Giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không? Là vấn đề nhận được sự quan tâm và tìm hiểu của nhiều công chức, viên chức. Để giải đáp cho câu hỏi trên, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định của pháp luật về sinh con thứ 3 và các hình thức xử phạt kỷ luật. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi giải đáp chi tiết!
>> Chuyên viên giải đáp miễn phí giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không? Gọi ngay 1900.6174
Giáo viên giỏi nhưng lại sinh con thứ ba thì có vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình không?
Anh Tráng (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được sự tư vấn và giải đáp
Tôi là Tráng hiện nay tôi đang là giáo viên cấp 1 của 1 trường tiểu học tại địa phương của tôi. Tôi đã được cấp giấy chứng nhận giáo viên giỏi cấp trường trong năm nay. Tôi hiện đang có 2 con gái. Do nhu cầu của gia đình là muốn có thêm 1 bé trai nên bây giờ tôi muốn tiếp tục sinh con thứ 3. Vậy, tôi muốn hỏi giáo viên sinh con thứ ba có vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hay không? Giáo viên giỏi nhưng lại sinh con thứ ba thì có vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình không?
>> Giáo viên giỏi sinh con thứ ba có vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình không? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình:
Thưa anh Tráng! Cảm ơn anh đã quan tâm và đặt câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với những vấn đề mà anh Tráng cung cấp cũng như bằng những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Vấn đề sinh con thứ 3 trước đây được pháp luật quy định rất rõ ràng và hầu như là cấm những cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3. Nhưng hiện nay do vấn đề già hóa dân số nên vấn đề sinh con thứ 3 cũng không còn được quan tâm đến nhiều nữa. Vấn đề giáo viên giỏi nhưng lại sinh con thứ ba thì có vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình không? Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó như sau:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con cụ thể như sau:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu như cả hai hoặc một trong hai người thuộc trường hợp là dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ sẽ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng chỉ mới sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ rồi, nhưng mà sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Nếu như cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nhưng mà tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Nếu như cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nhưng mà đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con có bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ không mang tính di truyền, mà đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó, nếu như sinh con thứ ba thuộc những trường hợp tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi hoặc đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận thì sẽ không vi phạm chính sách dân số. Còn các trường hợp sinh con thứ ba khác, sẽ vi phạm chính sách này.
Như vậy, anh Tráng là giáo viên giỏi nhưng sinh con thứ 3. Nếu như anh Tráng sinh con thứ 3 mà thuộc một trong 9 trường hợp được phép sinh con thứ 3 thì sẽ không bị coi là vi phạm chính sách dân số. Còn nếu như anh Tráng sinh con thứ 3 mà không thuộc những trường hợp được quy định tại những khoản trên thì sẽ bị coi là vi phạm chính sách dân số.
Qua những phân tích cũng như bằng các quy định của pháp luật nêu trên chúng tôi đã giải quyết cho anh Tráng hết tất cả vấn đề. Nếu như qua quá trình tìm hiểu câu trả lời cũng như qua những quy định của pháp luật mà anh Tráng có gì chưa hiểu hãy trực tiếp liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn hỗ trợ tư vấn rõ ràng hơn và đầy đủ chính xác hơn!
>> Xem thêm: Sinh con thứ 3 có vi phạm chính sách dân số không?
Có phải sinh con thứ 3, giáo viên đều bị kỷ luật?
Anh Tú (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư tư vấn hỗ trợ để giải quyết:
Tôi là Tú hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Tôi đã lấy vợ được 20 năm và vợ tôi vừa mới sinh thêm cháu thứ 3. Do vợ chồng tôi khi sinh lần thứ 2 lại sinh đôi nên hiện nay tôi đã có 3 người con. Hiện tại vợ tôi đang là giáo viên của 1 trường trung học phổ thông tại địa bàn huyện. Vợ tôi rất lo lắng về kỷ luật đảng viên khi sinh con thứ 3. Tuy nhiên vợ chồng tôi sinh con ngoài ý muốn và nó thuộc trường hợp sinh đôi nên không biết vợ tôi có bị xử lý kỷ luật hay không? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi! Xin cảm ơn luật sư!”
>> Trường hợp nào sinh con thứ 3 bị kỷ luật? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa anh Tú, cảm ơn anh Tú đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà anh gặp phải, chúng tôi đã phân tích và xin được đưa ra câu giải quyết như sau:
Vấn đề sinh con thứ 3 đối với giáo viên là vấn đề hiện nay diễn ra không hiếm. Hiện nay mật độ dân số của nước ta đang khá cao nên vấn đề sinh con đang được pháp luật đưa ra các quy định để điều chỉnh phù hợp với vấn đề dân số. Giáo viên thông thường chỉ được sinh 2 con nhưng có 1 trong những trường hợp sau thì giáo viên có thể được sinh nhiều hơn 2 con cụ thể là:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 8 và khoản 9 Điều 16 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ, công chức, viên chức sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm quy định về dân số, hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP có quy định những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con cụ thể như sau:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu như cả hai hoặc một trong hai người thuộc trường hợp là dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ sẽ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng chỉ mới sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ rồi, nhưng mà sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Nếu như cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nhưng mà tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Nếu như cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nhưng mà đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con có bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ không mang tính di truyền, mà đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Do đó, căn cứ các quy định trên, không phải mọi trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 đều bị kỷ luật. Nếu như viên chức thuộc một trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 20 năm 2010 và nghị định 18/2011 nêu trên thì công chức, viên chức dù sinh con thứ 3 cũng sẽ không bị kỷ luật.
