Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? | Luật sư tư vấn 24/7

Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Trong thế giới mạng xã hội hiện nay, có rất nhiều hình thức cho vay tiền trá hình khác nhau với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cộng đồng mạng. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp sập bẫy của những đối tượng này. Vậy bị lừa tiền qua app có đòi lại tiền được không? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tham khảo ngay bài viết dưới đây để phòng tránh những hành vi lừa đảo trên mạng xã hội. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Luật sư tư vấn trường hợp bị lừa vay tiền qua app phải làm sao để lấy lại được tiền, gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-khi-bi-lua-vay-tien-qua-app-phai-lam-sao
Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?

Cảnh báo các chiêu lừa đảo phổ biến khi vay tiền qua app

 

Lừa đảo cho vay tiền qua app để chiếm đoạt tiền

 

Anh Quốc Dũng (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi tên Dũng hiện đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Tôi đang gặp một số vấn đề, mong luật sư hỗ trợ. Gia đình tôi làm nông và có buôn bán nhỏ ngoài chợ, thu nhập cũng ở mức đủ sống.
Gần đây, vợ tôi thường xuyên chóng mặt, đau đầu, nhiều khi mặt tái bợt, tuần vừa rồi tôi đưa vợ đi khám, bác sĩ chẩn đoán vợ tôi bị ung thư giai đoạn cuối. Dù biết vợ không sống được bao lâu nhưng dù là tia hy vọng nhỏ nhoi, gia đình vẫn cố gắng xoay tiền để chạy chữa, ít nhất có thể giúp vợ tôi bớt đau đớn về thể xác.
Tôi đã vay tiền của anh chị em, cô dì chú bác họ hàng nhưng vẫn không đủ. Mấy hôm trước, đứa cháu cạnh nhà có chỉ tôi vay tiền qua một app online, thủ tục rất đơn giản, cũng không phải cầm cố thế chấp gì, tôi cũng liều mình thử. Tôi vay 100 triệu, mới đầu khi tôi đồng ý các điều khoản của app không thấy nhắc đến các khoản phí phát sinh nhưng trong khi đợi app duyệt, hệ thống báo tôi muốn vay 100 triệu phải nạp vào 5 triệu là phí gì đó tôi cũng không rõ.
Sau khi tôi nạp vào, mấy hôm sau app lại báo hồ sơ vay của tôi gặp trục trặc vấn đề, sai thông tin cần nạp thêm 12 triệu để có thể vay. Sau khi nạp thì app sẽ chuyển 100 triệu tiền tôi vay và 17 triệu xử lý hồ sơ tôi đã nạp vào. Vì số tiền đó quá lớn với gia đình nên vẫn đang chần chừ, tôi cũng lo lắng sợ bị lừa đảo.
Tôi không biết vay tiền qua app online có rủi ro gì không, nếu bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Mong luật sư có thể tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư hỗ trợ giải đáp nếu bị lừa vay tiền qua app phải làm sao, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Quốc Dũng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ bạn về các vấn đề pháp lý. Sau khi đã nghiên cứu vấn đề của anh, Luật sư của chúng tôi giải đáp như sau:

Hiện nay hình thức vay online ngày càng phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Nhiều đối tượng lợi dụng vào cách thức vay online thuận tiện, thủ tục nhanh chóng, không phải cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các chiêu trò rất đa dạng, núp bóng dưới các hình thức như yêu cầu thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay, hồ sơ gặp vấn đề trục trặc cần nạp tiền để hoàn thành thủ tục vay,…Những đối tượng này đánh vào lòng tham của con người, dụ dỗ vay, lôi kéo vay tiền qua app với lãi suất thấp nhưng trên thực tế nhiều người đã đăng ký vay nhưng không nhận được tiền mà vẫn mắc nợ.

Cụ thể không ít người đã bị dụ dỗ bởi chiêu lừa đảo yêu cầu thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển trước một khoản tiền để nộp phí hồ sơ hoặc bảo hiểm của khoản vay. Tuy nhiên, ngay sau khi đóng phí, các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền này và chặn mọi liên lạc trong khi khách hàng chưa nhận được giải ngân.

