Vượt đèn đỏ có bị giữ xe không, tùy vào tính chất, mức độ mà người điều khiển phương tiện giao thông ngoài bị áp dụng hình phạt chính thì có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, nhiều người dân còn thắc mắc không rõ những trường hợp nào bị tạm giữ xe, những trường hợp nào bị tước giấy phép lái xe khi có hành vi vượt đèn đỏ.
Vậy, hành vi vượt đèn đỏ có bị giữ xe không? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể về quy định của pháp luật về quy định phạt khi có hành vi vượt đèn đỏ.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vượt đèn đỏ có bị giữ xe không? Gọi ngay 1900.6174
Ý nghĩa của đèn tín hiệu đỏ là gì?
Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu và tương ứng với mỗi màu sẽ có những ý nghĩa như sau:
– Tín hiệu đèn xanh: người điều khiển giao thông được đi
– Tín hiệu đèn đỏ: người điều khiển giao thông cấm đi
– Tín hiệu đèn vàng: người điều khiển giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Theo quy định trên thì khi người điều khiển giao thông thấy đèn tín hiệu đỏ thì có ý nghĩa là không được đi quá vạch dừng. Bên cạnh đó, quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định rõ đèn đỏ báo hiệu các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông được tiếp tục đi dù có tín hiệu đèn đỏ, như trường hợp xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ; có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; có biển báo phụ;…
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí ý nghĩa của đèn tín hiệu là gì? Gọi ngay 1900.6174
Vượt đèn đỏ có bị giữ xe không?
Theo đúng quy định của pháp luật, công an có quyền tạm giữ phương tiện của người tham gia giao thông trong một số trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, đối với lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định, ngoài hình thức phạt tiền thì chủ phương tiện có thêm hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, không có quy định bị giữ phương tiện.
Cảnh sát giao thông chỉ có thể giữ phương tiện khi vi phạm mà người điều khiển phương tiện giao thông không có một trong các giấy tờ như: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe.
>>> Xem thêm: Xe 50cc vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu ? Có bị giữ xe không?
Vượt đèn đỏ bị giữ trong bao lâu?
Theo quy định tại điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không có một trong các giấy tờ như: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, theo quy định, trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ và có các giấy phép lái xe,… thì ngoài hình thức phạt tiền thì chủ phương tiện có thêm hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, không có quy định bị giữ phương tiện. Người vi phạm có thể bị giữ bằng lái xe trong vòng từ 01 – 04 tháng tùy theo từng loại phương tiện và từng mức độ nặng nhẹ.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vượt đèn đỏ bị giữ xe bao lâu? Gọi ngay 1900.6174
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với xe ô tô
– Hình phạt chính: Xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
– Hình phạt bổ sung: Người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
– Trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người điều khiển sẽ bị tước giấy phép từ 02 – 04 tháng.
Cơ sở pháp lý: điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với xe máy, xe mô tô
– Hình phạt chính: Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Điểm e khoản 4 điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
-Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dụng
– Hình phạt chính: Xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Điểm đ Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
-Hình phạt bổ sung:
-Trường hợp điều khiến xe máy kéo: Người điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
-Trường hợp điều khiển xe máy chuyên dụng: tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
-Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng
Cơ sở pháp lý: Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Do đó, khi người điều khiển giao thông không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ,…) thì tùy vào phương tiện sẽ có những mức phạt khác nhau theo quy định của pháp luật. Bên cạnh mức phạt tiền thì pháp luật còn quy định thêm những hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của chủ phương tiện.
>>> Xem thêm: Vượt đèn đỏ có bị phạt nguội không? Cách tra cứu phạt nguội 2023
Cách tính mức phạt lỗi vượt đèn đỏ
Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cụ thể cho một hành vi vi phạm hành chính như sau: mức phạt tiền là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
Công thức cụ thể:
Mức phạt cụ thể = (Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu) :
– Trong trường hợp có 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, người vi phạm nộp phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt.
-Tình tiết giảm nhẹ được xem xét như: tự nguyện khắc phục hậu quả; bồi thường thiệt hại xảy ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;…
-Trong trường hợp có 02 tình tiết tăng nặng trở lên, người vi phạm nộp phạt ở mức tối đa của khung tiền phạt.
-Tình tiết tăng nặng được xem xét như: vi phạm nhiều lần; tái phạm; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;…
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí cách tính mức phạt lỗi vượt đèn đỏ. Gọi ngay 1900.6174
Trên đây nội dung tư vấn về “Vượt đèn đỏ có bị giữ xe không”. Hy vọng bài viết trên của Tổng Đài Pháp Luật sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể biết được những quy định về mức phạt khi có hành vi vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ có bị giữ xe không.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |