Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? – Thủ tục A-Z

Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Trình tự, thủ tục tiến hành khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn là gì? Ngay tron bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả các vướng mắc về vấn đề này và hướng dẫn cách giành lại quyền nuôi con sau ly hôn nhanh chóng.

Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.

gianh-lai-quyen-nuoi-con-sau-ly-hon

 

Có giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn được không?

 

Chị Ngọc Ánh (Thái Bình) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng kết hôn năm 2015, đến năm 2021 do mâu thuẫn gia đinh, bất đồng quan điểm sống nên vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Tại thời điểm ly hôn, vợ chồng tôi có với nhau một con chung 5 tuổi. Theo bản án ly hôn, con chung sẽ do chồng tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng do lúc đó kinh tế tôi khó khăn, chưa có công ăn việc làm ổn định.

Hiện nay điều kiện của tôi đã đầy đủ, thu nhập ổn định, tôi có nhiều thời gian có thể chăm sóc con. Hơn nữa, tôi nghe được tin chồng tôi hiện đã lấy vợ mới và sắp có con nên có thể không thể nuôi dưỡng con tốt như trước.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi có thể giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn được không? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.

 

>> Tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Ánh, cảm ơn chị đã gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Hiện nay việc giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn còn được hiểu là việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Theo pháp luật, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người thực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để phù hợp với lợi ích của con. Những thỏa thuận này phải phù hợp và đảm bảo các lợi ích của con, không được gây ảnh hưởng xấu tới con.

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Cũng như việc giải quyết vấn đề giao con cho bên nào trực tiếp nuôi thì việc thay đổi quyền nuôi con cũng phải xem xét nguyện vọng của con trong trường hợp con từ 7 tuổi trở lên.

Như vậy trong trường hợp của chị Ánh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chị có quyền được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên để Tòa án thụ lý và giải quyết việc thay đổi này, chị phải chứng minh được chồng là người đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con nữa.

Đồng thời chị cũng cần chứng minh mình có đủ điều kiện về cả vật chất và tinh thần để có thể chăm lo cho cuộc sống của con, có thể đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của con trong tương lai. Hơn nữa, nếu tại thời điểm chị yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con mà con chị từ đủ 7 tuổi trở lên thì lúc này cũng cần xem xét đến nguyện vọng của con.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi có được giành lại quyền nuôi con sau ly hôn không. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn cách giành quyền nuôi con hợp pháp

Có thể giành quyền nuôi cả hai con sau khi ly hôn không?

 

Anh Quang Nam (Lào Cai) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Quang Nam và hiện tôi đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Lào Cai. Tôi có một số thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ tư vấn.

Vợ chồng tôi ly hôn cách đây 10 năm. Tại thời điểm tiến hành thủ tục ly hôn, chúng tôi đã có với nhau 2 con chung. Do lúc đó hai cháu còn quá bé nên Tòa án tuyên bố mẹ cháu sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con và tôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con 5 triệu đồng/tháng.

Hiện tại tôi đã tái hôn, điều kiện kinh tế ổn định, thu nhập cao, còn mẹ cháu hiện chỉ đang đi làm thuê, công việc không ổn định, không thể đáp ứng điều kiện sống tốt nhất cho cả hai cháu. Do thương con và mong con có được cuộc sống đầy đủ hơn nên tôi muốn đưa 2 cháu về sống với mình.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: lúc này tôi có thể giành lại quyền nuôi cả hai con sau ly hôn không? (con lớn tôi hiện 12 tuổi, con nhỏ 6 tuổi). Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Tư vấn miễn phí về điều kiện để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào anh Nam, cảm ơn anh đã gửi những câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật. Liên quan đến vấn đề giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tại khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Tại khoản 1 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.”

Như vậy trong trường hợp của anh Nam, nếu có đủ căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 anh hoàn toàn có quyền giành lại quyền nuôi cả hai con sau khi ly hôn.

Để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, anh cần chuẩn bị cho mình những điều kiện bao gồm:

– Điều kiện về chủ thể:

Anh là người mong muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt và không thuộc vào các trường hợp bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

– Điều kiện về kinh tế:

Anh phải chứng minh được mình có đủ các điều kiện về vật chất như có công việc ổn định, có thu nhập, có chỗ ở hợp pháp. Những điều kiện về vật chất này phải nhằm đảm bảo cho con có được một cuộc sống tốt nhất, tốt hơn người đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.

– Điều kiện về tinh thần:

Anh phải chứng minh mình không thực hiện các hành vi vi phạm cả về đạo đức lẫn pháp luật như hành vi bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội… và có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con để đảm bảo cho sự phát triển và hình thành nhân cách bình thường của con.

Như vậy, nếu anh đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên và chứng minh được điều kiện của mình có thể đảm bảo cho con môi trường phát triển tốt nhất về cả thể chất và tinh thần thì anh hoàn toàn có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn điều kiện, thủ tục từ A-Z

 

co-duoc-gianh-lai-quyen-nuoi-con-sau-ly-hon-khong

 

Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Chị Ngọc Duyên (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng đã ly hôn từ năm 2015. Do thời điểm đó tôi đi làm ăn xa, điều kiện về vật chất lẫn tinh thần không thể đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con, vì thế con chung giữa tôi và chồng được giao cho chồng tôi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.