Thậm chí nhiều người đăng ký vay nhưng không giải ngân tiền vay mà vẫn mắc nợ, các đối tượng lừa đảo “tung ra” các lời mời gọi hấp dẫn, các chương trình vay hấp dẫn để thu hút khách hàng. Sau khi cung cấp các thông tin và hoàn thành đăng ký khoản vay, khách hàng sẽ không nhận được bất cứ khoản tiền nào từ bên cho vay, thế nhưng trên hệ thống quản lý đã có xác nhận về việc đăng ký vay.

Khi đến hạn, các đối tượng sẽ thực hiện nhắc nợ, thậm chí là đe dọa khách hàng phải trả nợ.

Trên thực tế, các vụ lừa đảo ngày càng nhiều, thủ đoạn ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo người dân, trước khi vay online cần tìm hiểu kỹ thông tin về app vay tiền đó thuộc sở hữu của công ty nào, có đầy đủ các thông tin gồm: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…).

Ngoài ra, anh chú ý phần lãi suất có nằm trong giới hạn quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không quá 20%/năm). App vay tiền có yêu cầu khách hàng phải cho phép truy cập vào danh bạ, truy cập tài khoản mạng xã hội của mình hay có yêu cầu phải đóng phí bảo hiểm hay không?… Ngoài ra, trong quá trình đăng ký vay, không thực hiện vay trên nhiều app khác nhau.

Như vậy, xét thấy trường hợp của anh xuất hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức online qua app tài chính. Chính vì vậy, anh cần cảnh giác và không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân tránh các đối tượng xấu lợi dụng. Trong trường hợp bị lừa tiền qua app, anh có thể thu thập toàn bộ tài liệu liên quan và làm đơn tố giác đến cơ quan chức năng nơi anh cư trú.

Nếu anh Dũng vẫn còn vướng mắc về câu hỏi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.

> Xem thêm: Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Cách xử lý khi bị đòi nợ

 

neu-bi-lua-vay-tien-qua-app-phai-lam-sao

Lừa đảo cho vay tiền qua app với lãi suất “cắt cổ”

 

Chị Huyền Trang ( Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên là Huyền Trang, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, gia đình tôi đang gặp một số vấn đề muốn nhờ luật sư hỗ trợ. Mấy tháng trước, anh trai tôi được một người bạn giới thiệu để vay tiền làm ăn. Tôi nghe loáng thoáng vay qua app gì đó, tôi cũng không rõ nhưng cũng kệ.
Gần đây, tôi nghe mẹ kể, anh thường xuyên nhận được những tin nhắn có nội dung đe dọa, đòi tiền. Tôi có hỏi anh, anh kể 4 tháng trước anh có vay 200 triệu qua app tài chính, vì được bạn giới thiệu nên chủ quan không tìm hiểu kỹ càng. Thủ tục vay đơn giản, không cần cầm cố thế chấp tài sản bảo đảm nên anh vay. Anh vay trong 3 tháng và sau 3 tháng sẽ trả cả gốc lẫn lãi là 250 triệu.
Hết thời gian trả nợ nhưng anh tôi không có đủ tiền để trả nên thường xuyên nhận được tin nhắn đe dọa. Chúng nhắn tin cảnh cáo, anh tôi chậm tiền ngày nào lãi suất gấp đôi mà những điều khoản này không hề được đề cập trước đó. Tổng số tiền đến thời điểm hiện tại đã lên đến 300 triệu.
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn trường hợp anh tôi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Hiện tại anh tôi đang bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Mong luật sư có thể hỗ trợ tôi. Gia đình tôi xin cảm ơn!

 

>> Luật sư tư vấn các chiêu trò lừa đảo cho vay tiền qua app với lãi suất “cắt cổ”, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Huyền Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi! Về vấn đề bị lừa vay tiền qua app phải làm sao cũng đang được rất nhiều người dân quan tâm và gửi câu hỏi đến Luật sư. Sau đây chúng tôi xin được giải đáp như sau: 

Hiện nay, hình thức vay online được rất nhiều người lựa chọn bởi hình thức vay nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản và các hình thức lôi kéo cuốn hút. Tuy nhiên, mọi người cần cảnh giác với hình thức vay này bởi hầu hết các app cho vay online chỉ là vỏ bọc của tín dụng đen, đã có không ít người bị sập bẫy và phải gánh thêm một khoản tiền lãi vay lớn. Các đối tượng mời gọi khách hàng đăng ký vay với những lời quảng cáo đầy thu hút như “vay tiền với thủ tục đơn giản, không cần giấy tờ”, “vay tiền giải ngân trong 01 phút”…

Theo đó, khách hàng chỉ phải làm các thủ tục đơn giản là đã có thể đăng ký vay tiền. Người vay phải thanh toán số tiền gốc ban đầu trong khoảng thời gian ngắn, tiền lãi sẽ được các đối tượng cắt ngay khi giải ngân. Nếu “con nợ” không thanh toán được tiền gốc như cam kết, số tiền sẽ được nhân lên 1.570%/năm – 2.190%/năm.