Như vậy, với trường hợp của anh Tú, vấn đề của anh là sinh đôi lần thứ 2 nên có 3 con thì vợ của anh Tú sẽ không bị xử lý kỷ luật đối với trường hợp đảng viên sinh con thứ 3.
Qua những phân tích và giải thích như trên, chúng tôi đã giải quyết được cho anh Tú về những thắc mắc mà anh Tú mắc phải. Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đế kỷ luật khi sinh con thứ 3, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Sinh con thứ 3 có bị phạt không? – Trường hợp nào không bị xử phạt?
Giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không?
Chị Trang (Cao Bằng) có câu hỏi như sau:
“Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc về vấn đề sinh con thứ 3 như sau cần được luật sư tư vấn giải đáp:
Tôi là Trang, hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc ở Cao Bằng, năm nay tôi 37 tuổi. Tôi là giáo viên công tác tại trường Trung học cơ ở tại địa phương được 15 năm. Hiện tại tôi mới nhận được quyết định xử lý kỷ luật vi phạm về vấn đề sinh con thứ 3 với hình thức kỷ luật đó là khiển trách. Do tôi làm việc ở trường học được nâng lương theo hệ số nên tôi lo lắng sẽ không được nâng lương đúng thời hạn theo quy định của nhà nước. Vậy, luật sư cho tôi hỏi giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không? Xin cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư tư vấn quy định về giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa chị Trang, cảm ơn chị Trang đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Đối với câu hỏi của chị, luật sư chúng tôi đã phân tích và đưa ra hướng trả lời cụ thể như sau:
Việc chậm tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV. Theo đó, công chức, viên chức bị chậm tăng lương nếu thuộc các trường hợp nêu tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau:
Thời gian chậm tăng lương | Công chức | Viên chức |
12 tháng | – Bị giáng chức (đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng)
– Bị cách chức (đã bị giáng chức mà còn tái phạm hoặc có vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ). |
Bị cách chức (bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng). |
06 tháng | – Bị khiển trách
– Bị cảnh cáo (Bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng) |
– Bị cảnh cáo (đã bị xử lý kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu mà gây hậu quả nghiêm trọng).
– Bị đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vào hằng năm. Nếu thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ bị kéo dài 06 tháng. |
03 tháng | Không quy định
|
Bị khiển trách |
Trong đó, viên chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí được nêu ra tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:
Viên chức không phải quản lý | Viên chức quản lý |
– Có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
– Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả trên 50% tiêu chí theo hợp đồng làm việc đã ký kết. – Bị kỷ luật vì có vi phạm khi thực thi nhiệm vụ trong năm đánh giá. |
– Có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, những đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
– Chưa đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả trên 50% tiêu chí theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao. – Đơn vị, lĩnh vực phụ trách hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoặc bị xử lý liên quan tham ô, tham nhũng, lãng phí. – Bị kỷ luật vì có vi phạm khi thực thi nhiệm vụ trong năm đánh giá. |
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của công chức, viên chức mà khi sinh con thứ 3, các đối tượng này có thể bị chậm tăng lương từ 03 tháng – 01 năm. Nếu trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật là khiển trách sẽ bị chậm nâng lương ít nhất là 3 tháng. Nếu mà mức độ nghiêm trọng của hành vi còn cao hơn nữa, có thể bị chậm nâng lương tối đa là 01 năm.
Xét đến trường hợp của chị Trang, vấn đề là bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách nên sẽ bị chậm nâng lương là 03 tháng. Nếu như gây ra hậu quả nặng hơn, có thể bị chậm nâng lương tùy vào mức độ vi phạm cụ thể lâu nhất sẽ là 01 năm.
Qua những phân tích và giải thích như trên, chúng tôi đã giải quyết được tất cả những vấn đề mà chị Trang thắc mắc. Nếu như trong trường hợp này mà chị Trang có gì thắc mắc, hãy trực tiếp liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 để các luật sư tư vấn cụ thể!
>> Xem thêm: Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? theo quy định
Giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không? Là câu hỏi rất được những giáo viên hiện nay quan tâm. Con cái và lương là vấn đề thiết yếu gắn liền với quyền lợi của giáo viên. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để hạn chế việc vi phạm những quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc liên quan đến sinh con thứ 3, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ pháp lý 24/7!