chuẩn bị hồ sơ thực hiện một cách nhanh chóng nhất. Trường hợp bạn có thắc mắc khác liên quan, cần Luật sư hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để tiến hành thủ tục giành lại quyền nuôi con, hãy liên hệ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật thông qua số điện thoại 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết!

>> Xem thêm: Bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định năm 2022

 

dich-vu-luat-su-tu-van-gianh-lai-quyen-nuoi-con-khi-chong-di-nuoc-ngoai

 

Luật sư tư vấn giải quyết giành lại quyền nuôi con

 

>> Luật sư hưởng dẫn soạn đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Trong một số trường hợp thực tế, thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn rất quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con cái. Tổng Đài Pháp Luật với đội ngũ Luật sư tư vấn chuyên môn cao và sự nhiệt huyết, liên quan đến giành lại quyền nuôi con, chúng tôi tư vấn và hỗ trợ khách hàng những nội dung sau đây:

Phân tích, tư vấn cho khách hàng những căn cứ, điều kiện của pháp luật về giành quyền nuôi con;

Tư vấn giải quyết các tranh chấp giành quyền nuôi con;

Tư vấn thủ tục giành lại quyền nuôi con;

Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con để gửi cho Tòa án;

Hỗ trợ soạn thảo bản ý kiến pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;

Nhận ủy quyền từ phía khách hàng để Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp;

Hỗ trợ khách hàng các vấn đề liên quan khách liên quan đến giành quyền nuôi con;

 

Liên hệ Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con

 

>> Đặt lịch luật sư tư vấn giải quyết giành lại quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Nếu như khách hàng đang có nhu cầu liên hệ Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài điện thoại. Với vấn đề pháp lý có tính chất phức tạp, Luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết trực tiếp cho khách hàng trên toàn quốc. Hãy liên lạc đến chúng tôi, thông tin liên hệ của Tổng Đài Pháp Luật:

Số điện thoại: 1900.6174

Website: tongdaiphapluat.vn

Email: [email protected]

Trên đây là những quy định của pháp luật và vấn đề thường gặp trong thực tế về giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài.  Hy vọng bài viết của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp ích cho bạn khi tiến hành việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình giành quyền nuôi con, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!