Trường hợp của anh chị cũng chính là một trong những đối tượng mà tín dụng đen hướng tới. Như thông tin chị chia sẻ, tổng số tiền anh chị vay qua app là 200 triệu, sau 3 tháng sẽ trả cả gốc lẫn lãi là 250 triệu, mặc dù không nói rõ lãi hàng tháng sẽ là bao nhiêu phần trăm nhưng có thể tính được với tiền lãi 50 triệu trong 3 tháng tương ứng với lãi suất 8,3%/tháng.

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định (không quá 20%/năm) tại thời điểm trả nợ”.

Theo quy định trên, bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất rõ lãi suất mà hai bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm (tức không vượt quá 1,666%/tháng) của khoản tiền vay, mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Như vậy, với mức lãi suất 8,3%/ tháng được coi là cho vay nặng lãi. Chị cần xác định rõ, khi anh thực hiện hành vi vay tiền qua app tức hai bên cùng xác lập một hợp đồng vay mượn và hợp đồng này sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Chính vì vậy, trong trường hợp bên kia đe dọa hay có những lời lẽ xúc phạm, đe dọa tính mạng của mình, anh chị có thể làm đơn khởi kiện ra toà yêu cầu tuyên hợp đồng trên là vô hiệu. Khi hợp đồng vô hiệu sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, tức là hai bên trao trả lại những gì đã nhận của bên còn lại theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của đội ngũ chuyên gia pháp lý tại Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc câu hỏi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao. Nếu gia đình còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ tổng đài 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự nhanh nhất!

>> Xem thêm: Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp theo quy định năm 2022

Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?

 

Chị Bích Đan (Bà Rịa – Vũng Tàu) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi tên là Bích Đan hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Vũng Tàu. Gia đình tôi đang gặp một số vấn đề cần luật sư hỗ trợ.
Mấy hôm trước tôi có nhận được một tin nhắn báo tôi nhận được ưu đãi đặc biệt, cho vay không lãi suất. Tôi cũng nửa tin nửa sợ nên có hỏi thăm mấy người bạn trên facebook thì người ta nói trước cũng nhận được ưu đãi như vậy, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, đặc biệt không cần thế chấp hay cầm cố bất kỳ vật gì.
Đúng dịp gia đình tôi đang có dịp cần tiền, con trai muốn đi xuất khẩu lao động nhưng gia đình không có đủ tiền làm thủ tục, cũng chưa vay mượn được ở đâu. Nghe mấy người bạn nói vậy, tôi cũng phần nào đỡ lo lắng, họ còn nhấn mạnh ưu đãi có giới hạn nên nếu tôi không vay thì sẽ mất lượt.
Tôi tò mò ấn vào đường liên kết được gửi trong phần tin nhắn, sau đó dẫn ra một ứng dụng. Tôi tải xuống và tự tìm hiểu để đăng ký. Đúng như lời những người bạn của tôi nói, tôi được vay không lãi suất, thủ tục đơn giản nhanh chóng, cũng chẳng cần cầm cố, thế chấp như khi vay trực tiếp.
Thế nhưng khi tôi nhấn vay 200 triệu, họ báo đang xử lý, sau đó yêu cầu tôi nạp 5 triệu để bảo hiểm khoản vay, vì đây là số tiền lớn, sau khi xử lý sẽ trả lại cho tôi. Tôi tin và nạp vào đó 5 triệu. Đến sáng nay, hệ thống lại hồ sơ vay của tôi bị sai thông tin, yêu cầu thanh toán phí hồ sơ gì đó, tôi tiếp tục nạp vào 15 triệu.
Đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ số tiền nào. Tôi rất lo lắng, hỏi thăm một số người bạn thì nghe kể không ít người cũng bị dụ dỗ như tôi và mất trắng. Tôi rất lo sợ, tôi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Luật sư có cách nào giúp tôi lấy lại số tiền tôi đã nạp vào trên app được không? Mong luật sư giúp đỡ gia đình tôi với ạ. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư giải đáp khi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao để đòi lại tiền, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Bích Đan! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Thực tế, rất nhiều người lo lắng tương tự như chị và đặt ra câu hỏi “Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?”. Về vấn đề này, sau khi đã nghiên cứu, Luật sư của chúng tôi đưa ra tư vấn như sau:

Bước 1: Thu thập chứng cứ

Để có thể lấy lại số tiền đã bị lừa đảo do vay tiền qua app, việc đầu tiên chị cần làm là thu thập lại toàn bộ chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo và thông tin của app lừa đảo. Chứng cứ có thể bao gồm các giao dịch chị chuyển tiền vào app, các tài liệu khác có liên quan

Bước 2: Nộp đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Sau khi đã thu thập được đầy đủ chứng cứ liên quan, chị cần chuẩn bị đơn tố giác đến cơ quan chức năng. Chị có thể gửi trực tiếp tại chủ sở cơ quan có thẩm quyền, hoặc gửi qua đường bưu điện, hộp thư điện tử. Theo nội dung Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác, tin báo tội phạm bao gồm: công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an… nơi nạn nhân cư trú.

Bước 3: Cơ quan chức năng xác minh vụ việc

Ngay sau khi nhận được đơn tố giác của chị, cơ quan chức năng sẽ xác minh vụ việc. Chị có thể được mời lên để cơ quan chức năng lấy lời khai, lời trình bày ban đầu. Sau đó, tiến hành xác minh vụ việc xem có dấu hiệu của tội phạm hay không để có căn cứ quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án đó.

Trong trường hợp, xét thấy có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố hoặc kiến nghị khởi tố trong phạm vi quyền hạn, thẩm quyền của mình.

Bước 4: Cơ quan chức năng tiến hành điều tra.

Điều tra vụ án hình sự là quá trình cơ quan điều tra thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của mình để điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ án.

Bước 5: Truy tố, xét xử vụ án lừa đảo

Sau khi có được tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ việc lừa đảo vay tiền qua app, cơ quan điều tra sẽ có biên bản kết luận điều tra, sau đó chuyển hồ sơ và kết luận điều tra sang Viện kiểm sát nhân dân để truy tố bị can.

Sau khi nhận được kết quả điều tra và kết luận điều tra thì Viện kiểm sát sẽ truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử.

Bước 06: Thi hành án, thu hồi tiền bị lừa đảo

Sau khi xét xử vụ án, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án hình sự để áp dụng biện pháp nhằm thu hồi tài sản cho bị hại. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lấy lại tiền đối với người bị lừa đảo vay tiền online qua app.

Thời gian từ khi nộp đơn tố cáo cho đến thi hành án có thể mất ít hoặc nhiều thời gian tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc.

Trên đây là tư vấn của đội ngũ chuyên gia pháp lý tại Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc câu hỏi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao. Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>> Xem thêm: Fe Credit đòi nợ – Cách xử lý khi Fe Credit nhắn tin đòi nợ

 

khi-bi-lua-vay-tien-qua-app-phai-lam-sao

Lừa đảo cho vay tiền qua app, bị xử lý thế nào?

 

Anh Quốc Đạt ( Bình Định) có câu hỏi:
“Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên Quốc Đạt hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Hiện tại tôi đang có một vài thắc mắc mong luật sư hỗ trợ. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ ốm đau liên miên nên em họ tôi có đi vay mượn để trang trải cuộc sống. Do được bạn bè giới thiệu hình thức vay trực tuyến qua một app trên mạng xã hội với lãi suất thấp, không cần đặt cọc, thế chấp nên em đã vay 500 triệu.
Sau khi làm hồ sơ vay, do gặp một số trục trặc cũng như tiền bảo hiểm cho khoản vay, bên cho vay yêu cầu em tôi nạp tiền vào để giải quyết, đến nay số tiền nạp vào đã lên đến 70 triệu nhưng gia đình em vẫn chưa nhận được bất kì số tiền nào. Số tiền 70 triệu em nạp vào cũng là đi vay mượn của bạn bè, do lo lắng quá nhiều mà em đang nhập viện do bị suy nhược.
Hiện tại gia đình vô cùng khó khăn. Luật sư cho tôi hỏi, với những trường hợp bị lừa vay tiền qua app phải làm sao, có cách nào đòi lại không và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về cách xử lý đối với tội trên? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

> Luật sư tư vấn hình phạt đối với hành vi lừa đảo cho vay tiền qua app, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Quốc Đạt! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Hiện nay chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh, sau khi đã nghiên cứu vụ việc, các chuyên gia pháp lý của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Đầu tiên là vấn đề bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?