Mỗi khi tôi đi làm xa về, muốn về thăm nom con, tôi đều bị gia đình chồng ngăn cản không cho gặp mặt. Tôi còn được biết chồng tôi thường xuyên để con cho ông bà nội nuôi, không quan tâm, chăm sóc con, hơn nữa anh còn thường xuyên đánh mắng, chửi bới cháu mỗi khi không hài lòng về con.

Tôi không đành lòng để con phải sống một cuộc sống như vậy. Do đó, luật sư cho tôi hỏi: trong trường hợp này tôi có quyền giành lại quyền nuôi con sau ly hôn hay không? Nếu có thì tôi phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hướng dẫn chi tiết, miễn phí về thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào chị Duyên, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Đối với thắc mắc của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con mà không ai được phép cản trở.

Như vậy trong trường hợp của chị Duyên ở trên, nếu chồng chị là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn cùng với gia đình chồng có hành vi cản trở không cho chị được thăm nom con thì đây hoàn toàn có thể xem là một trong những căn cứ để chị yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

Để có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, chị cần chuẩn bị cho mình những chứng cứ chứng minh sau:

– Về kinh tế, tài chính: chị phải chứng minh thu nhập của mình có sự ổn định, nguồn thu đó được tạo ra một cách hợp pháp, tính chất công việc có đủ thời gian để chăm sóc cho con.

– Về chỗ ở, môi trường sinh sống: Chị phải có nơi cư trú ổn định, có điều kiện ăn ở, sinh hoạt, vui chơi cho con giúp con đủ điều kiện để phát triển lành mạnh, trong sáng

– Về nhân thân, tình cảm: Chị phải chứng minh mình là người có đạo đức tốt thông qua lối sống, quan hệ với gia đình, xã hội, đồng nghiệp,…

Đồng thời chị cũng cần chứng minh chồng mình thường xuyên bỏ bê, không chăm lo con cái và những chứng cứ chứng minh chồng chị có hành vi bạo lực gia đình, thường xuyên chửi bới, đánh đập con ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe tinh thần cho sự phát triển lành mạnh của con. Nếu các chứng cứ này đủ thuyết phục, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết thay đổi cho chị được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu chị không biết phải thu thập căn cứ chứng minh điều kiện của bản thân để có ưu thế hơn trong việc giành lại quyền nuôi con, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn tận tình.

>> Xem thêm: Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài [Thủ tục A-Z]

Khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

 

Anh Văn Toàn (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Văn Toàn và hiện tôi đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Lạng Sơn. Tôi có một số vấn đề thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ tư vấn.

Tôi và vợ ly hôn đến nay cũng được khoảng 2 năm. Tại thời điểm ly hôn, chúng tôi có với nhau một đứa con chung 2 tuổi và vợ tôi là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Tuy nhiên, hiện vợ tôi đã lấy chồng mới và có con riêng, thời gian chăm sóc dành cho con tôi không còn, vợ tôi thường xuyên bỏ bê, không quan tâm đến con. Hơn nữa hiện tôi cũng có đầy đủ điều kiện cả về vật chất, lẫn tinh thần để có thể đáp ứng cho con điều kiện phát triển tốt nhất.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: nếu tôi muốn khởi kiện để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn thì tôi phải làm thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.

 

>> Hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào anh Toàn, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Qua quá trình nghiên cứu vấn đề mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Theo như thông tin anh chia sẻ, vợ anh hiện không còn đủ điều kiện để có thể chăm sóc con chung, cô ấy thường xuyên bỏ bê, không chăm sóc con cái. Hiện tại, anh đã có đủ điều kiện để có thể chăm lo cho sự phát triển toàn diện của con, do đó, anh hoàn toàn có đủ căn cứ để khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn.

Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được tiến hành qua các bước như sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện thay đổi quyền nuôi con

Anh cần tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ mình là người trực tiếp nuôi con đang cư trú và làm việc. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:

+ Đơn khởi kiện theo mẫu của Tòa án

+ Quyết định hoặc bản án ly hôn của vợ chồng trước đó

+ Sổ hộ khẩu bản sao có công chứng/ chứng thực

+ Chứng minh nhân dân bản sao

+ Bản sao giấy khai sinh của con có công chứng/ chứng thực

+ Chứng cứ chứng minh việc vợ anh thường xuyên bỏ bê, không chăm sóc con chung

+ Chứng cứ chứng minh anh có đủ điều kiện để nuôi con như điều kiện về vật chất, thời gian, công việc….

– Bước 2: Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu trường hợp hồ sơ của anh hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

– Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí của Tòa án, anh cần nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án.

– Bước 4: Sau khi ra thông báo thụ lý vụ án Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục chung và ra bản án quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Nội dung trên là tư vấn của luật sư về trình tự, thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn thực hiện như thế nào?

 

thu-tuc-khoi-kien-gianh-lai-quyen-nuoi-con-sau-ly-hon

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về vấn đề giành lại quyền nuôi con sau ly hôn. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được về điều kiện, hồ sơ thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, nếu bạn có bất kỳ vấn đề vướng mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174