Thứ nhất, về cách để đòi lại số tiền đã bị lừa đảo, anh có thể nộp đơn tới cơ quan chức năng để tiến hành thu thập chứng cứ xác minh vụ việc.

Thứ hai, về cách xử lý đối với người có hành vi lừa đảo tài sản qua app online hay mạng xã hội

Pháp luật Việt Nam không quy định riêng rẽ tội lừa đảo tài sản qua app hay qua mạng mà quy định chung thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm: Trực tiếp, gián tiếp,… cụ thể:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, các đối tượng lừa đảo cho vay tiền qua app để chiếm đoạt tiền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021 đối với đối tượng lừa đảo có thể bị xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với tội “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với mức độ nặng hơn, người phạm tội có thể chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt thấp nhất tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Mặc khác, mức phạt cao nhất của tội này là từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai là cần chú ý trường hợp bị lừa đảo vay tiền qua app với lãi suất cắt cổ

Tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận, theo đó:

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy, theo quy định trên, lãi suất cho vay tối đa là 20% trên 01 năm, nếu cho vay vượt quá mức lãi suất này, bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Cụ thể, người nào cho vay với lãi suất cao hơn mức tối đa từ 05 lần trở lên, thu lợi bất chính từ 30 – dưới 100 triệu đồng hoặc trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Đối với trường hợp của gia đình, theo như thông tin anh cung cấp số tiền nạp vào app đến thời điểm hiện tại là 70 triệu. Như vậy, đối với mức tiền này, đối tượng lừa đảo sẽ bị xử phạt hình sự, phạt từ 2 đến 7 năm căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngoài ra có thể cân nhắc các yếu tố như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp để đưa ra khung hình phạt thích đáng.

Trên đây là tư vấn của đội ngũ chuyên gia pháp lý tại Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc câu hỏi bị lừa đảo cho vay tiền qua app xử lý như thế nào. Nếu gia đình còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hình sự hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Tội cho vay nặng lãi bị xử lý thế nào theo quy định 2022?

Một số câu hỏi liên quan đến bị lừa vay tiền qua app phải làm sao

Vay tiền qua app không trả có bị “Nợ xấu”

 

Chị Vân Chi (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
“Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên Vân Chi, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi. Tôi đang có một vài thắc mắc cần luật sư tư vấn. Năm ngoái tôi được một người bạn giới thiệu hình thức vay tiền qua app online với lãi suất hấp dẫn, cách thức vay nhanh, hồ sơ đơn giản, không cần thế chấp. Tôi làm hồ sơ và vay 200 triệu trong 1 năm.
Hiện tại đã quá hạn 4 tháng nhưng vì gia đình chưa có đủ tiền nên chưa trả được nợ. Tôi thắc mắc không biết vay qua hình thức online qua app nếu không trả đúng hạn có bị nợ xấu không? Trường hợp tôi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể trường hợp bị nợ xấu khi vay tiền qua app, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Vân Nhi! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật. Câu hỏi của chị sẽ được phía chuyên gia pháp lý giải đáp như sau:

Thông thường khi vay tiền dưới bất kì hình thức nào tại các ngân hàng hay các công ty tài chính thì tình trạng nợ của khách hàng sẽ được các ngân hàng và công ty tài chính quản lý.

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 02/2013, các ngân hàng sẽ tự thực hiện phân loại nợ và gửi kết quả cho CIC. Khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng sẽ gửi yêu cầu đến CIC và CIC sẽ cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất theo yêu cầu.

Theo đó, nếu thuộc nhóm nợ xấu thì cũng đồng thời được liệt kệ vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Bởi theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT–NHNN, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.

Hiện nay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang phân loại nợ nhóm 3, 4 và 5 (hay còn gọi là nợ xấu) với các đặc điểm quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT–NHNN gồm:

– Thứ nhất, đối với nợ nhóm 3, sau khi hết thời gian cho vay, người vay không có khả năng chi trả, nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày; nợ gia hạn lần đầu; nợ được miễn/giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi…

– Thứ hai, đối với nợ nhóm 4, khách hàng nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đến 60 ngày vẫn chưa thu hồi được…

– Thứ ba đối với nợ nhóm 5, khách hàng nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên; lần hai hoặc lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn…

Có thể thấy, đối với cả ba trường hợp trên đều quy định rõ về từng khoảng thời gian, các giai đoạn gắn với các điều kiện nhất định. Cần lưu ý khoảng thời gian ở cả 3 nhóm trên, khách hàng sẽ bị liệt kê vào danh sách nợ xấu khi quá hạn trả nợ từ 91 ngày. Chính vì thế, chị cần lưu ý đến thời gian trả nợ đã thỏa thuận từ ban đầu.

Đối với trường hợp vay tiền online tại các ngân hàng, công ty tài chính uy tín, hợp pháp thì khi chị không trả được nợ hoặc nợ bị quá hạn và bị phân vào nhóm nợ 3, 4 và 5 như phân tích trên thì chị sẽ thuộc trường hợp khách hàng có nợ xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sau này, khi chị có bất kì nhu cầu nào liên quan đến việc vay vốn tại các ngân hàng khác sẽ rất khó khăn. Thậm chí, nhiều trường hợp không được ngân hàng xem xét, quyết định cho vay.

Ngược lại, nếu chị vay tiền online tại các app không chính thống, núp bóng tín dụng đen, nếu không trả nợ thì sẽ không bị tra ra lịch sử nợ xấu trên CIC.
Tuy nhiên, đi kèm với đó, người vay sẽ đối mặt với việc đòi nợ “khủng bố” từ các app này như gọi điện đe dọa, làm phiền người thân, bị ném chất bẩn vào nhà, bị chế ảnh đăng lên facebook, web đen… yêu cầu người vay phải trả nợ.

Nếu chị có thêm bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến câu hỏi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao, chị có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bùng tiền vay qua app có bị đi tù?

 

Anh Tuấn Hùng (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Xin chào anh chị luật sư, tôi tên Tuấn Hùng hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Lạng Sơn. Em đang có một vài thắc mắc mong được sự giúp đỡ từ phía luật sư. Tôi bị bạn bè xấu rủ rê vào con đường cá độ bóng đá. Do không có đủ tiền trả nợ và bị đe dọa, nên tôi có vay 50 triệu qua app vay tiền online.
Tháng 7 vừa qua là đến hạn tôi thanh toán cả gốc lẫn lãi cho bên kia, nhưng đến thời điểm hiện tại tôi không còn khả năng chi trả. Chính vì vậy, tôi thường xuyên nhận được những tin nhắn, cuộc gọi đe dọa từ phía cho vay. Đối với trường hợp của tôi, nếu tôi bùng nợ thì có bị đi tù không? Tôi rất hoang mang, mong luật sư hỗ trợ. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư khung hình phạt đối với hành vi bùng tiền vay qua app, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tuấn Hùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Câu hỏi của anh sẽ được phía chuyên gia pháp lý giải đáp như sau:

Thứ nhất, giữa anh và người cho vay cùng xác lập một hợp đồng vay tài sản. Theo đó, hai bên cùng thỏa thuận về các điều khoản, hạn trả, số tiền cho vay, “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015).

Điều này có nghĩa, người vay có nghĩa vụ phải trả nợ dù vay tiền trực tiếp hay vay tiền online qua app, qua website hay qua mạng xã hội.

Đối với trường hợp người vay tiền online thực hiện vay tiền thông qua các app, trang web cho vay online của ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp thì theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT–NHNN, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả/trả không đủ số nợ gốc và lãi (nếu có) thì sẽ phải trả lãi tiền vay:

– Thứ nhất lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời gian chưa trả.

– Thứ hai, trả lãi chậm trả theo mức lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.

– Thứ ba, đối với trường hợp khoản nợ bị chuyển sang nhóm quá hạn, người vay phải trả lãi trên nợ gốc đã bị quá hạn với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Đồng thời, nếu người vay tiền vay của các app, trang web do cá nhân, tổ chức sở hữu thì sẽ phải trả lãi theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015:

– Vay không có lãi: Bên cho vay được quyền yêu cầu bên vay trả lãi với mức lãi suất không quá 10%/năm của số tiền chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.

– Vay có lãi suất: Bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tương ứng thời hạn vay đến hạn chưa trả; nếu quá hạn thì phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng thời gian chậm trả…

Ngoài ra, khi chậm chi trả, người vay còn có thể bị cho vào nhóm nợ xấu

Trường hợp này áp dụng với người vay tiền online của các ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp. Theo Điều 8 Thông tư 02/2013/TT–NHNN, các ngân hàng sẽ tự phân loại nợ và gửi kết quả này cho Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Khi khách hàng vay vốn, các ngân hàng/công ty tài chính sẽ gửi yêu cầu về CIC để kiểm tra tình trạng tín dụng của khách hàng.

Tại đây, CIC sẽ gửi danh sách khách hàng theo các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất về cho các ngân hàng. Khi khách hàng có nợ quá hạn từ 91 – trên 360 ngày theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT–NHNN thì sẽ bị phân vào nhóm nợ xấu (nhóm nợ 3, 4 và 5) và nhiều khả năng sau này muốn vay tiền tại các ngân hàng và công ty tài chính khác sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể vay được.

Như vậy, đối với trường hợp vay mượn tiền nhưng không có khả năng chi trả sẽ không bị áp dụng hình sự, tuy nhiên nếu anh vay qua app online của các ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp, cần sắp xếp trả nợ để tránh bị ghi nợ xấu, gây cản trở trong các giao dịch vay mượn vốn tại ngân hàng sau này. Đối với trường hợp, anh vay tiền qua các app online tín dụng đen núp bóng công ty tài chính, khi quá hạn trả nợ sẽ không bị ghi vào nợ xấu.

Anh không chia sẻ cụ thể vay với lãi suất là bao nhiêu, chính vì thế luật sư không thể tư vấn cụ thể, chi tiết cho anh. Trường hợp lãi suất cao, vượt quá quy định của pháp luật, hợp đồng vay mượn đó sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều luật cấm.

Trong thời gian này, nếu gia đình bị tấn công bằng tin nhắn, đe dọa, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng, anh có thể liên hệ cơ quan thẩm quyền để được hỗ trợ.

Nếu chị có thêm bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề vay tiền qua app anh có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bị khủng bố đòi nợ vay tiền qua app phải làm gì?

 

Chị Giang Anh (Thành phố Bắc Giang) có câu hỏi:
“Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên Giang Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Tôi đang có một vài thắc mắc cần luật sư tư vấn. Gia đình tôi làm nông, thu nhập kiếm được không đủ trang trải cuộc sống. Năm ngoái, tôi được người bạn rủ đầu tư kinh doanh chung. Vì muốn gia đình khá hơn, thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn, tôi có đi xoay tiền khắp nơi để đầu tư chung với bạn.
Qua một vài người bạn, tôi được giới thiệu vay tiền qua một app online với lãi suất thấp, thủ tục nhanh chóng. Chính vì vậy, tôi đã đăng ký hồ sơ vay 200 triệu và thời hạn vay là 2 năm.
Đến nay đã qua 2 năm, nhưng gia đình tôi không có đủ khả năng chi trả. Năm vừa rồi, con gái tôi bị bệnh hiểm nghèo, gia đình dành tiền lo cho cháu. Bên cho vay thường xuyên nhắn tin đe dọa, gọi điện khủng bố tinh thần khiến gia đình tôi suy sụp, không dám ra đường.
Thực sự, gia đình tôi rất bế tắc. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn, đối với trường hợp của gia đình tôi, tôi phải làm gì để không bị bên cho vay khủng bố đòi nợ. Chúng tôi không có ý định bùng nợ nhưng thời điểm hiện tại, gia đình không còn đủ khả năng chi trả. Mong được sự giúp đỡ từ phía anh chị luật sư. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư hỗ trợ trường hợp bị khủng bố đòi nợ vay tiền qua app, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Giang Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Câu hỏi của chị sẽ được phía chuyên gia pháp lý giải đáp như sau:

Đối với trường hợp của chị, trước hết chị phải thật bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc, chị có thể thỏa thuận với bên cho vay giãn hạn trả nợ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cùng thỏa thuận dựa trên tình thần thiện chí để thống nhất hướng giải quyết phù hợp.

Trong trường hợp bên cho vay với lãi suất cắt cổ, thường xuyên nhắn tin khủng bố, tấn công bằng tin nhắn hay có hành vi đe dọa đến sức khỏe và tính mạng, chị cần liên hệ trực tiếp đến cơ quan chức năng để chấm dứt tình trạng này. Ngoài ra, chị cần cung cấp thông tin vụ việc một cách chính xác và đầy đủ để cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan Công an qua đường dây nóng tiếp nhận tin báo tội phạm hoặc tớ trực tiếp cơ quan Công an để tố giác tội phạm.

Bên cạnh đó, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức pháp luật về các quy định liên quan đến hoạt động vay mượn, quy định lãi suất trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Tuyệt đối không thực hiện theo bất kỳ yêu cầu nào từ đơn vị cho vay đòi nợ, không bắt máy đối với những số điện thoại lạ, chặn cuộc gọi, tin nhắn từ các số điện thoại rác. Cần phải giải thích rõ ràng cho người gọi điện nếu không vay hoặc không quen với người vay các khoản nợ từ các app cho vay tiền online.

Bên cạnh đó, yêu cầu người gọi điện đòi nợ cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình. Trong quá trình trao đổi qua điện thoại có thể bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này cần cung cấp cho cơ quan chức năng.

Trong trường hợp anh Giang Anh ở đây có phát hiện yếu tố bị lừa đảo, nếu anh đang cần được hỗ trợ về vấn đề này hay không biết bị lừa vay tiền qua app phải làm sao, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất

Những lưu ý khi tiến hành vay tiền qua app

 

Anh Gia Bảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) có câu hỏi:
“Xin chào anh chị luật sư! Em tên Gia Bảo hiện đang sinh sống và học tập tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Em đang có một số thắc mắc mong được sự hỗ trợ từ phía anh chị. Em là sinh viên đang theo học tại một trường cao đẳng trong nước. Do học phí cao, vượt xa khả năng chi trả của gia đình nên em muốn vay tiền để đóng học.
Qua tìm hiểu một vài người bạn, em thấy rất nhiều người lựa chọn hình thức vay tiền qua app online bởi thủ tục nhanh gọn, lãi suất hấp dẫn đặc biệt là không cần cọc hay cầm cố tài sản cá nhân. Em dự định vay 20 triệu trong vòng 6 tháng, em sẽ đi làm và trả nợ đầy đủ. Tuy nhiên, em rất lo lắng, vì những rủi ro không thể lường trước. Chính vì thế, em mong anh chị có thể tư vấn cho em có nên vay tiền qua các app online không ạ? Em xin cảm ơn anh chị!”

 

> Tư vấn một số lưu ý khi vay tiền qua app, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Gia Bảo! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với thắc mắc của anh, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Hiện nay, hình thức vay tiền online, vay tiền qua các app online trở nên rất phổ biến bởi thủ tục vay đơn giản, lãi suất hấp dẫn, không cần cọc hay cầm cố, thế chấp tài sản cá nhân. Chính vì vậy mà không ít người lựa chọn hình thức vay này. Tuy nhiên, khi vay tiền qua các app online, vay qua mạng, anh cần lưu ý các vấn đề sau để không dính bẫy lừa đảo của một số thành phần xấu:

– Thứ nhất khi vay tiền qua app, người vay cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

– Thứ hai người dân có nhu cầu vay tiền cần đến các ngân hàng, Công ty tài chính uy tín để được hỗ trợ làm thủ tục vay theo đúng quy định pháp luật nhằm tránh bị kẻ xấu lừa đảo.

– Ngoài ra, khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, trình báo ngay đến cơ quan Công an để được giải quyết, xử lý kịp thời.

Hiện nay, tình trạng vay tiền qua các app online dần trở nên rất phổ biến. Đi kèm với những tiện lợi về thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn, mọi người cần phải cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo của tín dụng đen, mượn danh các công ty tài chính để lừa đảo. Trước thực trạng đó, nhiều người hoang mang đặt ra câu hỏi: “Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?”

Tuy nhiên, trước những vấn đề như vậy, mọi người cần giữ bình tĩnh, tỉnh táo để giải quyết vấn đề. Mỗi người cần chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật liên quan để bảo chính mình và những người xung quanh.

Bài viết trên là một số thông tin giải đáp vấn đề liên quan tới câu hỏi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao và các trường hợp thực tế liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được kết nốt với Luật sư nhanh chóng nhất. Chúng luôn thường trực 24/7, sẵn sàng tư vấn – hỗ trợ, giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải!